3 loại điện chạy bằng năng lượng tái tạo cùng gắn trên 1 khung đỡ

Thảo luận trong 'CTCĐ – Jacket/Topside Project and Compliant Tower' bắt đầu bởi canlevinh, 12/10/17.

  1. canlevinh

    canlevinh Member

    Tham gia ngày:
    29/9/12
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Từ ngày 01/12/2017 đến 31/07/2018 tôi đã thu thập thêm được 243 bản tin dự báo sóng biển của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương. Như vậy đã thu thập được: 777+243 = 1.020 bản tin dự báo sóng biển. Để mọi người tham khảo, xin phép đưa kết quả tính toán độ cao sóng biển bình quân hàng tháng trên từng vùng biển ở nước ta như sau:
    BQSB1020.png

    Nếu so sánh với khi mới thu thập được 777 bản tin dự báo sóng biển thì nhìn chung độ cao sóng biển bình quân tháng có tăng lên, cụ thể như sau:
    Sosanh.png

    Từ tháng 8 đến tháng 11 số liệu vẫn là 100% vì chưa có số liệu mới bổ sung thêm.

    Các biểu khác tôi không đưa thêm vào vì số liệu không thay đổi nhiều, riêng sản lượng của điện sóng biển có tăng lên do độ cao sóng biển bình quân tháng 7 mới thu thập được trên vùng biển Bình Thuận đến Cà Mau cao tới 2,6 m, cao hơn nhiều so với tháng 7 trong các số liệu cũ là 2,11 m.
     
  2. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    663
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Dear bác Vinh,
    Về ý tưởng thiết kế là rất ok rồi, qua số liệu phân tích tính toán cũng tiềm năng thấy rõ.
    Việc cần làm bây giờ là làm sao để huy động vốn và triển khai dự án sớm thôi.
    Cần hỗ trợ gì về mặt thiết kế kết cấu cũng như thi công các hạng mục công trình dưới nước bác cứ thông tin để AE hỗ trợ thêm ạ.
    Cảm ơn tâm huyết của bác.
     
  3. canlevinh

    canlevinh Member

    Tham gia ngày:
    29/9/12
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Rất cám ơn bạn hoangtu. Xin trả lời bạn như sau:

    Trong bài tôi đã mô tả chi tiết các kết cấu cũng như ý đồ thi công dưới nước rồi. Tôi là người học Tổng hợp toán, không phải là người học kỹ thuật, sau khi ra trường làm ngay công tác kế hoạch cho đến khi gần về nghỉ hưu mới quay lại làm máy tính nên cái mà tôi lo lắng là với các kết cấu như vậy thì có đảm bảo khi sóng to gió lớn hay không? Việc thi công như vậy có gì khó khăn hay không? Rất mong các bạn sửa lại hộ giúp. Việc huy động vốn và triển khai dự án, tôi cũng không quen ai, rất mong các bạn giúp đỡ.

    Về tính toán tôi đã có file tự động tính toán 3ldsgmt.xls, đã cập nhật số liệu trong các bản tin dự báo sóng biển của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương đến hết tháng 7 năm 2018. Trong file đó có rất nhiều biểu và đã tính toán cho các loại phao cao nhất từ 2 m đến 2,6 m, còn phao thấp nhất cao 1 m hoặc 1,2 m, muốn dùng loại phao nào chỉ cần bấm phím điều khiển để chạy chương trình là có kết quả ngay. Nếu bạn hoặc bất kỳ ai cần file này, xin cho tôi địa chỉ Email để tôi gửi file đó cho người cần đến nó.
     
    hoangtu thích bài này.
  4. BrianNg

    BrianNg Moderators

    Tham gia ngày:
    24/5/12
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Cháu chào chú Lê Vĩnh Cẩn, cháu có 1 nhóm bạn rất quan tâm đến chủ đề năng lượng tái tạo và đang nghiên cứu về nó. Chú cho cháu xin địa chỉ email & số điện thoại để cháu giới thiệu sang nhóm đó, chúng ta sẽ lập 1 nhóm nghiên cứu, chia sẻ thông tin & kinh nghiệm với mục đích tạo ra 1 dự án khả thi nhé.
     
    hoangtu thích bài này.
  5. canlevinh

    canlevinh Member

    Tham gia ngày:
    29/9/12
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Rất cám ơn bạn BrianNg. Xin trả lời bạn như sau:

    Email của tôi: canlevinh@gmail.com. Số điện thoại: (024)35527218 trong các ngày từ Thứ hai đến Thứ sáu hàng tuần.

    Tôi rất mong sự giúp đỡ của các bạn.
     
  6. canlevinh

    canlevinh Member

    Tham gia ngày:
    29/9/12
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Sau khi thu thập được bản tin dự báo sóng biển ngày 31/08/2018 của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, tôi đã đưa biểu: “Độ cao bình quân sóng biển hàng tháng trong 1051 bản tin DBSB đã thu thập được” vào sau bài: “Tàu thủy chạy bằng năng lượng sóng biển và không sợ gì giông bão” trên Diễn đàn Kỹ sư Tàu thủy Việt Nam: http://www.votauthuy.org/t9092-topic#27305. Bạn nào muốn xem độ cao sóng biển bình quân từng tháng trên từng vùng biển của nước ta với số liệu mới nhất xin mời xem biểu này.
     
  7. canlevinh

    canlevinh Member

    Tham gia ngày:
    29/9/12
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Hệ số an toàn khi tính sản lượng điện sóng biển làm theo cách hoàn toàn Việt Nam rất cao


    Sản lượng điện sóng biển làm theo cách hoàn toàn Việt Nam đã học theo cách tính của điện gió và có rất nhiều hệ số giảm như đã trình bày trong bài: “Phương pháp tính sản lượng điện sóng biển gắn vào khung đỡ”, sau đó lại còn giảm bớt thêm. Về phần học theo cách tính của điện gió cần nói rõ thêm như sau: Gió chỉ đập vào cánh quạt, không phải đập vào toàn bộ mặt quét của cánh quạt vì thế theo lý thuyết, hệ số hoàn thiện C bằng 16/27 = 0,59, nhưng trên thực tế C nằm vào khoảng 0,35. Khi tính sản lượng Điện gió Bạc Liêu với hệ số hoàn thiện C = 0,35 vẫn cho sản lượng điện cao hơn 320 triệu KWh/năm, nên phải giảm thêm 3,135% mới cho đúng sản lượng này, như vậy hệ số hoàn thiện kể cả bảo dưỡng, sửa chữa,... đã tính là C = 0,339. Khi tính sản lượng điện cho điện gió nhỏ có cánh dài 5 m cũng tính như Điện gió Bạc Liêu, sau đó lại giảm thêm 20% cho phù hợp hơn. Điện sóng biển làm theo cách hoàn toàn Việt Nam sau khi tính được công suất cơ rồi không nhân với với hệ số hoàn thiện C = 0,59 mà chỉ tính C = 0,339, sau đó lại giảm thêm 20% như điện gió nhỏ nên hệ số dự phòng cho an toàn của sản lượng điện sóng biển làm theo cách hoàn toàn Việt Nam rất cao, đó là vì với cách tính này cũng đã cho sản lượng điện rất lớn và giá thành phát điện cũng đã có khả năng rẻ hơn thủy điện rồi, không những thế nếu tính với hệ số hoàn thiện C cao hơn thì cũng không có gì để so sánh.
     
  8. canlevinh

    canlevinh Member

    Tham gia ngày:
    29/9/12
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Một vài biểu quan trọng sau khi thu thập được 1.142 bản tin dự báo sóng biển


    Từ ngày 01/12/2017 tôi lại tiếp tục thu thập thêm các bản tin dự báo sóng biển của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương. Đến ngày 30/11/2018 đã thu thập thêm được 365 bản tin, tổng cộng là: 777+365 = 1.142 bản tin. Sau đây là kết quả tính toán trong 3 biểu quan trọng sau:
    SongbienBTCM1142.png
    Tiemnang1142.png
    Viecconlai1142.png
    Trong tháng 12 năm 2018 tôi vẫn tiếp tục thu thập thêm 31 bản tin dự báo sóng biển nữa nhưng là để thay thế 31 bản tin dự báo sóng biển của tháng 12 năm 2017 vì hiện nay số bản tin dự báo sóng biển của tháng 12 cao hơn nhiều so với các tháng khác. Kết quả tính toán chắc cũng không thay đổi gì nhiều.
     
  9. canlevinh

    canlevinh Member

    Tham gia ngày:
    29/9/12
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Thay thế 4 đĩa bê tông cốt thép có lỗ tròn ở giữa để chống lún bằng hình chữ thập bê tông cốt thép có 4 đĩa tròn ở 4 đầu


    Để chống lún trong bài đã sử dụng các đĩa bằng bê tông cốt thép đường kính 4 m cho áp lực xuống đáy biển của các đĩa bê tông này cùng khung đỡ và các thứ gắn trên khung đỡ nhỏ hơn áp lực của nước biển nơi biển sâu 5 m xuống đáy biển. Làm như vậy ta phải rải các đĩa bằng bê tông cốt thép này xuống biển trước cho tâm của chúng cách đều nhau 1,8 m. Đơn giản hơn ta có thể làm ngay trên bờ các khối bê tông cốt thép hình chữ thập có 4 lỗ ở 4 phía và cách đều nhau 1,8 m để rải xuống biển.

    Mỗi cụm 4 cột chống có 4 đĩa bằng bê tông cốt thép đường kính 4 m và chúng có tổng diện tích là: 3,1416x2x2x4 = 50,27 m2, tâm của các đĩa cần cách nhau 11,8 m và tâm của 2 đĩa xa nhau nhất cần cách nhau 20,4382 m, tính quy tròn là 20,44 m. Khối bê tông cốt thép hình chữ thập dài theo chiều dài 23,24 m, dài theo chiều rộng 14,6 m và rộng bình quân 1,4 m có diện tích là: (23,24+14,6)x1,4-1,4x1,4 = 51,02 m2. Như vậy đã rộng hơn tổng diện tích của 4 đĩa bằng bê tông cốt thép một chút. Vì thế để chống lún tốt hơn, ta chỉ cần làm hình chữ thập đó rộng 1 m, 4 đầu là 4 đĩa hình tròn có đường kính 2,8 m có lỗ tròn ở giữa, chiều dài của chữ thập cộng thêm với 2 đĩa ở 2 đầu là 23,24 m và chiều rộng của chữ thập cộng thêm với 2 đĩa ở 2 đầu là 14,6 m là được. Hình chữ thập có 4 hình tròn ở 4 đầu đó có diện tích lớn hơn: (23,24-5,6+14,6-5,6)x1-1x1+3,1416x1,4x1,4x4 = 50,27 m2. Hình chữ thập đó lớn hơn 50,27 m2 vì ta chưa tính 8 hình nhỏ nằm giữa 4 hình tròn và 4 cạnh mỗi cạnh có chiều dài 1 m. Các bạn chỉ cần vẽ ra giấy là thấy ngay 8 hình nhỏ này. Như vậy hình này rộng hơn tổng diện tích của 4 đĩa bằng bê tông cốt thép. 4 đầu chữ thập nên có dây thép buộc phao nhỏ ở đầu trên để có thể dễ dàng trong việc điều chỉnh lại cho đúng vị trí khi đã rải xuống đáy biển.

    Khi rải xuống đáy biển ta chỉ cần rải cho chúng thẳng hàng và tâm của các đĩa tròn đường kính 2,8 m ở các hình chữ thập cạnh nhau cách đều nhau 11,8 m là được. Khi cắm mỗi cụm 4 cột chống xuống biển thì có thể dễ dàng đưa 4 đinh mũ bằng bê tông cốt thép vào 4 lỗ tròn của 4 đĩa bằng bê tông cốt thép trong 1 hình chữ thập vì 4 lỗ tròn đó đã được tính toán và làm ngay từ trên bờ rồi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/12/18
  10. canlevinh

    canlevinh Member

    Tham gia ngày:
    29/9/12
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Tôi đã có nhiều bài viết về điện chạy bằng năng lượng tái tạo, trong đó có những bài có trên 10 triệu lượt người xem. Những bài đó ngày càng được bổ sung sửa đổi cho tốt hơn. Vì vậy tôi đã hệ thống lại những bài viết đó và bổ sung thêm một số vấn đề mới thành bài: “Tiềm năng 3 loại điện chạy bằng năng lượng tái tạo cùng gắn trên 1 khung đỡ” và đã đưa lên Diễn đàn ngày 06/06/2019. Trong bài này chỉ để lại những gì đang dùng để người xem dễ nắm bắt hơn. Rất mong mọi người xem bài mới này và góp ý để tôi sửa lại cho tốt hơn. Xin chân thành cám ơn.
     

Chia sẻ trang này