Nên hay không nên học tiếp MBA?

Thảo luận trong 'Thông tin' bắt đầu bởi NoName, 15/8/12.

  1. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Thấy các bác bàn luận về chuyện học hành rôm rả quá, nên tôi mở topic này để anh em cùng vào bàn luận, trao đổi. Trước tiên mời các anh em đọc bài này. khà khà

    [h=2]1. Lúc nào nên đi học MBA[/h]
    Sinh viên tốt nghiệp đổ xô đi tìm học bổng thạc sĩ quản trị kinh doanh với hy vọng tấm bằng MBA sẽ giúp họ có thêm kiến thức kinh doanh hoặc có nhiều cơ hội làm quản lý. Đáng tiếc, đó hoàn toàn là một nhận định sai lầm!

    Trong cuốn sách giới thiệu về trường đại học danh tiếng Harvard của Mỹ có tên "Bên trong Đại học Harvard" xuất bản năm 1990, danh sách những người tốt nghiệp MBA tại trường được in rất dài. Giáo sư Henry Mintzberg, Đại học McGill đã tìm 19 người bất kì trong danh sách này và xem từ năm 1990 tới 2003 họ làm ăn ra sao. Kết quả rất đáng buồn: 10/19 người thất bại, kết quả kinh doanh của 4 người khác thì rất đáng nghi ngờ.

    Theo giáo sư Henry, hết năm nay, sẽ có hơn 100.000 sinh viên tại Mỹ và nhiều sinh viên trên khắp thế giới hoàn thành chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh. Liệu trong số những tân thạc sĩ này, có bao nhiêu người thành công nhờ tấm bằng MBA?

    Các chương trình MBA đang thu hút rất nhiều người ít thực tế kinh doanh và thiếu kinh nghiệm quản lý. Điều này đặc biệt đúng với sinh viên bởi họ nghĩ họ không phù hợp để làm kinh doanh ngay khi tốt nghiệp đại học nên học MBA để lấp lỗ hổng ấy.

    Suy nghĩ đó rất sai lầm. Giáo sư Henry đã minh họa bằng việc chỉ ra việc học của một sinh viên tốt nghiệp đại học khi tham gia vào khóa học MBA. Nếu học về những lý thuyết, những quy luật kinh tế thì sinh viên này biết. Nhưng ngay khi bàn về việc áp dụng thực tế thì sinh viên này "ngọng". Các công ty là một tổ chức phức tạp, việc quản lý chúng không chỉ nằm trong lý thuyết!

    Theo Sinh Viên Việt Nam, thực chất, chương trình MBA là một khóa học về quản lý và hoạch định chiến lược kinh doanh. Không có nhiều người trở thành nhà quản lý giỏi khi học xong lớp học đó.

    Giáo sư Henry đã đưa ra một lời khuyên với các sinh viên vừa tốt nghiệp ĐH: "Nếu bạn thực sự quan tâm tới việc quản lý, không quan tâm tới bằng cấp thì bạn nên đi làm để lấy thực tế. Hãy tìm một công việc trong một ngành bạn thích và gắn bó với nó. Hãy thể hiện bản thân, bạn sẽ nhanh chóng đề bạt tới vị trí quản lý. Đó mới chính là lúc bạn nên học về quản lý, học MBA."

    "Cố gắng đào tạo những người chưa bao giờ kinh doanh còn tệ hơn cả việc lãng phí thời gian. Khi có thực tế kinh doanh thì học MBA mới hiệu quả!", giáo sư Henry khẳng định (Theo-Ngoisao)

    [h=2]2. Bằng cấp và CEO[/h] Thống kê cho thấy CEO không có bằng cấp thường có thu nhập cao hơn CEO có bằng cấp?

    Một nghiên cứu về mối tương quan giữa trình độ học vấn và mức độ thành công của các CEO (giám đốc điều hành) được nhóm ba giáo sư Jalbert, Rao và Jalbert công bố trên tập san Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh quốc tế (Mỹ) tiết lộ nhiều chi tiết thú vị.

    Nhóm nghiên cứu tập hợp dữ liệu của 800 CEO từ nhiều tập đoàn đa quốc gia được liệt kê trên tạp chí Forbes. Hầu hết các CEO có ít nhất là trình độ đại học, trong đó một nửa có trình độ sau đại học. Nhóm nghiên cứu áp dụng các phép thống kê kiểm tra trong bộ môn phương pháp nghiên cứu và đi đến kết luận bất ngờ: CEO không có bằng cấp thường có thu nhập cao hơn CEO có bằng cấp.

    Tuy nhiên, nghịch lý là nhà tuyển dụng CEO (ban quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, chủ sở hữu công ty...) lại thường thích chọn các CEO có trình độ học vấn cao hơn. Nghịch lý này ở các tập đoàn toàn cầu xét ra không quá khác biệt so với “truyền thống” chuộng bằng cấp của các nhà tuyển dụng Việt Nam.

    Nhiều bằng cấp = nhiều của cải?

    Theo mô hình của những hệ thống giáo dục phổ biến nhất, ba cấp học chính gồm cử nhân (4 năm đại học), thạc sĩ (khoảng 2 năm sau cử nhân) và tiến sĩ (khoảng 4 năm sau thạc sĩ). Sự phân bố ba loại bằng cấp đó giống như hình tháp, với tiến sĩ ở vị trí cao nhất và cũng là học vị cao nhất trong hệ thống giáo dục đại học.

    Nếu chỉ suy diễn giản đơn từ công thức trên thì rõ ràng tiến sĩ phải kiếm nhiều tiền hơn thạc sĩ, thạc sĩ phải kiếm nhiều tiền hơn cử nhân vì thời gian và chất xám bỏ ra cũng trải dài tương xứng theo sơ đồ hình tháp. Thế nhưng, đây chính là sai lầm lớn nhất của nhiều sinh viên học sinh, kể cả phụ huynh trong việc định hướng nghề nghiệp và đề ra chuẩn thành công cho con cái.

    Nếu chỉ đo sự thành công bằng giá trị của đồng tiền và thời gian hao tốn sinh ra của cải thì ở Mỹ làm chủ tiệm nail được xem là thành công hơn làm một kỹ sư; ở Việt Nam làm chủ quán nhậu sẽ thành công hơn làm một giảng viên đại học.

    Thành công trong kinh doanh hay học vấn không thể chỉ được định nghĩa bằng số lượng tài sản hay những tấm bằng, mà là quá trình thay đổi tư duy và nhận thức lâu dài nhằm đem đến những thành tựu mang tính chiến lược và bền vững.

    Thực chất bằng cấp càng cao đơn thuần là nhận thức, hiểu biết về chuyên môn càng sâu rộng. Sự sâu rộng này không luôn đồng nghĩa với việc tạo ra thật nhiều của cải tiền bạc. Mục đích của việc học không phải chỉ để kiếm thật nhiều tiền. Học là để đạt được một lượng kiến thức chuyên môn nhất định và cần thiết để hành nghề.

    Không chỉ vậy, học còn là một quá trình thay đổi nhận thức và trở thành một con người tốt hơn. Còn học thuật ở mức độ hàn lâm (từ sau đại học) là để trở thành một nhà khoa học và tìm hướng đi mới trong lĩnh vực mình nghiên cứu.

    Các chương trình đào tạo tiến sĩ nhằm cho ra đời một lực lượng khoa học tinh hoa cho các trường đại học và viện nghiên cứu. Do vậy, số lượng tiến sĩ rất thấp so với mặt bằng dân số. Ngay cả cường quốc về nền giáo dục đại học như Mỹ, số lượng người có bằng tiến sĩ chỉ khoảng 1% dân số. Điều này càng dẫn đến suy nghĩ sai lầm tiến sĩ là “cái đầu to” của xã hội, mà “cái đầu to” thì phải giàu, giỏi và thành công.

    Tuy nhiên, định nghĩa sự “giỏi” của một nhà khoa học và một doanh nhân rất khác nhau: doanh nhân giỏi khi tối ưu hóa lợi nhuận cho công ty, còn nhà khoa học giỏi khi tìm ra phát minh mới cho ngành nghiên cứu. Thật khập khiễng khi đem so sánh của cải của một người bỏ ra 20 năm chỉ để tìm cách nhân rộng khối lượng tài sản, và một người mất 20 năm chỉ chuyên nghiên cứu một loài bướm ở châu Phi.

    Sự ngộ nhận giữa bằng cấp và thành công

    Những mẫu người hùng “bỏ học tay trắng thành tỉ phú” như Roman Abramovich hay “CEO không bằng cấp” kiểu Bill Gates, Michael Dell không thật sự quá phổ biến như giới truyền thông thường huyền thoại hóa và tô vẽ. Đó chỉ là phần nổi gây sự chú ý của tảng băng lớn vì tính “gây sốc” của nó.

    Hơn nữa, trình độ học vấn của các nhà điều hành ngày càng được nâng lên rất nhiều trong điều kiện kinh doanh hiện nay, một môi trường khắc nghiệt đòi hỏi kiến thức chính quy và đào tạo bài bản. Chỉ xét ở bảng xếp hạng 100 người giàu nhất Việt Nam năm 2010, chúng ta dễ dàng nhận thấy khoảng 70% có trình độ đại học, gần 20% sau đại học, chỉ phần ít còn lại có trình độ trung cấp hoặc trung học.

    Không thể phủ nhận bản lĩnh và tài năng đáng khâm phục của các CEO chưa từng qua đào tạo chính quy nhưng đủ sức đưa con thuyền của họ chiếm lĩnh thị trường. Họ xứng đáng được tôn vinh hơn nhiều lần so với những CEO may mắn được lĩnh hội một nền giáo dục bài bản. Tuy nhiên, đây không nên là một ví dụ điển hình duy nhất của sự thành công không bằng cấp.

    Sự thần kỳ hóa này vô hình trung làm sai lệch nhận định trong giới trẻ về tương quan học vấn - thành công. Trái lại, các “CEO không bằng cấp” khi đạt đến một thành công nhất định thường nhấn mạnh tầm quan trọng của nền kinh tế tri thức và khuyên giới trẻ không nên đi theo con đường của họ. Sai lầm nguy hiểm nhất trong sự ngộ nhận giữa bằng cấp và thành công là nó khuyến khích một bộ phận giới trẻ chứng minh chân lý “không cần học vẫn thành công” (theo tuổi trẻ)
     
  2. Fake_PhD

    Fake_PhD New Member

    Tham gia ngày:
    19/7/12
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Đó là câu chuyện ở xứ tây thôi Noname, không áp dụng vào VN ở thời điểm hiện nay được đâu. Bác không thấy các sở, ban, ngành, địa phương từ quan cấp xã đến quan cấp huyện, tỉnh đua nhau mua sắm bằng cấp nào là GS, TS, TSKH bèo cũng là thạc sỹ để tìm đường thăng quan tiến chức đấy thôi. Ở các nước phát triển người ta phân ra rõ ràng người đi theo ngành học thuật, người đi theo ngãnh kỹ thuật, kinh doanh, chính trị v.v... rât rõ ràng. Những người đi theo ngành học thuật thì sản phẩm là trí tuệ, là các nghiên cứu khoa học và phát minh phục vụ cho phát triển công nghệ còn ở xứ ta thì lẫn lộn tùng phèo. Kiếm cho mình một cái MBA made in Vietnam cũng oai ra phết, ai ở quê đem về khoe nó cũng tương đương học vị Thám hoa ngày xưa (chỉ dưới Tiến sỹ) thì đúng là hoành tráng thật. :D
     
  3. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Sự thật là:
    Bill gate, abramovich bỏ học đại học để sớm kinh doanh ---> thành công.
    Đua đòi theo bỏ học đại học --->đi quét rác hoặc phu hồ hoặc tương đương để sống :))
     
  4. o0o

    o0o Member

    Tham gia ngày:
    7/6/12
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    To bác Fake_PhD,
    Em thì cũng chỉ là kỹ sư quèn tự cày tự cuốc chứ cũng chẳng có điều kiện để học thạc sỹ hay tiến sỹ gì cả, tuy nhiên em đọc cái comment của bác về học vị mà thấy chối tai và bất bình thay cho các bác đã khổ công để có được tấm bằng sau đại học.
    Bác cho rằng ở VN người ta học sau đại học chỉ để tìm cơ hội thăng quan tiến chức rồi giải quyết khâu oai...? Bác đang nhìn vấn đề quá thiển cận và hình như là ghen tức/đố kỵ với những người xung quanh bác đã hoạc đang theo học sau đại học? xin lỗi vì em nói thẳng!. Cái này chỉ đúng ở một số trường hợp thôi.
    Mọi thành tựu của con người để đạt tới chất lượng cuôc sống như ngày nay là nhờ khoa học. Nếu không có những người làm nghiên cứu thì lấy đâu ra những cái đó. Xin nói luôn là người có học vị thạc sỹ, tiến sỹ thì chưa chắc đã thành công trong NCKH, tuy nhiên nếu ko học sau đại học thì chắc chắn là anh chẳng đóng góp được gì cho Khoa học hết.
    Ở ta có biết bao nhiêu nhà khoa học chân chính (điển hình như GS.PKH...) cống hiến cho khoa học cả cuộc đời, người ta sống giản dị. Sao bác dám đổ đồng là ở VN học để cơ hội, để ra oai???
    Tôi nói thật, tôi ko có điều kiện để học sau đh là tôi nhận tôi thua những người có học cái đó về trí tuệ, phương pháp luận và một số cái khác (kinh tế thì chưa chắc ;;)).
    Người có bằng thạc sỹ, tiến sỹ... nếu không hơn ta về cái này thì sẽ hơn ta về cái khác. Đơn giản là cùng sống trong một qui luật như nhau mà họ sắp xếp được thời gian, công sức để học được SdH để oai hơn ta là họ hơn ta rồi!!!
    Câu trả lời của tôi cho câu hỏi của chủ đề là: Nếu có điều kiện và đủ khả năng săp xếp được thì học bất cứ khóa đào tạo nào cũng tốt.
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/8/12
  5. BrianNg

    BrianNg Moderators

    Tham gia ngày:
    24/5/12
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Đồng ý với o0o, không thể đánh đồng tất cả những người đang theo học hoặc sắp sửa theo học SDH là đều vì mục đích thăng quan tiến chức được. Có rất nhiều những người đang làm khoa học thực sự ở VN, họ hy sinh tuổi trẻ, sức khỏe và những niềm vui khác để cống hiến cho khoa học. Nhắc tới những người như GS. Phạm Khắc Hùng hay PGS. Phan Ý Thuận, PGS. Vũ Uyển Dĩnh, ... họ xứng đáng nhận được ít nhất một lời tri ân từ những học trò của họ là chúng ta - những người đang gắn sự nghiệp của mình với biển. Bên cạnh đó còn vô số những người làm khoa học chân chính khác không tốt nghiệp từ DHXD hay các trường DH khác trong và ngoài nước. Tuy nhiên có một thực tại đáng buồn phải hỏi lại chính anh em chúng ta là chúng ta đang ở đâu trên bản đồ khoa học khu vực DNA và thế giới? Câu trả lời là ở rất sâu ở nửa sau các bạn ạ. Tại sao lại như vậy? Vì chúng ta kém tài hay vì chúng ta không thực sự đầu tư cho khoa học hay cách làm khoa học của chúng ta có vấn đề?? Cảm ơn các bạn rất nhiều với chủ đề này.
     
  6. Fake_PhD

    Fake_PhD New Member

    Tham gia ngày:
    19/7/12
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Hahaha... :D :D các cô các cậu đang đánh hội đồng tôi đấy à?Hi o0o,bạn kiểm tra lại xem tôi có nói là tất cả những người có bằng cấp GS, TS ở VN là vì giải quyết khâu oai hay vì thăng quan tiến chức bao giờ đâu nhỉ? Tôi còn nói là ở VN bây giờ thật giả lẫn lộn, người làm khoa học thực sự thì nhận lương ba cọc ba đồng không sống bằng khoa học được. Anh nào ngoài giỏi khoa học còn giỏi cả khâu quan hệ với các ban, bộ, ngành thì còn có những đề tài cấp bộ, cấp nhà nước để mà còn có tiền đề tài tương đối đáng kể chứ những người có khả năng làm khoa học thật sự nhưng không tốt trong khâu quan hệ thì sống lay lắt lắm mà số này thì chiếm đa số trong giới khoa học chân chính. Bạn nói tôi ghen ăn tức ở hả?? :D Tôi đâu có rảnh rỗi mà làm như vậy, nếu các cô các cậu yêu khoa học thực sự thì tôi hoàn toàn ủng hộ chứ nhưng con tôi tôi không bao giờ ép chúng phải học bằng này cấp nọ, hãy để mọi thứ đi và đến tự nhiên. Như Brian nói, thực trạng khoa học của VN thế nào hiện nay các cô các cậu đều biết cả rồi đấy. Nếu chưa biết thì bỏ ngành dầu khí về các địa phương, ban ngành sẽ thấy trình độ sau đại học hay cái bằng của người ta có đang được sử dụng đúng mục đích hay không?
     
  7. SteelMan

    SteelMan Moderator

    Tham gia ngày:
    9/8/12
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    Có nên học MBA không? Theo ý kiến của tôi thì học thêm được gì hay như MBA thì lúc nào cũng nên. Nhưng câu hỏi cần phải tự trả lời là “học MBA để làm gì?” Cái này hoàn toàn phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tại mỗi người, Ưu tiên của của cá nhân và tùy nơi sinh hoạt.

    Ở VN, bằng cấp được xem trọng hơn là kinh nghiệm. Trong khi ở nước phương Tây phương, kinh nghiệm được xem trọng hơn bằng cấp. Do vậy ở VN hay có vụ bằng giả, bằng rỡm, học thuê..... Ở nước ngoài thì hay dối trá về kinh nghiệm. Mặc dù nếu có được MBA của các đại học danh tiếng như Harvard, Oxford thì dù ở đâu cũng sẽ vẫn được trọng dụng.

    Học MBA sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống hàng ngày trong suốt quá trình học. Phải hy sinh nhiều thứ bạn đang thụ hưởng (không có thời gian chơi thể thao, du lịch, nhậu nhẹt với bản bè). Nhưng theo kinh nghiệm cá nhân, MBA sẽ thay đổi quan niệm của bạn về công việc, và đời sống. Bạn sẽ có nhiều tham vọng hơn, chắc chắn sẽ tự thay đổi việc làm, và cũng sẽ có nhiều thất vọng nếu không đạt được.

    Có nhiều người nói, nếu bạn có MBA nhưng chưa thành công được (chắc là thành công lớn, hoặc trở thành xếp nhớn) trước tuổi 40, thì xem như là đã thất bại. Nhưng thành công lớn là gì? Mỗi một người một tiêu chuẩn khác. Cho đến khi bạn đến tuổi 50-60, bạn sẽ thấy có sức khoẻ là một thành quả lớn, một đầu tư lâu dài từ lúc trẻ.

    Theo tôi nghĩ thì nên học MBA nếu có đủ thời gian, tiền bạc và khả năng (nếu bạn không có sự lựa chọn khác khả thi hơn). Có MBA thì được nhiều hơn là không có, nếu đã định hướng về quản lý, và đã có khá nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này (hoặc ít ra cũng hiểu về quản lý của mình hơn, áp dụng vào quản lý cuộc sống bản thân). Học MBA cũng để kết nối mạng lưới bạn bè, đặc biệt những người hoạt động trong công việc quản trị cao cấp, chắc sẽ có lợi trong tương lai. Thực tế cho thấy ở VN, người có MBA cơ hội tranh các vị trí cao cấp cũng tốt hơn nhiều.

    Hiên nay, Ở VN có nhiều tổ chức cộng tác với các trường quốc tế dạy MBA, full-time hay part-time hay online đều có cả. Không phải tất cả các trường đào tạo MBA đều không tốt, cũng có nhiều trường cũng rất nghiêm túc. Nên nghiên cứu và khảo sát cẩn thận trước khi quyết định. Vấn đề này đã được bàn thảo sôi động trên các Forum. Một số ĐH bị nghi ngờ cũng được nêu đích danh trên các Forum hay Blog. Nhiều trường quản cáo là đã được chứng nhận, nhưng thật ra chỉ được chứng nhận đến bằng cấp thấp hơn, không phải MBA. Nhiều ĐH chỉ có cơ sở vật chất rất kém, thường hay lấy tên dễ nhầm lẫn với các ĐH khác, .. A em hãy tránh xa các tổ chức nói là đóng tiền đi là sẽ có bằng, có gì chúng tôi sẽ giúp đỡ, .. Các tổ chức này hiện diện khá nhiều ở VN.

    Vài ý kiến trao đổi, anh em cùng bàn luận.
     
  8. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Theo tôi thì có đủ đk đủ thời gian, bố trí sắp xếp được thì học sau đại học thôi.
    Còn về MBA nói riêng thì cũng thấy có nhiều trường đào tạo, tuy nhiên học cái ông MBA này là tốn kém. Mình có ông bạn học khoảng một năm là xong, học tại VN và nhận bằng bên Malay. Không nhớ rõ trường này nhưng họ đào tạo ở VN, sau mỗi học phần thì viết thu hoạch --->cấp chứng chỉ cho học phần đó, học đủ số học phần thì cấp bằng, chẳng có luận văn luận veo gì cả.
     
  9. BrianNg

    BrianNg Moderators

    Tham gia ngày:
    24/5/12
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Chia sẻ một ít kinh nghiệm bản thân tôi cũng đã học qua 1 khóa MBA của DH BKHN mở và thấy đúng là khóa học đã cung cấp một lượng kiến thức khá toàn diện cho người học. Đặc biệt nếu người học là người làm kỹ thuật thi sẽ có được những hiểu biết rất mới mẻ về quản lý tài chính, quản lý sản xuất, marketing, kế toán, etc. Những kiến thức này rất cần thiết nếu sau này học viên tham gia vào các ban quản lý dự án, tham gia trực tiếp vào các công việc như đánh giá hiệu quả đầu tư, lập dự án đầu tư, quản lý hợp đồng, đấu thầu, xét thầu, etc. Tuy nhiên cá nhân tôi đánh giá kiến thức chuyên môn (kỹ thuật) vẫn là quan trọng nhất, bởi đa số những người làm trong các PMT đề xuất thân từ dân kỹ thuật. Nếu bạn không chứng minh được khả năng chuyên môn thì rất khó để có chân trong các PMT này trừ khi bạn thuộc dạng "gửi gắm".
     
  10. SteelMan

    SteelMan Moderator

    Tham gia ngày:
    9/8/12
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    Theo search google thì:

    I. Một số khóa MBA quốc tế nổi bật

    1- Khóa đào tạo Thạc sĩ QTKD MBA tại Việt Nam của ĐH Tổng hợp Hawaii
    - Chương trình thiết kế theo tiêu chuẩn của tổ chức Quốc Tế AACSB (chỉ dành cho 25% những trường QTKD hàng đầu tại Mỹ).
    - Điều kiện theo học: 500 điểm TOEFL; 450 điểm GMAT, vượt qua cuộc phỏng vấn của các giáo sư, có kinh nghiệm làm việc.
    - Thời gian học: 2 năm
    - Học phí: 16.000 USD, ưu đãi 10-50% cho những sinh viên xuất sắc.
    - Thông tin tham khảo: http://www.hsb.edu.vn/VEMBA.htm

    2- Chương trình Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh - MBA của ĐH RMIT
    - Áp dụng chương trình hiện tại của RMIT ở Úc.
    - Điều kiện theo học: bằng cử nhân; TOEFL- iBT 92 hoặc IELTS 6.5; kinh nghiệm làm việc.
    - Học phí: 15.050 USD/khóa (chương trình bán thời gian – 2 năm) hoặc 15.410 USD/khóa (chương trình toàn thời gian – 1 năm)
    - Thông tin tham khảo: http://www.rmit.edu.vn/postgraduate.php?pid=3

    II. Một số chương trình đào tạo MBA liên kết
    - ĐH Hà Nội - ĐH La Trobe (Úc): Lệ phí nhập học 30 USD, học phí 6.400 USD/khóa.
    - ĐH Quốc gia Hà Nội - ĐH Impac (Mỹ): học MBA bằng tiếng Anh lẫn tiếng Việt, khóa học tổ chức tại Hà Nội: 8.500 USD, tại TP.HCM: 9.000 USD/khóa.
    - ĐH Kinh tế TP.HCM - Phòng Công nghiệp Paris (Pháp): Lệ phí hồ sơ: 300.000đ, học phí 5.000 USD/khóa.
    - ĐH Bách Khoa TP.HCM – Trường Đào tạo về Quản lý Maastricht (Hà Lan): Học phí 9.500 USD/khóa.
    - ĐH Ngân Hàng TP.HCM – Trường Đại học Bolton (Anh): học phí 4.350 bảng Anh/khóa.
    - ĐH SCUPS - ĐH Bách khoa Hà Nội đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh. Văn bằng do SCUPS cấp theo tiêu chuẩn các trường đại học Mỹ. Thời gian học từ 18h đến 20h30', kéo dài 18 tháng. Lệ phí 5.000 USD.

    Giá cả, lịch học chính xác đề nghị liên hệ các trung tâm đào tạo.

    Mời anh em thảo luận thêm "Có nên học thạc sỹ kỹ thuật"/ "thạc sỹ công trình biển không?" tại sao?
     
  11. SAO BIEN

    SAO BIEN Banned

    Tham gia ngày:
    31/8/12
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Mình có bết thêm 1 chương trình MBA quốc tế nữa nè các bạn. Đó là chương trình MBA của đại học Nam Columbia Hoa Kỳ của Hội Khuyến học Việt Nam. Chương trình này có từ năm 2002 và đến nay đã đào tạo được trên 2000 học viên cả trong Nam & ngoài Bắc. Đây là chương trình từ xa nhưng ngoài thời gian học online còn có cả thời gian học cùng trợ giảng người Việt từ 2 đến 3 buổi nữa. Ngoài ra đây là chương trình học từ xa duy nhất được Bộ giáo dục VN công nhận. Mình liệt kê thêm thông tin chi tiết ra để các bạn tham khảo nhé:

    Thời gian học: 18 tháng bao gồm 12 môn học
    Địa điểm học : 67B cửa Bắc, Hà Nội hoặc số 7 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q 1, tp HCM.( mỗi tuần học từ 2 đến 3 buổi cùng trợ giảng Việt nam)
    Ngoài chương trình MBA tổng hợp còn có 6 chuyên nghành khác nữa là :
    • MBA – Tài chính
    • MBA – Quản trị chăm sóc sức khỏe
    • MBA – Quản trị Nguồn nhân lực
    • MBA – Marketing
    • MBA – Quản trị Dự án
    • MBA – Hành chính Công
    Ngôn ngữ học tập : Tiếng Anh
    Bằng do đại học Nam Columbia (Hoa Kỳ) cấp.
    Tuyển sinh 2 khóa/1 năm
    Học phí 7992$ áp dụng cho khóa học sắp tới vào tháng 10 ( học phí thể đóng làm 2 lần)

    Các bạn có thể tham khảo đường link sau để xác nhận thông tin nhé

    http://citc.edu.vn
    http://www.columbiasouthern.edu
    http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20...uoc-ngoai.aspx
     
  12. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Đầu tư cho sự nghiệp thời khủng hoảng

    Trong thời buổi kinh tế khó khăn, bạn có thể chần chừ khi tiêu tốn thời gian và tiền bạc vào việc nâng cao chuyên môn, phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên, có một số khoản đầu tư đáng để bạn thử sức.

    Dưới đây là 6 cách đầu tư cho sự nghiệp thời khủng hoảng bạn có thể cân nhắc:

    Học cao hơn

    Bạn có thể học thêm văn bằng 2, học cao lên đại học, thạc sĩ hay thậm chí là tiến sĩ. Patti Wilson, CEO của CareerCompany.com ở thung lũng Silicon, Mỹ, cho biết: “Chúng ta đang sống trong cuộc cạnh tranh toàn cầu. Một tấm bằng cao có thể giúp bạn thăng tiến hay dễ dàng chuyển đổi giữa các lĩnh vực”.

    Đặc biệt, đối với những nhân viên trẻ, bằng cấp cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển bản thân cũng gia tăng giá trị cho bản CV của mình.

    Noname comment: Như vậy anh em nào đang băn khoăn nên đi học MBA, hoặc học Thạc sỹ kỹ thuật thì cũng nên đi, không được cái này cũng được cái kia.

    Tích lũy các chứng chỉ


    Công nghệ, quản lý dự án, nhân sự là một vài lĩnh vực mà chứng chỉ có thể tạo điều kiện giúp bạn phát triển nghề nghiệp. Ngoài ra, chứng chỉ còn có ưu điểm là thời gian học ngắn và tiết kiệm tiền bạc hơn các chương trình học cao.

    Noname comment: Quá đúng, rảnh rỗi đăng ký đi học thêm chứng chỉ quản lý nhân sự, đấu thầu, quản lý dự án, biết đâu có lúc lại dùng đến, có cơ hội sang ngang cũng hay.

    Học ngoại ngữ

    Như đã đề cập, chúng ta đang trong quá trình toàn cầu hóa. Bạn có thể tìm và làm việc ở các công ty nước ngoài, thậm chí ở nước ngoài. Yếu tố quan trọng khi làm việc ở một nền văn hóa khác là ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp. Vì vậy, hãy trau dồi kỹ năng ngoại ngữ bằng cách tham gia các khóa học ngoài giờ làm việc. Chỉ cần biết thêm một ngoại ngữ, bạn sẽ có thêm nhiều lợi thế để tiếp cận các cơ hội nghề nghiệp mới.

    Noname comment: Thời buổi này nếu kém ngoại ngữ thì sau này có "xèng" nhiều làm sao mà đi du lịch đây đó, ngoài ra học thêm ngoại ngữ để thỉnh thoảng nghe người nước ngoài nó "chửi" mình như thế nào, chứ lúc nào nghe tụi nó nói cũng cười và "Yes", "ok" thì ....đúng là dở hơi.

    Xây dựng thương hiệu trực tuyến


    Trong thời đại “số” như hiện nay, có một “ngôi nhà ảo” là điều cần thiết. Bạn có thể lập một website cho riêng mình, hoặc xây dựng trang mạng xã hội, blog chuyên nghiệp, được cập nhật thường xuyên. Đồng thời, hãy giám sát sự xuất hiện online của bạn để đảm bảo nhà tuyển dụng không tìm thấy những thông tin tiêu cực về bạn. Hoạt động này đòi hỏi nhiều thời gian hơn tiền bạc.

    “Có thể hiện tại xây dựng thương hiệu trực tuyến vẫn còn là một sự lựa chọn, bạn có thể có hoặc không có nhưng chỉ vài năm nữa thôi, nó sẽ trở thành điều đương nhiên”, Wilson nêu ý kiến về sự cần thiết của thương hiệu trực tuyến.

    Noname comment: đúng quá đi còn gì nữa, thì mọi người vẫn chơi facebook, blog đấy thôi.

    Tìm người cố vấn


    Sẽ đơn giản và sáng suốt hơn khi có người tin cậy giúp bạn đưa ra những quyết định “thông minh” trong sự nghiệp. Đối với một số người, dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp là lựa chọn tốt nhất. Trong khi những người khác lại tìm kiếm lời khuyên, tư vấn từ những người thân quen. Cách tiếp cận tốt nhất phụ thuộc vào việc bạn cần sự trợ giúp chuyên sâu đến đâu. Vì vậy, tùy vào tình hình thực tại mà bạn có thể tìm người cố vấn phù hợp nhất.

    Noname comment: Cái này phải lưu ý mới được.
    Tham gia các câu lạc bộ, tổ chức chuyên nghiệp trong lĩnh vực


    Các hiệp hội, câu lạc bộ nghề nghiệp đòi hỏi cả thời gian và tiền bạc nhưng đây là một cách hay để gặp gỡ mọi người trong cùng lĩnh vực của mình nhưng làm việc ở các công ty khác nhau.

    “Tham gia hoạt động ở các tổ chức đó, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm, kỹ năng giá trị, đồng thời được cập nhật kiến thức chuyên nghiệp cũng như thông tin tuyển dụng mới”, Libby Pannwitt, người thành lạp công ty tư vấn Work Life Design Group ở California, Mỹ, nói.

    Noname comment: A em tham gia hội Xây dựng Công trình biển, 4room offshore, chăm chăm viết bài, trao đổi, tranh luận chính là cái này chứ còn gì nữa? phải không nhỉ?Libby Pannwitt chỉ được cái nói đúng. khà khà

    Vũ Vũ
    Theo Monster
     
  13. DinhHieu_52CB2

    DinhHieu_52CB2 New Member

    Tham gia ngày:
    30/7/12
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Cái này thì khó mà tranh luận chính xác được có cái bằng thực sự thì cảm thấy an tâm hơn.Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều người chẳng có bằng MBA nhưng họ vẫn thành công.Thành công ở đây là tạo ra hàng hóa của cải cho xã hội tiêu dùng chứ không phải là buôn bán ma túy ,chất cấm v..v và làm ăn gần như hợp pháp nhất.Dùng từ gần nhất vì khó mà có ai hoàn hảo có sai sót nhưng không đáng kể.Lúc đó người ta sẽ nói rằng bằng MBA đối với tôi có hay không không quan trọng.Nhưng cũng đừng vội kết luận họ không có kiến thức !!!!!Nếu không có kiến thức mà để làm ăn gần như hợp pháp mà đánh bật được những người có học là điều không tưởng .Nhiều người thành công vì học được những thứ MBA đã dạy họ sẽ nói rằng bằng MBA là rất quan trọng.Nó không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà trên toàn thế giới ngay cả nước Mỹ ,Trung Quốc hay bất kì nơi nào khác.Bản danh sách những người giàu nhất của họ luôn có sự pha trộn giữa người có học và người không học
    Nhưng vì sao người khác luôn khuyến khích học mặc dù không học vẫn đảm bảo thành công?Bởi vì đa số những người trẻ mới ra trường sẽ làm công việc chuyên môn chứ không phải là quản lí.Mà đã làm công việc chuyện môn thì cũng yêu cầu bằng cấp và kiến thức ở mức độ nhất định nhưng không quá cúng nhắc.Và tất nhiên cuộc sống này luôn có những trường hợp ngoại lệ Bill Gate ,Mark,Job v..v làm tất cả những sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc.tiến sỹ về nghành khoa học máy tính phải ngưỡng mộ mặc dù họ không phải là sinh viên nghành máy tính thực sự
    Vì thế theo ý kiên cá nhân thì mỗi người sẽ có 1 mục đích theo đuổi riêng và biết mình ở đâu.Cũng nên quan niệm rằng có bằng MBA sẽ nâng cao được kiến thức nhưng điều đó không có nghĩa rằng nó sẽ đảm bảo chắc chắn cho một thành công.Trên thực tế rất nhiều người đã có bằng MBA cũng chỉ là một nhân viên bình thường.Lời khuyên và các lời tư vấn cũng chỉ là kim chỉ nam còn quyết định học hay không là nằm ở mỗi người ^_^Ai rồi cũng có đích đến cho chính mình còn cách làm có người đi theo đa số con đường những người khác đã làm .Và cũng có người làm theo cách mà riêng mình đã chọn
     
  14. BrianNg

    BrianNg Moderators

    Tham gia ngày:
    24/5/12
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Tôi thích cách nhìn nhận vấn đề của bạn Hiếu!
     
  15. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Mình thì nghĩ đơn giản: thích và sắp xếp được thì học, không thì thôi.
     
  16. SteelMan

    SteelMan Moderator

    Tham gia ngày:
    9/8/12
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    Không có gì là chắc chắn trong nền kinh tế hiện nay và bạn phải bắt kịp với những thay đổi.
    Điều đó có nghĩa là tiếp tục học tập, mở rộng kỹ năng và sáng tạo để có thêm kinh nghiệm ngoài việc không ngừng duy trì và phát huy năng suất, hiệu quả làm việc của mình.
     

Chia sẻ trang này