Phân tích kết cấu trong trạng thái Vận Hành - Inplace Analysis

Thảo luận trong 'Hỗ Trợ Sinh Viên XD_CTB' bắt đầu bởi hoangtu, 22/9/12.

  1. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    663
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Sorry pà con, cho m được mở một topic để solo với cậu sinh viên đang làm đồ án tốt nghiệp do m hướng dẫn.
    Topic này chỉ là những trao đổi giữa cán bộ hướng dẫn với sinh viên, nếu có những hướng dẫn chưa đúng rất mong các tiền bối chỉ bảo thêm.
    Topic cũng mong muốn cung cấp cho các bạn sinh viên những người đang làm đồ án tốt nghiệp, cũng như các bạn đang làm đồ án môn học ở trường về cùng đề tài liên quan có thêm những kiến thức và thông tin bổ ích giúp hoàn thành tốt ĐATN/ĐAMH của mình.
    Tên và nhiệm đồ án


    NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
    1. Đề tài tốt nghiệp :
    Phân tích kết cấu giàn đầu giếng Thăng Long trong trạng thái vận hành – Thang Long Wellhead Platform In-place Analysis”
    2. Các số liệu ban đầu :
    - Các số liệu môi trường tại vị trí xây dựng công trình bao gồm điều kiện về sóng, gió, dòng chảy, hà bám….
    - Số liệu địa chất tại vị trí xây dựng công trình.
    - Các thông số thiết bị, đường ống, điện và điều khiển…
    - Các thông số hoạt tải sử dụng.
    - Các thông số vật liệu sử dụng.
    - Các tiêu chuẩn tính toán sử dụng.
    3. Phần nội dung chính đ án :
    - Xây dựng phương án kết cấu và mô hình kết cấu trong phần mềm SACS 5.3
    - Mô hình hóa các tải trọng trong phần mềm SACS.
    - Mô hình hóa nền đất (Thiết lập PSI file)
    - Phân tích động lực học kết cấu.
    - Tính toán kiểm tra ổn định kết cấu giàn trong điều kiện vận hành
    - Thiết kế sơ bộ nền móng cọc
    - Tính toán thiết kế phụ kiện liên quan (Deck Plate, Grating, Ring Plate, Stiffener Plate – miscellaneous ).
     
  2. Song Ma

    Song Ma Administrator

    Tham gia ngày:
    17/5/12
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    "Tính toán kiểm tra ổn định kết cấu giàn trong điều kiện vận hành", với công trình biển cố định bằng thép (jacket) thì tính toán kết cấu trọng điều kiện vận hành không có bài toán ổn định, cũng nên nêu rõ là kết cấu jacket hay topside hay là kiểm tra cả hai, Nên sửa là " Tính toán kiểm tra bền cho kết cấu khối chân đế (or thượng tầng) trong điều kiện vận hành". Have fun!
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/9/12
  3. trantuan_xdhn

    trantuan_xdhn New Member

    Tham gia ngày:
    28/6/12
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Em là người đang thực hiện đồ án này. Rất mong được sự giúp đỡ của tất cả mọi người giúp em hoàn thành đồ án này. Cám ơn mọi người rất nhiều!

    ---------- Post added at 01:05 AM ---------- Previous post was at 01:00 AM ----------

    Đề tài này tính toán ổn định tổng thể cả jacket và topside trong trạng thái vận hành. Tuy vậy nhiệm vụ đồ án cũng có thêm phần thiết kế nên em đang xin ý kiển để các anh giúp em cho tên đề tài hợp lý.

    ---------- Post added at 01:27 AM ---------- Previous post was at 01:05 AM ----------

    Cac anh cho em hỏi ! Khi nhập số liệu về sóng vào trong SAC thì thường lấy sóng gồm 3 mốc: 1năm, 100 năm và lấy thêm 1 mốc nữa 10 năm hoặc 50 năm. Em thấy có người lấy 10 năm, có người lấy 50 năm, anh cho em hỏi là việc lấy này có khác nhau hay không?
    1 vấn đề nữa em hỏi là độ dày ăn mòn cho phép em thấy thường thì Member-jacket legs sẽ là 6mm còn các phần tử thanh khác Member- Brace là 3mm, sao tài liệu dự án em đang đọc lấy tất cả 6mm, em hỏi chiều dày này được quy định cụ thể như thế nào, mong mọi người giúp em?
     
  4. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    663
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Hi Super Mod Quân, cảm ơn Quân đã comment.
    Tên đề tài đã nói rõ: “Phân tích kết cấu giàn đầu giếng Thăng Long trong trạng thái vận hành – Thang Long Wellhead Platform In-place Analysis”
    Tức là dạng giàn đầu giếng Wellhead, mà đã là bài toán trong trạng thái vận hành đương nhiên phải bao gồm cả jacket và topside, không nhẽ chỉ cần topside hoặc Jacket là giàn đã có thể vận hành?
    "...với công trình biển cố định bằng thép (jacket) thì tính toán kết cấu trọng điều kiện vận hành không có bài toán ổn định"... cái này thì chưa nghe nói, tính móng cũng là một trường hợp kiểm tra ổn định của giàn trong điều kiện/trạng thái vận hành vậy?

    @ Trantuan_xdhn
    1, Về số liệu sóng nhập trong Sacs
    Thông thường trong số liệu khảo sát về sóng nói riêng và thông số môi trường nói chung, chủ đầu tư thường yêu cầu đơn vị khảo sát phải cấp các bộ số liệu trong trạng thái Giàn hoạt động bình thường (ứng với tần suất xuất hiện 10-50 năm) và trạng thái bão (ứng với tần suất xuất hiện là 100 năm)..., đây cũng chính là điểm khác nhau giữa các bộ số liệu.
    Ngoài ra còn bộ số liệu Omni tức là người ta lấy max những giá trong 10-50 năm (operating) hoặc là 100 năm (Storm), Trong đồ án mình sẽ sử dụng bộ số liệu Omni để thiết kế cho an toàn.
    2, Tài liệu quy định về bề dầy chống ăn mòn cho thanh Jacket legs hoặc brace trong vùng Splash Zone anh sẽ gửi chú sau, trong Dự án có điều này là vì yêu cầu của basic desgin (phần substructure).
    Notes một vài định nghĩa và chú ý:
    1. Splash Zone được định nghĩa là vùng diện tích có chiều dài ±5m so với mực nước thiết kế trung bình (MSL).
    2. Trong dự án ngoài những quy định bắt buộc phải áp dụng từ những tiêu chuẩn và quy phạm quốc tế (API, DNV...) thì các quy định và số liệu trong basic design cũng quan trọng không kém.
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/9/12
  5. Song Ma

    Song Ma Administrator

    Tham gia ngày:
    17/5/12
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Hi hoangtu!
    Có lẽ đề tài này theo mình cảm nhận thì khá là đồ sộ, hi vọng bạn trantuanxd có thể thực hiện đầy đủ những nội dung bên trong nó.
    Trong phần nội dung đồ án theo mình bạn nên sửa lại cho rõ ràng,
    "Xây dựng phương án kết cấu và mô hình kết cấu trong phần mềm SACS 5.3
    - Mô hình hóa các tải trọng trong phần mềm SACS.
    - Mô hình hóa nền đất (Thiết lập PSI file)
    - Phân tích động lực học kết cấu.
    - Tính toán kiểm tra ổn định kết cấu giàn trong điều kiện vận hành?? (mình không hiểu rõ ý của câu này)
    - Thiết kế sơ bộ nền móng cọc
    - Tính toán thiết kế phụ kiện liên quan (Deck Plate, Grating, Ring Plate, Stiffener Plate – miscellaneous )."
    Như vậy đề tài của đồ án phải là thiết kế giàn đầu giếng trong điều kiện vận hành thì đúng hơn. Have fun!
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/9/12
  6. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    663
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Hi Supmod Quân,
    Trong đồ án sử dụng cụm từ: "Phân tích" là vì ngoài việc Thiết kế, còn phải ngâm cứu các kết quả tính toán nhằm hiểu sâu hơn về dự án và các vấn đề liên quan.
    Bạn Quân bôi đen những từ trên nhằm mục đích gì vậy? đề mình giải thích qua cho dễ làm việc:
    1. Xây dựng phương án kết cấu: để có được hình dạng và kích thước Giàn cần phài đi xây dựng nó phụ thuộc vào điều kiện khai thác, điều kiện môi trường...
    2. Tính toán kiểm tra ổn định kết cấu giàn trong điều kiện vận hành
    Trong điều kiện/trạng thái vận hành giàn không những phải được thiết kế nhằm đảm bảo độ bền, ứng suất cho kết cấu mà còn phải được đảm bảo sự ổn định trong quá trình khai thác khi chịu các tác động từ bên ngoài...
    3. Thiết kế sơ bộ nền móng cọc: Giàn này sử dụng 04 cọc lồng trong 4 ống chính, ở trạng thái In-place cần quan tâm tới nền móng cọc, bài toán này đã có WRLWeap giải quyết.

    Notes:
    1, Các Kỹ sư thiết kế không những nắm chắc các quá trình và hiện tượng diễn ra trong hệ thống kỹ thuật chuyên ngành mà còn được đào tạo các kiến thức về toán ứng dụng vật lý kỹ thuật, lập trình và sử dụng phần mềm thiết kế thành thạo.
    2, Nhìn chung là khối lượng đồ án khá đồ sộ, trước khi giao cho bạn trantuan mình cũng đã làm công tác tư tưởng và tin tưởng là có thể hoàn thành được.
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/9/12
  7. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Kết cấu luận văn nên trình bày như sau:

    Chương I và Chương II giới thiệu về ngành dầu khí, công trình biển, các lý thuyết áp dụng tính toán,.... - không đề cập
    Lưu ý: Nên khóa lại phạm vi đồ án: phân tích thiết kế kết cấu giàn đầu giếng trong trạng thái vận hành (Wellhead Platform In-place Analysis) không đi sau và các phần phân tíc, tính toán khác.

    Chương III Phân tích tính toán kết cấu

    1. Chuẩn bị số liệu đầu vào gồm: các yêu cầu thiết kế - mục đích sử dụng công trình, sơ đồ công nghệ công trình, vật liệu sử dụng, tải trọng thượng tầng, điều kiện tự nhiên (môi trường biển, địa chất công trình), điều kiện thi công...
    Tùy thuộc vào yêu cầu của chủ đầu tư, tiêu chuẩn qui phạm áp dụng để lựa chọn bộ số liệu đầu vào phù hợp để phân tích, tính toán

    2. Lập phương án kết cấu gồm: kết cấu KCĐ, thượng tầng, các kết cấu phụ, mô hình nền móng đảm bảo đủ các thông số cần thiết để chuyển thành sơ đồ tính trong mô hình phân tích;

    3. Tình toán và tổ hợp tải trọng tác động lên kết cấu;
    + Các trường loại tải trọng, trường hợp tải trọng
    + Tổ hợp tải trọng và các hệ số tổ hợp

    4. Phân tích kết cấu KCĐ với tất cả các trạng thái đảm bảo các yêu cầu thiết kế;
    + Phần mềm tính toán: chức năng phần mềm, các module sử dụng, qui trình
    + Các điều kiện biên, các thừa nhận
    + Mô hình tính toán: mô hình kết cấu (vật liệu, kích thước,...) + mô hình tải trọng
    + Kết quả và phân tích kết quả tính toán

    5. Thiết kế chi tiết cho kết cấu KCĐ và các kết cấu phụ (Cầu thang, foudation, sân bay, khu vực nhà ở - nếu có, giá cập tàu, phần Ring Plate, liên kết giữa cọc và chân đến, các dẫn hướng) "đảm bảo các yêu cầu của chủ đầu tư và tiêu chuẩn thiết kế áp dụng.

    6. Trình bày các bản vẽ kích thước cơ bản của công trình: Bản vẽ mặt bằng bố trí, bản vẽ kết cấu các deck, row, plan

    Chương IV: Các kết luận và kiến nghị

    Tài liệu tham khảo:

    1. API RP 2A WSD 2007
    2. ISO19902-2007 Fixed steel offshore structures
    3. Thang Long Wellhead Platform - Basic Design/Steel Basic Design
     
  8. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Bạn quan52 nói đúng.
    Với tên đề tài là "phần tích..." thì rõ dàng là ông Hoangtu đang cho ra một cái nội dung chính lại không khớp với tên đề tài. Nên xóa hai ý cuối cùng của mục 3 trong nhiệm vụ đồ án của Hoangtu đưa ra.
     
  9. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    663
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Slogan của forum mà Admin đã nêu rất rõ ràng là nơi: Hội Tụ - Giao Lưu - Học Hỏi và Cùng phát triển của kỹ sư Công Trình Biển Việt Nam (xem ở footer của website)
    Với 02 ý nghĩa ban đầu mà trước khi mở topic mình đã đề cập, hoàn toàn phục vụ cho những ý trên đây.
    Adata nói kỳ kỳ là đi ngược lại với quyền lợi và mục đích phát triển của diễn đàn, đề nghị BQT làm việc lại với nhau.

    Về nội dung comment của Adata, mình trả lời cũng sẽ giống như với câu trả lời cho supmod Quan52cb2.
    Trong một hồ sơ thiết kế của bài toán In-place cho CTB, nhưng gạch đầu dòng đã nêu là sát, phù hợp và hoàn toàn nằm trong nội dung của một report dạng này.

    Rất cảm ơn Bác NoName về những ý kiến đóng góp đã nêu, Em sẽ hướng sinh viên làm theo những bước này
    Tuy nhiên những nội dung ở Mục 5 này có vẽ hơi căng, em sẽ lượt bỏ đi một vài những tính toán toán phức tạp.
     
  10. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    To hoangtu,
    Nguyên văn bởi Hoangtu: "Tài liệu quy định về bề dầy chống ăn mòn cho thanh Jacket legs hoặc brace trong vùng Splash Zone anh sẽ gửi chú sau, trong Dự án có điều này là vì yêu cầu của basic desgin (phần substructure)."
    Đọc lại xem đây là tranh luận hay là chat chit việc riêng? ko thấy kỳ sao?

    Còn việc lấy đề tài là "Phân tích kết cấu trong trạng thái Vận Hành - Inplace Analysis" mà lại có phần thiét kế cho kết cấu phụ, Grating... thì tùy Hoangtu nhaB-). Mình là ngừoi từng trực tiếp hướng dẫn DATN rồi nên góp ý thật, nghe hay ko thì tùy.
    Hết.
     
  11. BrianNg

    BrianNg Moderators

    Tham gia ngày:
    24/5/12
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Theo tôi không nên đưa cả các kết cấu phụ vào phạm vi đồ án mà nên tập trung vào các kết cấu và liên kết chính do thời gian của sv rất hạn chế. Sau này có thời gian các em sv sẽ tìm hiểu để tính toán các kết cấu phụ đó sau.
     
  12. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    A em xem kỹ phần lưu ý " khóa lại phạm vi luận văn" - làm cái gì? không làm cái gì là ở chỗ này, nếu không làm nêu thêm vào ý kiến giải thích hợp lý là ok.

    Một lời khuyên cho tất cả các anh em làm đang làm luận văn là :
    1. Không nên ôm đồm nhiều quá, cuối cùng chẳgg có cái gì tốt, làm vừa sức, cái nào đã làm là phải chắc, đã làm là nắm vững, nắm chắc.
    2. Nếu làm lại dự án cũ thì nên sáng tạo một tí, khác người một tí, tìm ra một vài ý tưởng, một vài vấn đề điều phản đối lại thiết kế đã có (kể cả trong trường hợp chưa kiểm chứng) thì mới có khả năng được điểm cao.
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/9/12
  13. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    663
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Chú ý khi vẽ thanh (Member) trong Sacs

    Trong khi mô hình phần tử thanh trong Sacs, vẽ member tất nhiên là bao giờ cũng khởi tại từ 2 điểm, tuy nhiên việc bắt đầu từ điểm nào và kết thúc từ điểm nào cho hợp lý và tiện sử dụng về sau thì vẫn còn nhiều cái phải bàn.
    Để cho tiện trong khi mô hình member trantuan cứ vẽ theo quy luật quy định ở hình dưới đây.
    [​IMG]
    Lợi ích: Để tiện kiểm tra được điểm bắt đầu và điểm kêt thúc của thanh cho việc thực hiện các tiện ích khi chia thanh theo chiều dài, gán các chiều dài Lx, Ly, Lz...
     
  14. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    663
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Tìm hiểu giá trị Ly, Lz trong Sacs cho phần tử

    Thông số chiều dài Ly, Lz khá quan trọng, ảnh hưởng nhiều tới hệ số Unity check khi phân tích bài toán trong Sacs.
    Có thể hiểu những giá trị này:
    Ly, Lz: là chiều dài thực làm việc của phần tử theo phương trục Y, X tương ứng (là trục local của member đang xét, không liên quan tới hệ trục Global của cả hệ)
    Gán các giá trị này giúp mô tả sát hơn sự làm việc của phần tử trong thực tế.
    Hình 1:Cách tính giá trị Ly và Lz
    [​IMG]
    Hình 2:Cách gán giá trị Ly và Lz trong sacs.
    [​IMG]
    Note:
    Những giá trị này chỉ gán cho những member là thành brace của jacket có kiểu liên kết là X, Y hoặc K.
    Mong tiếp tục nhận được ý kiến của AE để hoàn thiện sub-topic này, vì có nhiều khái niệm vẫn còn chưa thật sự sure.
     
  15. admin

    admin Administrator

    Tham gia ngày:
    12/5/12
    Bài viết:
    916
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Members in Compression
    */ Effective length factors
    Column buckling effective length factors (K) for all members shall be based on the API RP 2A and AISC (Table C-C2.1) recommendations.
    The general rules used to determine the K factors for each member is summarised in Table 2.4.1. In cases where a lower K factor is required to reduce buckling effects, a local analysis may be used to compute K factors, taking into account the stiffness of adjacent members.
    */ Member lengths
    For the purpose of these analyses, ‘member lengths’ are defined as the lengths which, when multiplied by the effective length factors of this brief, define the effective buckling lengths of the members. The member length shall be taken to be equal to the joint to joint (work-point to work-point) length for all members in the model only when the nodes at both ends of the member in questions are restrained about the member’s orthogonal axes; or this may be reduced to the joint face to face length where the joints are considered to be fully stiffened against rotation. Should the nodes not be so restrained then the member length shall be evaluated based on the effective restraint at the nodes in the relevant plane of buckling.




    Table 2.4.1 - Member Effective Length Factors




























    Case
    Effective Length ratio
    in Plane of Buckling (K)
    Jacket Legs
    1.0
    All column members in braced frames (unless noted otherwise)
    1.0
    All members which are braced at both ends in plane of buckling by truss action except as noted above.
    0.8
    Members with one end braced in the plane of buckling by truss action and the other end restrained in the plane of buckling by bending action.
    1.2
    X-Braces (at least one pair of members framing into the joint must be in tension)
    0.8 (Note 1)
    Columns with both ends unrestrained in the plane of buckling
    2.0
    or AISC Table C-C2.1 (Note 2)
    Truss web members
    ü In-plane action
    ü Out of plane action

    0.8
    1.0
    Truss chord members
    1.0
    Notes:
    1 For X-bracing, a K-Factor of 0.9 × the longer segment length is permitted for out-of-plane action, providing at least one framing pair is in tension
    2 For column members that are permitted to sway, AISC Table C-C2.2 should be used.
    A ‘restrained’ member end means rotational movement of the member end is partially or fully limited by the bending stiffness of other connecting members. The effective buckling lengths (K × L) will be modelled either by modifying the “K” value for members which span joint to joint (with no mid span nodes) or by inputting the buckling length “L” for members which include mid-span nodes (which effectively subdivide the overall member into smaller segments).
     
    Last edited by a moderator: 17/11/15
  16. danQuang90

    danQuang90 Member

    Tham gia ngày:
    29/6/12
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Lx, Ly em xem hình thì dễ hình dung rồi, vậy còn Lb, nó là chiều dài gì ạ?
     
  17. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Trong Manual nó viết thế này bạn ạ.

    Enter the "Lb" (unbraced length) of the compression flange of a non-tubular member. A blank value indicates that the unbraced length defaults to the member length. This field will be grayed out if the member does not lie in the XY plane or it does not have a flange. If multiple members are selected, the unbraced length of the first member selected will be displayed.

    Gần đây diễn đàn xuất hiện nhiều cao thủ SACS quá! :)

    Anh em cho hỏi có kinh nghiệm gì để khai báo ăn mòn tiết diện trong bài toán inplace? Hiện tại thì tôi chỉ biết mỗi cách làm rất nông dân là edit lại tiết diện thôi. Ví dụ ống có tiết diện 610x25.4 trừ ăn mòn 5mm thì tôi khai báo lại là 600x20.4

    Rất mong nhận được chia sẻ từ anh em.
     
  18. BrianNg

    BrianNg Moderators

    Tham gia ngày:
    24/5/12
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Seastar có thể khai báo như sau: Trong các dòng lệnh khai báo GRUP, bạn cứ khai báo chiều dày và đường kính đã ăn mòn cho các member trong vùng splash zone. Sau đó trước khi khai báo các loại tải trọng (trước dòng lệnh LOADCN đầu tiên) hãy sử dụng dòng lệnh GRPOV để override các group trên với các giá trị cross section area, displacement area & effective dimension như chưa bị ăn mòn. Làm như vậy để khi chương trình chạy thì toàn bộ tải trọng liên quan sẽ được tính cho tiết diện lúc chưa bị ăn mòn: self weight, buoyancy, marine growth, wave/current load, etc. Còn lúc kiểm tra code check thì nó sẽ kiểm tra cho tiết diện đã bị ăn mòn.
    Cheers! :)
     
  19. pirlovn

    pirlovn New Member

    Tham gia ngày:
    3/1/13
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Cách bạn BrianNg làm không khác gì vói cách mà bạn Seastar làm cả :). Nếu muốn tính tải với tiết diện nguyên thi khai báo trong model bình thường với tiết diện nguyên không corrosion, rồi phần override làm trong một file post riêng để code check với tiết diện thay đổi. Mình nghĩ thế mới hợp ly.
    Ngoài ra nên chú là marine growth được coi như dead load nên contingency áp dụng với modelled structural weight thì đương nhiên cũng sẽ tính với marine growth này. Nên chú y giảm density nếu không muốn áp dụng factor với marine growth.
     
  20. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Chưa rõ ý trên của bạn pirlovn lắm. Tại sao lại phải giảm density (của marine growth) hay tăng factor? Có phải là khi override trong file post thì chương trình vẫn tính marine growth với OD ban đầu còn thực tế thì phải tính với OD đã trừ ăn mòn? Nếu vậy thì cứ khai báo theo cách nông dân của mình có gì không ổn không?
     

Chia sẻ trang này