Khắc phục co dãn vì nhiệt trong khung đỡ và các chỗ khác trong thủy điện sóng biển?

Thảo luận trong 'CTCĐ – Jacket/Topside Project and Compliant Tower' bắt đầu bởi canlevinh, 24/9/15.

  1. canlevinh

    canlevinh Member

    Tham gia ngày:
    29/9/12
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Khi nhiệt độ thay đổi thì thép, bê tông và các vật liệu khác đều bị co dãn và mức độ co dãn nhiều hay ít tùy theo từng loại chất liệu. Nhiệt độ của ban ngày và ban đêm khác nhau, nhiệt độ của mùa hè và mùa đông khác nhau, nhiệt độ lúc nắng và lúc mưa khác nhau, nhiệt độ trong bóng râm và ngoài nắng khác nhau,... Trong thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển có rất nhiều bộ phận quan trọng phơi ra ngoài trời nhưng lại chưa đề cập đến vấn đề này như sẽ trình bày dưới đây:
    1. Khung đỡ dài gần 15 km gồm nhiều thanh thép dài 12 m liên kết lại với nhau:
    Dù ta có hàn đầu của các thanh thép dài 12 m vào các ống thép của cột chống thật chắc chắn thì sau một thời gian các chỗ hàn đó có thể bị tung ra do lực co dãn của thép rất lớn, chỉ còn lại bu lông để giữ đầu các thanh thép mà thôi. Bu lông nhỏ hơn lỗ khoan 1 chút thì mới có thể cho vào được vì vậy thanh thép có thể co dãn trong phạm vi nhỏ đó. Vấn đề đặt ra là đường kính của bu lông nhỏ hơn đường kính của lỗ khoan là bao nhiêu thì vừa? Trong đường sắt, thanh ray dài 12,5 m khi bị nắng nung nóng, sẽ nở dài thêm khoảng 5 mm nên ở 2 đầu các thanh ray người ta thường để khe hở khoảng 5 - 7 mm. Vì thế bu lông trong khung đỡ của thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển cần khá lớn để giữ thanh thép cho thật chắc chắn, đường kính của lỗ khoan cần lớn hơn đường kính của bu lông khoảng 3 mm, thí dụ như đường kính của bu lông 30 mm thì đường kính của lỗ khoan là 33 mm, như vậy các thanh thép dài 12 m có thể co dãn trong phạm vi 6 mm, trong đó mỗi đầu co dãn 3 mm. Khi bị nắng nóng 2 thanh thép ở 2 bên bu lông nở ra theo 2 chiều ngược nhau, lỗ khoan của 2 thanh thép sẽ trượt trên bu lông làm cho 2 thanh thép này bị nâng cao thêm gần 1,5 mm. Khi hết nắng 2 thanh thép co lại, do trọng lượng của thanh thép và do phao liên tục nâng lên, hạ xuống nên 2 thanh thép ở 2 bên cũng hạ xuống vị trí thấp nhất là đỉnh lỗ khoan của 2 thanh thép và đỉnh của bu lông trùng nhau và thấp hơn lúc 2 thanh thép bị nâng lên cao nhất là gần 1,5 mm. Ban đêm nhiệt độ tiếp tục hạ xuống, 2 thanh thép tiếp tục co lại về 2 phía và lỗ khoan của 2 thanh thép cũng sẽ trượt trên bu lông làm cho 2 thanh thép này bị nâng cao thêm gần 1,5 mm. Sáng sớm khi mặt trời bắt đầu lên, nhiệt độ tăng lên 2 thanh thép lại nở ra, lại tụt xuống gần 1,5 mm và quá trình dãn nở rất chậm như vậy sẽ tiếp tục xảy ra. Vì thế ta chỉ nên hàn tạm đầu của các thanh thép dài 12 m vào ống thép để phục vụ cho việc khoan mà thôi. Sau khi khoan xong, cho bu lông vào lỗ khoan và vặn chặt đai ốc lại thì chỗ cần hàn chỉ là hàn cho đai ốc không thể di chuyển được trên bu lông. Những chỗ đã hàn tạm đầu của các thanh thép vào ống thép thì sau một thời gian sẽ tự tung ra. Đối với các thanh thép đỡ thanh thép chịu lực thì đường kính của lỗ khoan cần lớn hơn đường kính của bu lông khoảng 2 mm để các thanh thép dài từ 5,2 m đến 6,8 m co dãn trong phạm vi 4 mm. Vấn đề đặt ra là nên hàn tạm và khoan vào lúc nào cho thích hợp nhất? Theo tôi nghĩ việc này nên làm như sau:
    - Đối với các cụm 3 hoặc 4 cột chống gắn trên bờ nên làm ở nơi có mái che.
    - Đối với những thanh thép cần gắn trên biển nên làm vào mùa rét hoặc lúc trời có nhiều mây. Mùa hè nên làm vào đầu giờ sáng hoặc lúc chiều tối, nếu làm lúc trời nắng to thì nên phun nước cho ướt những thanh thép có liên quan trên khung đỡ và nhúng nước thanh thép định đưa lên gắn để hạ bớt nhiệt độ của chúng và cho chúng co lại một chút. Gió và mưa sẽ đưa những hạt muối nhỏ còn lại trên các thanh thép rơi xuống biển.
    2. Các ống dẫn nước bằng thép:
    Mỗi ống dẫn nước gom nước của 7 bơm nước áp lực cao để đưa nước về đường dẫn nước có chiều dài là: 11,8x6+15 = 85,8 m. Nếu cứ tính như thanh ray 12,5 m co dãn khoảng 5 mm thì độ co dãn của ống nước là: 85,8/12,5x5 = 34,32 mm. Nhưng trong ống nước luôn đầy nước chảy, ánh nắng mặt trời chiếu vào ống làm cho mặt ngoài của ống nóng lên và nhiệt đó sẽ được truyền ngay vào nước ở bên trong nên nhiệt độ của ống dẫn nước bằng thép sẽ không thay đổi nhiều và độ co dãn của ống sẽ nhỏ hơn rất nhiều. Vì thế ống dẫn nước chỉ cần đặt ở tầng liên kết dưới ngay cạnh các ống thép của cột chống và không cần hàn vào các ống thép của cột chống hoặc các thanh liên kết chéo trong tầng liên kết dưới. Các thanh liên kết chéo bị ống nước đè lên vẫn có thể co dãn bình thường do chúng có lực co dãn rất mạnh.
    3. Đường dẫn nước:
    Đường dẫn nước bằng bê tông cốt thép dài gần 15 km cộng thêm với đường dẫn nước vào bờ dài khoảng 1 km, tổng cộng khoảng 16 km sẽ có độ co dãn rất lớn khi nhiệt độ thay đổi. Nhưng phía trong luôn đầy nước chảy nên nhiệt độ gần như không thay đổi và ta chỉ cần lo phía ngoài. Theo tôi nghĩ cách làm đơn giản nhất là phủ ngoài bằng chất sốp, giữ ẩm tốt và có đường ống nước nhỏ thường xuyên nhỏ giọt cho lớp phủ luôn luôn ẩm ướt. Như vậy cả ngoài lẫn trong đường dẫn nước nhiệt độ đều sẽ gần như không thay đổi. Nhưng cách một quãng thí dụ như 1 km chẳng hạn ta cần có thang để công nhân đi từ mặt đê lên khung đỡ qua các ống dẫn nước.
    Cách khác là mặt đê bằng bê tông phải rộng hơn đường dẫn nước ít nhất là 1 m và đường dẫn nước đặt giữa mặt đê. Xây 2 bức tường trên 2 mép đê cao hơn đường dẫn nước vài chục cm, quanh các ống thép trên đỉnh đường dẫn nước xây các ô gạch hình vuông có cạnh phía trong khoảng 60 cm và cũng cao vài chục cm do ta có thể làm thêm van 1 chiều để nước chỉ có thể chảy từ ống dẫn nước sang đường dẫn nước, không thể chảy ngược lại. Phun cát vào lấp đầy khoảng trống giữa đường dẫn nước và tường rồi đầm cho chặt, phía trên nên có lớp đất mỏng. Do có các ô hình vuông không có cát hoặc đất nên vẫn có thể thường xuyên phun sơn chống gỉ cho ống thép. Tại đó ánh sáng mặt trời chỉ chiếu rất ít vào phía ngoài đường dẫn nước do bị vướng tường bao quanh và ống thép dẫn nước. Khi có mưa, nước chỉ đọng lại trong đó một ít rồi nhanh chóng khô đi. Trên mặt đất ta nên đổ bê tông phía bên trong ống thép để làm đường cho công nhân dễ dàng đi xe máy đến nơi làm việc. Tại những chỗ công nhân đi qua đường dẫn nước sang khung đỡ cũng nên đổ bê tông trên mặt đất phía bên ngoài để công nhân có chỗ để xe máy và các dụng cụ làm việc. Trên mặt đất còn lại nên trồng cỏ hoặc làm vườn hoa và cần có ống nước để tưới cho cỏ hoặc những vườn hoa đó luôn xanh tốt. Như vậy phía ngoài đường dẫn nước được bao phủ bằng lớp cát ẩm và nhiệt độ luôn luôn ổn định. Nếu làm như vậy thì khi có chiến tranh các mảnh bom đạn sẽ bị tường và lớp cát phía trong cản lại, ít ảnh hưởng đến đường dẫn nước. Nếu một phần khung đỡ bị phá hủy thì vẫn có nước cho nhà máy thủy điện hoạt động với công suất nhỏ hơn. Nếu chỉ làm mặt đê rộng hơn đường dẫn nước 1 m thì trong trường hợp đường dẫn nước dày 80 cm và đặt giữa mặt đê, ống thép trên đỉnh đặt gần phía ngoài thì đường bê tông gần nhà máy thủy điện sẽ rộng: (10+0,8x2+1)-(0,6+0,8+0,5) = 10,7 m, đường bê tông ở chỗ xa nhất chỉ còn rộng: (1+0,8x2+1) -(0,6+0,8+0,5) = 1,7 m. Nếu mặt đê ở chỗ xa nhất rộng thêm 1 m về phía trong thì đường bê tông ở đây sẽ rộng 2,7 m và chỉ cần mở rộng chỗ phủ bê tông nơi công nhân đi qua đường dẫn nước sang khung đỡ để ô tô tránh nhau thì ô tô có thể ra tận đây. Tại nơi này nên xây dựng đồn cảnh sát biển hoặc đồn biên phòng là có thể theo dõi được tàu thuyền qua lại trong phạm vi mấy chục km. Nếu gần chục km gần nhà máy thủy điện trên đường dẫn nước này xây dựng những nhà nghỉ dưỡng nhỏ xen kẽ với những vườn hoa sẽ có thêm nguồn thu lớn về du lịch. Vì vậy việc này nên bàn trước với du lịch, quốc phòng và công an.
    Khi này sơ đồ của đường dẫn nước đặt trên đê nhìn ngang theo chiều dọc như trong hình vẽ sau:
    [​IMG][​IMG]
    Làm theo cách này thì vốn đầu tư sẽ tăng lên nhiều nhưng sau khi trừ phần xây những nhà nghỉ dưỡng nhỏ thì tổng mức đầu tư của toàn công trình thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển có thể vẫn nhỏ hơn thủy điện có cùng sản lượng điện.

    Rất mong các bạn phát hiện những sai sót và góp ý kiến về vấn đề này để tôi sửa lại cho tốt hơn. Rất mong các bạn phát hiện những cái tôi còn chưa đề cập đến trong thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển để tôi tiếp tục suy nghĩ và bổ sung thêm. Xin chân thành cám ơn.
    Lê Vĩnh Cẩn

    Địa chỉ liên hệ:
    Phòng 204 nhà B4, 189 Thanh Nhàn, Hà Nội
    Điện thoại: (04)39716038 hoặc (04)35527218
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 28/9/15
  2. canlevinh

    canlevinh Member

    Tham gia ngày:
    29/9/12
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Xin bổ sung thêm về vốn đầu tư như sau:
    Làm theo cách vừa trình bày ở cuối bài thì vốn đầu tư sẽ tăng lên nhiều, thí dụ như sau khi trừ phần xây những nhà nghỉ dưỡng nhỏ thì tăng thêm khoảng 1.000 tỷ đồng chẳng hạn. Khi đó tổng mức đầu tư của toàn công trình thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển sẽ là 22.500+1.000 = 23.500 tỷ đồng.
    Trong bài: “Khởi công dự án thủy điện Sông Lô 6” trên trang Web nangluongvietnam.vn ngày 28/09/2015 thì nhà máy thủy điện Sông Lô 6 được xây dựng trên địa bàn xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang và xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Với quy mô công suất thiết kế 48MW, tổng vốn đầu tư 1.852 tỷ đồng, khi hoàn thành Nhà máy thủy điện Sông Lô 6 đạt sản lượng điện khoảng 187,25 triệu kWh/năm. Tính ra bình quân vốn đầu tư cho sản lượng điện 1 triệu KWh/năm là 9,891 tỷ đồng. Nếu ta dùng số này để tính cho vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau với sản lượng điện hàng năm từ 2.686,6 triệu KWh đến 2.743,8 triệu KWh thì vốn đầu tư sẽ là 26.571,87 tỷ đồng đến 27.137,61 tỷ đồng. Như vậy khi sử dụng khoảng 1 km[SUP]2[/SUP] sóng biển ở vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau so với thủy điện thì tổng vốn đầu tư của thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển có khả năng rẻ hơn từ 3.071,87 tỷ đồng đến 3.637,61 tỷ đồng.
     
  3. BigCrab

    BigCrab Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    14/11/12
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Kính chào bác Cẩn,

    Cháu đọc các bài viết của bác đã nhiều, kể cả trên các forum và các báo cháu rất khâm phục đam mê nhiệt huyết khoa học của bác. Vấn đề này của bác hình như là đã đăng trong Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi số 21 (6/2014) vừa qua. Cháu nói không phải bác bỏ qua chứ lẽ ra đề tài mà bác đang nghiên cứu phải xứng đáng là đề tài cấp nhà nước bác ạ. Thấy bác một mình trăn trở cháu ái ngại quá. Tuy nhiên khi mà các cụ EVN nhà ta cứ ham thủy điện và nhiệt điện công nghệ Tung Của thì cháu cảm thấy thật là phí công cho bác. Nhiều lúc cháu cũng muốn dành thời gian để trao đổi với bác như cậu Hoangtu trên forum này nhưng cháu nghĩ liệu EVN có thích điện giá rẻ không khi mà suốt ngày đòi tăng giá, khi mà người mua điện càng nhiều giá càng cao, khách hàng càng VIP thì chém càng đẹp?

    Cháu cũng là người đam mê khoa học, đam mê nghiên cứu nên rất trân trọng những người như bác nhưng cháu nghĩ ở lứa tuổi của bác (theo cháu thì bác phải tầm xấp xỉ độ tuổi xưa nay hiếm rồi) ta nên tạm dừng để có thời gian gần gũi vui chơi với các con và đặc biệt là các cháu vì quỹ thời gian không cho phép nữa bác à. So với lứa tuổi và trình độ của bác cháu thuộc vào hàng còn trẻ người non dại mạn phép tâm sự với bác như vậy nếu có gì không phải mong bác chỉ dạy.

    Kính chúc bác mạnh khỏe, vui vẻ bên con cháu!

    Về đề tài của bác cháu thấy cũng hay nhưng cháu chợt nhớ đến câu thơ của nhà thơ Xuân Quỳnh: "Sóng bắt đầu từ GIÓ, Gió bắt đầu từ đâu...". Cháu nghĩ rằng ta nên tập trung xử lý ngọn nguồn năng lượng của sóng biển đó là GIÓ. Để gió nó thành sóng rồi ta mới đi thu hồi lại nguồn năng lượng đó cũng giỗng như đổ bát nước đi rồi hốt lại vậy. Theo cháu tương lai của năng lượng điện nước ta chỉ có thể là Điện gió và Điện hạt nhân. Bác có thể xem thêm hiện nay thế giới người ta đã làm ra cả turbine gió mini cầm tay đi du lịch như link sau. Nếu bác có hứng thú với phong điện thì cháu nghĩ anh em trong forum này có rất nhiều điều muốn chia sẻ và trao đổi với bác.
    https://tinhte.vn/threads/may-phat-...nhung-co-vo-gia-tu-399-den-5-999-usd.2510901/
     
  4. Song Ma

    Song Ma Administrator

    Tham gia ngày:
    17/5/12
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
  5. BigCrab

    BigCrab Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    14/11/12
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Tại vì thấy Jack-up thế giới nó cũng hoàn chỉnh rồi mà các bác bển vẫn nghiên cứu đấy thôi. Điện gió thì ta nghiên cứu thêm cái đuôi "Từng bước áp dụng cho điều kiện VN" cũng là hay đấy chứ. Không phủ nhận năng lượng sóng biển nhưng nếu nó mà dễ ăn thì các bác Mỹ, Úc như bài báo nói họ đã mần trước rồi.

     
  6. haisihai

    haisihai New Member

    Tham gia ngày:
    12/7/15
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Chao ban!

    DA rat hay va co y nghia cung nhu dung voi chuong trinh xu ly va su dung nang luong tai tao.
    Theo toi nghi DA nay rat lon va can phai co nhieu chuyen nganh (chuyen mon nhu: xay dung, dien luc, GTVT, moi truong va quan trong nhat la dia chat) de thuc hien duoc DA nay tot ve chat luong va ngan sach du toan.
    The nhung DA nay da duoc quy hoach nhu the nao? va da duoc cac lien nghanh co y kien ve thiet ke va ky thuat nhu the nao?
    Neu ban lam DA nay da co nhung du lieu nhu toi neu tren thi van de thiet ke ky thuat khong kho khan cho lam :)

    Chao ban va chuc ban mot ngay dau tuan nhieu vui ve.
     
  7. Song Ma

    Song Ma Administrator

    Tham gia ngày:
    17/5/12
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Bác BigCrab nói vậy nó lại quay về cái vòng luẩn quẩn rồi giống như so "Bò phở" với " I táo". Biết nói đến khi nào []==[]
     
  8. haisihai

    haisihai New Member

    Tham gia ngày:
    12/7/15
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Chao cac ban.

    Ky thuat: Ve do gian no duong ong, ap luc v.v.. nhu da neu tren cac KS CTB, CN, GTVT, Ket cau, CTN va MT tre cua VN giai quyet de dang. Nhung ve cac DA nang luong song bien thi can nhieu nhien cuu. Hien nay chua co ket qua nghien cuu nao dua den ket qua nhu thiet ke mong muon.

    Thiet ke ve ky thuat cac KS tre VN do trinh do va kien thuc so voi cac KS o Dong Nam A va cung khong kem hon cac KS cua Au chau. Hien nay so luong KS nguoi Viet lam cho cac Cty lon cua nuoc ngoai rat nhieu.

    Nhung van de chinh la DA co du von dau tu 125% thuc hien duoc nhung:
    - Ngan sach thiet ke, tu van cho KS VN va chuyen vien nuoc ngoai? Luong cua ho rat cao.
    - Ngan sach xay dung? Phan hoat dong o ngoai bien, va trong dat lien. Va phai la noi co nhu cau tieu thu dien cao, moi co
    - Ngan sach ke toan de hoat dong? Luong nhan su? Bao hiem nhan su? Bao hiem cong trinh? Tien lai ngan hang phai tra.
    - Ngan sach boi duong va cap nhat kien thuc.
    - Ngan sach ke toan ve sua chua bao tri?
    - Ngan sach phat trien cho tuong lai?
    - DA nang luong SN doi hoi co ngan sach rat lon va doi hoi nhan luc co dung trinh do ky thuat cho tung lanh vuc (nganh) rat nhieu.

    Hau het cac DA lon tai VN con nhieu van de ve ngan sach bao tri (nhu dai tu, trung tu v.v... cho tung cac bo phan hoat dong). Ngan sach nay rat lon boi vi cac DA nang luong SB phai hoat dong o vung nuoc man o Chau A. (luu luong muoi nhieu ho o Au Chau).

    DA nang luong SB rat hay, nhung tai VN muon thuc hien duoc chung ta can phai co nhieu thong ke cap nhat ve thoi tiet, khao sat dia chat them luc dia (bien) cua 3 vung, dong chay cua nuoc bien, do man cua nuoc bien, boi vi vung bien o vung giao tiep nuoc ngot va nuoc man khac rat nhieu, deu nay anh huong den toc do (van toc) cua dong chay rat lon.
     
  9. canlevinh

    canlevinh Member

    Tham gia ngày:
    29/9/12
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Rất cám ơn các bạn BigCrab, quan52cb2 và haisihai. Xin trả lời các bạn như sau:
    1. Đúng là việc nghiên cứu sử dụng năng lượng sóng biển để chạy máy phát điện đã được các nhà khoa học ở nhiều nước công nghiệp tiên tiến trên thế giới nghiên cứu từ lâu bằng những phương pháp rất hiện đại. Tuy nhiên các phương pháp đó có 3 nhược điểm như tôi đã trình bày ngay đầu phần 2 của bài: “Thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển” (Bản bổ sung, sửa đổi ngày 20/08/2015) đã được đăng trên trang Web vncold.vn của Hội Đập lớn và Phát triển Nguồn nước Việt Nam ngày 24/08/2015 trong mục Khoa học & công nghệ. Sau đó trong phần này tôi đã trình bày rất cụ thể phương pháp nghiên cứu của tôi và chứng minh rằng phương pháp hoàn toàn Việt Nam đó khắc phục được cả 3 nhược điểm đã nêu trên.
    Phương pháp hoàn toàn Việt Nam đó chỉ đơn giản như sau: Lực nâng lên, hạ xuống của phao hàng mấy chục tấn được bánh răng nhận lực tiếp xúc với thanh thép có răng đứng gần giữa phao biến thành chuyển động quay đi, quay lại. Qua bộ phận chuyển lực rất đơn giản, chuyển động quay đi, quay lại đó được biến thành chuyển động quay tròn theo một chiều nhất định để chạy bơm nước áp lực cao chạy bằng piston. Nước áp lực cao của 8.813 bơm đó đi qua những ống dẫn nước và đường dẫn nước về chạy những tổ thủy điện trong nhà máy thủy điện đặt tại nơi cao ráo trên bờ. Bơm nước áp lực cao chạy bằng piston chỉ đơn giản gần như bơm xe đạp nhưng có thêm cơ cấu cam và cơ cấu biên tay quay để chuyển từ chuyển động quay sang chuyển động trượt, không cần phải có hệ thống truyền động thủy lực vì nó dài tới hơn 6 m.
    2. Để giải quyết việc “các cụ EVN nhà ta cứ ham thủy điện và nhiệt điện công nghệ Tung Của”, trong phần 5 của bài này tôi đã ước tính được khi sử dụng khoảng 1 km[SUP]2[/SUP] sóng biển ở vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau so với thủy điện có cùng sản lượng điện thì tổng vốn đầu tư của thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển có khả năng rẻ hơn khoảng 2.000 tỷ đồng nhằm tranh thủ sự ủng hộ của mọi người. Trong các phần 6 và 7 tôi đã trình bày rõ những cái rất có lợi đối với môi trường, với an ninh, quốc phòng, đường dẫn nước áp lực cao về nhà máy thủy điện và đê dưới nó hình chữ L sẽ tạo nơi trú ẩn an toàn cho tàu thuyền đánh cá khi có bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bảo vệ đê kè biển và bờ biển khỏi bị sạt lở do sóng biển,... Trong bài này tôi mới có số liệu trong bài: “Nhà máy thủy điện Đakdrinh sẵn sàng phát điện tổ máy số 1” nên mới tính có khả năng rẻ hơn khoảng 2.000 tỷ đồng. Nay có thêm số liệu của nhà máy Thủy Sông Lô 6, nên số liệu đó đã tăng lên.
    3. Số liệu tính toán được tuy rất lớn, nhưng cuối phần 4.4.1.2. của bài tôi đã so sánh nó với năng lượng sóng biển được đánh giá từ 2.000 đến 3.000 W/m[SUP]2[/SUP] thì công suất phát điện trên vùng biển có sóng biển bình quân năm cao nhất là vùng biển từ Bình Thuận đến Vũng Tàu so với 3.000 MW/km[SUP]2[/SUP] chỉ là: 313,22x100/3.000 = 10,44%.
    4. Để giải quyết vốn đầu tư và khuyến khích các nhà đầu tư, cuối bài tôi đã kiến nghị với Đảng và Nhà nước cho một số cơ chế sau:
    - Cho vay với lãi suất ưu đãi khi xây dựng công trình.
    - Đối với nhà máy thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển đầu tiên, trong 5 năm đầu vận hành, xin cho 2 cơ chế sau:
    + Miễn các loại thuế.
    + Nếu giá thành phát điện của thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển rẻ hơn điện chạy than thì xin ngành điện vẫn mua điện bằng với giá của điện chạy than.
    5. Tôi năm nay đã 75 tuổi rồi, nhưng thấy đây là vấn đề rất có lợi cho dân, cho nước nên tôi vẫn hăng say nghiên cứu trong phạm vi hiểu biết của tôi. Sau này đi vào thực hiện cụ thể phải là những người trẻ như các bạn.
    Rất mong sự giúp đỡ của các bạn. Xin chân thành cám ơn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/10/15
  10. haisihai

    haisihai New Member

    Tham gia ngày:
    12/7/15
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Chao bac Can va cac ban.
    Chuong trinh XD NLTT ve SB hien nay cac nuoc ky nghe co rat nhieu nghien cuu va Ngan hang the gioi hop tac cung Lien hiep quoc qua he thong NH A chau (Thai Binh Duong) va mot so co quan MT tren the gioi co quy vien tro (VT) hang nam cho cac chuong trinh cai tao moi truong (CTMT) cung nhu mot so quoc gia Au chau co chuong trinh (CT) xu dung (XD) nang luong tai tao(NLTT). Nhung cac CT vien tro nhu the rat nghiem tuc va doi hoi nhieu nhan luc va thong ke (TK) cap nhat. Hien nay cac chuong trinh CDM rat nhieu, nhung hang nam cac co quan tren chi chap thuan 1 de tai nghien cuu va thuc hien.
    Muon thuc hien duoc chung ta co rat van de thuc te la:
    - Det tai nghien cuu phai ro rang, dung nhu de tai XD NLTT da duoc dua ra.
    - Cty thuc hien CT nghien cuu phai co nhung hoat dong nghien cuu tuong tu truoc day.
    - Cty thuc hien phai co hoat dong ro rang ve: Tai chinh, trinh do , nang luc ky thuat.
    - Hop tac voi co quan hoac Cty tu van nuoc ngoai (Cty nuoc ngoai nay phai co nhung hoat dong DA tuong tu).
    - Hop tac voi 1 - 2 truong DH de cac SV co them kien thuc va ky thuat moi.
    Cac chuong trinh nghien cuu va thuc hien DA neu tren duoc cap rat nhieu tai chanh. Nhung phai ro rang
    Va cac thanh vieb trong chuong tring nghien cuu thuc hien DA phai co lam nhung nghien cuu va thuc hien cac DA tuong tu va ngon ngu bang tieng Anh.
    Toi rat kinh trong va kinh Bac Can da co nhung nghien cuu huu ich cho dat nuoc cho the he tre sau nay. Va Toi cung co vai loi cam on va tran trong den voi cac ACE co thien chi bo thoi gian quy bao de tham gia trong de tai DA nay. Chi mong dat nuoc ta co mot nen ky thuat tien tien va mot doi ngu KS co trinh do va kien thuc cao. Mot cay lam chang nen non, nhung ba cay chum lai thi thanh nui cao. The mot tin moi la cac nuoc ky nghe tren the gioi va Au chau va USA dat nen KT cua VN cao hon cac nuoc A chau. Cac Cty cua Au chau Trung quoc da bat dau co chieu huong va da rut ra khoi Trung quoc. Va cac DA dau tu va hop tac chuong ve VN va Mien Dien. Cai kho khan nhat hien nay la cac DA CTB o cac quoc gia Au chau khong con hoatdong ram ro nhu cac nam truoc day. Dan den cac Cty offshore va onshore sa thai nhan vien KS co trinh do va kinh nghiem rat nhieu. Bay gio viec thu nhan KS CTB o Au chau nhu "hang cho" con o VN thi cac Cty lien doanh cung co nhung ke hoach tuong tu. Viec nay cac ban da biet. Co the thoi gian nay Bac Can cung cac ACE co nhieu thoi gian nghien cuu DA CT NLTT SB cho hop voi dieu kien va thoi tiet o VN.
    Chuc Bac Can va cac ACE mot ngay cuoi tuan nhieu vui ve.
     
  11. canlevinh

    canlevinh Member

    Tham gia ngày:
    29/9/12
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Rất cám ơn bạn haisihai. Xin trả lời bạn như sau:
    1. Đúng là đề tài nghiên cứu phải rõ ràng, đúng như đề tài XD NLTT đã được đưa ra. Bài viết của tôi mới chỉ là bài giới thiệu cho mọi người biết về vấn đề này. Vì vậy trong phần 8 của bài tôi đã: “...kính mong Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương cho 1 đề tài nghiên cứu khoa học và giao cho 1 đơn vị làm nhiệm vụ này. Về phần tôi, tôi sẵn sàng tích cực hợp tác cùng đơn vị đó.”
    2. Việc chọn đơn vị đứng ra làm chủ đề tài này là do 2 Bộ chọn. Đơn vị đó sẽ tự đăng ký đề tài theo đúng mẫu hoặc đưa mẫu đề tài XD NLTT để tôi viết lại. Việc hợp tác với các trường Đại học rất cần thiết nhưng hợp tác với trường Đại học nào là do đơn vị đó chọn.
    3. Tôi dự kiến làm hoàn toàn bằng công nghệ đơn giản nhiều nơi trong nước có thể làm được. Vậy có cần phải hợp tác với công ty hoặc tư vấn nước ngoài hay không? Tất nhiên là ta phải tham khảo rất nhiều tài liệu nước ngoài để tìm xem có cách nào tốt hơn, rẻ hơn và phù hợp với điều kiện nước ta hay không?
    4. Nếu xin được vốn ODA của Nhật để làm đề tài này thì rất tốt, Nhật sẽ rất thích đề tài này vì quanh Nhật là biển và sóng biển ở đó chắc là còn lớn hơn sóng biển ở nước ta nhiều. Đề tài này không những giải quyết được vấn đề sống còn của Nhật là năng lượng mà đường dẫn nước áp lực cao về nhà máy thủy điện và đê dưới nó sẽ ngăn cản được sóng thần nhỏ và làm suy yếu sóng thần lớn rất nhiều. Khi đó tất nhiên ta sẽ phải hợp tác với các công ty và tư vấn của Nhật.
     

Chia sẻ trang này