Điện sóng và gió biển gắn trên những khung đỡ

Thảo luận trong 'CTCĐ – Jacket/Topside Project and Compliant Tower' bắt đầu bởi canlevinh, 16/5/16.

  1. canlevinh

    canlevinh Member

    Tham gia ngày:
    29/9/12
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Nhìn vào mục 3 của bài: “Điện sóng gió biển gắn trên khung đỡ”, ta thấy khi điện sóng gió biển kết hợp với thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển sẽ cho những hệ thống điện rất lớn và mỗi hệ thống điện có thể cho sản lượng điện từ 36.160,51 triệu KWh/năm tới 36.209,63 triệu KWh/năm. Nhưng từ đó ta cũng có thêm suy nghĩ sau:

    - Điện sóng gió biển cần thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển vì có đường đi phía trên đường dẫn nước và đê dưới nó. Nhờ vậy xe con, xe vận tải nhỏ chở thiết bị, vật liệu điện có thể ra đến chỗ xa nhất khung đỡ của điện sóng gió biển, công nhân có thể để xe máy ngay trên đường đi ở giữa khung đỡ và đường điện được nối thẳng vào bờ. Nếu không có thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển thì ta vẫn có thể làm đê bọc bê tông cốt thép, làm đường trên đê và cho khung đỡ của điện sóng gió biển thẳng góc hoặc hơi xiên góc với tuyến đường đó. Không những thế nếu làm đường theo hình chữ T thì khoảng cách bình quân giữa các máy phát điện và trạm biến đổi điện sẽ ngắn lại giảm được nhiều dây điện và giảm được hao tổn điện trên đường dây.

    - Giảm khoảng cách giữa hai khung đỡ xuống còn khoảng 0,3 km thì các tàu thuyền đánh bắt hải sản gần bờ vẫn có thể hoạt động dễ dàng và vùng khung đỡ vẫn có sóng mạnh.

    Nếu làm như vậy cho 30 khung đỡ của điện sóng gió biển thì tuyến đường hình chữ T sẽ dài: 0,3x29 = 8,7 km, cộng thêm với khoảng 1 km để nối với bờ dài: 8,7+1 = 9,7 km. Mỗi hệ thống như vậy trên vùng biển Bình Thuận đến Cà Mau sẽ có công suất phát điện 3.839,12 MW và sản lượng điện 33.630,48 triệu KWh/năm như trong phần 1 của biểu: “Điện sóng gió biển kết hợp với thủy điện sóng biển khi sử dụng 16 km2 sóng biển trên vùng biển Bình Thuận đến Cà Mau” trong mục 3 của bài: “Điện sóng gió biển gắn trên khung đỡ”. Chi tiết cụ thể như sau:
    CumBTCM.png

    Các hệ thống đó để liên tiếp nhau và hai hệ thống cạnh nhau chỉ cách nhau khoảng 1,3 km cho tàu thuyền đánh cá qua lại thì phía trong sẽ hình thành vùng biển không còn sóng dài khoảng 10 km và rộng khoảng 1 km. Những vùng biển phía trong đó sẽ tạo nơi trú ẩn an toàn cho tàu thuyền đánh cá và những tàu nhỏ khi có bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bảo vệ đê kè biển và bờ biển khỏi bị sạt lở,... Như vậy mỗi hệ thống sẽ chiếm khoảng 10 km dọc theo chiều dài bờ biển.

    Trong bài: “Làm thế nào cho đồng bằng sông Cửu Long được an toàn?” đăng trong mục Nguồn nước & Môi trường ngày 02/12/2015 trên trang Web vncold.vn của Hội Đập lớn và Phát triển Nguồn nước Việt Nam, sau khi loại trừ các cửa sông và tính đến chuyện đê bọc bê tông song song với hướng của đường bờ biển là đê thẳng nhưng đường bờ biển có thể cong và phải dự phòng sai số, đã tạm tính chiều dài để xây dựng các nhà máy thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển trên vùng biển từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Mũi Cà Mau còn khoảng 320 km. Nay ta dùng 320 km này để làm các hệ thống điện sóng gió biển sẽ được: 320/10 = 32 hệ thống.

    Khoảng cách từ Nhà hàng Biển Cà Ná thuộc Vĩnh Tân, Tuy Phong, Bình Thuận đến Thành phố Vũng Tàu đo trên bản đồ của Google đi theo Quốc lộ 1A và Quốc lộ 55 dài 264 km. Đường bờ biển cũng dài gần như vậy. Trừ đi các cửa sông, các bãi tắm,... và đường bờ biển có thể cong nhưng tuyến đường chữ T là đường thẳng ta tạm tính chiều dài để xây dựng các hệ thống điện sóng gió biển còn khoảng 220 km, sẽ được: 220/10 = 22 hệ thống.

    Tổng cộng trên vùng biển Bình Thuận đến Mũi Cà Mau có thể xây dựng được: 32+22 = 54 hệ thống. Tiềm năng sản xuất điện của 54 hệ thống này sẽ là: 33.630,48x54 = 1.816.045,73 triệu KWh, tính tròn là 1.816 tỷ KWh. Tổng lượng điện sản xuất và mua của Việt Nam năm 2015 là 159,4 tỷ KWh. Như vậy tiềm năng điện sóng gió biển của riêng vùng biển này cũng nhiều gấp: 1.816/159,4 = 11,39 lần so với lượng điện sản xuất và mua của cả nước năm 2015.

    Đối với các vùng biển gần bờ khác của nước ta tiềm năng sản xuất điện của điện sóng gió biển cũng rất lớn nhưng khi sử dụng khoảng 1 km2 sóng biển sẽ cho sản lượng điện nhỏ hơn và giá thành phát điện sẽ cao hơn.


    Lê Vĩnh Cẩn

    Địa chỉ liên hệ:
    Phòng 204 nhà B4, 189 Thanh Nhàn, Hà Nội
    Điện thoại: (04)39716038 hoặc (04)35527218
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/5/16

Chia sẻ trang này