Jacket is falling

Thảo luận trong 'Chuyên ngành Offshore' bắt đầu bởi vuong53cb2, 4/7/12.

  1. vuong53cb2

    vuong53cb2 Super Moderators

    Tham gia ngày:
    16/5/12
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Lecturer
    Nơi ở:
    Cát Hải, Hải Phòng


    ---------- Post added at 11:33 PM ---------- Previous post was at 11:02 PM ----------

    tình hình các tiền bối hãy bình luận về sự cố ở trên xem, e thấy đây là trường hợp đổ giàn do mômen gây lật quá lớn, khi lắp thêm cọc nữa vào là nghiêng luôn.
    sao họ không đóng từng cọc một mà phải đóng hết các cọc vào vị trí định vị rồi mới đóng cố định nhỉ?như thế se gây ra mômen gây lật rất lớn. các tiền bối cho lời giải thích xem thế nào.
     
    Last edited by a moderator: 16/11/15
  2. BrianNg

    BrianNg Moderators

    Tham gia ngày:
    24/5/12
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Xem video clip thì tôi thấy dường như đơn vị thi công đã mắc một sai lầm nghiêm trọng trong quá trình đóng cọc đó là đưa hai cọc trên cùng 1 row vào đóng 1 lúc. Thông thường việc đưa cọc vào đóng theo trình tự như thế nào phải được nghiên cứu rất kỹ trong bài toán on-bottom stability. Dự án tôi mới tham gia gần đây chúng tôi đã phải tính toán cho hơn 400 tổ hợp với rất nhiều scenario đóng cọc khác nhau để đảm bảo jacket ổn định trong suốt quá trình đóng cọc. Sau đó một quy trình đóng cọc được soạn thảo chỉ rõ nhà thầu phải đóng theo trình tự nào và trọng lượng búa nào. Thông thường người ta sẽ cẩu cọc vào 2 leg ở góc đối diện nhau chứ không làm như trong video clip. Hoặc đơn vị thi công đã quá chủ quan với tính toán của mình mà quên mất rằng có rất nhiều yếu tố không lường trước trong các thông số đất nền dùng cho tính toán on-bottom stability. Cảm ơn bạn Vương đã share video để AE cảnh giác hơn cho vấn đề này.
     
  3. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Mọi người cùng xem lại xem cái jacket này là 3 chân hay 4 chân vậy. Nếu là 3 chân thì lúc luồn 2 cọc vào kiểu gì cũng chết, kiểu gì cũng có 2 cọc nằm trên 1 panel. Nếu luồn 2 cọc vào mặt bên kia (bên phía mà jacket đổ) càng chết nhanh hơn.

    Theo mình đoán thì mặc dù đã bỏ trước 1 cọc vào bên này rồi nhưng khi bỏ cọc thứ 2 vào vẫn bị nghiêng về bên kia nên có một phần do dòng chảy nữa. Nói chung là bài toán onbotom chưa cover hết được. Đây là một tai nạn để chúng ta rút kinh nghiệm.
     
  4. vuong53cb2

    vuong53cb2 Super Moderators

    Tham gia ngày:
    16/5/12
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Lecturer
    Nơi ở:
    Cát Hải, Hải Phòng
    Đây là jacket 3 ống chính,cùng quan điểm với bác SEASTAR,e thấy đóng kiểu gì đi chăng nữa vẫn bị nghiêng,
    nếu là giàn 4 chân thì còn đóng 2 cọc đối diện nhau trước để ổn định.
    e chưa làm thực tế nên ko biết,nên muốn thắc mắc rằng tại sao họ ko đóng luôn từng cọc 1 mà phải đóng côs định tạm thời làm gì để tăng mômen lật. Giống như bác SEASTAR nói,nếu dòng chảy mạnh,kết hợp với biến đổi địa chất nữa thì đổ giàn là điều dĩ nhiên.
    mà bây giờ người ta dùng cọc váy tiết kiệm hơn rất nhiều,nếu sử dụng cọc váy thì ko cần phải tổ hợp xem nên đóng cọc nào trước,cọc nào sau như bác BrianNg nói.
     
  5. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Việc đóng các cọc theo cặp đối diện nhau mục đích chính là đề đảm bảo cân bằng sau khi đóng (không bị nghiêng), giảm thiểu công việc levelling rất vất vả. Nếu đóng từng cọc như ý bạn Vương nói thì sẽ làm chân đế bị nghiêng.

    Vấn đề đóng cọc không nên chủ quan bạn Vương ạ, phải tính toán hết các trường hợp như BrianNg nói. Ngoài bài toán on-bottom ra thì pile driveablity analysis cũng phải kể đến.
     
  6. BrianNg

    BrianNg Moderators

    Tham gia ngày:
    24/5/12
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Việc lựa chọn cọc váy liên quan đến nhiều yếu tố khác nữa bạn Vương, thi công cọc váy (chỉ 1 segment) bạn phải thiết kế thêm các pile sleeve để lồng cọc vào => tốn thêm thép, tăng thời gian thi công => tốn thêm chi phí. Việc thi công cọc váy yêu cầu phải có hệ thống upending cọc vì thường cọc váy có chiều dài rất lớn không thể dùng chỉ 1 cẩu để upending lên được. Dưới đây là 1 hình tôi chụp lúc thi công upending cọc váy để bạn tham khảo. Khi thi công cọc váy cũng rất khó định vị, căn chỉnh đưa vào đúng vị trí vì váy cọc nằm dưới nước, người ta phải sử dụng loại búa đóng dưới nước và ROV để giám sát suốt quá trình đóng cọc => lại tốn thêm chi phí nữa. Ngoài ra sử dụng cọc váy bạn còn phải bơm trám xi măng cố định cọc vào các pile sleeve => tăng thời gian thi công trên biển => tốn thêm tiền. Một ngày thi công trên biển như vậy tính bằng triệu USD nên bạn cần tính toán kỹ cả kinh tế và kỹ thuật để lựa chọn phương án cọc nào. Hiện nay với những vùng biển độ sâu nước vừa phải còn đóng cọc lồng ống chính được thì người ta vẫn sử dụng pile-through-leg pile. Một vài thông tin cung cấp thêm cho bạn.
    DSC00372.jpg
     
  7. vuong53cb2

    vuong53cb2 Super Moderators

    Tham gia ngày:
    16/5/12
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Lecturer
    Nơi ở:
    Cát Hải, Hải Phòng
    Vâng,do e chưa có nhưng kinh nghiệm thực tế nên ko biết hết được.nhưng e vẫn có thắc mắc là nếu đóng cọc lồng trong ống chính thì cọc được chia thành nhiều segment,khi đó khi đóng cũng phải nối cọc,mà mỗi ca hàn thường từ 3 đến 6 tiếng,như thế cũng tốn kém nhiều thời gian.mặt khác lại phải mất thêm 1 đoạn thép nằm lồng trong cọc(phương pháp này còn hạn chế nữa là khi chế tạo thì số ống chính lại phải phụ thuộc vào cọc, số lượng cọc lại cố định,còn sử dụng cọc váy thì số lượng cọc có thể nhiều hơn,đảm bảo chịu lực của đất nền).mà một cái khuyết điểm nữa mà cái đóng cọc lồng trong ống chính là khi nghỉ để hàn nối cọc thì sức chịu tải của cọc lại tăng lên(trong API có quy định là nghỉ đóng cọc từ 0 đến 12h thì SCT của cọc tăng lên bằng 0.9 lần sức SCT cực hạn),khi đó lại phải tăng năng lượng búa đóng, cũng phức tạp.
     
  8. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Ai dạy cho bạn hay là có tài liệu nào nói là sau 12h thì sức chịu tải của cọc đạt 0.9 sức chịu tại cực hạn vậy? Thời gian này thường là 21 ngày bạn ạ, bạn yên tâm cứ nối thoải mái. Nối xong ta lại đóng, đóng thì thời gian chờ lại về mo (0).

    Cọc váy hay cọc lồng cái nào cũng có ưu, nhược điểm riêng của nó. Tùy từng loại jacket, độ sâu nước, phương tiện thì công...mà tư vấn thiết kế và chủ đầu tư sẽ quyết định chọn loại nào trên cơ sở chung nhất là công trình đảm bảo ổn định.

    ---------- Post added at 02:49 PM ---------- Previous post was at 02:37 PM ----------

    Xin được nói thêm là về chuyện tăng năng lượng búa, thời gian chờ thì bạn yên tâm là cái này đã được tính toán kỹ trong pile driveablity analysis rồi. Để tính cái này thì người ta thường dùng phần mềm PDI GrlWEAP. Bạn nào có nhu cầu thì xin mời qua box grlweap để tạo topic và thảo luận. Nhưng phần mềm này là của các bác địa chất, anh em structural, naval mà nhảy vô dùng thì hơi trái chuyên môn chút, nhưng mà vẫn chơi được :-"
     
  9. vuong53cb2

    vuong53cb2 Super Moderators

    Tham gia ngày:
    16/5/12
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Lecturer
    Nơi ở:
    Cát Hải, Hải Phòng
    Căn bản e thấy bác BriaNg bảo là làm cọc váy tốn thep với thời gian thi công lâu nên tốn USD nên e thắc mắc thôi.còn việc tăng sức chịu tải của cọc thì đợt e làm nghiên cứu khoa học thầy Chỉnh hướng dẫn về đóng cọc nên cũng đọc API nên biết thêm được phần này.đợt đấy muốn thầy hướng dẫn sử dụng phần mềm GRLWEAP nhưng thầy ko có thời gian nên thầy cho luôn số liệu đã chạy rồi.
     
  10. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Bạn xem lại xem API nó nói thế nào, thông thường Setup time là 21 ngày (168h).

    Bạn có bản **** của grlweap à? Có thể chia sẻ không
     
  11. vuong53cb2

    vuong53cb2 Super Moderators

    Tham gia ngày:
    16/5/12
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Lecturer
    Nơi ở:
    Cát Hải, Hải Phòng
    Mình nhớ ko nhầm là say 3 ngày SCT của cọc sẽ bằng SCT cực hạn theo API, chứ làm gì phải đợi đến 21 ngày.mình sẽ up bài dẫn chứng vào lần sau cho ae tham khảo.Thực tế thì khi tính toán SCT của cọc để chọn búa thì sẽ tính theo SCT cực hạn và nhân với 1 hệ số từ 0.6 đến 0.8 để chọn búa,nhưng nếu kể đến ảnh hưởng động khi đóng cọc thì SCT của cọc sẽ giảm đi rất nhiều do sức kháng thành bên giảm(khi đóng liên tục), sau thời gian nghỉ hàn nối cọc thì SCT của cọc lại tăng lên tùy vào thời gian nghỉ.@ còn phần mềm GRLWEAP thì mình ko có,đợt đấy thầy chỉ cho bản excel đã chạy ra kết quả để mình tính toán thôi. Phần mềm này ở phần đóng cọc hình như admin up lên rồi hay sao ấy.
     
  12. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Mấy cái hệ số 0.6; 0.8 chúng ta sẽ bàn sau ở bên mục grlweap. Vấn đề bây giờ là bạn tra được setup time của đất là 3 ngày ở chỗ nào, mục nào trong API (API RP-2A WSD) ??? Bạn có thể tìm lại để anh em cùng xem không
     
  13. vuong53cb2

    vuong53cb2 Super Moderators

    Tham gia ngày:
    16/5/12
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Lecturer
    Nơi ở:
    Cát Hải, Hải Phòng
    Ok,tí mình sẽ up lên cho bạn xem luôn,ok
     
  14. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Bạn up lâu thế? Có lẽ bạn nên trao đổi lại với thầy xem chính xác là bao nhiêu ngày? Ở mục nào trong API nói chuyện đó? Hai thầy trò trao đổi thật kỹ lưỡng rồi sau đó lại UP lên đây cho anh em cùng học hỏi cũng chưa muộn, không cần phải gấp lắm đâu.
     
  15. vuong53cb2

    vuong53cb2 Super Moderators

    Tham gia ngày:
    16/5/12
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Lecturer
    Nơi ở:
    Cát Hải, Hải Phòng
    Mình đang về quê có việc gấp chứ ko phải ko up,mình nói là làm,ko coa gì sai đâu,bạn yên tâm.mà các tiền bối ở đây có thể comment hộ e trước cái,xem có đúng như thế ko?
     
  16. vuong53cb2

    vuong53cb2 Super Moderators

    Tham gia ngày:
    16/5/12
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Lecturer
    Nơi ở:
    Cát Hải, Hải Phòng
    bạn SEASTAR hãy đọc trang 10 để biết thêm thông tin về SCT của cọc khi đóng như nào, đây là một dự án thực tế, nó được trích dẫn từ API RP 2A.
    123.jpg
     
  17. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Cái mà mình muốn bạn chỉ ra cho anh em tham khảo là điều mục nào của API quy định điều bạn nói.

    Về bản report Thăng Long Đông Đô thì mình có đọc rồi, phải nói cái report đó là một mớ hỗn độn. Thực sự là mình cố tìm nhưng không thấy chỗ nào trích dân từ API RP-2A cả. Report treo đầu dê bán thịt chó, chỗ thì ghi búa S-400, chỗ thì S-500. Gain/Loss factor thì toàn là 1.0/1.0....Cọc thì có mỗi 610x20.6 mà dùng búa IHC S-500 để rồi kết quả chạy ra blowcount là 5 nhát, 8 nhát/1m ~ 2-3nhát/0.3m ---->>>>> MIỄN BÌNH LUẬN!!!

    Ý bạn nói có phải là chỗ này:

    Three (3) pile driving cases are considered in the analysis described as follows,
    a) Continues driving case
    Estimated SRD equals to 0.6 API static capacity.
    b) Soil set up case - Lower Bound case
    Assuming restart condition up to 12 hour delay, the estimated SRD is 0.9 API static
    capacity.
    c) Soil set up case - Upper Bound case
    Assuming the delays of few days, the estimated SRD is taken equal to API static
    capacity.

    Rất tiếc đó chỉ là giả thiết của người tính, nó không thể hiện gì là lấy từ API ra cả, hoàn toàn chỉ là suy đoán mà thôi. Có thể là bạn thấy từ API nên bạn nghĩ là lấy từ API chăng ???

    Mỗi người một nghề bạn ạ, bạn tương lai là kỹ sư kết cấu nên đừng có nghe thầy xui dại lại húc đầu vào làm về địa chất. Mình chỉ biết sơ sơ về chuyện này nên cũng không muốn bàn cãi gì nhiều làm ảnh hưởng tình cảm, hôm giờ toàn đi cãi nhau với anh em nên cũng không hay lắm. Nếu bạn cứ vẫn cho là mình đúng, thầy bạn đúng thì tiếp tục làm. Nhưng thực sự là người ta thường tính với giá trị setup time là 168h.
     
  18. BrianNg

    BrianNg Moderators

    Tham gia ngày:
    24/5/12
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Tôi không có ý ném đá hội nghị đâu nhá =D> nhưng mà tôi đồng ý với bạn SEASTAR, đọc đoạn trích dẫn trên thì không thể nào kết luận là API quy định như vậy được, đúng là một hiểu lầm tai hại, sẽ rất là nguy hiểm nếu chúng ta estimate sai SRD dẫn đến lựa chọn/điều chỉnh búa sai gây vượt quá ứng suất trong cọc. Thầy thì cũng là con người thôi mà, sai sót là đương nhiên. Vì vậy ở Mỹ/Châu Âu người ta mới dạy SV kiểu "tao nói vậy thôi nhá, nhưng mày về nhà phải suy nghĩ thêm xem đúng sai thế nào đấy, tao không đảm bảo những điều tao nói là đúng hết đâu :)" còn ở VN ta thì "tao đọc chậm vậy mà mày chưa chép xong nữa hả?":-S Just kidding!
     
  19. vuong53cb2

    vuong53cb2 Super Moderators

    Tham gia ngày:
    16/5/12
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Lecturer
    Nơi ở:
    Cát Hải, Hải Phòng
    Thank so much!I'll review API to look for more information.In my opinion, we had better be dutiful teacher. Nomatter how they teach us.This is a matter of opinion.ok
     
  20. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Trình độ tiếng Anh của mình và một số bạn nữa không được tốt lắm nên thú thực là mình rất thích mọi người dùng tiếng Việt để trao đổi trong forum của chúng ta.
     

Chia sẻ trang này