Khoảng cách các ống nhánh khi liên kết với ống chính

Thảo luận trong 'CTCĐ – Jacket/Topside Project and Compliant Tower' bắt đầu bởi minhvungo, 31/12/14.

  1. minhvungo

    minhvungo Member

    Tham gia ngày:
    1/8/14
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Cho em hỏi, theo API thì khoảng cách giữa các ống nhánh khi lên kết với ống chính là 50mm, vậy có thể cho nó lơn hơn được không, nếu vậy giá trị bao nhiêu là giới hạn? Vì em nghĩ nếu khoảng cách đó xa thì ứng suất cục bộ tại đó sẽ giảm hơn so với khi khoảng cách gần. Em tham khảo một số công trình thì lấy khẳng 50 hoặc 75.
    Có anh nào giải thích giùm em với ạ, em cám ơn nhiều thac mac 50mm.jpg
     
  2. DocCoCauBai

    DocCoCauBai Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    22/1/13
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    Đây là khoảng hở giữa ống nhánh (brace) và ống Chính (Chord) mục đích chủ yếu là có khoảng không gian để thi công hàn nối giữa hai đối tượng này.
    Tiêu chuẩn quy định min=50mm
    Trong các dự án ở Việt nam, người ta chọn 75mm.
    Giới hạn trên người ta không quy định cụ thể vì một số lý do như:
    1/ Nếu bố trí khoảng gap quá xa thì cái đó không còn gọi là nút
    2/ Nếu bố trí khoảng gap quá xa thì ứng suất tập trung tại đó giảm
     
  3. minhvungo

    minhvungo Member

    Tham gia ngày:
    1/8/14
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    em cám ơn anh, nhưng nếu ứng suất tập trung giảm thì nó có lợi chứ ạ
     
  4. DocCoCauBai

    DocCoCauBai Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    22/1/13
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    Có lợi cho ống chính (Chord) nhưng không có lợi cho khả năng chịu lực của hệ kết cấu.
    Bạn thử hình dung, nếu mà cái vị trí đó không phải là nút thì thanh brace sẽ chằng chống vào đâu và truyền lực như thế nào?
     
  5. minhvungo

    minhvungo Member

    Tham gia ngày:
    1/8/14
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    ohm, anh giải thích cụ thể hơn được không ạ
     
  6. RockStorm

    RockStorm Moderators

    Tham gia ngày:
    16/8/13
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Tại vì khoảng gap đó còn phụ thuộc vào bài toán Fatigue, nếu khoảng gap quá lớn (gap > D) thì không thể sử dụng hệ số SCF theo Efthymiou để tính nữa mà phải đánh giá lại giá trị thực tế và giới hạn của hệ số SCF theo thông số hình học nữa. Còn khoảng min để cho các joint không bị overlap quá nhiều. Thân ái
     
  7. minhvungo

    minhvungo Member

    Tham gia ngày:
    1/8/14
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Cám ơn anh nhiều nhé!
     

Chia sẻ trang này