Boatlanding - Giá cập tàu

Thảo luận trong 'Hình ảnh thực tế' bắt đầu bởi admin, 7/6/12.

  1. admin

    admin Administrator

    Tham gia ngày:
    12/5/12
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Giá cập tàu (boatlanding) cho giàn khoan được biết đến như là nơi cập các phương tiện tàu thuyền khi tiếp cận với giàn. đây là kết cấu khá nhạy cảm với các tải trọng va từ tàu và các vật trôi dạt khác trên biển.
    để ae biết về loại kết cấu đặc thù này trong CTB, hình ảnh sau đây sẽ giúp chung ta biết về hình dáng của chúng:
    1. Chế tạo tại bãi
    P1030981.jpg
    2. Lifting boatlanding - cẩu lắp giá cập tàu
    Lifting boatlanding.jpg
    3. Thi công hoàn thiện ngoài khơi, sẵn sàng đưa vào sử dụng.
    23.jpg
     
  2. vuong53cb2

    vuong53cb2 Super Moderators

    Tham gia ngày:
    16/5/12
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Lecturer
    Nơi ở:
    Cát Hải, Hải Phòng
    admin cho e hỏi, thế cái giá cập tàu này nó join với jacket bởi khối support kiểu gì, welded or bolted. Mà cái giàn trên là giàn gì vậy mà không có thượng tầng vây, hay là chưa lắp hả admin.
    Tiện đây cho e hỏi, khi đóng cọc để định vị khối chân đế thì đóng cọc váy thì người ta chế tạo thành một đoạn cọc dài rồi đóng luôn, thế còn đóng cọc trong ống chính thì người ta phải chia nhỏ ra để đóng, thường thì người ta chia khoảng bao nhiêu mét một đoạn hay bằng khổ độ của thép ống nhập về là 12m vậy admin, hay phụ thuộc vào năng lực của cẩu. admin giải thích cho mọi người được biết với nhá.
     
  3. admin

    admin Administrator

    Tham gia ngày:
    12/5/12
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Chú hỏi một phát, anh đọc mà choáng luôn. để anh trả lời từ từ từng câu một:
    1. Boatlanding liên kết với jakcet có cả hai loại hoặc Weld hoặc Bolt tùy vào từng dự án và ưu nhược điểm của chúng ở dự án sử dụng
    2. Giàn này chưa lắp thượng tầng, chứ giàn mà không có topside sao hoạt động được
    3. việc chia ra thành các đoạn cọc nhỏ để tiện thi công là đúng, chúng khống nhất thiết phải dài 12m, chiều dài phụ thuộc vào phương tiện thi công của đơn vị thỉ công, ví dụ như chiều dài mainboom của cẩu, capacity của cẩu ....
    4. Việc thi công Cọc váy như thế nào thì anh cũng chưa rành lắm, nếu thiết kế một đoạn cọc dài từ mực nước tới đáy biển thì làm sao mà thi công? hy vọng Mr adata giúp anh em vụ này. ^^
     
  4. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Cu Vương xin được cái đồ án của anh Dân rồi thì đọc kỹ phần đóng cọc nhé.
    Thường chia đoạn cọc - Segment là chia trong thiết kế chi tiết có xét đến thiết bị/cẩu thi công đóng cọc. Yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng tới chiều dài của Segment cọc là tiết diện theo từng đoạn cọc và tầm với của cẩu dùng cho uppending cọc và đóng cọc. Giống như với chiều cao của em thì em không thể để cầm một đầu của cây gậy dài 3m và dựng đứng lên trong khi tay vẫn giữ ở đầu trên của gậy được.
    Một ý khác: đóng cọc cho cọc váy là đóng dưới nước lên thông thường là cọc để 1 segment. (nếu cọc dài quá thì cũng cố gắp tính toán tiết diện cọc để dùng 1 segment, nếu chia làm nhiều segment thì khó khăn hàn nối!)
    Đóng cọc trong ống chính : là đóng trên cao, hàn nối trên cao nên chia làm nhiều segment để thuận lợi cho uppending cọc và đóng cọc - thuận lợi cho tầm với của cẩu.
    have fun
     
  5. vuong53cb2

    vuong53cb2 Super Moderators

    Tham gia ngày:
    16/5/12
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Lecturer
    Nơi ở:
    Cát Hải, Hải Phòng
    e cảm ơn các a, e đọc mấy tài liệu thì e thấy đóng cọc trong ống váy thì họ chế tạo một đoạn cọc dài, thường ở VN mình thì chế tạo một đoạn, nhưng có nước vùng biển sâu thì họ vẫn chế tạo thành các segment, có điều là hàn nối dưới nước rất khó khăn, đòi hỏi phải có công nghệ.
    khi thi công Upending đoạn cọc váy dài như vậy thì không thể dùng cẩu được vì Lifting capacity không đủ, họ sẽ lắp các đoạn cọc ấy vào khối chân đế và đánh chìm cùng khối chân đế luôn, sau đó mới dùng cẩu để cẩu định vị cọc.
    Mà đợt e làm đề tài nghiên cứu khoa học về sức chịu tải của đất nền khi đóng cọc ở vùng biển Việt Nam e thấy chỉ có cho cọc xuống và để cái mũ búa lên mà cọc đã tự chìm xuống đất 15m rồi, e thấy ngạc nhiên thật.
     
  6. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    anh thì về công nghệ của mấy nước xa xôi thì anh chịu :D
    Còn về đoạn 15m mà em nói đến trong Piling gọi là Self penetration. Đoạn này dài hay ngắn phụ thuộc vào nền đất, trọng lượng bản thân của cọc và của búa và gia tốc của đoạn cọc khi được thả xuống.
    Vừa rồi anh đi cho HaiThach 1 thì thả xuống đã được 38m roài &[]
     
  7. vuong53cb2

    vuong53cb2 Super Moderators

    Tham gia ngày:
    16/5/12
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Lecturer
    Nơi ở:
    Cát Hải, Hải Phòng
    Vâng, cái đấy thì e chưa đi làm thực tế nên chưa biết, e thấy thầy cho e số liệu rồi e tính toán thì thấy self Penetration bằng 15m, e thấy đã lớn rồi, mà dự án a làm lên đến 38m, chắc vùng đất a là đất yếu rồi, như thế có cần phải gia cố nền đất không a, có giống như kiểu đóng cọc để gia cố nền đất yếu ở mấy công trình dân dụng ấy.
    Thật sự càng nghiên cứu về ngành công trình biển e lại càng thấy hay, e cũng muốn được đi biển để được chứng kiến tận mắt những công trình ngoài đấy được thi công như nào, chứ cứ tính toán trên lý thuyết này không thực tế lắm.
     

Chia sẻ trang này