Những thắc mắc khi làm đồ án tốt nghiệp!

Thảo luận trong 'Hỗ Trợ Sinh Viên XD_CTB' bắt đầu bởi danQuang90, 16/12/12.

  1. danQuang90

    danQuang90 Member

    Tham gia ngày:
    29/6/12
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Anh nào rõ vấn đề này chỉ giúp em với ạ!
     
  2. Song Ma

    Song Ma Administrator

    Tham gia ngày:
    17/5/12
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Trong mô hình tính toán bạn đã thống kê ra được số lượng group, sau đó khi chạy ra kết quả trong Postvue bạn có thể check cho từng Group.
    Hai option bạn nên xem cho kỹ là Display-> select option,labeling option. Với hai lựa chọn này bạn hoàn toàn có thể kiểm soát kết quả đầu ra theo ý muốn.

    ---------- Post added at 02:20 PM ---------- Previous post was at 02:04 PM ----------

    Số liệu sóng dòng chảy do đơn vị khảo sát cung cấp, thông thường sẽ lấy 8 hướng chính. Trong tính toán xem xét sóng và dòng chảy tác động đồng thời nhưng lưu ý hướng dòng chảy có thể sẽ không trùng với hướng sóng, ví dụ ứng với hướng sóng 0 độ thì dòng chảy tương ứng sẽ là 30 độ chẳng hạn.
    Cần phân biệt được hệ tọa độ địa lý và hệ tọa độ công trình, hai hệ này có thể không trùng nhau dẫn tới phải quy đổi hướng tải trọng môi trường trong hệ tọa độ địa lý về hệ tọa độ của công trình.
     
  3. danQuang90

    danQuang90 Member

    Tham gia ngày:
    29/6/12
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Cho em hỏi khki nhập số liệu về hà bám vào SACS, cột nhập liệu roughness là độ nhám phải ko ạ?thông số này là gì và mình lấy từ đâu?thông số này ảnh hưởng gì đến tính toán ạ?Thêm nueã em thấy ở phần nhập số liệu về hà bám cũng có Cd và Cm, 2 thông số này để làm gì vì mình đã khai báo Cd va Cm ở phần Drag/Mass Coefficient rồi ạ?
     
  4. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Tất cả những member, conductor, riser và kết cấu phụ phía dưới mực nước (MSL) đều sẽ gia tăng diện tích tiết diện khi có hà bám (Marine growth) (API RP 2A-WSD Section 2.3.1.b.6)
    Density Marine growth = 1400kg/m3.
    Khi diện tích tiết diện tăng có nghĩa là sẽ gia tăng bề mặt tiếp xúc với nước biển==> gia tăng tải trọng sóng và dòng chảy tác dụng lên kết cấu.
    Khi bề mặt tiếp xúc của kết cấu với nước biển là nhám hoặc trơn cũng sẽ ảnh hưởng tới tải trọng là wave, current hoặc nước kèm tác dụng vào kết cấu (tăng hoặc giảm)
    Quay trở lại câu hỏi của bạn:
    1. Số liệu Roughness là thông số kể tới độ nhám bề mặt tiếp xúc với kết cấu
    2. Số liệu Roughness là thông số lấy theo API RP 2A-WSD Section 2.3.1.b.10
    3. Thông số Roughness kể tới ảnh hưởng của hình dáng kết cấu (shape) khi tính toán các loại tải trọng môi trường vào kết cấu (wave, current)
    4. Cd, Cm là những giá trị được xác định như một hàm của thông số wave và current (sóng và dòng chảy) trong tính toán tải trọng sóng lên kết cấu (công thức Morison) API RP 2A-WSD Section 2.3.1.b.10. nó phụ thuộc vào bền mặt tiếp xúc, hình dáng về diện tích và thể tích của phần tử.
    Khi khai báo hà bám (marine growth) bạn không cần thiết phải khai báo thông số Cd, Cm này
    Chỉ khai báo rounghness là đủ
    Đính kèm là một cách khai báo số liệu hà bám của một dự án:
    Marine.jpg
     
  5. danQuang90

    danQuang90 Member

    Tham gia ngày:
    29/6/12
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Trong luận văn em làm, đọc trong phần load formulation có rất nhiều trường hợp tải trọng, với phần tải trọng do tàu, em thắc mắc là tại sao người ta có tính trường hợp tải neo tàu(mooring) nhưng lại không có tải tựa tàu(hoặc va tàu) như bên cảng ạ?
     
  6. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Trong CTB, người ta có nguyên một report gọi là ship impact để thiết kế boatlanding (giá cập tầu) hay Jacket, trong này sẽ kể tới năng lượng va tàu.
    Tải trọng neo tàu (mooring load) trong bài toán inplace chỉ cần tính lực neo khi tàu neo vào vị trí bích neo (bollar),
    Lực neo tàu xác định như thế nào thì các bạn học chuyền về cảng chắc đã biết rõ.
     
  7. danQuang90

    danQuang90 Member

    Tham gia ngày:
    29/6/12
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Lực va tàu được tính riêng trong 1 bài toán khác, nhưng khi tính in-place, tổ hợp tải trọng không tính đến tải trọng va này thì sẽ không chính xác với thực tế, giả sử mình tổ hợp tải trọng gây lật lớn nhất, mà bỏ qua tải va tàu theo hướng bất lợi thì sẽ không đúng!Em chưa rõ tính riêng là như thế nào!Mọi người giải thích rõ giúp em đc ko ạ?
     
  8. Khong

    Khong Member

    Tham gia ngày:
    21/12/12
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Nói về thực tế thì tàu cập vào giàn qua đường boat-landing chỉ là những cái Suồng nho nhỏ cung cấp nhu yếu phẩm cho ace công tác trên giàn
    Còn tàu lớn đậu cách giàn cả trăm mét, ít thấy nó cập trực tiếp vào giàn
    Ngoài đường tàu, giàn còn có đường helideck/helicopter để chuyên chở người và hàng hóa.
    Vì vậy tải trọng va, cập hay tựa tàu không phải là thứ tải trọng quan trọng trong phân tích tính toán kết cấu CTB trong thái khai thác.
     
  9. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Tải trọng va tàu là kể cả trường hợp accident đó bạn "Khong", khá quan trọng.
     
  10. danQuang90

    danQuang90 Member

    Tham gia ngày:
    29/6/12
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Load Formulation của em cho bài toán in-place nó ko đề cập j đến trường hợp accident a ơi!những tải trọng như neo tàu, tải trọng trực thăng cất hoặc hạ cánh đều đc xét đến, nhưng ko nói j đến tải va hoặc tựa tàu ạ!
     
  11. danQuang90

    danQuang90 Member

    Tham gia ngày:
    29/6/12
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Em đọc tài liệu này thấy nó làm đơn giản lắm anh ạ!
    Capture.jpg
     
  12. danQuang90

    danQuang90 Member

    Tham gia ngày:
    29/6/12
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Em xin phép được "đào mộ" cái câu hỏi thời sinh viên của em chút xíu ạ! Theo phân tích như tài liệu em úp ở trên thì lực gió ứng với 1 hướng gió "alpha" sẽ được phân tích thành 2 thành phần lực theo phương x và y, do đó có thể được tổ hợp từ Fx, Fy với các hệ số tổ hợp là cos^2 và sin^2 như đã chứng minh.
    Thắc mắc của em là với 1 hướng gió tới bất kỳ, thì hợp lực do gió đó gây ra có phải luôn luôn cùng hướng với hướng gió không???Có nghĩa là gió hướng "alpha" sẽ gây ra lực theo hướng "alpha" bất kể hình dạng vật thể chắn gió như thể nào???
    Nếu nhận định trên là đúng thì cách phân tích lực giớ thành Fx và Fy như chứng minh trong file trên sẽ không đảm bảo, vì hướng của hợp lực Fx và Fy khi đó phụ thuộc cả vào Ax và Ay??? Hy vọng câu chữ không quá lượm thượm, các bác hiểu ý và gỡ rối giúp em ạ!
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/4/14
  13. BigCrab

    BigCrab Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    14/11/12
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Lâu lắm rồi mới gặp một bác dùng từ lượm thượm, rất là vui :) Mặc dù em đang móc lồm nên ko phân tích kỹ được nhưng tranh thủ chia sẻ với bác là hợp lực do gió gây ra không phải luôn luôn cùng với hướng gió thổi, kể cả sóng cũng vậy. Để đơn giản bác thử phân tích lực gió tác động lên con diều là dễ hình dung nhất.

     
  14. danQuang90

    danQuang90 Member

    Tham gia ngày:
    29/6/12
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Cảm ơn bác dù méc lồm nhưng vẫn tranh thủ trả lời em!
    Theo lời bác, em nghía lại chỗ cái diều bay thì thấy nó có khác chỗ em hỏi một chút.(có thể do em hỏi chưa rõ, lượm thượm quá^^). Ý em hỏi lại là gió tác dụng lên vật chắn thẳng đứng, lực gió tác dụng lên công trình theo API, ABS,... là lực do gió thổi vào mặt chắn, tạo thành áp lực thông qua 1 công thức phụ thuộc bình phương vận tốc như mọi người đều biết. Tùy thuộc diện tích chắn lớn hay nhỏ mà áp lực này gây nên hợp lực lớn nhỏ. Cái em đang tính là cái này, nếu nói hướng lực không theo hướng gió thì nó theo hướng của cái gì, gió tới với góc 60 độ thì hướng của lực lên mặt chắn gió như thế nào ? gió tới với góc 80 độ thì hướng của lực lên mặt chắn gió như thế nào ? API và ABS chỗ này hướng dẫn chúng ta tính ra độ lớn nhưng lại thiếu xót hướng dẫn về hướng??? Còn như em đã nói, nếu dùng công thức của ABS, API với suy nghĩ là gió hướng nào gây lực hướng đó thì cách phân tích thành Fx Fy như comment trước lại có vấn đề??? các anh khơi thêm giúp em với ạ!
    Trở lại với con diều bay cao nhờ gió, em tìm hiểu thì thấy: :)
    Khi diều bay gió gây ra 2 thành phần: Drag force cùng hướng với hướng gió và lift force vuông góc với hướng gió. Drag force theo em nghĩ thì tương tự với cái lực gió mà mình đang tính theo API, ABS không có gì đặc biệt. Lift force là lực gây ra do chênh lệch áp suất của dòng khí bên trên và bên dưới diều. Diều bay lên được nhờ lift force này. Bản chất Lift force này là hiệu ứng Bernoulli trong cơ lưu chất mà mọi người đã được học và chắc cũng đã quên giống em. Em có copy mấy dòng lượm lặt được khi tìm hiểu về cánh diều bay như bên dưới các bác xem qua em đọc hiểu vậy đã đúng chưa.
    Untitled.png
    "a lift force is generated in the direction perpendicular to the wind, and a drag force is generated in the direction parallel to the wind..."
    " Lift is the force pushing the kite away from the surface of the earth. It is produced by air moving over the top of the kite at a faster speed than the air that is moving over the bottom of the kite. Daniel Bernoulli, a scientist in the eighteenth century, discovered that the pressure of air becomes lower when it is moving. The faster the air is moving the lower the pressure becomes. A kite is shaped so that air will be slowed down if it is travelling under the lower surface of a kite and will speed up if it is travelling over the upper surface of the kite."

    Tóm lại, ví dụ về cánh diều và cái mặt chắn gió của em em thấy hơi khác nhau. Và với cái mặt chắn gió của em, lực gió gây ra do gió tới theo góc "alpha" tính theo API, ABS thì có cùng hướng với hướng gió không? Nếu khác hướng thì sẽ theo hướng nào? Khổ, càng muốn tránh lượm thượm nó lại càng lượm thượm ra. Các bác giúp em với ạ!
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/4/14
  15. BigCrab

    BigCrab Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    14/11/12
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Bác cứ mở API/ABS ra tính thử một trường hợp cụ thể rồi báo kết quả cho anh em được biết. Trường hợp bác không hiểu API/ABS nó nói gì thì cũng cho anh em được biết để có hướng xử lý tiếp theo.
     
  16. danQuang90

    danQuang90 Member

    Tham gia ngày:
    29/6/12
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Dạ, em trình bày lại lần lượt từng ý vậy ạ! Trường hợp của em cụ thể là đọc API/ABS phần tính lực gió, các công thức tính toán về độ lớn của lực gió em thấy tạm hiểu. Em chỉ thắc mắc về hướng của lực gió, hướng của lực gió có phải là trùng với hướng của gió không??? Anh em giúp em hướng xử lý tiếp với ạ!
     
  17. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Trong khi nhập tải trọng Gió (wind load) vào Sacs để phân tích CTB,
    Hướng của gió tác động chính là hướng của lực do gió mà bạn muốn khai báo
    Cái hướng này phụ thuộc vào góc mà bạn khai ở trong bảng như hình dưới đây.
    Không có chuyện hướng gió thổi theo góc alpha mà lực gió tác động lại khác góc alpha.
    Cách nhập tải trọng gió trong sacs khá đơn giản và phổ thông đối với kỹ sư ctb:
    1/ Khai báo diện tích chắn gió dựa vào các nút được chọn (làm sao để hướng gió luôn luôn vuông góc với diện tích này)
    2/ Khai báo các thông số về gió
    3/ Nhập các hệ số đã phân tích và nói khá rõ trong các tiêu chuẩn aip/abs mà bạn đã đề cập ở trên
    Hình minh họa:
    Windload.jpg
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/4/14
  18. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Không có chuyện trong phân tích inplace, cán bộ thiết kế không kể tới loại tải trọng này, tải trọng va tàu.
    Nếu tìm không thấy bạn có thể dò lại theo logic:
    1/ Trong điều kiện bão (storm condition) ===> không có
    2/ Trong giai đoạn vận hành (Operating condition) mà có hướng ngoại lực (sóng, gió và dòng chảy) ngược với hướng mô tả lực va tàu ===> cũng có thể không có
    3/ Trong số liệu đầu vào của giàn thiết kế không sử dụng tàu neo (input data)
    4/ Nếu vẫn không thấy ===> hỏi lại người làm cái report đó.
     
  19. danQuang90

    danQuang90 Member

    Tham gia ngày:
    29/6/12
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6

    Dear anh HoangTu.
    Nếu chấp nhận lực gió sẽ cùng hướng với hướng gió, giống như kiểu gió chiều nào cây nghiêng chiều đó thì khi phân tích lực gió Fx Fy như trong file em trích dẫn trên đây em thấy có gì đó mâu thuẫn anh ạ!
    Khi phân tích như vậy, với hướng gió theo góc "alpha" như hình vẽ sẽ tạo nên 2 thành phần Fx và Fy, tổng hợp lực của Fx và Fy này (chính là lực gió) lại không luôn luôn theo hướng "alpha" của gió vì còn phụ thuộc vào Ax và Ay.??
     
  20. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Rất rõ ràng và dễ hiểu.
    1/ Cái tài liệu trên là người ta mô tả về tải trọng gió và cách tính toán giá trị dựa trên thông số vận tốc gió và diên tích chắn gió
    Mục đích của việc phân tích thành phần này là vì hướng gió thổi ko vuông góc với diện tích chắn gió, hay nói cách khác:
    Phân tích lực gió thành hai thành phần Fx và Fy để dễ tính vì diện tích Ax và Ay đã biết (hoặc dễ xác định) sau đó tổ hợp như công thức rất tường minh trong tài liệu để đưa hai thành phần lực về 01 hướng alpha
    2/ Cách mình miêu tả ở trên là khi nhập vào trong sacs, việc tính diện tích chắn gió hoàn toàn tự động bằng phần mềm do đó chỉ cần khai báo cái mặt diện tích chắn vuông góc với hướng gió thổi cần xác định là ok.
     

Chia sẻ trang này