Kinh nghiệm làm cán bộ hướng dẫn sv làm đồ án tốt nghiệp

Thảo luận trong 'Hỗ Trợ Sinh Viên XD_CTB' bắt đầu bởi hoangtu, 15/9/12.

  1. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    671
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Dear ACE,
    Hôm nay nhận được lệnh của sếp, làm hướng dẫn chính cho một cậu sv thực tập có nguyện vọng ở lại cty làm đồ án tốt nghiệp.
    Vì là lần đầu tiên hướng dẫn, không và chưa biết những công việc chính phải làm là gì, mông lung mọi thứ từ tên đề tài tới các thủ tục pháp lý liên quan...
    Lên diễn đàn tìm ở mục đồ án tốt nghiệp có một đồ án của những ace khóa trước thấy cũng hình dung ra được bố cục và nội dung của một đồ án tốt nghiệp nó như thế nào.
    Thế nhưng vẫn còn một số câu hỏi rất cần sự chia sẽ từ ACE:
    1. Một bài toán thiết kế có thể là nội dung một đề tài tôt nghiệp? (ví dụ: Lifting Analysis Report tương đương với một đồ án tốt nghiệp)
    2. Về mặt thủ tục pháp lý, Cựu sinh viên Viện CTB có thể là cán bộ hướng dẫn đồ án tốt nghiệp? (nhất thiết phải là chức danh thạc sỹ mới đủ tư cách pháp nhân?)
    3. Mong ACE đã từng tham gia việc hướng dẫn sinh viên làm đồ án tốt nghiệp chia sẽ kinh nghiệm của bản thân về vấn đề này

    Have nice weekend!
     
  2. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    To hoangtu,
    - Cho anh em sinh viên (sv) tìm hiểu các đề tài mà bạn có thể hướng dẫn và không ảnh hưởng tới bí mật/hoạt động của cty (chẳng hạn cty bạn đang làm đề tài nckh nào đó thì đương nhiên không thể cho sv làm một đề tài tương tự). Giúp sv lựa chọn đề tài phù hợp khả năng và thời gian.
    Trong đơn vị thì hướng dẫn sv thực tập/làm đồ án cũng là một công việc của nguời hướng dẫn, tuy nhiên tốt nhất là cuối mỗi buổi làm việc thày trò nên trao đổi.
    Chú ý liên hệ với viện CTB để cho ra được tờ " nhiệm vụ DATN", lược bỏ những mục mà sv không thực hiện trong đề tài in ra và có chữ ký của bạn để sv kẹp vào thuyết minh của đồ án.
    Về câu hỏi:
    - Một bài toán như nghiên cứu tính toán mỏi, tính toán Blasting, tính toán launching, tính Pile drivebility... hoàn toàn có thể là DATN. Tuy nhiên cần xem xét cụ thể để cân nhắc với khả năng và đòi hỏi thực tế (nhiều khi người ta lại thích cái sự hoành tráng/tổng quát chứ không phải chi tiết ;) )
    - GV hướng dẫn DATN: Là kỹ sư và có kinh nghiệm thực tế liên quan trực tiếp tới vấn đề hướng dẫn trong DA là ok.
    Trong phần ký tá bản vẽ/thuyết minh cho sv mang về bảo vệ thì thông thường có chữ ký của: Người hướng dẫn và TP của phòng đó. Ngoài ra có một tờ nhận xét của GVHD và cho điểm nhé.
    cheer
     
  3. Song Ma

    Song Ma Administrator

    Tham gia ngày:
    17/5/12
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    1.Theo mình biết thì Hướng dẫn đồ án tốt nghiệp ngành xây dựng công trình biển của Viện XD CTB tại các đơn vị thiết kế yêu cầu chỉ cần Kỹ sư là OK rồi.( Được đồng ý của sếp và Viện)
    2. Bài toán inplace, fatigue, lifting, loadout, transportation, upending, floating,ship impact,... hoàn toàn có thể là một đồ án tốt nghiệp.(thực tế chính mình đã từng làm một đồ án như thế). Một đồ án tốt nghiệp mà bài toán nào cũng làm, sau đó lại kết luận do thời gian giới hạn nên em..., nói ra thì rất đồ sô nhưng thực tế sv chẳng thể biết được gì trong đó cả( nổ<:p). Have fun!
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/9/12
  4. BrianNg

    BrianNg Moderators

    Tham gia ngày:
    24/5/12
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Chào bạn Hoangtu, nếu bạn đã từng được cựu SV CTB hướng dẫn ĐATN thì chắc bạn cũng có thể rút ra vài kinh nghiệm xuất phát từ chính đồ án của mình để làm sao hướng dẫn SV được tốt nhất. Với những trăn trở của bạn tôi có vài chia sẻ quan điểm của mình thế này:
    1. Một bài toán có thể coi là một đề tài để làm đồ án tốt nghiệp khi nó hội tụ đủ 2 yếu tố: 1 là cơ sở lý thuyết tương xứng với ngành học và bằng học kỹ sư và 2 là thực hành bằng chính sinh viên đó. Thực tế mà nói thì có một số bài toán nghe tưởng chừng đơn giản như tính toán load-out, lifting, transportation, launching, floatation and upending, on-bottom stability, pile driveability nhưng tôi gặp có những SV ra trường 4-5 năm rồi mà vẫn chưa làm được mặc dù đồ án tốt nghiệp bạn đó làm ngày trước là "Thiết kế tổng thể kỹ thuật giàn XYZ"!!! - Về phạm vi đây là cả một dự án FEED mà có vô số người tham gia mới thực hiện được. Tôi ủng hộ quan điểm thực tế hóa và thực dụng hóa ĐATN tức là gói gọn phạm vi đồ án để SV có cơ hội thực hành thực sự, tự tìm tỏi nghiên cứu tài liệu để đưa vào đồ án của mình làm sao SV có một khả năng thực hành cao nhất sau khi ra trường.
    Đồng ý với bạn Adata là bạn phải trao đổi với SV dựa trên nhu cầu của SV đó, quỹ thời gian cho đồ án và phải trao đổi cả với thầy phụ trách ngoài HN để thống nhất ra một đề tài ĐATN tránh sau khi làm gần xong rồi các thầy lại đánh giá đề tài đơn giản quá lúc đó lại phải thêm một số nội dung làm SV không xoay sở kịp ảnh hưởng đến chất lượng đồ án.
    2. Cơ sở pháp lý: Bạn nói đến pháp lý nghe hơi nghiêm trọng! Theo quy định của Khoa/Viện thì như mình trao đổi ở trên bạn phải có tên đề tài trên cơ sở thống nhất giữa các bên liên quan, tốt nhất bạn nên hướng dẫn SV ra được một bản đề cương tóm tắt các bước cần thực hiện, các tài liệu, tiêu chuẩn cần tìm hiểu và áp dụng, để SV có bước chuẩn bị tốt nhất có thể. Tôi không thấy có quy định nào là phải là Thoọc sỹ :)D) mới được hướng dẫn SV tốt nghiệp mà đã từng thấy KS hướng dẫn học viên cao học là LVTN (tôi nói thật đấy :)) bởi vậy nếu bạn tự tin là kiến thức và kinh nghiệm của mình có thể giúp ích cho SV, SV có thể hoàn thành khối lượng công việc dưới sự hướng dẫn của bạn thì bạn nên nhận.
    3. Kinh nghiệm chia sẻ: Một phần đã nói ở trên, cụ thể nếu là bài toán lifting thì cá nhân tôi thấy phần cơ sở lý thuyết hơi ít. Nếu đưa vào lý thuyết tính tải trọng sóng thì nó lại không ăn nhập gì vào công việc trong đồ án. Đối với quỹ thời gian để làm ĐATN của SV mấy khóa gần đây tôi thấy phần thực hành bài toán lifting cũng là đủ để đáp ứng yêu cầu của 1 ĐATN, cái khó là bạn làm sao tạo mối liên kết giữa phần cơ sở lý thuyết và phần thực hành. Nếu phần cơ sở lý thuyết hơi mỏng theo tôi bạn có thể thêm vào một bài toán nữa để tăng khối lượng đồ án lên bù đắp cho phần lý thuyết như là load-out chẳng hạn, rồi tính toán padeye, trunnion. Làm vậy bạn sẽ giúp SV có thêm tự tin lúc bảo vệ, xin nhấn mạnh là các thầy đa số là chỉ mạnh về cơ sở lý thuyết do đó các câu hỏi sẽ phần lớn tập trung vào phần đó nên bạn cũng phải cố gắng củng cố kiến thức căn bản của SV trong giai đoạn ĐATN mới được. Tôi xin được dựa trên kinh nghiệm của mình liệt kê ra một số đề tài từ dễ đến khó như sau: Load-out and Lifting Analysis, Floatation and Upending Analysis, On-bottom Stability analysis, Transportation Analysis, Launch Analysis, In-place analysis, Boat Impact Analysis, Blasting Analysis, Pushover Analysis, Seismic Analysis. Cách liệt kê này có xem xét đến cả độ phức tạp của cơ sở lý thuyết và thực hành. Nếu đề tài lifting mà bạn đề cập tính bằng phương pháp dynamic (dynamic lifting analysis) thì theo tôi chỉ một bài toán này cũng đủ cho một đồ án tốt nghiệp rồi.
    Chúc bạn hướng dẫn thành công!
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/9/12
  5. admin

    admin Administrator

    Tham gia ngày:
    12/5/12
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Ấy bác, ở đây không nói về khả năng hướng dẫn được hay không mà nói về các thủ tục giấy tờ quy định liên quan (gọi chung là thủ tục pháp lý)
    Theo quy định của khoa sau đại học, cán bộ hướng dẫn luận văn tốt nghiệp cho Thoọc sỹ cần phải hội đủ các yếu tố:
    Người hướng dẫn luận văn thạc sĩ phải có khả năng độc lập tiến hành và tổ chức nghiên cứu khoa học, có các công trình khoa học đã công bố. Người có chức danh Phó Giáo sư, Giáo sư hoặc học vị Tiến sĩ khoa học được quyền hướng dẫn nhiều nhất 5 học viên trong cùng một thời gian. Người có học vị Tiến sĩ được quyền hướng dẫn nhiều nhất 3 học viên trong cùng một thời gian.
    Mỗi luận văn thạc sĩ, chỉ có một người hướng dẫn, những người hướng dẫn phụ không nằm trong quyết quyết định giao nhiệm vụ hướng dẫn luận văn.
     
  6. BrianNg

    BrianNg Moderators

    Tham gia ngày:
    24/5/12
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Hi Admin, thủ tục giấy tờ liên quan thì các bạn SV phải là những người trực tiếp trao đổi với thây giáo phụ trách ngoài Viện sau đó mới trao đổi lại với Cán bộ hướng dẫn để hoàn tất các giấy tờ này. Bạn không thể tự tìm hiểu được đâu vì mỗi trường, mỗi khóa lại có những thay đổi khác nhau. Quy định của Bộ thì mình mù tịt :(
    Quay lại cái vấn đề hướng dẫn LVTN thạc sỹ, ví dụ mình đưa ra là thực tế mình đã nhìn thấy đó là một kỹ sư có hiểu biêt, kinh nghiệm tốt về đề tài mà bạn học viên cao học kia đang chọn làm đề tài tốt nghiệp nên đã giúp đỡ trong thời gian làm Luận văn thôi, còn trong hồ sơ giấy tờ chắc chắn không thể có tên bạn KS đó trong đề tài được rồi. Nhân tiện bạn có đề cập đến TSKH & TS có khác nhau mà mình không hiểu nó là khác nhau cái gì? Chẳng nhẽ TS có nghĩa là TS không khoa học ? :D, ai biết rõ xin chỉ giáo cái!
     

Chia sẻ trang này