Jacket is falling

Thảo luận trong 'Chuyên ngành Offshore' bắt đầu bởi vuong53cb2, 4/7/12.

  1. admin

    admin Administrator

    Tham gia ngày:
    12/5/12
    Bài viết:
    916
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Đọc bài này thấy AE trao đổi căng thẳng quá, đính kèm là trang 142 trong cuốn sách nổi tiếng: Tomlinson - Pile Design and Contruction Practice. theo nội dung ở đây là thời gian phải sau ít nhất 2 tuần mới thử tải tiếp. tức là để đạt SCT tương đương với SCT cực hạn thì cần thời gian tương đương như thế.
    Pipe.jpg
    Để biết thêm anh em download cuốn sách này theo đường link:
    http://offshore.vn/threads/159?ile-Design-and-Construction-Practice-Tomlinson
    đây là một trong những cuốn sách hay nhất viết về cọc hiện nay.
     
    Last edited by a moderator: 16/11/15
  2. vuong53cb2

    vuong53cb2 Super Moderators

    Tham gia ngày:
    16/5/12
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Lecturer
    Nơi ở:
    Cát Hải, Hải Phòng
    Cảm ơn admin về bài trên,đọc đoạn trích trên e học được thêm nhiều điều.
    Nhưng trong đoạn trích trên thì người ta có nói là thời gian thử tải ko được thực hiện cho đến khi cọc được đóng ít nhất 2 tuần.
    Thì theo e nghĩ thời gian 2 tuần này là để cho lực ma sát. Tăng lên, đòng nghĩa với việc SCT của cọc tăng lên đến SCT cực hạn thì mới thử tải, thế thì theo bác SEASTAR nói thời gian 21 ngày chắc là đúng.
    Đúng là phải có những topic như này ae mới học được nhiều điều, học ở trường chỉ là 1 phần, thực tế mới là trên hết.
     
  3. CTBVN

    CTBVN New Member

    Tham gia ngày:
    19/7/12
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Vấn đề anh em tranh luận chủ yếu được đề cập ở các sách và quan điểm khác nhau tùy theo tác giả và vấn đề cụ thể (loại cọc, loại đất...), tiêu chuẩn API thì lại đề cập cọc ống bằng thép cho công trình biển. Vì vậy tranh luận hay so sánh cũng chỉ tương đối thôi ạ.

    Tôi cũng đã xem một số sách nó viết về cái vụ tính toán thiết kế đóng cọc, có sách bảo từ kết quả tính toán dự báo hàng trình đóng cọc đến thi công thực tế đúng được 50% là tốt lắm rồi.

    Theo tôi sau khi dừng đóng cọc bao lâu thì cọc đạt sức kháng tăng từ 0% đến 100% là bài toán cụ thể, tiêu chuẩn khó có thể quy định cụ thể. Về lý thuyết thì gặp nền có tính chất sét, thời gian sẽ lâu hơn, là cát thì sẽ mau hơn. Mà nền đất ngoài khơi thì thường nhiều lớp, nhiều tầng, tính chất cơ lý rất khác nhau từ dạng bùn nhão đến sét mềm, sét chặt, cát chặt... có chỗ còn cả san hô và đá sỏi... vì vậy trả lời ngay và khẳng định là mấy giờ hay mấy ngày sức kháng cọc đạt bao nhiêu % là dại dột.

    Do đó, đối với cọc thép ống, khi thiết kế đóng cọc người ta có thể giả định sức kháng hông cho loại đất này là 15%, loại kia là 30%..., và sức kháng mũi nữa, khi cọc đã ở tình trạng bị bịt đầu hay chưa, khó có thể tính đúng khi đang đóng. Vậy nên người ta cũng đưa vào cả hệ số chung để dự báo xác suất là 25, 50, 75% cho sức kháng tổng cộng so với sức kháng tĩnh... rồi tính theo phương trình truyền sóng, lặp nhiều vòng... Nếu có phần mềm thì nhàn hơn nhưng tôi thấy cũng đừng có tin quá vào kết quả phần mềm, ăn thua là kinh nghiệm và kiến thức người chạy nó để tùy biến các thông số trên cho phù hợp thì mới mong có dự báo kết quả tốt và sát.

    Còn khi phải nối cọc thì nói chung người ta nên hạn chế dừng để nối cọc khi mũi cọc nằm ở tầng cát, đặc biệt là cát chặt, sau vài ba giờ, ngoài sức kháng hông thì sức kháng mũi sẽ tăng lên rất đáng kể, sẽ rất khó khăn khi đóng trở lại. Đây là bài học thực tế, anh em đã thi công đóng cọc đều biết, có lúc đóng cháy cả gỗ, toét cả đầu cọc, rồi hỏng cả búa mà cọc nó không nhúc nhích trong khi chưa đạt độ sâu thiết kế. Còn để trả lời sau bao nhiêu ngày thì sức kháng nó được 90 hay 100% thì tôi không dám đề cập (vụ này sách viết nhiều rồi).

    Nói chung những cái này vẫn là lý thuyết và nguyên tắc để chọn búa có thể đóng được và năng lượng búa phù hợp để đừng có làm hỏng cọc (chú ý ứng suất động!!!).

    Có bấy nhiêu xin trao đổi với anh em trong diễn đàn, mong được phản hồi nếu không đúng.
     
  4. vuong53cb2

    vuong53cb2 Super Moderators

    Tham gia ngày:
    16/5/12
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Lecturer
    Nơi ở:
    Cát Hải, Hải Phòng
    Đọc những vấn để bác CTBVN nói e thấy rất hay, do e chưa có kinh nghiệm thực tế nên không giám quả quyết, rất cám ơn sự góp ý của bác.thanks!
     
  5. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Xin được phản hồi là đọc bài này có cảm giác giống như đọc câu ca dao "Số cô chẳng giàu thì nghèo, ngày 30 tết thịt treo trong nhà".

    Theo mình hiểu thì phần lớn anh em tham gia forum là offshore structural engineer và naval architect nên đương nhiên cọc ở đây là “open-end steel pipe” nên anh em không nên bàn nhau về loại cọc ở đây nữa. Đã có mấy lần mình đã nói vấn đề đất và cọc là chuyên môn của các bác địa chất nên có lẽ anh em mình không nên bàn nhiều, để cần câu cơm cho các bác ấy.
    Nếu không nhầm thì bạn CTBVN chưa thực hiện tính "Pile Driveablity Analysis" ??? Ở trên bạn có nói chọn búa có năng lượng phù hợp để đừng có làm hỏng cọc thì chọn như thế nào? Làm thế nào để biết được năng lượng cần đóng là bao nhiêu? Bạn nói tính toán bằng phần mềm không sát vậy theo kinh nghiệm của bạn thì sai số theo chiều hướng an toàn hay là không an toàn (năng lượng, số nhát búa thực tế nhỏ hay lớn hơn kết quả tính bằng phần mềm). Bạn đã nhầm khi nói đóng mũi cọc vào cát thì sau 2-3 giờ sức kháng mũi tăng lên (???). Theo mình biết thì khi đóng gặp đất cát khó đóng (chối giả) người ta lại phải dừng lại vài giờ để đóng tiếp bạn ạ. Nếu bạn thực hiện bài toán "Pile Driveablity Analysis" đầy đủ có kể đến Gain/Loss factor, Setup factor, Setup time, wait time thì chắc chắn bạn không phải lăn tăn gì về chuyện dừng để nối cọc bao nhiêu thời gian vì trong đó bạn đã tính cho trường hợp Full gain (đất cố kết 100%) rồi.
    Vài lời mạn đàm như vậy mong các anh em chỉ giáo thêm. Nhưng mong anh em để ý là cọc và đất không phải là chuyên môn của offshore structural engineer và naval architect.
     
  6. Truong Van Tue

    Truong Van Tue New Member

    Tham gia ngày:
    18/7/12
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    "tình hình các tiền bối hãy bình luận về sự cố ở trên xem, e thấy đây là trường hợp đổ giàn do mômen gây lật quá lớn, khi lắp thêm cọc nữa vào là nghiêng luôn.
    sao họ không đóng từng cọc một mà phải đóng hết các cọc vào vị trí định vị rồi mới đóng cố định nhỉ?như thế se gây ra mômen gây lật rất lớn. các tiền bối cho lời giải thích xem thế nào."

    Mình cũng vừa đi lắp giàn ba chân xong, việc lắp đặt ngoài biển thường rất tốn kém vì vậy họ thường tiết tối ưu hóa trình tự đóng cọc để rút ngắn thời gian và giảm chi phí. Tuy nhiên trình tự đóng cọc này sẽ được phân tích và đánh giá trong Jacket On Bottom Stabity Analysis Report (báo cáo phân tích ổn định của chân đế trên đáy biển) để đảm bảo chân đế luôn ổn định trong quá trình đóng cọc.
    Với chân đế mình vừa lắp thì 3 đoạn mũi cọc được thả vào trước, sau đó đoạn số 2 của mũi cọc được nối vào một chân và đóng ngập sâu vào đất, sau đó mới nối tiếp đoạn số 2 của hai cọc còn lại.
     
  7. vuong53cb2

    vuong53cb2 Super Moderators

    Tham gia ngày:
    16/5/12
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Lecturer
    Nơi ở:
    Cát Hải, Hải Phòng
    Ý của bác Trương Van Tue có phải là đối với giàn 3chân thì người ta luồn 3đoạn cọc đầu tiên vào 3ống chính trước rồi mới nối tiếp đoạn thứ 2,nhưng bác cho e hỏi thế 3đoạn đầu tiên này sẽ cắm xuống đất bao nhiêu,và được tính toán như thế nào, phụ thuộc vào những yếu tố gì, và tiện đây bác có thể nói rõ hơn nguyên nhân của vụ đổ giàn trên kia là do đâu để ae có thể rút ra kinh nghiệm. Thanks!
     
  8. CTBVN

    CTBVN New Member

    Tham gia ngày:
    19/7/12
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    <o:p></o:p>

    <o:p> </o:p>
    Cái vụ này là ở <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Malaysia</st1:place></st1:country-region> thì phải, người ta cũng đã tranh luận trên Youtube rồi. Anh em vào link này để xem vậy: http://www.youtube.com/watch?v=qWGDQnWaf94<o:p></o:p>
    Ở đó cũng không rõ nguyên nhân là cái gì. Thấy bảo có bài báo của Dr. Sam Ming Tuck nào đó đề cập như tôi tìm không thấy.<o:p></o:p>
    <o:p> </o:p>
    Xem video này chắc chúng ta không thể biết được nguyên nhân. Căn cứ vào âm thanh đi kèm thì có thể đó chỉ là còi báo tình huống có sự cố khẩn cấp. Nó nhắc anh em ta phải rất cẩn thận khi thiết kế và thi công thôi.<o:p></o:p>
    <o:p> </o:p>
    Trở lại ý kiến của bạn SEASSTAR:<o:p></o:p>
    <o:p> </o:p>
    <o:p></o:p>

    <o:p> </o:p>
    Đúng vậy, tôi không viết rõ hơn được bạn ạ, địa chất công trình là chuyện của thầy địa lý mà. Ở đây ý tôi viết chủ yếu để góp ý rằng: không nên duy ý chí về chuyện 12 giờ, 3 ngày, 14 ngày hay 21 ngày sau khi ngừng đóng thì cọc đạt sức chịu tải (SCT) thiết kế. SCT thực tế có thể đạt hoặc vượt SCT thiết kế ngay khi ngừng đóng hoặc có thể chẳng bao giờ đạt được. Ngay cả SCT thiết kế cũng chỉ là con số lý thuyết có xác suất sai số cao vì rất khó thể kiểm nghiệm như làm trên bờ. API đã khuyến cáo hệ số an toàn SCT tối thiểu là 1.5 hay 2.0 tùy điều kiện, lớn hơn hẳn các công trình trên bờ cũng bởi chuyện xác suất sai số cao.<o:p></o:p>
    <o:p> </o:p>
    <o:p></o:p>

    <o:p> </o:p>
    Tôi định không có ý kiến về nhận xét và không trả lời các câu hỏi của bạn. Nhưng thiết nghĩ, thiết kế và thi công đóng cọc CTB không chỉ là trách nhiệm riêng của anh em địa chất công trình mà cũng là trách nhiệm của bên kết cấu, thi công, ảnh hưởng an toàn lâu dài cho công trình nên cần thận trọng, tôi xin trao đổi thêm vài điểm sau.<o:p></o:p>
    <o:p> </o:p>
    Nguyên lý thiết kế luôn gắn liền quản lý rủi ro, khi tính đóng cọc cần đưa ra mọi khả năng có thể xuất hiện (các kịch bản) để đảm bảo an toàn nhưng cũng phải kinh tế. Giống như đưa ra biểu đồ bao để các thông số thực tế khi đóng cọc luôn nằm trong đó. Do vậy sai số khi đóng cọc so với thiết kế không nên nói là theo hướng an toàn hay mất an toàn mà nếu nó nằm trong kịch bản (đường bao) được dự báo thì chúng ta an tâm hơn (nhưng vẫn phải mua bảo hiểm trước đó), nếu nằm ra ngoài thì có khi cũng chẳng sao (may mắn) nhưng có khi là thảm họa (và không được bảo hiểm).<o:p></o:p>
    <o:p> </o:p>
    <o:p></o:p>

    <o:p> </o:p>
    Tôi không nhầm đâu bạn ạ, có chăng cách nói ước lệ vài ba giờ của tôi làm bạn hiểu nhầm là 2-3 giờ sau SCT tăng lên 90-100%, tôi không có ý như vậy. Nguyên văn ý kiến của tôi: “nên hạn chế dừng để nối cọc khi mũi cọc nằm ở tầng cát, đặc biệt là cát chặt, sau vài ba giờ, ngoài sức kháng hông thì sức kháng mũi sẽ tăng lên rất đáng kể, sẽ rất khó khăn khi đóng trở lại”. Đây là lời khuyên dành cho thiết kế để việc đóng cọc suôn sẻ hạn chế sự cố, còn khi đã gặp chối giả là có sự cố rồi. Không nên lấy lời khuyên giải quyết sự cố để áp dụng cho thiết kế được, tương tự như người khỏe uống nhầm thuốc kháng sinh vì tưởng là thuốc bổ vậy. Cách đặt vấn đề của bạn có thể tạo ra sự ngộ nhận tai hại cho người thiết kế.<o:p></o:p>
    <o:p> </o:p>
    Nói về chối: đồng ý với bạn SEASTAR cọc gặp cát thường khó đóng. Tuy vậy khó đóng nhưng vẫn đóng được thì không gọi là chối giả. Chối giả cũng không đồng nghĩa với gặp cát, nền nào chặt sít cũng có thể gây chối giả nếu đóng quá nhanh, đất bị nén mạnh tạo bó quanh cọc và tạo mũ ở mũi làm tăng sức cản. Cọc còn nông, gặp chối thì dễ nói chối giả, khi cọc đã khá sâu, gặp chối thì chỉ biết là chối thôi, đóng tiếp được thì gọi là chối giả, còn không thì cũng chưa khẳng định được cọc đạt SCT thiết kế, phải làm đủ thứ chuyện nếu cọc chưa đủ hệ số an toàn theo lý thuyết (!)<o:p></o:p>
    <o:p> </o:p>
    Gặp chối giả nếu đang ở lớp cát thì người ta khuyên phải cố gắng đóng cho qua chứ không phải dừng lại vài giờ rồi đóng đâu bạn ạ. Chỉ khi đã thay đổi các vận tốc (blow rate) và các mức năng lượng của búa (cho phép theo tính toán) mà vẫn không được thì buộc phải tạm dừng (để khỏi hỏng cọc), nếu sau đó đóng tiếp mà được thì đúng là chối giả, còn không được thì (!). Chối giả ở tầng sét thì để đóng lại được có khi là vài tiếng có khi là vài ngày, do phải chờ đủ thời gian cho bó đất bị dồn nén theo cọc dãn nở hết (ngược với vấn đề bao lâu thì cọc đạt 100% SCT thiết kế).<o:p></o:p>
    <o:p> </o:p>
    Vậy nên khi thiết kế và thi công cọc CTB, phải tính cả chuyện chối giả, chối thật, hạn chế sự cố ngoài dự báo để đỡ hao tổn công sức tiền bạc.<o:p></o:p>
    <o:p> </o:p>
    Tôi nghĩ anh em tham gia ý kiến càng nhiều chiều càng tốt, góp thêm thông tin bổ ích cho anh em làm xây dựng CTB tự cảm nhận đúng sai, đừng tuyệt đối hóa vấn đề gì ở một diễn đàn. Tiêu chuẩn sai, sách sai, lý thuyết sai, chuyên gia sai là bình thường, chỉ có thực tế mới đúng.
     
  9. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Hì hì, đúng là có đông người càng vui, anh em càng hiểu sâu vấn đề. Mình lại hiểu rằng bạn CTBVN đang đưa chuyện lý thuyết-thực tế sang chuyện con gà-quả trứng và cuối cùng là hòa cả làng, thời gian cố kết của đất là từ 0 - vô cùng :)
    Quay lại vấn đề đóng cọc thì nếu như bạn CTBVN chưa thực hiện tính Pile Driveablity Analysis thì nên tìm một cái mà đọc chứ không nên đứng gần chỗ đóng cọc xem người ta đóng vì ở chỗ đó ồn lắm, dễ điếc không sợ súng. Mình đoán là một lúc nào đó bạn lại đưa chuyện "kinh nghiệm" đóng cọc trên nền san hô vào đây để nói chuyện đất cố kết cũng không chừng.
     
  10. Khách

    Khách Guest

    Bạn hiểu sai rồi. Lý thuyết từ thực tế đẻ ra, thực tế sẽ kiểm chứng lý thuyết. Làm gì có chuyện quả trứng con gà ở đây.

    Bạn sử dụng ngôn từ nên thận trọng hơn. Trong diễn đàn toàn anh em trong nhà đấy.
     
  11. vuong53cb2

    vuong53cb2 Super Moderators

    Tham gia ngày:
    16/5/12
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Lecturer
    Nơi ở:
    Cát Hải, Hải Phòng
    Đúng rồi đấy,bác SEASTAR nên sử dụng ngôn từ cho dễ chuẩn vào. Tuy những điều bác nói có đúng hay sai thì cũng nên tôn trọng mọi người. Không có gì bằng sức mạnh của tập thể. Nhưng dù sao vẫn cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của mọi người.thanks!
     
  12. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    OK, mình xin nhận lỗi và sửa chữa ngay. Tất cả cũng chỉ là do "kinh nghiệm" thi công ngoài công trường gây ra. Mà các bạn biết rồi đó ở ngoài công trường (bên B) thì bạn nào làm việc trực tiếp mà nói chuyện một cách nho nhã, từ tốn là thuộc hàng hiếm. Mình cũng chỉ muốn tranh thủ thời gian rỗi trao đổi với anh em cho vui thôi, có vấn đề gì về ngôn từ chưa đúng thì mong anh em bỏ qua.
     
  13. admin

    admin Administrator

    Tham gia ngày:
    12/5/12
    Bài viết:
    916
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Mình thì lại có ý kiến khác, anh em trao đổi với nhau về kỹ thuật đã rất khô khan và ít tình tiết gây cười, nếu cứ phát triển diễn đàn theo hướng sử dụng toàn thứ ngôn ngữ bác học không là không tốt.
    Thi thoảng anh em cũng cần có những bình luận theo kiểu sử dụng thứ ngôn ngữ bác 2 để cho Diễn đàn thêm phần vui nhộn và tạo hứng thú để AE tiếp tục nghiên cứu. (miễn sao những từ được sử dụng không vi phạm thuần phong mỹ tục của dân tộc)
    Việc tranh luận trên diên đàn ACE cũng không nên câu nệ về việc toàn ACE trong nhà mà nhường nhịn nhau, dẫn tới những điều chưa biết về kỹ thuật sẽ bị lu mờ, việc tranh luận hãy để cho nó là nơi cung cấp cho ACE những thông tin đa chiều mà ở đó người đọc cần chắt lọc trước khi sử dụng.
    Notes:
    Ngôn ngữ bác học là thứ ngôn ngữ chính thống, thường dùng khi phát biểu trước giới báo chí và đám đông.
    Ngôn ngữ bác 2 là thứ ngôn ngữ dân gian, dễ đọc dễ hiểu.
     
  14. CTBVN

    CTBVN New Member

    Tham gia ngày:
    19/7/12
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Đây chỉ là cách hiểu của bạn SEASTAR thôi nhé.

    Tôi không định gắn sự cố kết đất nền (consolidation) với cọc CTB. Cọc đóng làm xáo trộn cấu trúc nền nguyên thủy, theo thời gian, nền thông thường có thể trở về gần với trạng thái ban đầu chứ không hóa cứng (consolidation) vì nước không thoát được, có thể nó chỉ giảm độ rỗng đôi chút nhưng không thể áp dụng sự cố kết vào đây được. Tính toán thiết kế cọc CTB và cả đóng cọc đều dùng số liệu khảo sát từ kết quả thí nghiệm đất không thoát nước (undrained).

    Bạn có tự tin quá không? CTB thì làm gì có thời gian nối cọc thoải mái (tiền? cửa sổ thời tiết?...), bạn khuyên anh em làm nghề kiểu này thì chết. Tại sao cứ phải là Pile Driveablity Analysis theo cách của bạn nhỉ? Tính đóng cọc theo cách của bạn (cho trường hợp full gain, setup time, wait time thoải mái) mà lúc nào cũng OK thì nói làm gì? Sẽ không cần kỹ sư làm Pile Driveablity Analysis nữa, kỹ thuật viên phần mềm dư sức làm? Khi cọc mảnh, nền cứng không dùng được búa lớn thì sao nhỉ? Hoặc để đóng được cho full gain, setup time, wait time vô tư mà phải thay búa quá lớn, thiết kế tăng tiết diện cọc, nối cọc nhiều lần thì sao?

    Người ta thường lấy điều kiện thiết kế (trạng thái làm việc phục vụ - WSD) để tính ra kích thước và cấu tạo thân cọc, nhiệm vụ của anh tính Pile Driveablity Analysis là làm sao để đóng được đúng như thiết kế là giỏi nhất, nếu có phải điều chỉnh thì chủ yếu là phần mũi cọc, đầu cọc và chiều dài hợp lý của các phân đoạn cọc. Cuối cùng thì, người ta phải so sánh chi phí và rủi ro để quyết định phương án nào.

    Vậy thì tính Pile Driveablity Analysis cũng phải chú ý bài toán kinh tế nữa, chúng ta không nên quên đi khía cạnh này, mặc dù anh em ta là kỹ thuật.

    Nói hơi thật với bạn SEASTAR nhé, tính Pile Driveablity Analysis mà được chạy GRLWEAP hay các phần mềm đi theo búa như của IHC thì hơi sướng và khá đơn giản. Tính bằng tay, bảng excel và chương trình tự viết mới phê và phiêu bạn ạ. Nó không được hoàn mỹ như các tính bằng GRLWEAP nhưng căn bản kết quả đảm bảo thi công được.
     
    Last edited by a moderator: 16/11/15
  15. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Nếu người không hiểu gì về phần mềm thì sẽ thường phát biểu rằng dùng phần mềm rất dễ, cứ có phần mềm nhập số liệu đầu vào rồi nhấn RUN phát là xong, một thằng kỹ thuật viên cũng làm được :) Rồi là thời thế chiến thứ 2 người Nga, người Đức có máy tính, phần mềm gì đâu, toàn tính tay, tra bảng, rút thước logarit mà cũng chế tạo được xe tăng, máy bay, tên lửa bay rợp trời... :O)

    Bạn CTBVN có những phát biểu rất mâu thuẫn với nhau. Ở bài trên là phải tính hết các trường hợp, tạo đường bao....tránh rủi ro, kinh tế...nhưng ở dưới là phản bác cách tính Pile Driveablity Analysis mặc dù có thể chưa nắm rõ người ta làm thế nào, gồm những bước gì, setup time, wait time lấy như thế nào....Bạn luôn nhắc đến từ rủi ro trong bài viết của mình mà lại bác bỏ trường hợp full gain, thích tính bằng bảng excel tự lập :D

    Đến bây giờ thì mình có thể khẳng định bạn CTBVN chưa có kinh nghiệm thực hiện một bài tính Pile Driveablity Analysis. Bạn nên kiếm một cái report mà xem người ta tính nó thế nào, gồm những trường hợp gì... hơn là suốt ngày đi nghe tiếng búa đóng cọc rồi tưởng nhầm là mình có nhiều "kinh nghiệm thực tế" thi công đóng cọc. Kinh nghiệm nghe tiếng búa khác hẳn với kinh nghiệm thi công đóng cọc bạn ạ.
     
  16. CTBVN

    CTBVN New Member

    Tham gia ngày:
    19/7/12
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Không bỏ full gain, nhưng hạn chế không để xảy ra nó thôi, chẳng hạn như không để nối cọc ở chỗ cát chặt như lúc đầu tôi nói ấy.

    Phải tính bằng tay cũng như thầy dạy lái xe cần đi ô tô nhưng không có nên đành đi bộ chứ không hẳn là không biết lái bạn ạ.
     
  17. vuong53cb2

    vuong53cb2 Super Moderators

    Tham gia ngày:
    16/5/12
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Lecturer
    Nơi ở:
    Cát Hải, Hải Phòng
    Tiện đây bác SEASTAR post lên cho ae xem bản báo cáo về Pile Driveability Analysis để ae tham khảo.Thanks!
     
  18. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Về report thì bạn Vương đã post lên từ đâu mục một bản của chân Thăng Long - Đông Đô rồi đấy, tuy nhiên bản đó chưa được tốt lắm. Về tính Pile Driveability Analysis có lẽ anh em mình chuyển sang mục GrlWEAP hoặc mục Thiết kế cọc CTB mà bạn BrianNg vừa lập và có một bài của admin mở màn nhưng mọi người chưa có thời gian đóng góp bài cho mục đó.

    Anh em mình chuyển qua đấy bàn tiếp nhé?
     
  19. Vũ Văn Việt

    Vũ Văn Việt New Member

    Tham gia ngày:
    19/5/17
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    các tiền bối cho em hỏi: đồ án thi công của em về CTB cố định, em tính tới phần chọn búa đóng cọc và hòan thiện. Cọc của em đâm sâu từ đáy biển xuống 105,4m, Tổng trọng lượng 4 đoạn là 75T và đâm qua 9 lớp đất. Theo TCXD-205-1995, cọc có D=1,4m, t=25,4mm. Em tính theo : Qa = Qtc/Ktc, trong đó Ktc = 1,75 với 4 cọc trong móng ( CT của e có 4 ống chính ), Qtc = m.Qp.Ap
    m=1 là hs làm việc, Ap=1,54m2, Qp thì em chia theo lớp đất rồi tra bảng theo TCXD ra khoảng 2700T. Theo 3 điều kiện chọn búa : E>25Qa, K= (M+q+qt)/E <=3 và e<2mm
    Em chọn theo sổ tay vs búa có Emax = 396KJ=39600KG.m là búa KOBE-steel-k150 nhưng không thỏa mãn đk về E>25Qa dù 2 đk sau thì OK,
    các tiền bối có cách giải quyết nào ko ạ? em xin cảm ơn, mong câu trả lời sớm ạ!!!
     
  20. Vũ Văn Việt

    Vũ Văn Việt New Member

    Tham gia ngày:
    19/5/17
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
     

Chia sẻ trang này