Thiết kế cọc - Plem&Plet

Thảo luận trong 'Thiết kế CTB – DESIGN OFFSHORE PROJECT' bắt đầu bởi Fake_PhD, 20/11/12.

  1. Fake_PhD

    Fake_PhD New Member

    Tham gia ngày:
    19/7/12
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Thì tôi đang nghiên cứu về đóng cọc mà tiểu hổ? Chẳng là chỗ tôi đang làm thiết kế cái PLEM đặt dưới biển, về mặt công nghệ thì rất đơn giản nhưng về mặt kết cấu thì nghe chừng hơi khó nhằn là làm sao cố định nó dưới đáy biển nên bên kết cấu đề xuất đóng cọc. Chờ câu trả lời từ mấy ông nghe chừng có kinh nghiệm lĩnh vực này như Seastar, Brian, CTBVN mà không thấy đâu (hay là họ cũng chỉ lên đây chém gió thôi?) nên tôi phải tự tìm hiểu. Kết quả như sau:
    - waiting time: là khoảng thời gian mà quá trình đóng bị ngắt quãng tức là năng lượng từ búa không truyền vào cọc trong giai đoạn này. Thông thường tính cho giai đoạn dừng đóng để hàn nối cọc và lấy bằng 1 ngày (24h).
    - setup factor, fs: là hệ số tỷ lệ giữa sức chịu tải của cọc trong dài hạn và sức kháng tĩnh của cọc trong lúc đóng. Ví dụ nếu fs = 2 có nghĩa là sức chịu tải của cọc trong dài hạn bằng 2 lần sức kháng tĩnh của cọc trong lúc đóng.
    - setup time: là khoảng thời gian từ lúc bắt đầu đến khi sức kháng tĩnh của cọc trong lúc đóng phát triển đến giá trị quy định.
    - gain/loss factor, fgl: kể đến mức độ đạt được bao nhiêu phần trăm sức kháng tĩnh của cọc trong lúc đóng so vói sức chịu tải dài hạn của cọc. Nó là nghịch đảo của setup factor fgl=1/fs. Tức là nếu lấy fs=2 thì fgl=0.5 có nghĩa là cọc mất 50% sức chịu tải trong lúc đóng so với trạng thái làm việc của nó (full setup) sau khi đã đóng xong.
     
  2. BigCrab

    BigCrab Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    14/11/12
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    :D Bác PhD bật NavInfo lên dẫn đường đi qua chỗ em có phòng rộng, máy lạnh đầy đủ rồi mình pha ấm trà ngồi đàm đạo về vấn đề đóng cọc và lắp đặt PLEM, Subsea Template. Em đảm bảo với bác PhD là về vấn đề này 2 anh em bọn em cover được.

    Tiện đây em cũng nói luôn là cái docking pile cho PLEM của bác thì em ước lượng đóng cọc 460-508 và đóng sâu khoảng 15-20m. Với địa chất như ở Bạch Hổ thì búa IHC S-280 gõ khoảng 30-40 nhát là ngập cọc bác à (kể cả thực tế và tính bằng GrlWEAP). Em ước lượng sơ bộ thôi chứ cụ thể thì anh em phải tính toán kiểm tra lại.
     
  3. Fake_PhD

    Fake_PhD New Member

    Tham gia ngày:
    19/7/12
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Cám ơn BigCrab trước nhé. Tiện đây bạn cho mình hỏi là đóng cọc cho PLEM thì có khác gì nhiều so với các loại cọc khác không ví dụ cọc chân đế chẳng hạn? Làm thế nào để khi đưa cọc cùng búa vào đóng mà không gây tổn hại gì cho PLEM và cũng không gây lật PLEM vì kích thước của PLEM này tương đối nhỏ nên dưới tác dụng của sóng và dòng chảy cộng với trọng lượng bản thân cọc và búa có thể gây lật cả PLEM lẫn cọc và búa rất nguy hiểm?
     
  4. admin

    admin Administrator

    Tham gia ngày:
    12/5/12
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Thiết kế cọc - Plem/Plet

    Dear ACE,
    Hiện ở topic thiết kế cọc CTB đang được các tiền bối hướng sang cho một dạng khác của ctb đó là Plem/Plet.
    Topic này được khởi tạo để ACE bàn luận sâu thêm về các vấn đề liên quan tới thiết kế cọc cho thiết bị Plem/Plet.
    Nguyên lý tính toán và thiết kế hoàn toàn giống với công trình biển dạng Jacket.
    Điểm khác biệt duy nhất có lẽ phương án các cách thức tổ chức và bố trí phương án thi công hợp lý.
    Topic Mong muốn ACE giành thời gian bàn luận sâu hơn về các vấn đề liên quan tới thiết kế móng cọc cho thiết bị Plem/Plet nói chung và biện pháp thi công đóng cọc cụm kết cấu Plem/Plet nói riêng.
    Hình 1: Hình ảnh thực tế Plem/Plet (thiết bị giữ cố định đầu đường ống ở đáy biển)
    [​IMG]
    Hình 2: Mô hình Plem/Plet
    [​IMG]
     
  5. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    671
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Ngoài những câu hỏi của bác Tiến sỹ giấy, em cũng bổ sung một vài câu hỏi liên quan, rất mong các tiền bối tận tình chỉ bảo:
    4/ Búa thường sử dụng cho đóng cọc Plem là loại búa đóng được dưới nước? vậy điểm khác nhau giữa búa đóng trong không khí và trong nước như thế nào? (ý em là về phương diện chọn năng lượng búa, phương hại lực gây lật/dịch chuyển kết cấu...)
    5/ Thành phần tải trọng ngang do sóng và dòng chảy có được kết đến khi phân tích đóng cọc bằng phần mềm GRLweap? và cách kể tới ảnh hưởng của thành phần lực này?
    Have fun!
     
  6. BigCrab

    BigCrab Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    14/11/12
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Bác PhD,

    Bác nhìn hình của Admin gửi có thể trả lời thắc mắc của bác. Admin đã đưa em lại quay về bài toán on-bottom stability và đóng cọc váy cho chân đế. Cần thiết thì cho thêm em nó vài khối gia trọng nữa. Về đồ chơi đóng cọc dưới nước thì các bác cứ tham khảo 2 dự án đình đám gần đây là Đại Hùng và Biển Đông. Đồ chơi bây giờ có đủ hết bác ạ, các bác có dám chịu chơi hay không?

    Tuy nhiên việc so sánh PLEM và chân đế là khập khiễng. Do có khối lượng và kích thước nhỏ hơn rất nhiều nên PLEM có nhiều biện pháp thi công hơn.

    Tùy thuộc và điều kiện môi trường (độ sâu, sóng. gió, dòng chảy, địa chất) chỗ các bác như thế nào nên trong phạm vi forum không thể đưa ra cái gì cụ thể được. Bác cứ qua chỗ em rồi anh em xúm lại ta bàn bác nhé.

    ***
    Câu hỏi của bác hoangtu giống như là cứ mặc định PLEM là phải đóng cọc vậy nhỉ?

    Về GRLWeap thì các phiên bản đều không kể đến lực ngang do sóng và dòng chảy tác động vào cọc. Muốn kể đến thành phần này thì bác có thể dùng phần mềm khác tính và tổ hợp ứng suất với kết quả của GrlWEAP. Ngoài ứng suất do sóng thì còn có ứng suất gây ra bởi mômen uốn do trọng lượng búa và cọc khi đóng cọc nghiêng. Tuy nhiên ở phiên bản 2010 wave offshore version thì có thêm phần ứng suất gây ra bởi búa khi đóng cọc nghiêng.
     
  7. BrianNg

    BrianNg Moderators

    Tham gia ngày:
    24/5/12
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Theo tôi thì đóng cọc cho PLEM còn khó hơn cả đóng cọc cho chân đế jacket bởi vì với chân đế thì leg / pile sleeve đóng vai trò như là dẫn hướng do đó cọc được chỉnh dễ hơn. Thêm vào đó bản thân jacket có kích thước và trọng lượng lớn hơn PLEM nhiều do đó khả năng ổn định cũng cao hơn. Với những PLEM có kích thước nhỏ như trên thì theo kinh nghiệm của tôi cần có thêm dẫn hướng ở trên tàu/xà lan thi công và sử dụng các đoạn cọc nối dài (follower) để đóng từ bên trên mặt nước do đó không nhất thiết phải sử dụng loại búa đóng dưới nước.
    Ngoài ra không phải lúc nào chúng ta cũng cần đóng cọc để cố định PLEM trên đáy biển, một số PLEM có thể tự ổn định vị trí bằng thiết kế phù hợp như tăng diện tích mudmat, thiết kế thêm một số skirt plate đóng vai trò như ngàm để tăng ổn định trượt. Nếu muốn đóng cọc dưới nước thì cần ít nhất có 2 dẫn hướng (guide) cho mỗi cọc và phải tính toán kiểm tra kỹ càng.

    ---------- Post added at 01:12 PM ---------- Previous post was at 01:03 PM ----------

    - Để trả lời câu hỏi số 4 của bạn Hoangtu thì có lẽ cần tư vấn thêm của các bác đi thi công đóng cọc nhưng với lưu ý là không nhất thiết phải đóng từ dưới nước theo như giải thích của tôi ở trên (dùng follower). Búa sử dụng để đóng được dưới nước (áp dụng nhiều nhất là cho các jacket có cọc váy) thường là búa thủy lực.
    - Câu hỏi 5: theo tôi biết thì GRLWEAP không có khả năng tính toán tải trọng môi trường (sóng, gió, dòng chảy) vào chung với kết quả static & dynamic stress do năng lượng búa và trọng lượng bản thân búa + cọc gây ra. Tuy nhiên theo tôi thì vẫn có thể tính toán tải trọng môi trường bằng tay hoặc phần mềm khác rồi tổ hợp với tải trọng môi trường tác dụng lên PLEM trong một số trường hợp bất lợi nhất để kiểm tra ổn định trượt, lật PLEM tương tự như bài toán on-bottom stability của jacket.
    Gửi anh em thêm một số hình ảnh PLEM để tham khảo.
    P1020653.jpg DSCN7892.jpg
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/11/12
  8. real-07

    real-07 Member

    Tham gia ngày:
    7/9/12
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Theo kinh nghiệm của Thầy Chỉnh, thì câu số 4 của Mr Hoangtu có thể sử dụng Sacs để giải quyết bằng cách mô hình nó bằng một member làm việc như conxon với điểm ngàm giả đỉnh là 6D (D=Đường kính cọc).
    Tải trọng đầu vào là sóng và dòng chảy.
    kết quả phân tích sacs được UC, giá trị UC này sẽ được cộng với UC từ bài toán phân tích tĩnh và động (static và Dynamic) trong quá trình đóng cọc (bài toán stick up length).
    Plem.jpg
     
  9. BigCrab

    BigCrab Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    14/11/12
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Tôi có hiểu nhầm không khi đọc đoạn trên tôi cứ thắc mắc thầy dạy học trò đi tổng hợp UC là như thế nào :-w

    Tôi thì vẫn thường tổng hợp ứng suất nên không biết bài tổng hợp UC. Bạn real-07 kiểm tra lại thông tin nếu đúng thầy dạy như vậy thì báo lại để anh em biết nhé. Anh em ai biết công thức tổng hợp UC thì chia sẻ.
     
  10. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    671
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Trong khi chờ đợi bạn Real-07 trả lời. Em có một vài vấn đề xin hỗ trợ tư vấn.
    1. Thông thường trong các công trình dân dụng, cầu đường bộ, cầu cảng… ngoài những tính toán phân tích cần thiết. việc quyết định chiều dài cọc thường chỉ được fix sau khi có kết quả thử hiện trường cọc như PDA, thử tĩnh theo tiêu chuẩn.
    2. Với công trình biển do số lượng cọc quá ít, việc quyết đinh chiều dài cọc chỉ có thể dựa vào tính toán và kinh nghiệm. như vậy sẽ có hai khả năng:
    a/ Chiều dài cọc lớn hơn yêu cầu thực tế
    b/ Chiều dài cọc nhỏ hơn yêu cầu thực tế
    Với trường hợp a/, chiều dài đoạn cọc dư sẽ rất lớn ảnh hưởng tới việc cao độ cắt đầu cọc và b/ thì ngược lại.
    Cho em hỏi kinh nghiệm của Bác BigCrab, khi quyết định dừng đóng cọc thì căn cứ vào những yếu tổ nào khi mà chiều dài cọc đôi khi quá thừa hoặc thiếu. hay chỉ cố đóng cho đúng với cao độ và chiều dài như thiết kế.
    Những kinh nghiệm xử lý khi chiều dài cọc thiết kế là quá ngắn hoặc quá dài?
     
  11. BigCrab

    BigCrab Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    14/11/12
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Làm sao để biết được cọc chưa đủ độ sâu và đủ độ sâu thiết kế? Ở hiện trường chủ yếu chỉ dựa vào độ chối thôi bạn ạ. Yêu cầu về độ chối thì bạn có thể tham khảo thêm mục 12.5.6 trong API RP 2A-WSD

    Về kinh nghiệm xử lý cọc chối sớm (thật & giả) và chưa đạt độ chối thì tôi nhớ có một mục ở đâu đó trên forum có rồi.
     
  12. real-07

    real-07 Member

    Tham gia ngày:
    7/9/12
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    AE đọc trong cuốn: Offshore Pile Design, trang 13, có nói tới ảnh hưởng của lực môi trường trong quá trình đóng cọc.
    Và đây là nội dung mà người ta đề cập:
    US stress.jpg
    Bổ sung cho Mr Hoangtu về hai yếu tố đồng thời cũng là mục đích của bài toán Pile Drivability, khi chọn búa đóng cọc:
    Có điều là ngoài công trường, chưa thấy có thiết bị đo ứng suất trong quá trình đóng nên người ta chỉ dựa vào độ chối mà búa đo đc khi đóng.
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/11/12
  13. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    671
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Thanks bác BrianNg,
    Đọc bài của bác, em lại liên tưởng tới một dạng móng khác là móng nông, loại móng này rất ít khi được sử dụng trong ctb bằng thép (trừ ctb dạng trọng lực)
    Bài toán này cũng rất thú vị khi mà dưới biển thường là bùn và san hô. AE có nên lập một topic khác để ngâm cứu sâu về dạng móng nông ctb.?
    To Mr BigCrab.
    Trong những topic trước liên quan tới cọc, AE chỉ đang đi xác đinh được đâu là thời điểm quyết định dừng đóng cọc.
    Ý mình hỏi ở đây là điểm cut-off (cao độ cắt đầu cọc) cho Plem/Plet.
    Ví dụ:
    Chiều dài thiết kế là 28m
    Búa đóng, IHC S -500, độ chối 300 blow/1m
    Khi thi công:
    Trường hợp 1:
    Mới chỉ đóng được 15m, cọc đã đạt chối?
    Nếu sau khi nghỉ cọc vẫn không thể đóng thêm được m nào=> cách giải quyết?
    Trường hợp 2:
    Đóng được 28m, cọc vẫn chưa đạt chối?
    => cách giải quyết?
    Rất mong được anh em chia sẽ kinh nghiệm
    --------------&&------------------
    Lưu ý là thiết kế có thể sai khi chọn cọc có chiều dài 28m
     
  14. BigCrab

    BigCrab Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    14/11/12
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Đúng là danh sư xuất cao đồ, nhưng mà chưa thấy chữ của thầy đâu cả. Miễn bình luận vấn đề này.

    ---------- Post added at 11:38 PM ---------- Previous post was at 11:32 PM ----------

    Bạn hoangtu cho hỏi một số thông tin để có thể trả lời câu hỏi của bạn một cách cụ thể:

    1. Cọc cho Plem/Plet của bạn có đường kính bao nhiêu?

    2. Độ sâu nước tại vị trí lắp đặt Plem/Plet?

    3. Yêu cầu về cao độ cắt cọc tại vị trí lắp đặt Plem/Plet là bao nhiêu?

    3. Tải trọng đứng thiết kế mà cọc phải chịu là bao nhiêu T?
     
  15. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    671
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Gửi bác BigCrab một số thông tin, gọi là ước lượng cho bài toán như sau:
    1. Cọc cho Plem/Plet của bạn có đường kính: 610mm

    2. Độ sâu nước tại vị trí lắp đặt Plem/Plet: 60m
    3. Yêu cầu về cao độ cắt cọc tại vị trí lắp đặt Plem/Plet: (-)57m
    4. Tải trọng đứng thiết kế mà cọc phải chịu là: 170T
    5. Chieu dai ~28m
     
  16. BigCrab

    BigCrab Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    14/11/12
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Với những thông tin mà bạn hoangtu cung cấp, tôi xin mạn phép có vài ý kiến như sau, cái nào chưa đúng thì anh em khác bổ sung thêm.

    Trường hợp 1
    :

    Bạn đã sử dụng búa IHC S-500 (Max E ~ 470KJ/bl ) cho cọc 610 (6D ~ 3.7m) và tải trọng đứng chỉ có 170T nên khi đạt độ chối rồi thì cứ yên tâm mà cắt cọc.

    Nếu không có yêu cầu đặc biệt về hàng hải, không ảnh hưởng đến tàu thuyền và các hoạt động khác thì bạn có thể cân nhắc thêm với bên tư vấn tk về tải trọng ngang mà đoạn cọc dư gây ra và quyết định việc cắt hay không cắt. Nhưng mà cọc dư 10m, đóng sâu 15m thì nhiều khả năng là phải cắt thôi bạn ạ.


    Trường hợp 2:

    Lẽ ra phải hỏi thêm bạn sơ bộ về địa chất, nhưng với tải 170T và cọc 610 như bạn nói và dùng cho plem/plet thì tôi nghĩ là 28m quá ok, anh em cứ yên tâm về bờ giải stress ;)

    Bạn hoangtu xem lại thông tin đầu vào là tại sao có mỗi cái Plem bé tí tẹo mà tải đứng mỗi cọc là 170T? Cọc bạn dài 28m, độ sâu nước 60m, cao trình cắt cọc (-)57.000 --> Bạn chỉ đóng sâu tối đa 25m thôi.
     
  17. admin

    admin Administrator

    Tham gia ngày:
    12/5/12
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Bổ sung cho AE quan tâm tới vấn đề đóng cọc CTB, khi gặp một số trường hợp bất thường... một vài thông tin:
    ---------------&&--------------
    Trong thực tế khi thi công gặp trường hợp cọc đạt độ chối thiêt kế nhưng chưa tới cao độ thiết kế -> sử lý bằng cách chờ 1 tới 2 ngày sau đóng lại"
    Thì khi đã đạt độ chối thiết kế mà chưa đạt cao độ thiết kế thì để 1 đến 2 hôm sau đóng tiếp, tức là đợi SCT của đất nền tăng nên rồi hàn nối cọc đóng tiếp, như thế độ chối vẫn giữ nguyên, không tăng mà cọc đủ cao độ thiết kế, theo ý e hiểu như thế có đúng không?
     
  18. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    671
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Rất cảm ơn bác BigCrad về những thông tin ở trên.
    Với kinh nghiệm của bác, em cảm giác như chỉ cần các thông tin em đã nêu vè búa và cọc là có thể quyết ngay được chiều dài cọc.
    Bác cho em hỏi thêm một vài ý nữa:
    1/ Cái căn cứ để "yên tâm" ở đây là: với kinh nghiệm làm các dự án tương đương, có thể giúp mình yên tâm rằng thiết kế là thừa chiều dài?
    2/ Nếu khi đóng gặp vật cứng dị thường như khố đá, thì cách sử lý của bác như thế nào? (cái này phải khảo sát mới có thể biết, hay là không cần)?
    Many thanks!
     
  19. BigCrab

    BigCrab Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    14/11/12
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    :D Đã biết được điều này và đã cố gắng hỏi thông tin nhiều rồi nhưng vẫn bị nghi ngờ là làm ẩu.

    Trước hết cần khẳng định là trong thi công mọi việc đều phải tính toán cân nhắc kỹ chứ không làm ẩu được, không phán bừa được.

    Bạn hoangtu vẫn chưa trả lời câu hỏi là tại sao cái plem của bạn chịu tải trọng gì mà ghê gớm thế, cọc phải chịu 170T/cọc?

    Câu 2: Tùy trường hợp cụ thể mới có cách xử lý tốt nhất bạn ạ. Khối đá mà bạn nói là đá tảng gốc (diện tích lớn) thì xử lý khác, đá mồ côi lại có cách khác...
     
  20. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    671
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Dear AE,
    Em vừa nhận được cái TQ (technical query) của bên offshore installation, nói rằng trong hồ sơ thiết kế không có file tính on-bottom stability cho Plem.
    Người ta quan ngại rằng, cả khối Plem sẽ bị dịch chuyển khi đóng cọc, bởi khối lượng cụm cọc+búa lớn hơn nhiều so với plem
    Nay đọc được gợi ý của bác Bigcrab mà nhẹ cả người.
    AE có hình ảnh hay bản vẽ, tài liệu nào về cái khối gia trọng này xin chia sẽ.
    @ Bác Bigcrab chỉ giúp em một vài biện pháp thi công đã sử dụng khi đóng cọc cho Plem để em trả lời người ta giúp.
    Best Regard!
     

Chia sẻ trang này