Tính toán đường dây neo cho phương tiện nổi.

Thảo luận trong 'Sách Công trình biển – Handbook Offshore' bắt đầu bởi admin, 9/7/12.

  1. admin

    admin Administrator

    Tham gia ngày:
    12/5/12
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Hôm trước có bạn hỏi về tài liệu thiết kế day neo, nay mới post được, đây là tài liệu do Thầy Hòa design.
    Với các anh em công tác và học tập trong lĩnh vực biển và hàng hải, việc tính toán dây neo cho phương tiện nổi nói chung và cho tàu thủy nói riêng là một trong những nhiệm vụ mang tính ngành, để chia sẽ với anh, em một vài kinh nghiệm cũng như công thức tính toán, dạng bài toàn thường gặp khi tính toán đường dây neo. t show ra đây một vài công thức liên quan để anh em tham khảo. lưu ý: tính toán đường dây néo có hai dạng toán cơ bản: dây neo không có rùa gìm và dây neo có rùa gìm, ở đây các công thức dùng cho dây neo có sử dụng vật cản (rùa neo) - sinkers. bởi dạng dây neo có sử dung vật cản có ưu điểm vượt trội về phạm vi neo đậu, tính cố định của phương tiện neo và làm giảm tải trọng truyền trực tiếp vào rùa neo (anchor) so với loại không sử dụng vật cản.


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]
     
  2. BrianNg

    BrianNg Moderators

    Tham gia ngày:
    24/5/12
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Đây là những bài toán thuộc hàng "kinh điển" của thầy Hòa :x giúp AE sinh viên có nhận thức ban đầu về tính toán mooring. Khi đi vào thực tế sản xuât thì tính toán dynamic mooring là một trong những bài toán rất khó và rất thú vị.
     
  3. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    BrianNg và các anh em khác có kính nghiệm về Mooring Dynamic analysic, chia sẻ để anh em cùng tham khảo/học hỏi: + Tiêu chuẩn thiết kế + Qui trình/các bước tính toán + Phần mềm tính toán
     
  4. BrianNg

    BrianNg Moderators

    Tham gia ngày:
    24/5/12
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Không dám nhận là có nhiều kinh nghiệm lĩnh vực này đâu bác, đây là sân của các đồng chí Naval Architect, thôi thì để họ đá trước. Bác Naval nào rành về cái này xin chỉ giáo vài chiêu căn bản trước để anh em nhảy vô trao đổi.
     
  5. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Trong khi chớ các anh em nêu phần lý thuyết thì mình ném viên sỏi mở màn là hiện nay các phần mềm sau đây được áp dụng nhiều nhất để tính Mooring:

    1. OrcaFlex - Dynamic
    2. Gmoor - Static
    3. Moses - D&S

    Các công ty chuyên nghiệp thường dùng 1 & 2 kết hợp nhau để giải quyết bài toán Mooring
     
  6. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Tiếp theo là các tiêu chuẩn/ hướng dẫn áp dụng:

    1. ABS - Rules for Building and Classing Single Point Moorings

    2. ABS - Guide for the Certification of Offshore Mooring chain

    3. API RP 2SK - Recommended practice for Design and Analysis of Station keeping Systems for Floating Structures

    4. DnV PosMoor 1996

    5. DnV Position Mooring 2001 (OS E301)

    6. ND032 - Guidelines for Moorings

    Còn phần Quy trình và các bước tính toán thì mời các bạn khác cho ý kiến. Trong khuôn khổ của forum này với thời điểm hiện tại tôi chưa thể dành thời gian chuẩn bị kỹ để trao đổi với anh em được. Nhưng tôi nghĩ rằng với những thông tin mà tôi cung cấp thì anh em không cần phải đợi ai đó nêu quy trình và các bước tính toán nữa.

    Have fun!
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/8/12
  7. kienhotrung

    kienhotrung New Member

    Tham gia ngày:
    31/7/12
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    chào các bạn, mình thấy diễn đàn rất sôi nổi. Mình cũng có đóng góp một vài ý kiến

    Về phần tính neo cho phương tiện nổi cần phân biệt ra 2 loại phương tiện nổi

    1. loại là tàu thuyền hoạt động không cố định ở một vị trí. Loại này không áp dụng theo phương pháp tính trên vì nó không ở một vị trí nhất định, độ sâu luồng và điều kiện sóng gió khác nhau. Loại này tính toán theo qui phạm đóng tàu DNV, ABS, NK, VR... Xác định bằng đặc trưng thiết bị EN (Phụ thuộc vào kích thước tàu, loại tàu, phạm vi hoạt động..). Mỗi tàu tương ứng tính được hệ số đặc trưng thiết bị EN riêng, tra bảng theo quy phạm mà chọn neo, xích, mooring line, riêng rồi tính ra công suất tời neo...Loại này ở VN là phổ biến, các đơn vị TK tàu ở VN làm nhiều
    2. Là các công trình nổi neo tại một chỗ như FPSO, TLP...với một tuổi đời thiết kế nhất định, loại này thì tính như bạn admin nêu. Loại này cần tính theo hướng dẫn API 2SK, tiêu chuẩn xích neo theo API 2F, ngoài tính như trên còn phải tính theo điều kiện mỏi cumulative damage ratio, điều kiện damage 1 dây neo bất kỳ... tùy theo yêu cầu của dự án. cái này thì cần có PM hỗ trợ như MOSES, SEASAM, Ocaflex...

    Nói chung các công trình kiểu như các công trình nổi trong ngành dầu khí thì anh em VN mình rất ít có cơ hội để tham gia. Các công trình này hầu hết TK và đóng mới hoặc mua ở nước ngoài. có chăng đóng con FSO5 ở đóng tàu Nam Triệu thì chỉ là thi công lắp đặt thôi, nội địa hóa ko biết dc bao nhiêu %. Phần kết cấu thì VN có thể làm được nhưng còn nhiều phần công nghệ khác. Anh em bàn luận ở đây thì chỉ để bàn luận để biết thế thôi, rất khó có cơ hội được làm
     
  8. admin

    admin Administrator

    Tham gia ngày:
    12/5/12
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Một số phương pháp neo.

    Nhắc tới thiết kế dây neo, thật là không phải khi bỏ qua tiêu chuẩn của nhật mang tên: Technical Standard and Commentaries For Port and Harbour Facilities In Japan.
    Giới thiệu tới ACE một số phương pháp neo phổ biến:
    1. Sư dụng Neo dạng mỏ cày
    2. Sử dụng Neo dạng bê tông cốt thép. (Cố định phao neo bằng hệ thống BTCT)
    3. Neo bằng phương pháp tự động (tức là có một hệ thống thủy lực đo các tác động của môi trường vào tàu từ đó có những phản ứng lại tác động này đưa tàu về vị trí cân bằng).
    Dưới đây là hình ảnh mô tả một số dạng neo và cấu tạo cơ bản của một phao neo.
    Hình 1: Neo dạng Phao neo
    [​IMG]
    Hình 2: Cấu tạo Neo dạng phao
    [​IMG]
    Hình 3: Một số dạng neo
    [​IMG]
     
  9. SteelMan

    SteelMan Moderator

    Tham gia ngày:
    9/8/12
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    Theo tôi thì nguyên lý tính toán neo cho phương tiện nổi nói chung thì cái nào mà chẳng giống nhau. Khác nhau chỉ ở các yêu cầu tính toán:
    + về tiêu chuẩn áp dụng: theo DNV, API, hay ABS, GL, guideline của Noble Denton,....
    + Các bài toán cần triển khai: cần tính động, tính mỏi hay không? hay tựa tĩnh là đủ
    + số liệu môi trường: dài hạn thì yêu cầu số liệu đầu vào thế nào? ngắn hạn thì chọn ra sao?
    + về yêu cầu kiểm tra: dài hạn và ngắn hạn thì kiểm tra gì, tính động thì kiểm tra gì, tính mỏi thì kiểm tra gì? hệ số kiểm tra ra sao?

    Có quyển sách về tính toán ở đây nè: http://offshore.vn/threads/192?inh-toan-he-thong-neo-cho-tau-thuy-
     
    Last edited by a moderator: 16/11/15
    dinhvanhiepxd thích bài này.

Chia sẻ trang này