Thi công đóng cọc CTB dạng cọc váy (Skirt pile)

Thảo luận trong 'CTCĐ – Jacket/Topside Project and Compliant Tower' bắt đầu bởi admin, 11/6/12.

  1. CTBVN

    CTBVN New Member

    Tham gia ngày:
    19/7/12
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Lý do chọn cọc váy hay cọc lồng (in leg) theo tôi có cả lý do kỹ thuật và kinh tế, nhưng kinh tế là quyết định. Công trình nước sâu > 100 mét thường phải dùng nhiều cọc mới đủ chịu tải trong khi số lượng ống chính có hạn, nếu chỉ dùng cọc lồng thì không đủ chịu tải. Về nguyên tắc có thể tăng kích thước leg để tăng kích thước cọc cho đủ chịu tải nhưng sẽ tốn vật liệu, khó thi công (ví dụ cọc có đường kính quá lớn). Dùng cọc váy, phần ngọn của jacket sẽ gọn gàng, giảm tải sóng, trong khi phần đáy vẫn có thể tăng cứng được. Giống cây sậy, toàn thân mảnh mai, phần ngọn đốt dài vỏ mỏng, phần đáy đốt ngắn vỏ dày, gốc có rễ chùm, sóng đánh vô tư.

    Xin trao đổi với các bạn để có cái nhìn đầy đủ hơn về việc này: khi dừng đóng cọc một vài giờ hay một vài ngày có thể có 2 khả năng xảy ra:

    1. Độ chối giảm (khó đóng hơn trước): càng nghỉ thì đất càng bị lèn chặt hơn làm tăng sức kháng. Điều này thường xảy ra với nền cát (hoặc mang đặc tính cát trội hơn), với điều kiện trước đó đã sử dụng tốc độ đóng cọc và mức năng lượng búa vừa phải không gây nên hiện tượng chối giả.

    2. Độ chối tăng (dễ đóng hơn): sau thời gian ngừng đóng, bó đất và mũ đất bị nén quá chặt xung quanh và ở mũi cọc cọc dãn nở trở về gần trạng thái nền nguyên thủy ban đầu. Trường hợp này có thể xảy ra ở tất cả các loại nền nếu trước đó cọc bị đóng quá nhanh, gây nên chối giả hoặc có thể xảy ra ở nền đất dính (có đặc tính sét cao hơn).

    Điều này cũng có liên quan đến quãng thời gian để cọc ổn định sức chịu tải (lưu ý với cọc của CTB nên dùng từ "ổn định SCT” thay cho "phát triển SCT”). Vì trong một thời gian tương đối ngắn sau khi ngừng đóng cọc (một vài giờ đến một vài tuần), sức kháng của cọc có thể tăng/giảm tùy thuộc đặc tính nền và quá trình đóng cọc như đã nói ở trên. Sau đó nó tiếp tục biến đổi chậm và tiệm cận đến mức có thể gọi là ổn định (đi ngang) khi nền đất đã trở về gần với trạng thái ban đầu (thời gian này có khi là vài tháng, thậm chí vài năm: các thí nghiệm công trình trên bờ có thể giải thích điều này).

    Để kiểm tra SCT của cọc (trên bờ), người ta hay chờ vài ba tuần là lý do như trên, tức là chờ cho cọc tương đối ổn định SCT (tăng giảm về mức có sai số chấp nhận được - tùy theo điều kiện cụ thể mà tiêu chuẩn có thể quy định). CTB thì rất khó kiểm tra thực nghiệm SCT vì cả lý do kinh tế và kỹ thuật nên thường chấp nhận theo kết quả tính toán (có hệ số an toàn cao).

    Hy vọng ý kiến trên của tôi có thể phần nào sáng tỏ hơn vấn đề các bạn đang quan tâm và cũng bổ sung cho các bài tôi đã viết bên chủ đề "jacket is falling" (không một thời gian nhất định để SCT của cọc đạt đến SCT cực hạn, mỗi bài toán và điều kiện cụ thể, công trình cụ thể thì khoảng thời gian này có thể khác nhau).
     
  2. từ vũ_53cb3

    từ vũ_53cb3 New Member

    Tham gia ngày:
    10/6/12
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    em đồng tình với ý kiến của a vì ngoài yếu tố kinh tế ra thì nhung yếu tố a nói là đúng. phương án cọc váy là phuong án thỏa mãn cả 2 yếu tố kinh tế và chịu lực đối với công trình ở độ sâu nước lớn...
    Nhưng có 1 điều các anh em chưa nói đến là chiều dài đoạn ống váy là bao nhiêu?/quy định như thế nào? và có ảnh hưởng gì tới thi công đóng cọc?
    nhờ các anh em giải thích dùm

    ---------- Post added at 10:58 AM ---------- Previous post was at 10:56 AM ----------

     
    Chỉnh sửa cuối: 26/1/13
  3. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    1.Chiều dài đoạn cọc xác định dựa vào tải trọng thượng tầng (topside), tải môi trường và các tổ hợp tải ngẫu nhiên khác. (xem thêm ở bài: thiết ké móng cọc đã đăng trên diễn đàn)
    Chiều dài đoạn ống váy là chiều dài liên kết giữa cọc và công trình. nếu tính toán liên kết hệ cọc và công trình tuyệt đối cứng là ok, cách tính tương tự như xác định chiều dài đường hàn.
    2.Về ảnh hưởng tới đóng cocjn mình chưa rõ ý của bạn?
    Các yếu tổ ảnh hưởng tới quá trình đóng cọc bao gồm (ý chính):
    - Khả năng cẩu của cần cẩu đóng cọc
    - Khả năng/năng lượng búa
    - Điều kiện địa chất
    - Bề dầy cọc/độ cứng
    - Độ sâu thiết kế............
     
  4. từ vũ_53cb3

    từ vũ_53cb3 New Member

    Tham gia ngày:
    10/6/12
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    em nghĩ là chiều dài ống váy sẽ quy định theo tiêu chuẩn nào đó chứ ạ??
     
  5. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Tiêu chuẩn thiết kế thì mình chưa được đọc qua.
    Nhưng thông thường việc thiết kế chiều dài ống váy chỉ để đảm bảo rằng:
    1/ Tất cả các loại tải trọng tác dụng vào công trình được truyền xuống nền đất thông qua hệ móng cọc.
    2/ Để hệ gồm móng (pile) + kết cấu jacket/topside hoạt động một cách đồng thời
    .....
     
  6. manhtuan87

    manhtuan87 New Member

    Tham gia ngày:
    16/6/12
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Để kiểm tra sức chịu tải của cọc váy sau khi đóng người ta làm restrike test. Tại mỗi cụm skirt pile (mỗi leg) có một cọc được gắn thiết bị gọi là pile monitoring system ở vị trí gần đỉnh cọc. Các cọc làm restrike test sẽ được đóng đến 0.5m trước khi đạt cao độ thiết kế, chờ ít nhất 24 giờ rồi đóng tiếp 0.5m còn lại đó. Trong quá trình đóng 0.5m còn lại này các thiết bị gắn trên cọc sẽ cho phép đo lực tác động và gia tốc của cọc trong khi đóng, tín hiệu được truyền theo dây dẫn lên cabin điều khiển đặt trên tàu. Các số liệu sẽ được xử lý bởi thiết bị pile driving analyzer, kết quả cho ra hiệu suất của búa, ứng suất trong cọc cũng như sự toàn vẹn của cọc, và sức chịu tải cọc.

    Đây là phương pháp đã sử dụng cho các jacket của dự án BD1, thực tế mình cũng ko rõ còn có phương pháp hay thiết bị nào khác cho việc này, AE nào biết xin chia sẻ thêm. IMG_2221.jpg
    Lắp đặt và kiểm tra pile monitoring trên cọc.


    IMG_2332.jpg
    Cọc và pile monitoring chuẩn bị restrike test.
     
  7. manhtuan87

    manhtuan87 New Member

    Tham gia ngày:
    16/6/12
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Chia sẻ thêm với AE một số hình ảnh thực tế trong quá trình đóng cọc, từ pile lifting, upending, stabbing...
    IMG_2194.jpg

    IMG_2206.jpg

    IMG_2210.jpg

    IMG_2215.jpg

    IMG_2217.jpg
    ...
     
  8. manhtuan87

    manhtuan87 New Member

    Tham gia ngày:
    16/6/12
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
  9. Thangoffshore

    Thangoffshore New Member

    Tham gia ngày:
    18/7/12
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Hoàn toàn không đúng, jacket leg dài 135 m, ví dụ nếu penetration cần thiết là 135m, tổng cộng là 270m thì bạn định chia segment để làm pile in leg kiểu gì?
    Segment đầu tiên = 135m + self penetration + vài m dư để có thể hàn segment tiếp theo. Chỉ riêng như vậy thôi đã không có cẩu nào đủ cao rồi, chưa kể đến để cho được vào ống chính, phải nâng đáy cọc trên mặt nước cỡ ~20m.
     
  10. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Vì tư duy như bạn lên không đúng là phải
    Giả sử như dự án buộc phải chọn phương án Pile in legs thì phương pháp cắt nhỏ để nối phù với capacity của crane barge + một số bài toán kiểm tra đi kèm như adata trình bày sẽ được chọn để triển khai thi công.
     
  11. Thangoffshore

    Thangoffshore New Member

    Tham gia ngày:
    18/7/12
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Bạn nói cụ thể hơn được không?
    Adata chỉ nói là tính thêm on bottom stability, đâu có liên quan tới cái mình nói. Với segment cọc đầu tiên dài như vậy theo mình không thể cẩu được, bạn nói có thể làm được thì làm như thế nào?
     
  12. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    To đc Thangofs: Segment đầu tiên = 135m + self penetration + vài m dư để có thể hàn segment tiếp theo: đ/c lấy cái công thức này ở đâu??? Segment đầu tiên người ta chia sao cho đủ Capacity của cẩu và đảm bảo ổn định vị trí - On bottom stability của chân đế là được.
    Tư duy của đc Thangofs sai ở chỗ là đc đang nghĩ là Segment đầu tiên của cọc bằng tổng của Sleeve lengh và Penetration lengt? Xin thưa là Segment đầu tiên hay là bất cứ Segment nào khác có thể chỉ dài vài chục meter và Segment đầu tiên có thể cheo lơ lửng trong ống chính chứ chưa cần phải cắm xuống Seabed nếu đk On bottom stability được đảm bảo.
    Nói ngắn gọn như bạn hoangtu giải thích thêm là chính xác.
    have fun
     
  13. Thangoffshore

    Thangoffshore New Member

    Tham gia ngày:
    18/7/12
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    OK mình hiểu chỗ đó rồi, cảm ơn 2 bạn.
     

Chia sẻ trang này