Đăng ký
Đăng nhập
Diễn đàn
Diễn đàn
Liên kết nhanh
Tìm kiếm diễn đàn
Bài viết gần đây
Thành viên
Thành viên
Liên kết nhanh
Thành viên tiêu biểu
Đang truy cập
Hoạt động gần đây
New Profile Posts
Giới thiệu
Hội XD_CTB
CONTACT
Menu
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Được gửi bởi thành viên:
Dãn cách tên bằng dấu phẩy(,).
Mới hơn ngày:
Search this thread only
Search this forum only
Hiển thị kết quả dạng Chủ đề
Tìm kiếm hữu ích
Bài viết gần đây
Thêm...
DIỄN ĐÀN
Tin tức từ BQT
Giải trí - Relax
Tìm hiểu về Ngành
CHUYÊN NGÀNH
Tin tức Thời sự
Giao lưu kinh nghiệm
Chuyên ngành Offshore
Chuyên ngành Onshore
Đường ống-Bể chứa
Hình ảnh thực tế
THIẾT KẾ & QLDA
Thiết kế CTB
QLDA CTB
English
THƯ VIỆN
ĐA Môn Học - Đề Thi
Đồ án Môn Hoc CTB
Đề Thi
Đồ án tốt nghiệp
Tiêu chuẩn-Qui phạm
Sách Công trình biển
Sách KThuật Ctrình
DA CTB Đã Thi Công
PHẦM MỀM
Sacs/Moses/Sesam
SACS SOFTWARE
SESAM/STAD/SAP/ANSYS
MOSES/SOFTWARE NAVAL
Soil-GRLWEAP
BOCAD/SM3D/PDMS
BOCAD
SM3D/PDMS/CAD
Other
CÔNG TRÌNH NGÀNH
Giàn Cố định
Giàn Di động
Dạng Trụ mềm
Dạng Subsea
Dạng Drilling
Cảng, Bảo vệ bờ
MECHANISM
Giao Lưu
Thông tin
CAO HỌC CTB
Tài liệu
Thông tin
Hội XD_CTB SOUTH
Thông Báo
Tin Hoạt Động
1.Hội Thảo KHCN
2.Hỗ Trợ SV XD_CTB
3.Giải Bóng Đá
4.Giải Tennis
5.Giải Golf
6.Gala Dinner
7.Các Doanh Nghiệp
VIỆC LÀM VÀ CƠ HỘI
Tin Việc làm - DK
Người Tìm Việc
Rao Vặt
Offshore.VN | Diễn đàn kỹ sư Công Trình Biển
Trang chủ
Diễn đàn
>
Cao học công trình biển - Master Offshore
>
Thông tin
>
Việt Nam nhiều tiến sĩ nhất Asean, nhưng lại ít chất xám
>
Trả lời vào chủ đề
Tên:
Mã xác nhận:
CTB là viết tắt cùa cụm từ chuyên nhành nào? (viết đáp án không dấu, không viết hoa)
Nội dung:
<p>[QUOTE="SteelMan, post: 4864, member: 401"]<b>Đầu tư cho khoa học cơ bản: Có cũng như không</b></p><p><b><br /></b></p><p><b>Kỳ 1: Lãng phí </b></p><p><br /></p><p>Thiếu kinh phí là lý do người ta thường đưa ra để giải thích vì sao Việt Nam đã có không ít tên tuổi được biết đến trong môi trường khoa học đỉnh cao của thế giới, nhưng mặt bằng khoa học cơ bản thì vẫn còn quá thấp so với khu vực. Có đúng như vậy không? TS Trần Nam Dũng, giảng viên khoa toán – tin, đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM, với tư cách là người trong cuộc sẽ trả lời phần nào câu hỏi này.</p><p><br /></p><p>Việt Nam còn quá nhiều vấn đề quốc sách cần quan tâm giải quyết, khó có thể trông chờ đến một nguồn kinh phí lớn để đầu tư cho khoa học cơ bản. Tuy nhiên, điều đáng nói là hiện nay chúng ta đang sử dụng một cách lãng phí và không hiệu quả những nguồn lực hiện có. Tức là vấn đề đang nằm ở chỗ cơ chế và cách thức sử dụng nguồn kinh phí, chứ không ở bản thân nguồn kinh phí.</p><p><b><br /></b></p><p><b>Đầu tư không ai được lợi</b></p><p><br /></p><p>Từ vài năm nay, chúng ta đã có những chương trình rầm rộ để đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, nổi bật nhất là chương trình 322 đào tạo 20.000 tiến sĩ. Tuy nhiên, dường như những người thiết kế chương trình chỉ mới nghĩ đến việc đào tạo mà chưa nghĩ đến việc sử dụng nhân tài. Chúng ta vẫn quen với lối tư duy quan liêu bao cấp: tôi bỏ tiền ra đào tạo anh thì anh phải quay về phục vụ tôi. Nhưng khi người được đào tạo trở về, họ lại được đặt vào môi trường làm việc y như cũ, các đãi ngộ gần như không khác gì, nhiều người còn mất quyền lợi vì “ghế” cũ đã có người ngồi. Và một nghịch lý xảy ra là trong cú đầu tư này không có ai được lợi: Nhà nước tốn tiền đầu tư, cá nhân cũng chẳng được hưởng lợi (trừ vài năm được sống bao cấp), cơ quan chủ quản cũng không khai thác được hoặc không muốn khai thác lợi ích từ người mới về (do yếu kém hoặc do những lợi ích cá nhân). Kết cục thường là người về lại tìm cách ra đi sau khi đã hoàn thành “nghĩa vụ”. Đào tạo nhưng không chuẩn bị môi trường để sử dụng nguồn lực một cách xứng đáng, vô hình trung chúng ta đã lãng phí một nguồn kinh phí rất lớn.</p><p><b><br /></b></p><p><b>Nghiên cứu khoa học bị giết chết như thế nào?</b></p><p><br /></p><p>Thập niên 90 thế kỷ trước, rất nhiều tiến sĩ được đào tạo bài bản ở Liên Xô và các nước Đông Âu trở về nhưng rất trầy trật trong việc tìm kiếm một việc làm phù hợp với chuyên môn. Đơn cử trong ngành toán, năm 1990, hai tiến sĩ trẻ là Lê Bá Khánh Trình và Bùi Tá Long về xin việc tại trường ĐH Tổng hợp TP.HCM, nhưng chỉ Lê Bá Khánh Trình được nhận, còn Bùi Tá Long phải đi tìm việc khác vì… thiếu biên chế. Thật may là anh tìm được việc ở viện Cơ học ứng dụng và sau đó tự khẳng định mình ở đó. Đến cuối những năm 90, hai tiến sĩ toán là Nguyễn Văn Lượng (ĐH Tổng hợp Moskva) và Hoàng Ngọc Chiến (ĐH Tổng hợp Leningrad) về nước cũng chẳng ai quan tâm. Hoàng Ngọc Chiến từng nộp đơn vào khoa toán ĐH Khoa học tự nhiên – ĐH Quốc gia TP.HCM nhưng do thủ tục nhiêu khê và đặc biệt là cách tiếp đón không mấy thân thiện nên không tiếp tục theo đuổi ý định. Ngày nay các anh đã thành công trong lĩnh vực kinh doanh nhưng vẫn tiếc vì không được sử dụng những điều đã học.</p><p><br /></p><p>Đối với những người được hệ thống chấp nhận và tuyển dụng, sự lãng phí tiếp tục được thể hiện trong chế độ đãi ngộ. Quy đổi theo thời giá thì lương một tiến sĩ mới ra nghề chỉ khoảng... 2 triệu đồng. Thù lao một tiết dạy là khoảng 50.000 đồng ở bậc đại học và 80.000 đồng ở bậc cao học. Hướng dẫn một luận văn cao học/tiến sĩ được khoảng 1 – 1,5 triệu/năm. Với thu nhập như thế, hiển nhiên các cá nhân phải tự xoay xở. Người thì viết báo như TS Nguyễn Quốc Lân (ĐH Bách khoa TP.HCM), người làm thêm cho các công ty bên ngoài (TS Nguyễn Thanh Vũ, TS Nguyễn Văn Minh Mẫn, ĐH Bách khoa TP.HCM), người thì tham gia vào ngành công nghiệp “luyện thi đại học”: TS Lê Bá Khánh Trình, TS Nguyễn Viết Đông (ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM), TS Lê Anh Vũ (ĐH Sư phạm TP.HCM)... Và hệ quả là thời gian dành cho nhiệm vụ chính không còn. TS Lê Anh Vũ từng nói: “Tham gia luyện thi đại học là cách tốt nhất để giết chết nghiên cứu khoa học”. Từ vài năm nay, anh đã từ giã “cuộc chơi” này để tập trung nghiên cứu khoa học và kết quả là đã có hàng loạt bài báo khoa học được đăng trong các tạp chí trong nước và quốc tế.</p><p><b><br /></b></p><p><b>Những người “tử vì đạo”</b></p><p><br /></p><p>TS Nguyễn Quốc Lân khi được hỏi về môi trường nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, ngậm ngùi: “Phải nói thật, ở Việt Nam loay hoay kiếm tiền thì không khó, nhưng nghiên cứu khoa học thì rất khó, phải hoặc là người tử vì đạo, hoặc rất thoải mái về kinh tế mới làm được. Mà thực ra môi trường xung quanh cũng không cho phép”.</p><p>Hiện nay, đi dự hội nghị khoa học trong nước được hỗ trợ tiền tàu xe, tiền phòng 150.000 đồng/ngày và công tác phí 50.000 đồng/ngày. Đi dự hội nghị khoa học nước ngoài được hỗ trợ đồng mức 200 USD/người. Tổ chức seminar khoa học không được hỗ trợ kinh phí, tổ chức hội nghị khoa học xin được 20 triệu đã trầy trật. Mời giáo sư nước ngoài về được hỗ trợ tối đa là 500 USD (đây là quy chế mới, tiến bộ nhất hiện nay!). Nói chung, có rất ít lý do để hỗ trợ cho nhiệt huyết nghiên cứu khoa học.</p><p><br /></p><p>Hiện vẫn còn những người dành tâm huyết cho nghiên cứu khoa học, cho đào tạo thế hệ trẻ như TS Lê Anh Vũ, TS Huỳnh Quang Vũ (ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM), TS Nguyễn Văn Minh Mẫn… nhưng không biết họ còn trụ vững bao lâu, bởi như lời TS Nguyễn Văn Minh Mẫn: “Năm 2009, tôi từ chối vị trí tư vấn thống kê cho một công ty đa quốc gia ở TP.HCM để ở lại trường đại học, nhưng chưa rõ có thể tồn tại lâu dài hay không cho nghề khoa học của mình!”<span style="color: Silver"></span></p><p><span style="color: Silver"><br /></span></p><p><span style="color: Silver"><font size="1">---------- Post added at 09:21 AM ---------- Previous post was at 09:15 AM ----------</font></span></p><p><span style="color: Silver"><br /></span></p><p><span style="color: Silver"></span><b>Kỳ 2: Không hiệu quả</b></p><p><br /></p><p>Không rõ kết quả đầu tư ở các ngành khác thì thế nào, nhưng ở ngành toán có thể nói thẳng là rất kém hiệu quả!</p><p><br /></p><p>Kết quả cao nhất của một đề tài khoa học ngành toán có thể là một cuốn sách tham khảo, sách giáo khoa, một bài báo khoa học đăng trên tạp chí ngoài nước hoặc trong nước. Nhưng những kết quả như thế rất hiếm, phần lớn kết quả là một bài báo cáo nghiệm thu đề tài với một số điều đã làm được, những đề xuất định hướng tiếp theo và chữ ký nghiệm thu của các thành viên hội đồng. Sau đó đề tài sẽ được đóng theo đúng nghĩa của nó, gần như không ai biết đến và hơn nữa là dùng đến.</p><p><br /></p><p>Tại sao như vậy? Có phải vì trình độ nhà nghiên cứu của chúng ta kém? Có phải vì họ chưa thật tận tâm? Có phần đúng, nhưng chưa hẳn đã là nguyên nhân cốt lõi.</p><p><br /></p><p><b>Giải đúng bài toán... sai</b></p><p><br /></p><p>Để có một công trình khoa học tốt, cần có ba yếu tố: </p><p>1) có bài toán hay đề tài tốt, phù hợp khả năng và kinh phí thực hiện; </p><p>2) người thực hiện có đủ khả năng, tâm huyết và được hỗ trợ đầy đủ về kinh phí và môi trường thực hiện; </p><p>3) khâu nghiệm thu được tiến hành nghiêm túc, khoa học.</p><p>Ở chúng ta, có lẽ cả ba khâu đều yếu. Và sự yếu kém này có mối liên hệ mật thiết với nhau.</p><p><br /></p><p>Bắt đầu từ khâu đề tài. Do không có một định hướng chung nên ở đây ta có thể thấy sự trăm hoa đua nở. Đề tài được lựa chọn hoàn toàn chủ quan theo định hướng và sở trường của chủ nhiệm đề tài. Khi thẩm định, vì không có chuyên gia nên việc này được làm một cách qua loa. Kết quả là chất lượng đề tài được phó mặc cho… may rủi. Nhưng, cũng như tầm quan trọng của khai cuộc trong cờ vua, việc chọn đề tài đúng đóng vai trò quan trọng và là mấu chốt cho thành công của một nghiên cứu. Điều này quan trọng đến nỗi một nhà toán học đã đúc kết: “Thà giải sai một bài toán đúng còn hơn giải đúng một bài toán sai”. Vấn đề đặt ra đã sai, thì mọi cố gắng phần sau chỉ là vô ích.</p><p><br /></p><p><b>Đối phó là chính</b></p><p><br /></p><p>Nhưng làm sao có thể được đề tài tốt, đi đúng hướng của khoa học, của công nghệ, của ngành công nghiệp nếu sự giao lưu, cọ xát của chúng ta với khoa học thế giới quá khiêm tốn, nếu sự liên kết liên ngành hầu như không có, nếu ngành công nghiệp Việt Nam không tự tin đặt ra những bài toán cho giới khoa học, giới toán học Việt Nam, thay vào đó là sử dụng các công nghệ nước ngoài?</p><p><br /></p><p>Giả sử may mắn có được một đề tài tốt (nhờ vào những cố gắng cá nhân không mang tính hệ thống), đến khâu thực hiện cũng sẽ gặp muôn vàn khó khăn. Hiện nay, mỗi đề tài cấp trường ở đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM được cấp 10 đến 20 triệu đồng trong thời gian sáu tháng đến một năm. Với số tiền đó thì làm được gì? Mua được mấy cuốn sách, mấy tài liệu, đi dự được mấy hội nghị? Nói gì đến thiết bị, đến thí nghiệm, đến đi khảo sát thực tế! Nói gì đến mô phỏng, tính toán hiệu năng cao! Hệ quả là những kết quả tương xứng và cách làm mang tính đối phó, hợp thức hoá đề tài nhiều hơn là làm đề tài. Tệ hại hơn, cách làm đó tiếp tục được lặp lại ở đề tài cấp đại học quốc gia, cấp sở, cấp bộ, dù số tiền có cao hơn, “hoành tráng” hơn.</p><p><br /></p><p><b>Bệnh xuề xoà</b></p><p><br /></p><p>Và nguyên nhân để các đề tài nghiên cứu khoa học không đến đâu đó tiếp tục được phê duyệt, tiếp tục được đầu tư là do chúng ta quá dễ dãi ở khâu cuối cùng: khâu nghiệm thu. Ở đây có thể phân tích sự dễ dãi của những người tham gia nghiệm thu có ba nguyên nhân chính: 1) họ không phải là người am hiểu lĩnh vực chuyên môn của đề tài nên chỉ đánh giá chung chung, ba phải; 2) họ chặc lưỡi “Ôi dào, đề tài có 20 triệu thì làm thế được rồi”; 3) họ cùng cạ với chủ nhiệm đề tài, theo kiểu “anh dễ với tôi thì sau này tôi sẽ dễ với anh”. Cho dù thế nào thì kết quả cuối cùng là đề tài được nghiệm thu và sau đó đa phần là… xếp xó.</p><p><br /></p><p>Căn bệnh dễ dãi, xuề xoà này thực sự rất tai hại. Nó tiêu tốn thời gian của các “nhà khoa học”, tiêu tốn tiền của của Nhà nước, của nhân dân. Nó còn cản đường những nhà khoa học chân chính nhưng lại ít biết những “đường đi nước bước”, không rành thủ tục. Nó còn lây lan sang các đánh giá học thuật, tạo ra các luận văn tốt nghiệp đại học và luận văn thạc sĩ toàn điểm mười. Nó khiến chúng ta mơ ngủ trên các “thành tựu khoa học” của mình, của học trò mình, để rồi khi ra bên ngoài, hoà nhập với thế giới mới biết mình chỉ là “<b>những dòng sông đã lâu không ra được biển rộn</b>g”.[/QUOTE]</p><p><br /></p>
[QUOTE="SteelMan, post: 4864, member: 401"][B]Đầu tư cho khoa học cơ bản: Có cũng như không[/B] [B] Kỳ 1: Lãng phí [/B] Thiếu kinh phí là lý do người ta thường đưa ra để giải thích vì sao Việt Nam đã có không ít tên tuổi được biết đến trong môi trường khoa học đỉnh cao của thế giới, nhưng mặt bằng khoa học cơ bản thì vẫn còn quá thấp so với khu vực. Có đúng như vậy không? TS Trần Nam Dũng, giảng viên khoa toán – tin, đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM, với tư cách là người trong cuộc sẽ trả lời phần nào câu hỏi này. Việt Nam còn quá nhiều vấn đề quốc sách cần quan tâm giải quyết, khó có thể trông chờ đến một nguồn kinh phí lớn để đầu tư cho khoa học cơ bản. Tuy nhiên, điều đáng nói là hiện nay chúng ta đang sử dụng một cách lãng phí và không hiệu quả những nguồn lực hiện có. Tức là vấn đề đang nằm ở chỗ cơ chế và cách thức sử dụng nguồn kinh phí, chứ không ở bản thân nguồn kinh phí. [B] Đầu tư không ai được lợi[/B] Từ vài năm nay, chúng ta đã có những chương trình rầm rộ để đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, nổi bật nhất là chương trình 322 đào tạo 20.000 tiến sĩ. Tuy nhiên, dường như những người thiết kế chương trình chỉ mới nghĩ đến việc đào tạo mà chưa nghĩ đến việc sử dụng nhân tài. Chúng ta vẫn quen với lối tư duy quan liêu bao cấp: tôi bỏ tiền ra đào tạo anh thì anh phải quay về phục vụ tôi. Nhưng khi người được đào tạo trở về, họ lại được đặt vào môi trường làm việc y như cũ, các đãi ngộ gần như không khác gì, nhiều người còn mất quyền lợi vì “ghế” cũ đã có người ngồi. Và một nghịch lý xảy ra là trong cú đầu tư này không có ai được lợi: Nhà nước tốn tiền đầu tư, cá nhân cũng chẳng được hưởng lợi (trừ vài năm được sống bao cấp), cơ quan chủ quản cũng không khai thác được hoặc không muốn khai thác lợi ích từ người mới về (do yếu kém hoặc do những lợi ích cá nhân). Kết cục thường là người về lại tìm cách ra đi sau khi đã hoàn thành “nghĩa vụ”. Đào tạo nhưng không chuẩn bị môi trường để sử dụng nguồn lực một cách xứng đáng, vô hình trung chúng ta đã lãng phí một nguồn kinh phí rất lớn. [B] Nghiên cứu khoa học bị giết chết như thế nào?[/B] Thập niên 90 thế kỷ trước, rất nhiều tiến sĩ được đào tạo bài bản ở Liên Xô và các nước Đông Âu trở về nhưng rất trầy trật trong việc tìm kiếm một việc làm phù hợp với chuyên môn. Đơn cử trong ngành toán, năm 1990, hai tiến sĩ trẻ là Lê Bá Khánh Trình và Bùi Tá Long về xin việc tại trường ĐH Tổng hợp TP.HCM, nhưng chỉ Lê Bá Khánh Trình được nhận, còn Bùi Tá Long phải đi tìm việc khác vì… thiếu biên chế. Thật may là anh tìm được việc ở viện Cơ học ứng dụng và sau đó tự khẳng định mình ở đó. Đến cuối những năm 90, hai tiến sĩ toán là Nguyễn Văn Lượng (ĐH Tổng hợp Moskva) và Hoàng Ngọc Chiến (ĐH Tổng hợp Leningrad) về nước cũng chẳng ai quan tâm. Hoàng Ngọc Chiến từng nộp đơn vào khoa toán ĐH Khoa học tự nhiên – ĐH Quốc gia TP.HCM nhưng do thủ tục nhiêu khê và đặc biệt là cách tiếp đón không mấy thân thiện nên không tiếp tục theo đuổi ý định. Ngày nay các anh đã thành công trong lĩnh vực kinh doanh nhưng vẫn tiếc vì không được sử dụng những điều đã học. Đối với những người được hệ thống chấp nhận và tuyển dụng, sự lãng phí tiếp tục được thể hiện trong chế độ đãi ngộ. Quy đổi theo thời giá thì lương một tiến sĩ mới ra nghề chỉ khoảng... 2 triệu đồng. Thù lao một tiết dạy là khoảng 50.000 đồng ở bậc đại học và 80.000 đồng ở bậc cao học. Hướng dẫn một luận văn cao học/tiến sĩ được khoảng 1 – 1,5 triệu/năm. Với thu nhập như thế, hiển nhiên các cá nhân phải tự xoay xở. Người thì viết báo như TS Nguyễn Quốc Lân (ĐH Bách khoa TP.HCM), người làm thêm cho các công ty bên ngoài (TS Nguyễn Thanh Vũ, TS Nguyễn Văn Minh Mẫn, ĐH Bách khoa TP.HCM), người thì tham gia vào ngành công nghiệp “luyện thi đại học”: TS Lê Bá Khánh Trình, TS Nguyễn Viết Đông (ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM), TS Lê Anh Vũ (ĐH Sư phạm TP.HCM)... Và hệ quả là thời gian dành cho nhiệm vụ chính không còn. TS Lê Anh Vũ từng nói: “Tham gia luyện thi đại học là cách tốt nhất để giết chết nghiên cứu khoa học”. Từ vài năm nay, anh đã từ giã “cuộc chơi” này để tập trung nghiên cứu khoa học và kết quả là đã có hàng loạt bài báo khoa học được đăng trong các tạp chí trong nước và quốc tế. [B] Những người “tử vì đạo”[/B] TS Nguyễn Quốc Lân khi được hỏi về môi trường nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, ngậm ngùi: “Phải nói thật, ở Việt Nam loay hoay kiếm tiền thì không khó, nhưng nghiên cứu khoa học thì rất khó, phải hoặc là người tử vì đạo, hoặc rất thoải mái về kinh tế mới làm được. Mà thực ra môi trường xung quanh cũng không cho phép”. Hiện nay, đi dự hội nghị khoa học trong nước được hỗ trợ tiền tàu xe, tiền phòng 150.000 đồng/ngày và công tác phí 50.000 đồng/ngày. Đi dự hội nghị khoa học nước ngoài được hỗ trợ đồng mức 200 USD/người. Tổ chức seminar khoa học không được hỗ trợ kinh phí, tổ chức hội nghị khoa học xin được 20 triệu đã trầy trật. Mời giáo sư nước ngoài về được hỗ trợ tối đa là 500 USD (đây là quy chế mới, tiến bộ nhất hiện nay!). Nói chung, có rất ít lý do để hỗ trợ cho nhiệt huyết nghiên cứu khoa học. Hiện vẫn còn những người dành tâm huyết cho nghiên cứu khoa học, cho đào tạo thế hệ trẻ như TS Lê Anh Vũ, TS Huỳnh Quang Vũ (ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM), TS Nguyễn Văn Minh Mẫn… nhưng không biết họ còn trụ vững bao lâu, bởi như lời TS Nguyễn Văn Minh Mẫn: “Năm 2009, tôi từ chối vị trí tư vấn thống kê cho một công ty đa quốc gia ở TP.HCM để ở lại trường đại học, nhưng chưa rõ có thể tồn tại lâu dài hay không cho nghề khoa học của mình!”[COLOR="Silver"] [SIZE=1]---------- Post added at 09:21 AM ---------- Previous post was at 09:15 AM ----------[/SIZE] [/COLOR][B]Kỳ 2: Không hiệu quả[/B] Không rõ kết quả đầu tư ở các ngành khác thì thế nào, nhưng ở ngành toán có thể nói thẳng là rất kém hiệu quả! Kết quả cao nhất của một đề tài khoa học ngành toán có thể là một cuốn sách tham khảo, sách giáo khoa, một bài báo khoa học đăng trên tạp chí ngoài nước hoặc trong nước. Nhưng những kết quả như thế rất hiếm, phần lớn kết quả là một bài báo cáo nghiệm thu đề tài với một số điều đã làm được, những đề xuất định hướng tiếp theo và chữ ký nghiệm thu của các thành viên hội đồng. Sau đó đề tài sẽ được đóng theo đúng nghĩa của nó, gần như không ai biết đến và hơn nữa là dùng đến. Tại sao như vậy? Có phải vì trình độ nhà nghiên cứu của chúng ta kém? Có phải vì họ chưa thật tận tâm? Có phần đúng, nhưng chưa hẳn đã là nguyên nhân cốt lõi. [B]Giải đúng bài toán... sai[/B] Để có một công trình khoa học tốt, cần có ba yếu tố: 1) có bài toán hay đề tài tốt, phù hợp khả năng và kinh phí thực hiện; 2) người thực hiện có đủ khả năng, tâm huyết và được hỗ trợ đầy đủ về kinh phí và môi trường thực hiện; 3) khâu nghiệm thu được tiến hành nghiêm túc, khoa học. Ở chúng ta, có lẽ cả ba khâu đều yếu. Và sự yếu kém này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Bắt đầu từ khâu đề tài. Do không có một định hướng chung nên ở đây ta có thể thấy sự trăm hoa đua nở. Đề tài được lựa chọn hoàn toàn chủ quan theo định hướng và sở trường của chủ nhiệm đề tài. Khi thẩm định, vì không có chuyên gia nên việc này được làm một cách qua loa. Kết quả là chất lượng đề tài được phó mặc cho… may rủi. Nhưng, cũng như tầm quan trọng của khai cuộc trong cờ vua, việc chọn đề tài đúng đóng vai trò quan trọng và là mấu chốt cho thành công của một nghiên cứu. Điều này quan trọng đến nỗi một nhà toán học đã đúc kết: “Thà giải sai một bài toán đúng còn hơn giải đúng một bài toán sai”. Vấn đề đặt ra đã sai, thì mọi cố gắng phần sau chỉ là vô ích. [B]Đối phó là chính[/B] Nhưng làm sao có thể được đề tài tốt, đi đúng hướng của khoa học, của công nghệ, của ngành công nghiệp nếu sự giao lưu, cọ xát của chúng ta với khoa học thế giới quá khiêm tốn, nếu sự liên kết liên ngành hầu như không có, nếu ngành công nghiệp Việt Nam không tự tin đặt ra những bài toán cho giới khoa học, giới toán học Việt Nam, thay vào đó là sử dụng các công nghệ nước ngoài? Giả sử may mắn có được một đề tài tốt (nhờ vào những cố gắng cá nhân không mang tính hệ thống), đến khâu thực hiện cũng sẽ gặp muôn vàn khó khăn. Hiện nay, mỗi đề tài cấp trường ở đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM được cấp 10 đến 20 triệu đồng trong thời gian sáu tháng đến một năm. Với số tiền đó thì làm được gì? Mua được mấy cuốn sách, mấy tài liệu, đi dự được mấy hội nghị? Nói gì đến thiết bị, đến thí nghiệm, đến đi khảo sát thực tế! Nói gì đến mô phỏng, tính toán hiệu năng cao! Hệ quả là những kết quả tương xứng và cách làm mang tính đối phó, hợp thức hoá đề tài nhiều hơn là làm đề tài. Tệ hại hơn, cách làm đó tiếp tục được lặp lại ở đề tài cấp đại học quốc gia, cấp sở, cấp bộ, dù số tiền có cao hơn, “hoành tráng” hơn. [B]Bệnh xuề xoà[/B] Và nguyên nhân để các đề tài nghiên cứu khoa học không đến đâu đó tiếp tục được phê duyệt, tiếp tục được đầu tư là do chúng ta quá dễ dãi ở khâu cuối cùng: khâu nghiệm thu. Ở đây có thể phân tích sự dễ dãi của những người tham gia nghiệm thu có ba nguyên nhân chính: 1) họ không phải là người am hiểu lĩnh vực chuyên môn của đề tài nên chỉ đánh giá chung chung, ba phải; 2) họ chặc lưỡi “Ôi dào, đề tài có 20 triệu thì làm thế được rồi”; 3) họ cùng cạ với chủ nhiệm đề tài, theo kiểu “anh dễ với tôi thì sau này tôi sẽ dễ với anh”. Cho dù thế nào thì kết quả cuối cùng là đề tài được nghiệm thu và sau đó đa phần là… xếp xó. Căn bệnh dễ dãi, xuề xoà này thực sự rất tai hại. Nó tiêu tốn thời gian của các “nhà khoa học”, tiêu tốn tiền của của Nhà nước, của nhân dân. Nó còn cản đường những nhà khoa học chân chính nhưng lại ít biết những “đường đi nước bước”, không rành thủ tục. Nó còn lây lan sang các đánh giá học thuật, tạo ra các luận văn tốt nghiệp đại học và luận văn thạc sĩ toàn điểm mười. Nó khiến chúng ta mơ ngủ trên các “thành tựu khoa học” của mình, của học trò mình, để rồi khi ra bên ngoài, hoà nhập với thế giới mới biết mình chỉ là “[B]những dòng sông đã lâu không ra được biển rộn[/B]g”.[/QUOTE]
Tên tài khoản hoặc địa chỉ Email:
Mật khẩu:
Bạn đã quên mật khẩu?
Duy trì đăng nhập
LIÊN KẾT
ADVERTISING
Offshore.VN | Diễn đàn kỹ sư Công Trình Biển
Trang chủ
Diễn đàn
>
Cao học công trình biển - Master Offshore
>
Thông tin
>
Việt Nam nhiều tiến sĩ nhất Asean, nhưng lại ít chất xám
>