Hết dầu, hết khí - Dân Công trình biển làm gì?

Thảo luận trong 'Thiết kế CTB – DESIGN OFFSHORE PROJECT' bắt đầu bởi SteelMan, 4/10/12.

  1. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Năng lượng không tự tạo ra mà chỉ có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác, người ta đã giải thích như vậy.
    Việc xây dựng một nhà máy phát điện phục vụ cho quy trình sản xuất như trên, rẻ hơn nhiều so với việc đầu tư xây dựng một tổ hợp gồm giàn khai thác (Jacket, topside, FPSO, Jackp...), vận chuyển và chế biến các sản phẩm dầu mỏ thành xăng.
    Hy vọng đây là một hướng đi tích cực mang lại nhiều lợi ích.
     
  2. SteelMan

    SteelMan Moderator

    Tham gia ngày:
    9/8/12
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    Nỗi buồn phong điện

    Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới (WB), tổng tiềm năng điện gió của Việt Nam ước đạt 513.360 MW tức là bằng hơn 200 lần công suất của thủy điện Sơn La, và hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện vào năm 2020. Nhưng trong Quy hoạch điện VII đã được phê duyệt thì điện gió còn nằm ở mức khá khiêm tốn. Thí dụ, các công trình thủy điện và nhiệt điện đưa vào vận hành năm 2011 có công suất 4.187MW thì NLTT (trong đó có điện gió) chỉ là 30MW; năm 2012 những con số này là 2.805MW và 100MW; năm 2013 là 2.105MW và 130MW...

    Tiềm năng dồi dào...

    Quy hoạch điện VII xác định "Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước cho phát triển điện, kết hợp với việc nhập khẩu điện, nhập khẩu nhiên liệu hợp lý, đa dạng hóa các nguồn năng lượng sơ cấp cho sản xuất điện, bảo tồn nhiên liệu và bảo đảm an ninh năng lượng cho tương lai".
    Vậy nguồn tài nguyên năng lượng gió của Việt Nam hiện nay liệu đã được quan tâm khai thác có hiệu quả?
    Trong 4 nước được WB khảo sát thì Việt Nam có tiềm năng gió lớn nhất và hơn hẳn các quốc gia lân cận là Thái Lan, Lào và Campuchia. Trong khi Việt Nam có tới 8,6% diện tích lãnh thổ được đánh giá có tiềm năng từ “tốt“ đến “rất tốt“ để xây dựng các trạm điện gió cỡ lớn thì diện tích này ở Campuchia là 0,2%, ở Lào là 2,9%, và ở Thái Lan cũng chỉ là 0,2%. Nếu xét tiêu chuẩn để xây dựng các trạm điện gió cỡ nhỏ phục vụ cho phát triển kinh tế ở những khu vực khó khăn thì Việt Nam có đến 41% diện tích nông thôn có thể phát triển điện gió loại nhỏ. Nếu so sánh con số này với các nước láng giềng thì Campuchia có 6%, Lào có 13% và Thái Lan là 9% diện tích nông thôn có thể phát triển năng lượng gió...
    Cũng theo nghiên cứu của WB, trên lãnh thổ Việt Nam, hai vùng giàu tiềm năng nhất để phát triển năng lượng gió là Sơn Hải (Ninh Thuận) và vùng đồi cát ở độ cao 60-100m phía tây Hàm Tiến đến Mũi Né (Bình Thuận). Gió vùng này không những có vận tốc trung bình lớn, còn có một thuận lợi là số lượng các cơn bão khu vực ít và gió có xu thế ổn định là những điều kiện rất thuận lợi để phát triển năng lượng gió.

    Trong những tháng có gió mùa, tỷ lệ gió nam và đông nam lên đến 98% với vận tốc trung bình 6-7 m/s tức là vận tốc có thể xây dựng các trạm điện gió công suất 3 - 3,5 MW. Thực tế là người dân khu vực Ninh Thuận cũng đã tự chế tạo một số máy phát điện gió cỡ nhỏ nhằm mục đích thắp sáng. Ở cả hai khu vực này dân cư thưa thớt, thời tiết khô nóng, khắc nghiệt, và là những vùng dân tộc đặc biệt khó khăn của Việt Nam.
    Từ cuộc khảo sát này cho thấy, tổng tiềm năng điện gió của Việt Nam ước đạt 513.360 MW tức là bằng hơn 200 lần công suất của thủy điện Sơn La, và hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện vào năm 2020. Nhưng trong Quy hoạch điện VII đã được phê duyệt thì tỷ lệ công suất điện gió còn ở mức khá khiêm tốn. Thí dụ, các công trình thủy điện và nhiệt điện đưa vào vận hành năm 2011 có công suất 4.187MW thì NLTT (trong đó có điện gió) chỉ là 30MW; năm 2012 là 2.805MW và 100MW; năm 2013 là 2.105MW và 130MW...

    Đầu tư dè dặt

    Đúng 16 giờ chiều 29/5/2013, dòng điện gió trên biển đầu tiên của Việt Nam tại Bạc Liêu bắt đầu hòa vào lưới điện quốc gia.

    Đó là dòng điện phát ra từ 10 tuabin đầu tiên với công suất khoảng 1,6MW của giai đoạn 1 thuộc Dự án nhà máy điện gió Bạc Liêu đã xây dựng xong. Dự án được chia ra 2 giai đoạn. Trong giai đoạn 1 đã hoàn thành lắp đặt 10 cột tuabin, công suất tổng cộng của giai đoạn này là 16MW và điện năng sản xuất dự tính khoảng 56 triệu kWh/năm, gần bằng với sản lượng của 30 tuabin của nhà máy điện gió tỉnh Ninh Thuận.

    Giai đoạn 2 của dự án sẽ xây lắp tiếp 52 tuabin còn lại. Sau khi hoàn thành, Nhà máy điện gió Bạc Liêu sẽ có tổng số 62 tuabin với tổng công suất trên 99MW và điện năng sản xuất ra khoảng 320 triệu kWh/năm.
    [​IMG]
    Dự án điện gió Bạc Liêu
    Toàn bộ Nhà máy điện gió Bạc Liêu được đặt dọc theo đê biển Đông, kéo dài từ phường Nhà Mát đến ranh giới tỉnh Sóc Trăng và chiểm tổng diện tích gần 500 ha. Các tuabin ở nhà máy này được sản xuất tại Mỹ. Cột làm bằng thép đặc biệt không gỉ, cao 80m, đường kính 4m. Mỗi tuabin có 3 cánh quạt, mỗi cánh dài 42m, làm bằng nhựa đặc biệt, có hệ thống điều khiển giúp cánh quạt tự gập lại khi gặp thời tiết xấu, bão lớn. Các thông tin cho hay, Nhà máy điện gió Bạc Liêu sử dụng công nghệ tiến tiến nhất tại Việt Nam và là nhà máy xây dựng trên biển duy nhất hiện nay.

    Nghe những thông tin trên mừng đấy mà lại buồn đấy, bởi nó chẳng thấm tháp so với sự quan tâm đến chiến lược phát triển năng lượng quốc gia và các dự án điện gió của nhiều nước trên thế giới. Chỉ mới đây thôi, hôm 4/7/2013, tại Anh đã khánh thành dự án nhà máy phong điện ngoài khơi lớn nhất thế giới London Array gồm 175 tuabin có tổng công suất 630MW, đủ cung cấp cho 500.000 hộ gia đình ở Anh sử dụng điện năng sạch. London Array sẽ giúp giảm lượng phát thải CO2 hàng năm xuống còn xấp xỉ 900.000 tấn, tương đương với lượng phát thải của 300.000 xe khách.

    Nhà máy phong điện ngoài khơi London Array đặt tại cửa sông Thames, cách bãi biển Kent và Essex khoảng 20km. Siemens cung cấp và cài đặt 175 tuabin, mỗi chiếc có một rotor có đường kính 120m và công suất 3,6MW. Chính phủ Anh đang đặt mục tiêu tăng công suất điện gió lên 18GW vào năm 2020, đủ để đáp ứng được gần 1/5 nhu cầu điện năng của Anh. Chính phủ Đức nhận định rằng việc chuyển tiếp năng lượng để có thể đáp ứng được các nhu cầu trong tương lai chỉ có thể thành công nhờ phát triển hơn nữa phong điện ngoài khơi. Chính phủ Đức có kế hoạch năm 2020 công suất phong điện ngoài khơi đạt 10GW...

    Những rào cản không dễ vượt qua

    Trong Quy hoạch Điện VII đã xác định ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo cho sản xuất điện, tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng này lên mức 4,5% vào năm 2020 và 6% vào năm 2030. Trong đó, đưa tổng công suất nguồn điện gió từ mức không đáng kể hiện nay lên 1.000 MW vào năm 2020, khoảng 6.200 MW vào năm 2030. Nhưng cụ thể hóa cụm từ "ưu tiên" ấy quả không dễ dàng bởi tỷ suất đầu tư và giá thành sản phẩm.

    Theo tính toán của các chuyên gia, nếu sử dụng công nghệ châu Âu, suất đầu tư cho điện gió tính theo công suất đã lên tới 2.250 USD/kW, còn nếu sử dụng công nghệ Trung Quốc thì suất đầu tư cũng là 1.700 USD/kW.

    Với suất đầu tư này, giá điện gió bình quân tối thiểu cũng ở mức 10,68 cent/kW với thiết bị châu Âu và Mỹ. Còn với thiết bị Trung Quốc, giá bán điện cũng phải 8,6 cent/kW. Giá bán này cũng được tính tới thời gian hoàn vốn lên tới xấp xỉ 20 năm, thời gian khấu hao thiết bị là 12 năm.

    Với suất đầu tư lớn, giá thành sản xuất khá cao, thời gian thu hồi vốn lâu, giá phát điện chưa hợp lý khiến nguồn năng lượng này rất khó cạnh tranh với các nguồn điện khác.
    Nhà máy điện gió Bạc Liêu sử dụng các thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất trên thế giới với giá nhập khẩu tương đối cao nên giá thành sản xuất lên tới 10-12 cent/kWh. Trong khi đó, Chính phủ đã quy định EVN mua điện gió với giá 7,8 cent/kWh (trong đó EVN mua 6,8 cent và 1 cent trích quỹ môi trường). Với giá mua như vậy, khả năng thu hồi vốn của chủ đầu tư sẽ bị ảnh hưởng và là một trong những rào cản lớn nhất nhằm thu hút các nhà đầu tư khác. Do đó, nhà đầu tư này và tỉnh Bạc Liêu đã có văn bản kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành xem xét có chính sách trợ giá và nâng mức mua điện lên tương đương 9 cent/kWh.

    Phó chủ tịch Hiệp hội Điện gió Bình Thuận Bùi Văn Thịnh nhận xét, “nút thắt” chính hiện nay là giá bán. Theo ông Thịnh, với suất đầu tư cao mà giá bán Chính phủ quy định chỉ 7,8 cent là thấp nhất so với thế giới. Ông Thịnh so sánh: Tại Trung Quốc giá từ 9 - 10 cent; Philippines là 22 - 24 cent; Nhật Bản là 29 cent và một số nước châu Âu khác là 14 - 15 cent. “Cái chính là giá bán. Nhà đầu tư làm dự án phải có lãi thì mới hiệu quả. Không có lãi không ai làm”. Ông Thịnh cho rằng Quyết định 37 của Chính phủ đã rất ưu ái cho điện gió nhưng về giá là chưa phù hợp với thực tế.

    Khó nhưng vẫn hấp dẫn

    Tuy vậy, điện gió tại Việt Nam vẫn có sức hấp dẫn riêng. Sau chuyến khảo sát vùng dự án đầu tư điện gió tuyến ven biển thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, Tập đoàn công nghiệp Enercon (Cộng hòa Liên bang Đức) - chuyên về sản xuất thiết bị điện gió hàng đầu thế giới cam kết sẽ tổ chức huy động vốn và cung cấp thiết bị đầu tư cho dự án điện gió Sóc Trăng - Tập đoàn Đức muốn đầu tư dự án điện gió tại Sóc Trăng.
    Theo nhận định của Tập đoàn Enercon, đây là địa bàn có tiềm năng lớn về đầu tư điện gió, đặc biệt là bờ biển Sóc Trăng dài và rộng, sức gió cao hơn các tỉnh duyên hải trong khu vực, điều kiện đầu tư thuận lợi.

    Các tài liệu Atlas về tài nguyên gió khu vực Đông Nam Á đánh giá tài nguyên gió tại các vị trí lựa chọn từ bản đồ của WB ở Việt Nam đều cho thấy, tỉnh Sóc Trăng là một trong những tỉnh có tiềm năng gió thuộc loại lớn ở Việt Nam và rất khả thi để xây dựng các dự án điện gió có quy mô lớn.

    Trong đó, tổng diện tích khu vực có tiềm năng gió lý thuyết là 120.000 ha, chiếm khoảng 37% diện tích cả tỉnh. Thực tế, đã có nhiều nhà đầu tư đã quan tâm và có định hướng đầu tư vào lĩnh vực điện gió tại Sóc Trăng trong thời gian tới.

    Theo đề án quy hoạch điện gió của tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, Sóc Trăng có thuận lợi để đầu tư các nhà máy điện gió tập trung ở các vùng bãi bồi ven biển thuộc địa bàn 3 huyện, thị là Cù Lao Dung, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu.

    Tổng mức đầu tư cho các dự án điện gió theo quy hoạch của tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 là gần 8.300 tỷ đồng. Dự kiến sơ bộ tổng diện tích đất chiếm dụng vĩnh viễn cho quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Sóc Trăng là 490ha, chủ yếu là mặt nước, bãi bồi ven biển của tỉnh.

    Về việc hạ giá thành điện gió, theo quan điểm của Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Trần Viết Ngãi, dù suất đầu tư cao, nhưng để có lãi, các nhà đầu tư cần chủ động hơn trong việc nội địa hóa các thiết bị. Chẳng hạn như nhà đầu tư có thể tự xây dựng trụ đỡ turbin bằng ống bê tông, cánh gió cũng có thể tự chế tạo để giảm giá thành; nhà đầu tư chỉ cần mua tua bin và thiết bị điều khiển điện, đồng thời tự đào tạo công nhân lắp ráp thay cho phải thuê chuyên gia nước ngoài… thì khi ấy, giá bán điện 7,8 cent/kWh là nhà đầu tư có thể có lãi.

    Bên cạnh đó, với chủ trương của Chính phủ tiến tới thị trường điện cạnh tranh, nhiều nhà đầu tư sẽ nỗ lực tìm phương cách tiết kiệm chi phí, giảm giá thành...

    Như vậy, nỗi buồn về phong điện sẽ có cơ hội nguôi ngoai trong tương lai.
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/10/13
  3. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    [h=2]Trữ lượng dầu mỏ toàn cầu sẽ cạn kiệt sau 50 năm[/h]Hiện các nước châu Âu đang tích cực nghiên cứu khai thác phong năng và năng lượng Mặt Trời.

    Đài Tiếng nói nước Nga đưa tin, theo các nghiên cứu của Hội đồng năng lượng thế giới (WEC), trong lòng đất còn 223 tỷ tấn dầu và 209.000 tỷ mét khối khí đốt. Với mức độ tiêu thụ hiện tại, khối lượng này sẽ chỉ đủ dùng trong khoảng 50 năm nữa.

    Ngoài ra, còn một nguồn tài nguyên nữa cũng chỉ đủ dùng trong 100 năm tới là than. Nhiều quốc gia đang tích cực sử dụng khoáng chất này.

    Ở Trung Quốc, 79% điện được sản xuất bằng cách đốt than, trong khi Mỹ cũng nhận được khoảng 40% năng lượng từ than.

    Chuyên viên thuộc Liên hiệp các nhà công nghiệp dầu khí Rustam Tankan nhận định rằng than không thể thay thế dầu mỏ vì than "được coi là nguồn năng lượng bẩn nhất."

    Bên cạnh đó, còn có nhiều ý kiến cho rằng các nguồn năng lượng thay thế như hydro và metan sẽ cạnh tranh với dầu trong tương lai.

    Hiện các nước châu Âu đang tích cực nghiên cứu khai thác phong năng và năng lượng Mặt Trời. (vietnam plus)
     
  4. quochuy2013

    quochuy2013 New Member

    Tham gia ngày:
    3/12/13
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Lập một vài Casino như Hồ Tràm Trip và thêm hệ thống lưu trú và bar, disco, mời thêm Victoria show qua diễn hàng tuần là tha hồ hốt bạc
     
  5. Ne0_Njcky

    Ne0_Njcky Moderators

    Tham gia ngày:
    12/3/13
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Liệu có xây được ca sí nồ không? Quảng Ninh xin xây ở Cô Tô mà chả biết giờ a răng ^^
     

Chia sẻ trang này