Liên kết Jacket và Skidway

Thảo luận trong 'CTCĐ – Jacket/Topside Project and Compliant Tower' bắt đầu bởi Real, 12/4/13.

  1. Real

    Real New Member

    Tham gia ngày:
    7/9/12
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Dear Các Anh,
    Các bác cho em hỏi, sau khi đưa Jacket lên barge bằn phương pháp kéo trên dầm trượt, Jacket sẽ được liên kết với Skidway (dầm trượt) hay barge như thế nào ạ.
    Ở ảnh bên dưới, hình như là Seafastening đã được tháo, ngoài thiết bị này ra còn thiết bị hay phương pháp nào khác.
    Hình
    Lauching.jpg
    Hinh
    551723_405975576092204_308136051_n.jpg
     
  2. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Jacket và Skidway thì chẳng có một liên kết nào cả, ngoại trừ một tấm Retaining plate có thể dùng hoặc không, nhưng nó là tiểu tiết. Giữa Skid-way trên sà lan và Skid-shoe (phần Gỗ ở Launch Truss) có một lớp mỡ để giảm ma sát lúc chân đế trượt trên Skidway.
    Khi chân đế Loat-out xong nằm trên sà lan thì có cố định giữa chân đế và sà lan (Sea-fastening) bằng các thanh Bracing (thanh Bracing có hai đầu, một đầu hàn vào kết cấu chân đế và đầu kia hàn chống xuống mặt boong sà lan tại vị trí tăng cường). Trước khi Launching thì các thanh này cắt bỏ.
    Câu hỏi thứ 2 của ông bạn thì mình không hiểu là ý muốn gì?
    have fun
     
  3. Real

    Real New Member

    Tham gia ngày:
    7/9/12
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Cảm ơn Ad, câu hỏi số hai là ngoài Seafastening để liên kết Kết cấu và barge, người ta còn dùng phương pháp hay cách thức nào khác để giữ ổn định kết cấu trên barge trong quá trình vận chuyển.
    Bác có ảnh của thiết bị retaining plate, gửi cho e xem qua chút.
    thanks a lot.
     
  4. Barce

    Barce Member

    Tham gia ngày:
    14/10/12
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Ơ, Jacket xuống biển tới nơi rồi mà không sơn chống ăn mòn sao?
    Để trơ ra như thế chả mấy chốc mà hư.
     
  5. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Câu trả lời đã rõ ràng, Chỉ cần hệ thống seafasterning để liên kết "Kết cấu" với Barge trong quá trình transportation.
    Ngoài ra với trong lượng bản thân của kết cấu thường rất lớn cũng sẽ tạo ổn định cho kết cấu trên barge.
    @Barce:
    với kết cấu Jacket, việc chống ăn mòn thường dùng phương pháp Anode hy sinh, hơn là phương pháp sơn phủ, có thể là lý do kinh tế hoặc là phương pháp anode hy sinh ưu việt hơn, bảo vệ tốt hơn sơn phủ bề mặt.
     
  6. admin

    admin Administrator

    Tham gia ngày:
    12/5/12
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Bổ sung thêm cho ACE một vài ý để clear vấn đề.
    Toàn bộ công tác chằng buộc phải được thực hiện sau khi hạ thuỷ xong khối chân đế và phải được hoàn thành trước khi đi biển. Đó là những kết cấu chính chịu cả tải trọng tĩnh và tải trọng động. Khi vận chuyển trên biển kết cấu được giả định rằng sà lan có thể gặp phải các điều kiện thời tiết nguy hiểm nhất theo con số thống kê trong khoảng thời gian dài. Theo đó, lực quán tính và lực tác dụng của môi trường phải được tính toán cho các gia tốc và các góc nghiêng, góc chúi của sà lan dự kiến trong các điều kiện biển thiết kế được dự báo trong 10 năm trở lại tương ứng với từng mùa và từng vị trí khác nhau.
    Trong việc xác định các tiêu chí này thì độ tin cậy của cửa sổ thời tiết ngắn hạn nên được xem xét. Khi các tải trọng là động thì các tác động lên kết cấu sà lan và chân đế phải được giảm thiểu để phù hợp với độ an toàn và hiệu quả kinh tế. Hệ thống chằng buộc phải được thi công lắp đặt theo đúng tính toán, thiết kế đã được phê duyệt bởi chủ đầu tư và đơn vị đăng kiểm hàng hải.
    Mục đích của việc lắp đặt các kết cấu chằng buộc là để phân bố đều tải trọng của chân đế lên hệ thống khung kết cấu của sà lan nhằm tạo sự ổn định tốt nhất cho sà lan trong quá trình vận chuyển trên biển.
    Ngoài ra, hệ thống chằng buộc cũng được thiết kế để có thể cắt bỏ dễ dàng trước khi thực hiện công tác đánh chìm khối chân đế nhằm giảm thiểu nhân lực, thiết bị thực hiện và tiết kiệm thời gian, chi phí cho quá trình thi công lắp đặt biển. Thông thường, việc thiết kế và chế tạo hệ thống chằng buộc cho chân đế trên sà lan cũng theo tiêu chuẩn với việc thiết kế và chế tạo chân đế tạo điều kiện thuận lợi cho nhà thầu thi công trong quá trình thực hiện công việc thi công lắp đặt biển theo hướng tinh giảm tới mức tối đa các phần việc phải thực hiển ngoài biển.

    Hình 1: Hình ảnh seafasterning
    Seafastening.jpg
    Hình 2: Hình ảnh seafasterning
    Seafastening-1.jpg
     

Chia sẻ trang này