Lịch sử quản lý dự án và các xu hướng quản lý trong tương lai

Thảo luận trong 'QLDA CTB – MANAGEMENT OFFSHORE PROJECT' bắt đầu bởi NoName, 19/10/12.

  1. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    [h=2]Lịch sử quản lý dự án và các xu hướng quản lý trong tương lai[/h] Từ thời kỳ cổ đại, việc xây dựng các công trình lớn như Kim tự tháp hay Vạn lý trường thành đã được coi là dự án, tuy nhiên vào thời điểm đó con người chưa ý thức được điều đó cũng như chưa có một lý thuyết nào về quản trị dự án. Mãi đến đầu thế kỷ XX, thuyết quản lý khoa học của Frederick Winslow Taylor (1856 – 1916) ra đời và là nguyên mẫu đầu tiên cho các công cụ quản lý dự án hiện đại, bao gồm cả cấu trúc phân chia công việc (WBS) và phân bổ nguồn lực.

    Quản lý dự án phát triển từ những ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau như xây dựng, kỹ thuật và quốc phòng. Ở Hoa Kỳ, hai ông tổ của quản lý dự án là Henry Gantt, được gọi là cha đẻ của kỹ thuật lập kế hoạch và kiểm soát, người đã cống hiến hiểu biết tuyệt vời của mình bằng việc sử dụng biểu đồ Gantt như là một công cụ quản lý dự án, và Henri Fayol người tìm ra 5 chức năng của quản lý, là cơ sở cho những kiến thức cốt lõi liên quan đến quản lý dự án và quản lý chương trình. Cả hai ông Gantt và Fayol đều được biết đến như là những học trò, theo trường phái lý thuyết quản lý theo khoa học, của Frederick Winslow Taylor.

    Những năm 1950, đánh dấu sự bắt đầu của kỷ nguyên quản lý dự án hiện đại. Quản lý dự án đã được chính thức công nhận là một ngành khoa học phát sinh từ ngành khoa học quản lý. Một lần nữa, tại Hoa Kỳ, trước những năm 1950, các dự án đã được quản lý trên một nền tảng đặc biệt bằng cách sử dụng chủ yếu là biểu đồ Gantt (Gantt Charts), cùng các kỹ thuật và các công cụ khác. Tại thời điểm đó, hai mô hình toán học để lập tiến độ của dự án đã được phát triển là “Phương pháp Đường găng” (Critical Path Method) và “Kỹ thuật đánh giá và xem xét chương trình/dự án” (Program Evaluation and Review Technique hay PERT). Những phương pháp này được đưa vào áp dụng đầu tiên và được phát triển bởi các dự án quân sự của Hải quân Hoa Kỳ. Sau đó, những thuật toán này đã lan rộng một cách nhanh chóng sang nhiều doanh nghiệp tư nhân.

    Năm 1969, viện Quản lý Dự án (PMI) đã được thành lập để phục vụ cho lợi ích của kỹ nghệ quản lý dự án. Những tiền đề của viện Quản lý dự án (PMI) là những công cụ và kỹ thuật quản lý dự án được chia sẻ bằng nhau giữa các ứng dụng phổ biến trong những dự án từ ngành công nghiệp phần mềm cho tới ngành công nghiệp xây dựng. Trong năm 1981, ban giám đốc viện Quản lý dự án (PMI) đã cho phép phát triển hệ lý thuyết, tạo thành cuốn sách PMBOK Guide mà chúng ta sử dụng ngày nay. Cuốn sách này chứa các tiêu chuẩn và nguyên tắc chỉ đạo về thực hành được sử dụng rộng rãi trong toàn bộ giới quản lý dự án chuyên nghiệp.

    Những xu hướng quản trị dự án trong tương lai

    1. Quản trị nhân tài

    Khái niệm quản trị nhân tài (talent management) trước đây khá xa lạ, nhưng hiện nay, nó đã được xem là một trong những hoạch định chiến lược của công tác quản trị nhân sự tại các công ty. Như vậy, quản trị nhân tài tại Việt Nam đang là khuynh hướng tất yếu cho sự phát triển. Với nền kinh tế biến động, việc quản lý tốt nguồn nhân tài trong công ty là yếu tố cốt lõi cho sự phát triển, mang lại lợi thế cạnh tranh cho các công ty.

    2. Tăng cường kỹ năng lãnh đạo

    Các kỹ năng lãnh đạo, chẳng hạn như tư duy phản biện, trao đổi thông tin quan trọng và quản trị thay đổi tổ chức sẽ là những năng lực quản trị cấp thiết mang tính chiến lược cần được tinh thông, lão luyện.

    3. Phát huy sức mạnh Agile

    Phương pháp Agile (phát triển phần mềm linh hoạt) bắt đầu ra đời vào giữ những năm 90 với mục tiêu là phần mềm có khả năng mở rộng hay tiến hoá theo thời gian mà không cần phải làm lại từ đầu. Nhưng hiện nay Agile đã được áp dụng rộng rãi trong quản trị dự án và thu được những thành công đáng kể. Đây được coi là một trong những xu hướng sẽ phát triển mạnh trong những năm tới.

    4. PMP sẽ vấn tiếp tục giữ thế “Thượng phong”
    Tính đến thời điểm hiện nay với hơn 400.000 người có chứng chỉ này, PMP® sẽ tiếp tục là chứng chỉ dự án quản lý phổ biến nhất trên thế giới. Trong khi hầu hết các tổ chức sẽ tiếp tục hỗ trợ các giám đốc dự án trong thu nhập các thành tích hoạt động, thì kinh nghiệm thu được sẽ thậm chí chứng minh năng lực nhiều hơn chính chứng chỉ đó. (copy từ http://pma.edu.vn/blog/lich-su-quan-...ong-tuong-lai/ )
     
  2. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    [h=2]Sự tương đồng giữa ảo thuật gia và các nhà quản lý tài ba[/h] Các nhà quản lý dự án chuyên nghiệp luôn tạo ra sự khác biệt. Chính sự khác biệt này giúp họ được nhân viên kính trọng và vị nể. Sự khác biệt đó thể hiện ở mọi tư tưởng, hành động và phẩm chất của người quản lý.

    Ngân sách có hạn là tin tức tốt lành!

    Nghe có vẻ lạ đời nhưng đối với các nhà quản lý tài ba, sự eo hẹp ngân sách có khi lại là điều hay. Bởi ngân sách có hạn đồng nghĩa với việc phải:

    • Sáng tạo, “vắt óc” nghĩ ra cái gì đó mang lại giá trị tốt nhất. Ai cũng biết cách tiêu tiền nhưng mấy ai biết cách tạo ra giá trị.
    • Xem xét lại ngân sách và kế hoạch quản lý ngân sách cho dự án đảm bảo việc tiến hành dự án không vượt quá ngân sách cho phép.
    • Phá bỏ những suy nghĩ trì trệ của nhân viên, thúc đẩy họ hoạt động hiệu quả trong các dự án ngắn thời gian hơn (để phù hợp với ngân sách có hạn).

    Sự tương đồng giữa ảo thuật gia và các nhà quản lý tài ba

    Đối với các nhà quản lý chuyên nghiệp, ảo thuật và thương trường có khá nhiều điểm tương đồng, xoay quanh chữ MAGIC:

    M – Magicians (Ảo thuật gia): Nhà ảo thuật nào cũng phải trải qua quá trình học hỏi kiên trì và rèn rũa kĩ năng trình diễn. Nhà quản lý giỏi cũng vậy, họ phải học hỏi, phát triển tư duy, kỹ năng huấn luyện, quản lý, giao tiếp và có sự hiểu biết tốt về thế giới xung quanh.

    A - Audience participatio
    n (Quy tụ đông đảo khán thính giả): Ảo thuật gia càng giỏi sẽ càng thu hút đông đảo khán giả quanh mình. Nhà quản lý giỏi cũng phải là người thành công trong việc thu hút đông nhân viên thông qua các chiến lược, ý tưởng, khả năng gìn giữ và phát triển nhân tài.

    G - Get close to the audience (Tiếp cận khán giả): Ảo thuật gia giỏi không bao giờ biểu diễn quá xa khán giả. Họ đi vòng quanh khán giả để biểu diễn, để tìm hiểu xem khán giả muốn gì và cần gì. Cũng như vậy đối với một nhà quản lý chuyên nghiệp, họ làm việc không cách xa nhân viên, thậm chí trong nhiều trường hợp, họ cùng “xắn tay áo” làm việc cùng mọi người. Họ thường tiếp cận, gần gũi trò chuyện cùng nhân viên để chia sẻ thông tin, mở rộng suy nghĩ của nhân viên về các ý tưởng và chiến lược của họ hướng đến mục tiêu chung của công ty.

    I - Ingenuity (Khéo léo): Không nhà ảo thuật nào diễn mãi một trò. Họ liên tục gây ngạc nhiên cho khán giả bằng việc thay đổi phong cách và nội dung chương trình. Điều này hoàn toàn tương tự như các nhà quản lý. Họ luôn tìm ra những con đường mới để truyền tải thông điệp, cách thức tiếp cận hay ứng dụng mới để hoàn thành công việc. Sự khéo léo của một nhà quản lý chuyên nghiệp còn thể hiện ở chỗ họ đàm phán thế nào để cân bằng lợi ích giữa các bên liên quan, họ giải quyết mâu thuẫn giữa nhân viên hay cách quản lý nhân viên như thế nào để họ tâm phục khẩu phục. Là nhà quản lý, tức là bạn đang làm công tác lãnh đạo, thế nên cá tính và cái TÔI của bạn sẽ có sức ảnh hưởng rất lớn. Điều quan trọng là tạo nên dấu ấn trong phong cách làm việc và tạo ra khác biệt cho chính bản thân mình.

    C - Cherish the values (Trân trọng các giá trị): Nghề ảo thuật có giá trị riêng của nó. Người xem chỉ thừa nhận các trò ảo thuật khi các ảo thuật gia tôn trọng giá trị nghề nghiệp chứ không phải ở chỗ các trò ảo thuật đã được làm như thế nào. Các nhà quản lý chuyên nghiệp cũng vậy: biết trân trọng giá trị của công ty, tuyển chọn nhân tài biết yêu quý những giá trị này để những nhanh chóng phát huy và hoàn thiện những thế mạnh riêng có của tập thể.

    Những nhà lãnh đạo tài ba có “ma thuật” tạo ra một môi trường làm việc biết khuyến khích nhân viên làm việc. Nghĩa là họ biết truyền cảm hứng tới mọi người để hoàn thành những công việc tưởng chừng không thể. Trên thực tế, không có gì là “ma thuật” trong các trò ảo thuật, và cũng chẳng có gì là “ma thuật” trong việc dẫn dắt, quản lý, lãnh đạo nhân viên. Tất cả đều xuất phát từ nghệ thuật “đối nhân xử thế” của bản thân các nhà quản lý. Nhờ vậy mà ”ma thuật” sẽ xảy ra: những nhà quản lý giỏi luôn có thể tạo được niềm tin nơi nhân viên, đồng nghiệp, biến những điều không thể thành có thể.

    Hi vọng tất cả những PMP sẽ tìm ra cho mình một phong cách làm việc cá tính nhưng đầy hiệu quả, trau dồi kĩ năng để trở thành những “ẢO THUẬT GIA TÀI BA” (nguồn http://pma.edu.vn )
     
  3. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    [h=2]Câu chuyện người chăn cừu và bài học về lãnh đạo[/h]
    Từ thời thượng cổ, cả thế giới luôn khát khao tìm kiếm những nhà lãnh đạo lớn. Trong thời chiến, các nhân tài thường xuất hiện để tìm ra con đường và lãnh đạo mọi người chiến đấu giành lại hòa bình. Trong thời bình, chúng ta cũng cần những nhà quản lý, lãnh đạo để duy trì hệ thống trật tự hay tìm ra các hướng đi phát triển mới. Các nhà lãnh đạo lớn hay các quản lý tài ba luôn nhận được sự ngưỡng mộ từ mọi người. Nhưng làm thế nào chúng ta phân biệt được những “nhà lãnh đạo thực thụ” trong vô vàn những con người khác nhau?


    Tổ tiên xa xưa đã để lại thật nhiều các bài học kinh nghiệm về kĩ năng lãnh đạo, để cho con cháu chúng ta bây giờ có dịp nhìn lại và suy ngẫm. Điểm đáng thú vị là khi đề cập tới những nhà lãnh đạo đáng kính trên thế giới và trong lịch sử loài người, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy một hình ảnh tương đồng giữa những người chăn cừu và nhà lãnh đạo quản lý tài ba. Bằng việc khảo sát những tính cách, đặc điểm và tầm nhìn theo phương thức người chăn cừu, các Giám đốc dự án/Project Manager (PM) có thể tiếp cận tới một cấp độ năng lực lãnh đạo mới:


    1. Người chăn cu nhn ra đàn cu không th làm bt c điu gì anh ta mun


    Anh ta hiểu rằng đàn cừu không phải một công cụ, một phương tiện để anh ta tự ý xử lý mà là nguồn trách nhiệm mà anh ta cần quan tâm, chăm sóc. Anh ta được trao quyền, được tin tưởng bởi một người khác, và rõ ràng phải trả lời trước một người có thẩm quyền lớn hơn.


    Để lãnh đạo nhân viên của mình hiệu quả, PM phải hiểu rõ rằng không phải nhân viên phục tùng anh ta vì quyền lực mà bởi họ coi PM là leader của họ. Điều đó đồng nghĩa, PM phải có trách nhiệm và quan tâm tới nhân viên của mình. Việc hiểu và chấp nhận chu trình này sẽ trau dồi và củng cố các tính cách của một nhà lãnh đạo tài năng.


    2. Đàn c
    u nghe thy, nhn ra và đi theo ging nói ca người chăn cu


    Hết sức tự nhiên, mọi người có xu hướng đi theo những gì quen thuộc. Lòng tin sẽ phát triển mạnh theo những kinh nghiệm có được từ các mối quan hệ tốt đẹp. Chúng ta thường nghe thấy rằng sự thân mật rất dễ dẫn tới sự bất tuân lệnh, nhưng nó cũng dẫn tới lòng tin tưởng và với thời gian cùng sự kiên trì, nó sẽ đem đến các mong đợi. Ý tưởng này phản ánh rõ nét tinh thần đồng đội của một project team: ” We””re family”.

    [​IMG]

    3. Ng
    ười chăn cu biết rt rõ đàn cu và anh ta có th nh tên tng con cu mt


    Người chăn cừu sử dụng một hệ thống âm thanh, gõ lách cách và huýt sáo để gọi đàn cừu. Những âm thanh này là khác biệt cho từng con cừu trong đàn và mỗi con cừu nhận ra và phản hồi theo từng âm thanh riêng biệt với nó.


    Trong lãnh đạo, những sự quan tâm chân thành và gần gũi luôn được mọi người nhận rõ. Đương nhiên nhà lãnh đạo sẽ đạt được các kết quả tuyệt vời. Mối quan hệ tốt với nhân viên chính là chìa khoá thành công – không một người chăn cừu nào có thể làm việc tốt mà không ở bên cạnh những con cừu. (Hãy hỏi tại sao có những người quản lý nhận được sự tôn trọng, nể phục từ nhân viên và có những người chỉ nhận được sự ghét bỏ, thù hằn và bất tuân mệnh lệnh?!).


    4. Ng
    ười chăn cu luôn dn dt đàn cu ti nhng nơi an toàn nht và có nhiu li ích nht, đng thi tránh xa mi nguy him


    Về chiến lược, người chăn cừu ra ngoài chuồng trước đàn cừu nhằm xác định và tránh xa các tai hoạ và rồi đưa đàn cừu tới chỗ an toàn. Trong bất cứ trường hợp nào, anh ta cũng giữ vai trò dẫn dắt. Anh ta không bao giờ mong đợi đàn cừu sẽ gặp phải những hoàn cảnh mà anh ta không sẵn sàng đương đầu.


    Đối với PM cũng vậy. Anh ta luôn dẫn dắt nhân viên tới những nơi an toàn và nhiều ích lợi nhất đồng thời phải có khả năng nhận diện các rủi ro và biết cách phòng tránh chúng.


    5. Có s
    khác bit gia nhng đôi tay làm thuê và người chăn cu


    Những đôi tay làm thuê được khích lệ bởi đồng tiền công. Còn người chăn cừu có mối quan tâm sâu xa và chân thành tới đàn cừu của anh ta. Anh ta là người chịu trách nhiệm cho những gì không phải của anh ta – theo đúng sự lựa chọn và trách nhiệm của anh ta.


    Vào mọi thời điểm, người chăn cừu luôn sẵn lòng hy sinh lợi ích của anh ta cho đàn cừu. Anh ta là một nhà lãnh đạo thực thụ đối với những người tưởng ở anh ta. Và là giám đôc dự án trong một dự án, bên dưới là các thành viên của dự án/team members thì anh ta phải hiểu rõ sự khác biệt quan trọng giữa sức mạnh (yếu tố đè nặng lên vai PM) với thẩm quyền (yếu tố thể hiện trách nhiệm và năng lực giải trình với cấp có quyền lực cao hơn).(nguồn http://pma.edu.vn )
     

Chia sẻ trang này