Điều kiện biên của bài toán Lifting trong Sacs

Thảo luận trong 'SACS SOFTWARE' bắt đầu bởi admin, 5/7/12.

  1. Song Ma

    Song Ma Administrator

    Tham gia ngày:
    17/5/12
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Trong tính toán lifting thì việc tính toán shift CoG là rất quan trọng, trong đó cách tính couple load cho 4 lifting point thì ai từng tính cũng đã biết, nếu trường hợp 3 lifting point thì tính couple load như thế nào mong các tiền bối chỉ giáo?
     
  2. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    "Couple load" ???! Bạn thấy tính cho 3 point khó hơn bởi vì bạn quan điểm lực đặt vào cho trường hợp 4 point là couple load (tôi hiểu bạn gọi couple load là 2 cặp lực trực đối gán vào 4 lifting point ???).

    Từ hồi tham gia diễn đàn đến giờ vẫn chưa tìm được bạn tri kỷ về 2 vấn đề CoG shift trong bài toán Lifting và Center of Rotation trong bài toán Transportation. Tôi vẫn đơn độc trong 2 bài toán này. Nhưng thôi hãy đành cứ sống cô đơn nếu không tìm được sự rộn ràng có ích.
     
  3. Song Ma

    Song Ma Administrator

    Tham gia ngày:
    17/5/12
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Theo em hiểu thì khi hook point bị lệch, tức là không nằm trên trục thẳng đứng đi qua trọng tâm của kết cấu, ngay lập tức kết cấu có xu hướng bị nghiêng lệch, trong tính toán để mô tả xu hướng đó của kết cấu người ta đặt vào hai cặp ngẫu lực (4 lifting point). Đó là cách xử lý cho trường hợp 4 lifting point, vậy với các trường hợp 3,5,...lifting point thì để giải quyết tình huống đó của kết cấu người ta sẽ xử lý ra sao, sẽ vẫn tìm các cặp ngẫu lực đặt lên kết cấu hay có cách giải nào khác? các bác chuyên gia tư vấn giúp em!
     
  4. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Bài này nói về điều kiện biên bài toán lifting, AE tạo một cái topic khác về "Couple Force" mỏ sẻ cho nó dễ tìm kiếm khi cần thiết. ;)
     
  5. BrianNg

    BrianNg Moderators

    Tham gia ngày:
    24/5/12
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Thật thất vọng khi nghe điều này từ Seastar, về COG shift thì Seastar nên đọc lại từ đầu topic này và tham khảo thêm DNV rules for marine operations. Còn CoR thì Seastar có thể tìm đọc thêm trong Noble Denton guides for sea transportation.

    ---------- Post added at 04:38 PM ---------- Previous post was at 04:13 PM ----------

    Trước hết không dám nhận mình là chuyên gia gì cả, để làm rõ thắc mắc của bạn Quân mình chỉ xin hỏi bạn một câu hỏi thôi đó là khi COG của kết cấu (lift) lệch ra khỏi vị trí lý thuyết một khoản delta x và delta y thì điều gì xảy ra? Câu trả lời là tổng trọng lượng kết cấu vẫn thế chỉ khác là khi dời lực về vị trí trọng tâm thực sự (từ vị trí lý thuyết) thì ngoài tổng trọng lượng không thay đổi chỉ thêm một cặp ngẫu lực mô men (cái này ae ta học từ môn SBVL 1) thì phải. Theo kinh nghiệm của tôi bạn muốn phân bổ cặp ngẫu lực này vào đâu trên kết cấu cũng được không nhất thiết phải phân bố vào 3 hay 5 điểm lifting points đâu miễn là tổng hợp lại từ toàn hệ, vị trí COG chạy từ vị trí lý thuyết ban đầu về vị trí thực tế.
    PS: Nếu áp dụng DNV rules thì skew load factor lấy = 0 cho trường hợp lift 3 điểm nhé vì bất cứ 3 điểm nào trong không gian cũng tạo thành một mặt phẳng.
     
  6. taychoi2403

    taychoi2403 New Member

    Tham gia ngày:
    26/9/12
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Bạn hiểu sai về cặp ngẫu lực. Cặp ngẫu lực xuất hiện ko phải do hook point bị lệch. Nó xuất hiện khi COG của hệ kết cấu lêch khỏi vị trí ban đầu 1 đoạn dx, dy. Với mình, thì mình không bao h đặt cặp ngẫu lực ở hook point cả, mình toàn chọn đặt lên kết cấu (deck A, trên 4 vị trí cột chẳng hạn). Vậy nên trường hợp 3,4 lifting points ko có gì thay đổi về cặp ngẫu lực.

    PS: Chắc bạn đề cập nhầm trường hợp 4 lifting points, trường hợp 4 lifting points mà bạn đề cập thực chất là 5 lifting points vì phải tính cả initial lifting point!

    ---------- Post added at 11:03 PM ---------- Previous post was at 10:48 PM ----------

    Mình ko hiểu cái ý bạn PS lắm, vì theo định nghĩa thì skew load factor đc đưa vào là do sai số lúc chế tạo sling (chiều dài, độ co giãn...)+chế tạo và bố trí lifting points. Bạn có thể giải thích rõ thêm ý bạn PS được không?
     
  7. real-07

    real-07 Member

    Tham gia ngày:
    7/9/12
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Mình cũng đang quan tâm tới skew load, có tìm được một vài dòng trả lời về hệ số này như trên.
     
  8. huutoan220792

    huutoan220792 New Member

    Tham gia ngày:
    23/9/14
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Anh cho em hỏi:
    1. Góc tối thiểu giữa dây cẩu và khung ngang là bao nhiêu, theo tiêu chuẩn nào ạ, em có tham khảo DNV mà không thấy đâu?
    2. Khi tính 5% L và 5%B mà lớn hơn 2x2m thì lấy giá trị đó để tính Shift hay sao ạ. Theo DVN OS H102 Section 3C chỉ nói 5%L và 5%B như anh đề cập mà không nói thêm gì cả.
     
  9. real-07

    real-07 Member

    Tham gia ngày:
    7/9/12
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Góc tối thiểu giữa dây cẩu và khung ngang là khoảng 45-75 deg, lý tưởng nhất là con số 60deg. Các số liệu này hoàn toàn theo kinh nghiệm từ các báo cáo tính toán của dự án trước đó, Tiêu chuẩn thì thực sự là mình cũng chưa tìm ra, rất mong ae giúp đỡ tiếp
    Khi tính 5%L và 5%B mà lớn hơn 2x2m thì lấy 2x2m để tính toán shift là chính xác, tuy nhiên con số tất nhiên là không lệch quá (ví dụ tới 10x10m chẳng hạn). Hoàn toàn cũng là kinh nghiệm biến tấu từ tiêu chuẩn và các dự án tham khảo
     
    huutoan220792 thích bài này.
  10. huutoan220792

    huutoan220792 New Member

    Tham gia ngày:
    23/9/14
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    1. Còn về hệ số dự phòng khi tính các tải trọng cơ bản của kết cấu thì sao anh (Contygency Factor), lấy theo tiêu chuẩn nào ạ?
    2. Nhờ anh giải thích thêm cho em về hệ số DAF = 1.35 apply for all the skid members và 2.0 apply for incoming Skid members connected to lift points. Em còn mơ hồ, mong anh chỉ giáo ạ.
     
  11. DocCoCauBai

    DocCoCauBai Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    22/1/13
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    1. Hệ số dự phòng tổ hợp các tải cơ bản lấy theo kinh nghiêm và tiêu chuẩn nhé. tiêu chuẩn nào cũng quy định con số cần lấy là bao nhiêu và lấy như thế nào.
    theo kinh nhiệm của mình thì khoảng 1,08 khi chế tạo và 1,15 tới 1,2 khi thiết kế chi tiết. còn khi thiết kế conceptual hay feed thì tùy nhé độ chính xác của số liệu đầu vào va tay nghề của kỹ sư thiết kế.
    2.DAF=2.00 cho các member liên kết trực tiếp vào padeye và 1.35 cho các member còn lại. có nghĩa là khi tính toán các hệ số tải trọng sẽ được phân biệt cho hai loại member đó. tất nhiên là bao gồm cả các hệ số tổ hợp đã kể tới ở câu hỏi 1 nhé.
     
    huutoan220792 thích bài này.
  12. huutoan220792

    huutoan220792 New Member

    Tham gia ngày:
    23/9/14
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Quan trọng là em cần nguồn ạ, nói theo kinh nghiệm thì em không biết phải phản biện như thế nào?
    Tiêu chuẩn nào nói về nó, mục nào chẳng hạn ạ, mong anh giúp đỡ.
     
  13. huutoan220792

    huutoan220792 New Member

    Tham gia ngày:
    23/9/14
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Member liên kết trực tiếp với Padeyes DAF = 2.0 và 1.35 cho các phần tử còn lại. Khi em tham khảo thuyết minh các dự án trước, em thấy họ lấy tải trọng của toàn bộ kết cấu khi đã nhân đầy đủ hệ số dự phòng( nhân thêm 1.03 khi tính theo DvN ra total Gravity) đem nhân DAF = 1.35 và DAF 2.0 khi tổ hợp tải trọng. Kết quả là khi tính tổ hợp tải trọng cẩu lắp ứng với 5 trường hợp ( No COG shiif + 4 trường hợp COG shift) ra 15 tổ hợp khi tính cẩu lắp ứng với 5 trường hợp( 5 trường hợp không kê tới COG shift, 5 trường hợp ứng với DAF =1.35 và 5 trương hợp ưng với DAF = 2.0).
     

    Các file đính kèm:

  14. real-07

    real-07 Member

    Tham gia ngày:
    7/9/12
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Các kiểm tra hệ số UC cho member liên kết và không liên kết trực tiếp vào padeye như bạn miêu tả là ok rồi, nguồn tài liệu tham khảo cách lấy hệ số tổ hợp tải trọng tham khảo ở link dưới đây

    http://offshore.vn/threads/he-so-to-hop-tai-trong-help.7622/
     
    huutoan220792 thích bài này.
  15. huutoan220792

    huutoan220792 New Member

    Tham gia ngày:
    23/9/14
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Còn về chuyển vị thi
    Còn về chuyển vị nút thì sao ạ và mục đích của việc tính phản lực Spring là gì?
     
  16. real-07

    real-07 Member

    Tham gia ngày:
    7/9/12
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Còn về chuyển vị nút thì sao ạ và mục đích của việc tính phản lực Spring là gì?

    Chuyển vị nút thì các bài toán lifting gần đây mình thấy report người ta không có show ra nữa, bởi một số lý do
    1. Trong quá trinh lifting không có người ở trên giàn, máy móc hầu như không hoạt động, chuyển vị nút không làm ảnh hưởng tới người và thiết bị
    2. Các kiểm tra khác về member UC và Joint UC vẫn có đủ tức là kết cấu đủ bền để lifting
    Việc tính toán phản lực spring chủ yếu phục vụ cho việc kiểm tra xem dây cáp mềm to cỡ nào thì đủ để cho công nhân đưa kết cấu vào vị trí cuối cùng.
     
  17. huutoan220792

    huutoan220792 New Member

    Tham gia ngày:
    23/9/14
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Anh có thể giải thích rõ hơn được không ạ, thường thì phản lực Spring rất bé, kiểm tra thì kiểm tra như thế nào ạ?
     
  18. real-07

    real-07 Member

    Tham gia ngày:
    7/9/12
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Tất nhiên là lực spring sẽ rất nhỏ, nhỏ tới mức mà sức người (worker) có thể kéo để giữ ổn định cho mã cẩu trong quá trình lifting.

    Bạn để ý trong quá trình lifting bao giờ cũng có một đội worker kéo các cáp mềm để giữ ổn định và đưa mã cẩu vào vị trí cuối cùng, việc kiểm tra phản lực spring chủ yếu để biết cần bố trí bao nhiêu worker, sling mềm đường kính bao nhiêu là đủ
     

Chia sẻ trang này