Phân tích kết cấu trong trạng thái Vận Hành - Inplace Analysis

Thảo luận trong 'Hỗ Trợ Sinh Viên XD_CTB' bắt đầu bởi hoangtu, 22/9/12.

  1. pirlovn

    pirlovn New Member

    Tham gia ngày:
    3/1/13
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Xin lỗi bạn vì câu của mình không rõ ràng, gây hiểu lầm. Chương trình tính marine groth với tiết diện khai báo trong model và nếu dùng override trong model thì chuong trình tính với OD thay đổi.


    Cái mình muốn nói là về density của marine growth mà nhiều người không để y. Thông thường dùng 1.4 t/m3 với marine growth. Nhưng nếu sau đó trong load case for dead load mà mình dùng load factor for dead load thì nghiễm nhiên là factor này cũng được áp dụng với marine growth. Nên mình khuyên là giảm density cua marine growth di truoc (giả sử 1.4/factor) thì lúc này khi có áp dụng factor trong dead load case thì coi như mình không áp dụng với marine growth.


    Câu trả lời không liên quan đến câu hỏi lắm nhưng mình thấy nó liên quan đến dead load nên nói. Sorry
     
  2. BrianNg

    BrianNg Moderators

    Tham gia ngày:
    24/5/12
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Tôi không thấy cách làm của bạn Pirlovn đúng hoặc hay hơn cách tôi và Seastar làm ở trên ở chỗ là để override các tiết diện ban đầu trong file model bạn phải tạo 1 Post Input và gán lại tiết diện cho các member bị ăn mòn sau đó chạy trên common solution file từ bước đầu tiên (chạy cho các member chưa bị ăn mòn) để lấy nội lực từ bước thứ nhất kiểm tra code check cho bước thứ 2. Như vậy thay vì bạn chỉ làm một bước thì nay bạn phải làm 2 bước phức tạp hóa vấn đề công với khối lượng công viêc khai báo các member và override không khác cách tôi làm là mấy.
    Ngoài ra cách làm này không thể áp dụng cho bài toán fatigue vốn chỉ lấy 50% corrosion allowance so với bài toán in-place.
    Cheers!
     
  3. pirlovn

    pirlovn New Member

    Tham gia ngày:
    3/1/13
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Khi chạy fatigue bạn có rất nhiều file seatate khác nhau ứng với các bước khác nhau mà và lúc đó mình có thể để override member khác nhau ở các file khác nhau. Ví dụ không dùng override để làm superelement và dynpact. Sau đó override tiết diện để chạy wave reponse. Nhiều nơi làm như thể.
    Chú ý là lúc làm fatigue spectral, center of dommage do SACs tính không chuẩn nên nhiều khi user phải tự tính.
     
  4. BrianNg

    BrianNg Moderators

    Tham gia ngày:
    24/5/12
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Chắc bạn Pirlovn muốn nói đến centre of damage wave. Từ trước tới giờ tôi chưa thấy Sacs có khả năng tính ra centre of damage wave bao giờ mà người tính toàn phải tự tính. Bạn biết cách ứng dụng Sacs để xác định centre of damage wave thì xin chỉ giáo vài chiêu để ae học hỏi với.
     
  5. pirlovn

    pirlovn New Member

    Tham gia ngày:
    3/1/13
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Trong Sacs Executive, cửa sổ phía sau precede, datagene... Có thêm khá nhiều công cụ như Damage center wave, pile axial capacity, soil data plot...
    Bạn cho fatigue input file với scatter diagram vào cong cụ damage center calculation là ok. Sacs sẽ cho hai sets H và T. Một dùng để tạo pile superelement, một dùng tính stepness để tạo ra transfer function. Nhìn chung những giá trị này không tin cậy lắm. Nên kiểm tra kỹ bằng tính tay.
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/1/13
  6. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Anh em cho hỏi là tính tải trọng gió lên topsise thì nên tính tay hay là để phần mềm tự tính?

    Hiện tại tôi thấy khá nhiều người tính tay tải trọng gió và nhập vào sơ đồ tính dưới dạng tải trọng quy nút. Lý do chính ở đây là gì trong khi phần mềm tự tính được wind load? Có phải là do không kiểm soát được các member chịu tải trọng gió hay là do thói quen cũ truyền cho nhau?
     
  7. pirlovn

    pirlovn New Member

    Tham gia ngày:
    3/1/13
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Sacs tính wind force ok. Tuy nhiên với topside, do thông thường chỉ model phần kết cấu chính chứ secondary structure thường model ko đủ và ngoài ra equipment nữa. Do dó với topside, phần lớn tính gió bằng tay rồi apply vao mdel qua joint force. Hoặc bạn có thể dùng wind area để tính gió cho topside.
    Chú ý là khi đã tính gió trên topside như vậy thì sau đó nhớ phải khai báo loại bỏ không tính gió trên các modeled member được cover bởi các areas đã địng nghĩa ở trên. Phần lớn đều quên điều này và ảnh hưởng đến pile force tính được.
     
  8. BrianNg

    BrianNg Moderators

    Tham gia ngày:
    24/5/12
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Cảm ơn bạn pirlovn, mình cũng có một số năm sử dụng SACS để tính mỏi nhưng chưa bao giờ biết và sử dụng chức năng này :) Mình đã thử sử dụng chức năng này của SACS để tạo ra centre of damage wave nhưng thấy kết quả không đúng lắm. Có lẽ cần tìm hiểu thêm tại sao lại như vậy.
     
  9. hesodong

    hesodong New Member

    Tham gia ngày:
    23/5/12
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Liên quan đến vấn đề chiều dài làm việc của thanh Ly, Lz. Vậy y và z là gì?
    Theo phương pháp phần tử hữu hạn các trục y và z là trục tại một tiết diện (còn cả trục x theo chiều dài thanh). Bất cứ phần tử thanh nào đều bị uốn theo 2 mặt là trong và ngoài mặt phẳng tương ứng với các trục z và y. Nên sẽ nảy sinh chiều dài làm việc theo hai phương này (Lz, Ly). Vấn đề nữa là Lb của thanh. Trong SACS mặc đinh là Lb=Lz, tức là chiều dài làm việc thanh trong mặt phẳng uốn chính bằng Lb (bracing). Việc chọn Lb khác Lz còn do nhiều yếu tố và có thể theo các tiêu chuẩn quy định. Lưu ý thêm một điều là không có Lx (nếu có thì ý nsẽ bị xoắn). Có vài ý kiến về chiều dài làm việc của thanh mong các ace chém nhẹ tay :)).
     

Chia sẻ trang này