Khung thép trong điện sóng biển có thể vững vàng trước sóng gió của bão lớn không?

Thảo luận trong 'CTCĐ – Jacket/Topside Project and Compliant Tower' bắt đầu bởi canlevinh, 1/10/12.

  1. canlevinh

    canlevinh Member

    Tham gia ngày:
    29/9/12
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Ngày 25/03/2013 tôi đã đưa bài: “Nguồn điện vô cùng to lớn và khá rẻ?” lên Diễn đàn webdien.com – Cầu nối dân điện trong mục Hệ thống năng lượng mới. Bài này là bài tôi đã bổ sung, sửa đổi lại lần thứ 4 trên Diễn đàn này. Trong đó tôi đã hệ thống lại toàn bộ các vấn đề, loại bỏ hết những cái không cần thiết và khung thép đã được chuyển thành khung đỡ. Rất mong các bạn xem giúp và góp ý để tôi sửa lại cho tốt hơn.
    Bài này đang có vấn đề có liên quan đến khung đỡ, rất cần sự giúp đỡ của các bạn như sau:
    Trong điện sóng biển ta cần đặt khung đỡ theo hướng tây bắc – đông nam để đón sóng từ gió đông bắc. Nhưng tại các vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi đường bờ biển chạy theo hướng tây bắc – đông nam hoặc gần với hướng đó và đường đẳng sâu 20 m lại ở khá gần bờ nên phải đặt khung đỡ ngay gần bờ và song song với đường bờ biển.. Tại các vùng biển này, sóng từ gió đông bắc đã được tích lũy năng lượng từ rất xa lao thẳng vào vùng biển ngày càng nông dần. Gặp trở ngại như vậy độ cao của sóng khi ở nơi biển sâu khoảng 5 – 6 m có cao hơn khi ở ngoài biển xa hàng chục km hay không?
    Tại vùng biển từ Bình Định đến Ninh Thuận đường đẳng sâu 20 m ở rất gần bờ nên cũng phải đặt khung đỡ ngay gần bờ và song song với đường bờ biển. Tại vùng biển này, sóng đã được tích lũy năng lượng từ xa hàng nghìn km lao vào vùng biển dốc hơn. Gặp trở ngại như vậy độ cao của sóng khi ở nơi biển sâu khoảng 5 – 6 m có cao hơn khi ở ngoài biển xa hàng chục km hay không?
    Các số liệu tính toán của tôi trong cả 2 cách tính đều dựa trên các số liệu về độ cao của sóng biển trong 777 bản tin dự báo sóng biển của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương đã thu thập được. Vậy độ cao của sóng biển gần bờ trên các vùng biển từ Hà Tĩnh đến Ninh Thuận có cao hơn độ cao của sóng trong các bản tin dự báo sóng biển cho các vùng biển Nam Vịnh Bắc Bộ, Quảng Trị đến Quảng Ngãi và Bình Định đến Ninh Thuận hay không? Nếu cao hơn thì cao hơn khoảng bao nhiêu phần trăm? Rất mong sự giúp đỡ của các bạn. Xin chân thành cám ơn.
     
  2. admin

    admin Administrator

    Tham gia ngày:
    12/5/12
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Kythuatbien nghien cuu xem co thong tin gi giup bac Can voi.
     
  3. kythuatbien

    kythuatbien Moderators

    Tham gia ngày:
    16/5/12
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Trong bài viết bên diễn đàn tainguyennuoc cháu có trả lời bác. Xin copy lại như sau:



    Chào bác,

    Về chiều cao sóng mà bác nói cháu xin có ý kiến nhỏ thế này.

    Ven bờ biển Việt Nam đoạn từ Hà Tĩnh- Ninh Thuận theo cháu biết không có trạm đo sóng tự động, đo sóng dùng máy...mà chỉ có trạm đo sóng dùng "mắt",vì vậy giá trị độ cao sóng không được chính xác lắm.
    Việc bác hỏi muốn biết chiều cao sóng khu vực này nằm trong khoảng nào để so sánh. Cái này bác xem lại là cần giá trị thống kê theo năm, tháng, hay thống kê thế nào? Bác đã thống kê chiều cao sóng từ bao nhiêu bản tin?

    Nếu chỉ thống kê qua bản tin cháu e khó đảm bảo.


    Tuy nhiên cháu xin tóm tắt chút về kết quả nghiên cứu từ quyển sách trên như sau:
    - Vùng từ Thanh Hóa- vịnh Dung Quất Quảng Ngãi: độ cao sóng cực đại trung bình năm trong gió mùa đông bắc là 5-5,5m và trong gió mùa tây nam là 3,5-4m.Sóng cực đại với chu kỳ lặp lại 20 nam 1 lần là 6.5m -7.5m.

    Do vùng này tương đối dài nên có sự thay đổi tần suất các hướng gió trong mùa gió mùa đông bắc. Ngay cả gió mùa Tây Nam cũng thế. Chính vì vậy, độ cao sóng cực đại cũng có sự thay đổi khi đi từ Thanh Hóa đến Quảng Trị và từ Quảng Trị vào đến Quảng Ngãi. Hay đúng hơn sự ảnh hưởng của hướng đường bờ, che chắn của đảo Hải Nam đã góp phần ít nhiều vào sự thay đổi chiều cao sóng vùng ven bờ trong phạm vi vùng này.

    -Vùng từ Quảng ngãi đến Ninh THuận: Sóng cực đại năm trong mùa đông bắc 6-7m, Tây Nam 5-6m.

    Còn thực tế chiều cao sóng từ ngoài biển Đông vào gần bờ của vùng này thế nào, cháu chưa chạy tính toán được. Vì vấn đề kinh phí cũng như thời gian.
    Hy vọng thời gian tới có công việc nào liên quan để có điều kiện cháu sẽ chạy tính toán trường sóng ven bờ của Việt Nam, đặc biệt toàn bộ vùng này của bác.
     
    Last edited by a moderator: 17/11/15
  4. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Last edited by a moderator: 16/11/15
  5. canlevinh

    canlevinh Member

    Tham gia ngày:
    29/9/12
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Rất cám ơn các bạn admin và kythuatbien. Xin trả lời bạn kythuatbien như sau:
    Trong tháng 12 năm 2011, tôi đã tìm kiếm dự báo độ cao sóng biển trong các bản tin dự báo sóng biển của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương. Kết quả là tôi đã thu thập được 86 bản tin của năm 2011. Trong đó tháng 1 được 16 bản tin, tháng 2 được 21 bản tin, tháng 3 được 7 bản tin, tháng 4 được 8 bản tin, tháng 6 được 2 bản tin, tháng 10 chỉ thu thập được 1 bản tin, tháng 11 được 3 bản tin, tháng 12 được 28 bản tin. Rất tiếc là các tháng 5, 7, 8 và 9 không thu thập được bản tin nào. Số bản tin thu thập được là quá ít và thiếu hẳn 4 tháng, nên sau đó từ chiều ngày 04/03/2012 đến sáng ngày 04/03/2013, tôi đã tiếp tục thu thập thêm được 691 bản tin. Tổng cộng là 777 bản tin dự báo sóng biển. Từ đó tính ra độ cao bình quân tháng trên từng vùng biển gần bờ của nước ta như trong biểu sau:
    Song20t.JPG [​IMG]
    Nhìn các số liệu trong biểu này, chắc là bạn thấy nó thấp. Đó là do cuối năm ngoái và đầu năm nay không rét như mọi năm. Nếu so sánh với 3 tháng của năm 2011 mà tôi đã thu thập được nhiều bản tin nhất là các tháng 1, 2 và 12 thì nhiều số liệu về độ cao sóng biển bình quân tháng mới thu thập thêm trong nhiều vùng biển chỉ bằng khoảng 60%. Ta phải có kết quả thống kê của nhiều năm về độ cao sóng biển bình quân từng tháng trong từng vùng biển của nước ta thì kết quả tính toán sẽ chính xác hơn. Nhưng rất tiếc rằng tôi đã không thể có những số liệu đó. Nhưng vì tôi thấy kết quả tính toán về khả năng phát điện của năng lượng sóng biển cho những kết quả rất lớn, nên có thể tạm dùng số liệu thấp đã thu thập được vì nó có độ an toàn cao. Sau này khi thử nghiệm thấy khả năng đó cao hơn thì càng tốt.
    Theo tôi nghĩ các bản tin dự báo sóng biển của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương phục vụ cho việc đi lại của tàu thuyền trên biển, nên phục vụ chủ yếu cho những nơi xa bờ một chút. Đường đẳng sâu 20 m ở vùng biển Thái Bình đến Nghệ An cách bờ khoảng gần 10 km, ở vùng biển Bình Thuận đến Kiên Giang đường này khá xa bờ, có những nơi xa đến vài chục km. Nên khung đỡ có thể vươn xa ra biển để đón sóng từ gió đông bắc, gió tây nam và các số liệu trên có thể dùng được. Nhưng tại vùng biển Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi, đường bờ biển chạy theo hướng tây bắc – đông nam hoặc gần với hướng đó; tại vùng biển Bình Định đến Ninh Thuận đường đẳng sâu 20 m ở rất gần bờ, Nên tại các vùng này khung đỡ phải đặt song song với hướng của đường bờ biển. Như vậy khung đỡ chỉ cần đặt ở những nơi gần bờ có độ sâu khoảng 5 m đến 6 m để khi thủy triều hạ xuống đến mức thấp nhất, phao cũng không bị chạm đất mà thôi. Sóng biển gần bờ ở đây chắc là khác so với sóng biển ở những nơi xa hơn ngoài biển. Vì vậy tôi mới xin hỏi các bạn là độ cao sóng biển ở đây có cao hơn độ cao sóng biển mà tôi đã thu thập được trong các bản tin hay không? Nếu cao hơn thì cao hơn khoảng bao nhiêu phần trăm? Tôi chỉ cần số ước tính tương đối mà thôi. Sau này nếu định đặt khung đỡ ở chỗ nào thì cũng phải theo dõi chỗ đó ít nhất qua vài năm để có số liệu tương đối chính xác. Rất mong bạn giúp đỡ. Xin chân thành cám ơn.
     
  6. canlevinh

    canlevinh Member

    Tham gia ngày:
    29/9/12
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Rất cám ơn bạn hoangtu. Tôi đã xem bài đó. Đấy là một ý tưởng hay, nhưng là dùng cho thủy triều và chưa có hệ số chuyển đổi. Nếu có hệ số chuyển đổi thì lượng điện thu được sẽ giảm đi nhiều.
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/4/13

Chia sẻ trang này