Jacket Assembly and Erection

Thảo luận trong 'Hình ảnh thực tế' bắt đầu bởi admin, 12/12/12.

  1. admin

    admin Administrator

    Tham gia ngày:
    12/5/12
    Bài viết:
    916
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Giới thiệu ACE một phương pháp thi công Jacket mà không cần tới quay lật panel như vẫn thường thi công ở Việt Nam.
    Hình 1:
    [​IMG]
    Hình 2:
    [​IMG]
    Hình 3:
    [​IMG]
    Hình 4:
    [​IMG]
    Hình 5:
    [​IMG]
    Hình 6:
    [​IMG]
    Hình 7:
    [​IMG]
    Hình 8:
    [​IMG]
     
  2. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Hình trong ảnh của Admin là họ thi công theo phương pháp úp mái, trước kia ở VN vẫn làm theo phương pháp này mà?!. Sau này kiểm soát tốt được kích thước thì chuyển sang chế tạo theo phương pháp quay lật Panel như hiện tại.
     
  3. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    663
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Bác Adata cho một vài gạch đầu dòng về việc so sánh giữa hai cách thức thi công chế tạo này đi. >:d<
     
  4. nucuoi

    nucuoi New Member

    Tham gia ngày:
    24/8/12
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    tạm gói 2 phương pháp là roll-up và stack-up. cái trong hình là stack-up, các điểm khác biệt chính.
    + Stack-up tiết kiệm diện tích sử dụng yard hơn so với roll-up, lý do BD1 dùng cách này
    + Roll-up tiết kiệm việc thuê cẩu hơn stack-up, stack-up cực ký tốn tiền cẩu rất nhiều lần lắt nhắt, cái này chỉ có vietsov mới nên làm vì có 1 team cẩu hùng hậu.
    + Roll-up thì vấn đề dimension check vất vả hơn nhiều so với stack-up
     
  5. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Ngoài các nguyên nhân trên thì Còn hai nguyên nhân quan trọng hàng đầu nữa mà bác Nucuoi chưa nói tới đó là:
    1. Chế tạo theo phương pháp Roll-up panel sẽ giảm thiểu được phần lớn công việc phải thực hiện trên cao so với phương án úp mái.
    2. Chế tạo theo phương pháp Roll-up panel sẽ giảm thiểu được rất nhiều vật tư phục vụ thi công như các thanh chống (tie back bracing) so với phương án úp mái. (So với phương án úp mái thì bạn phải lắp từng cấu kiện một và phải có nhiều thanh gia cố tạm trong khi theo phương án Roll-up panel thì bạn chế tạo phần lớn dưới mặt bằng rồi quay lên hàn lại là xong).
    have fun
     
  6. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    663
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Tìm được nguồn tin từ đồ án tốt nghiệp được hướng dẫn tại Nipi, gửi để ae tham khảo và có thêm thông tin:
    1. Phương pháp Roll-up panel:
    Ưu điểm:
    + Có nhiều cấu kiện của chân đế đựơc chế tạo, lắp ráp dưới thấp, việc chế
    tạo chân đế dễ dàng hơn nhờ sử dụng các trạm hàn tự động ngoài công trường để
    hàn.
    + Hệ thống dàn giáo phục vụ thi công không quá phức tạp, công tác kiểm tra
    kích thước và kiểm tra chất lượng các mối hàn được kiểm soát tốt hơn.
    + Có thể tiến hành chế tạo, thi công song song đồng thời các cấu kiện do vậy
    ta có thể đẩy nhanh tiến độ thi công, đồng thời có thể tận dụng tối đa các thiết bị
    máy móc và nhân lực sẵn có một cách hiệu quả nhất, tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế.
    + Công tác an toàn được đảm bảo tốt hơn do làm việc dưới thấp.

    + Đây là phương án thi công có nhiều điểm tương đồng với thi công các chân
    đế dạng truyền thống (úp mái). Do đó công tác tính toán, quản lí có nhiều thuận
    lợi do chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm.
    Nhược điểm:
    + Yêu cầu thiết bị cẩu nâng lớn.
    + Hệ thống gối đỡ, thanh chống khá phức tạp.
    + Mặt bằng diện tích thi công lớn
    Hình 1: Hình minh họa quá trình roll-up
    [​IMG]
    2. Phương pháp stack-up:
    ™ Ưu điểm:
    + Phương pháp này có ưu điểm nổi bật đó là yêu cầu mặt bằng thi công
    không lớn, có thể tận dụng tối đa không gian bãi lắp ráp.
    Nhược điểm:
    + Việc thi công lắp ráp phải thực hiện trên cao nhiều, với tổng độ cao của
    chân đế Pearl là 58.41m thì công việc càng trở nên khó khăn.
    + Các mối hàn trên cao khó kiểm soát được chất lượng, hệ thống giàn dáo
    phức tạp.
    + Mức độ an toàn khi lam việc trên cao cũng khó kiểm soát hơn.
    + Yêu cầu các thiết bị thi công chuyên dụng, cần trục, cần cẩu... phải có tầm
    với lớn.
    + Khó tổ chức thi công song song, thời gian thi công kéo dài, hiệu quả kinh
    tế không cao.
    + Đây là phương pháp thi công mới, khi áp dụng sẽ gặp nhiều khó khăn do
    chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm.
    + Thông thường phương pháp này chỉ áp dụng với những công trình có kết
    cấu dạng monopod mà độ cao của nó không quá lớn và khi diện tích thi công trên
    bãi lắp ráp bị hạn chế.
    Hình 2: Hình minh họa quá trình Stack-up
    [​IMG]
     

Chia sẻ trang này