Một số câu hỏi bảo vệ Đồ án Tốt nghiệp - VIện CTB - DHXD K53

Thảo luận trong 'Hỗ Trợ Sinh Viên XD_CTB' bắt đầu bởi hoangtu, 30/1/13.

  1. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Các câu hỏi bảo vệ TN :
    Câu 1 : Phân biệt hệ số tổ hợp tải trọng, hệ số vượt tải. Các hệ số tải trọng này được lấy theo tiêu chuẩn nào đối với từng loại tải trọng.
    Câu 2 : Sự khác nhau giữa các hệ số tải trọng trong điều kiện vận hành và điều kiện cực hạn.
    Câu 3. Tại sao trong API thì các hệ số tải trọng hầu hết lớn hơn 1, còn TC Việt Nam thì hệ số tải trọng nhỏ hơn 1.
    Câu 4 : Các điều kiện biên của cọc là gì , tại sao công trình có thể đóng 80m chẳng hạn nhưng vẫn đóng tới hơn 100m (ví dụ giàn TB thì 80m vần ok, nhưng vẫn đóng hơn 100 m, giàn AQCC 80m ok nhưng vẫn đóng 102m, Giáo viên bảo có nhiều điều kiện quyết định độ sâu cọc, không đơn thuần chỉ là hệ số FOS), như vậy độ sâu cọc phụ thuộc vào nhưng điều kiện nào.
    Câu 5 : Chu kỳ dao động riêng thay đổi trong các điều kiện cực hạn và vận hành, chỉ mình khối lượng là chưa thay đổi là chưa đủ.
    Câu 6 : Tại sao tất cả các nút đều gia cường, mà không thử xem nút nào ko bền mới gia cường.
    Câu 7 : Định nghĩa trường hợp đóng continue, Lower, Uper?
    Câu 8 : Sự làm việc của các lò xo trong PSI trong tính toán dao động các điều kiện khác nhau thì độ cứng có khác nhau ko?
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/1/13
  2. luuguxd

    luuguxd Moderator

    Tham gia ngày:
    21/5/12
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Nơi ở:
    hà nội
    ơ , anh hoangtu update cái này nhanh thế , hình như mấy câu hỏi này là bạn em được hỏi thì phải.
     
  3. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Trước khi trả lời câu hỏi, có một số kinh nghiệm chia sẽ cùng ae sinh viên để có thể tự tin bảo vệ tốt đồ án của mình trước hội đồng.
    0/ Nói to rõ ràng, trả lời ngắn gọn đúng trọng tâm của câu hỏi
    1/ Luôn luôn thể hiện tinh thần chủ động và lắng nghe ý kiến của thành viên hội đồng bảo vệ, câu nào không rõ nghĩa có thể hỏi lại
    2/ Không quá kỳ vọng vào bản thân sẽ trả lời được tất cả những câu hỏi mà hội đồng đặt ra cho mình
    3/ Ghi lại những câu hỏi của hội đồng, đọc và cảm thấy câu nào dễ trả lời trước, câu nào không trả lời được thì nói là không trả lời được và trả lời sẽ nghiên cứu tìm hiểu thêm. Tuyệt đối không trả lời lung tung, lan man sẽ làm mất điểm trong mắt thành viên hội đồng
    ------------
    Phần trả lời câu hỏi:

    Câu 1 : Phân biệt hệ số tổ hợp tải trọng, hệ số vượt tải. Các hệ số tải trọng này được lấy theo tiêu chuẩn nào đối với từng loại tải trọng?
    - Hệ số tổ hợp tải trọng là hệ số kể tới sự làm việc đồng thời của các loại tải trọng tác dụng đồng thời vào kết cấu ở một thời điểm hoặc suốt đời sống công trình.
    Hệ số vượt tải là hệ số kể tới sự làm việc vượt quá giới hạn của kết cấu (nếu ở điều kiện này kiểm tra kết cấu ok thì các điều khác đương nhiên sẽ ok)
    ===> Các hệ số này được lấy theo các tiêu chuẩn thiết kế hiện hành như API, DNV, yêu cầu kỹ thuật hay standard của chủ đầu tư, nhà sản xuất...
    Câu 2 : Sự khác nhau giữa các hệ số tải trọng trong điều kiện vận hành và điều kiện cực hạn.?
    - Trong điều kiện cựu hạn một số tải trọng sẽ không tham gia vào quá trình hoạt động của giàn (neo đậu tàu, tải trọng operating các thiết bị...)
    Câu 3. Tại sao trong API thì các hệ số tải trọng hầu hết lớn hơn 1, còn TC Việt Nam thì hệ số tải trọng nhỏ hơn 1.
    - Tiêu chuẩn API từ Mỹ và TC Việt Nam dịch chủ yếu từ liên xô, hai hệ thống tính toán này có những cách thức quan điểm tính toán khác nhau dẫn đến khác nhau
    (trả lời câu này không tự tin lém)
    Câu 4 : Các điều kiện biên của cọc là gì , tại sao công trình có thể đóng 80m chẳng hạn nhưng vẫn đóng tới hơn 100m (ví dụ giàn TB thì 80m vần ok, nhưng vẫn đóng hơn 100 m, giàn AQCC 80m ok nhưng vẫn đóng 102m, Giáo viên bảo có nhiều điều kiện quyết định độ sâu cọc, không đơn thuần chỉ là hệ số FOS), như vậy độ sâu cọc phụ thuộc vào nhưng điều kiện nào.?
    - Độ sâu cọc phụ thuộc vào sức chịu tải cọc tại vị trí xây dựng, khi chạy Inplace ta xác đinh được lực đầu cọc (pile head), tra bảng sức chịu tải cọc sẽ xác định được độ sâu cần thiết, tiếp đó kiểm tra hệ số an toàn theo API (operating là 2.0-2.5 và storm là 1.5-2.0)
    - Với cái ý thiết kế 80m ok nhưng vẫn đóng 102m là vì có thẻ có các lý do sau:
    1/ Mũi cọc chưa dừng ở lớp đất tốt (tại độ sâu 80m mũi cọc ở lớp đất yêu)
    2/ Mũi cọc ở lớp đất tốt mà ngay bên dưới là lớp đất yếu hơn (khoảng cách tối thiểu của mũi cọc nằm trong lớp đất tốt cách đất yếu là từ 2D-3D, D là đường kính cọc)
    3/ Chủ đầu tư dự trù những phương án mở rộng giàn trong tương lai.
    Câu 5 : Chu kỳ dao động riêng thay đổi trong các điều kiện cực hạn và vận hành, chỉ mình khối lượng thay đổi là chưa đủ.
    - Đã gọi là dao động riêng chỉ phụ thuộc vào trọng lượng bản thân của kết cấu công trình, chỉ có những thay đổi liên quan tới khối lượng bản thân kết cấu công trình mới dẫn tới sự sai khác giữa chu kỳ dao động riêng trong điều kiện cực hạn và vận hành.
    Câu 6 : Tại sao tất cả các nút đều gia cường, mà không thử xem nút nào ko bền mới gia cường.
    - Chỉ những nút Chính (primary joint) mới đều phải gia cường theo qui định của API 2007, supl3. Những nút phụ (secondary joint) thì tùy nút và tính toán cụ thể sẽ thiết kế có hoặc không có gia cường.
    Nút chính (primary joint) là nút mà khi bị phá hủy, kết cấu sẽ phá hủy theo
    Nút phụ (secondary joint) là nút mà khi bị phá hủy, kết cấu vẫn hoạt động
    Câu 7 : Định nghĩa trường hợp đóng continue, Lower, Uper?
    - Đây là các trưởng hợp kể tới ảnh hưởng bất lợi có thể xảy ra trong quá trình thi công đóng cọc bao gồm:
    1/Búa hỏng phải thay búa, thời gian gián đoạn lớn hơn 12h
    2/Thời tiết bất lợi như bão và gió lớn...., thời gian gián đoạn lớn hơn 12h
    3/Thời gian hàn nối add-on các đoạn cọc quá lâu, thời gian gián đoạn lớn hơn 12h.
    Lower thì thời gian gián đoạn khoảng từ 12-24h, và upper là lớn hơn 24h.
    (đọc thêm ở link:
    http://offshore.vn/threads/2033?he-remoulded-undrained-shear-strength-Sur&p=5997#post5997)
    Câu 8 : Sự làm việc của các lò xo trong PSI trong tính toán dao động các điều kiện khác nhau thì độ cứng có khác nhau ko?
    - Trong tính toán dao động riêng (dynamic analysis) điều kiện biên khác nhau sẽ ảnh hưởng tới độ cứng nền đất (lò xo) tứ là có sự khác nhau.
     
    Last edited by a moderator: 16/11/15
  4. luuguxd

    luuguxd Moderator

    Tham gia ngày:
    21/5/12
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Nơi ở:
    hà nội
    mai em bảo vệ vào đúng hội đồng 3 , gặp toàn các thầy chuyên về thi công CTB . mà em lại học ven bờ không biết thế nào anh nhỉ ?
     
  5. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Các chú đi xem bảo vệ mà không làm một bài về chủ để nóng mang tính thời sự này cho AE là cựu sinh viên được sống lại không khi một thời. ^^
    Có thêm ảnh chụp thì càng tốt. :-?
     
  6. luuguxd

    luuguxd Moderator

    Tham gia ngày:
    21/5/12
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Nơi ở:
    hà nội
    tại em sơ xuất quá , mai em bảo vệ xong em post 1 số câu hỏi lên a nhé
     
  7. trantuan_xdhn

    trantuan_xdhn New Member

    Tham gia ngày:
    28/6/12
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    -Anh ơi ý nghĩa của phần trăm năng lương búa đóng cọc như thế nào, tại sao khi tính toán phần mềm GRL Weap sử dùng phần trăm năng lượng ko phải 100% mà là khác nhau theo từng loại búa?
    - Cái chi tiết stabbing guide được thiết kế như thế nào?

    ---------- Post added at 10:36 PM ---------- Previous post was at 10:31 PM ----------

    hôm nay em có còn tâm trí đâu chụp ảnh đâu mà post ạ thấy bảo vệ mà mặt ông nào ông nấy ra vàng như nghệ, mình cũng hãi lắm rồi.hi
     
  8. darklordo0o

    darklordo0o New Member

    Tham gia ngày:
    29/5/12
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Cho em hỏi các hệ số tổ hợp tải trọng: tải trọng bản thân kc 1.20, tải trọng các chi tiết phụ 1.25... là lấy theo tiêu chuẩn nào vậy ạ
    Và anh có thể nói cho em hỏi rõ hơn là tại sao chu kì dao động riêng trong trường hợp vận hành và bão cực hạn lại khác nhau đc ko anh (chỗ này là sao ạ, tại sao lại thay đổi ạ: chỉ có những thay đổi liên quan tới khối lượng bản thân kết cấu công trình mới dẫn tới sự sai khác giữa chu kỳ dao động riêng trong điều kiện cực hạn và vận hành.)
     
    Chỉnh sửa cuối: 31/1/13
  9. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Phần trăm năng lượng búa là giá trị thể hiện hiệu xuất làm việc của búa. Hiệu xuất làm việc của búa không khai báo là 100% vì hai lý do:
    1/ Búa cũ không thể đóng đạt hiệu xuất tới 100%
    2/ Không nhất thiết phải dùng búa có hiệu xuất đạt tới 100% (khi thiết kế con số thường là 80-95% là vì để biết rằng với năng lượng như vậy búa đã đóng được cọc tới độ sâu thiết kế)
    - Chi tiết stabbing guide, được thiết kế dựa trên tải trọng đầu vào là lực va đập có thể có khi cẩu lắp và đấu nối hai đoạn cọc liên tiếp, chi tiết này chủ yếu là để dẫn hướng tạo thuận tiện cho việc đấu nối đoạn cọc.

    ---------- Post added at 06:37 AM ---------- Previous post was at 06:15 AM ----------

    1/ Những hệ số này đều được lấy theo các tiêu chuẩn tính toán áp dụng cho dự án (API, DNV) trong tất cả các tiêu chuẩn về thiết kế kết cấu đều đề cập, đặc biệt là tiêu chuẩn từ Chủ đầu tư (Client), còn tại sao lại là 1,20 và 1,25 thì có thể hiểu nôm là tùy từng giai đoạn thiết kế hệ số này sẽ thay đổi để phù hợp
    Giai đoạn thiết kế chi tiết các con số trên lần chỉ là 1.07 và 1.1
    2/ Giai đoạn vận hành và giai đoạn cực hạn khác nhau ở một số điểm:
    - Giai đoạn cực hạn một số thiết bị, máy móc tải trọng sẽ không còn tác dụng/làm việc lên kết cấu
    - Mực nước thủy triều khác nhau, dẫn tới lực đẩy nổi tác dụng vào kết cấu khác nhau tức là tải trọng bản thân kết cấu thay đổi.
     
  10. tranphucxd1

    tranphucxd1 New Member

    Tham gia ngày:
    12/10/12
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Em xin đính chính lại chút chỗ này
    Chu kỳ dao động riêng sẽ phụ thuộc vào các yếu tố mà trong phương trình động lực học để tính ddr:
    M.U" + C.U' + K.U = 0
    Các yếu tố ảnh hưởng là:
    1.Khối lượng( khối lượng thượng tầng, khối lượng bản thân KCĐ,Hà bám, nước trong ống chính,khối lượng chi tiết phụ trợ khác...)
    2.Lực nhớt môi trường.( chính là khối lượng nước kèm)
    3. Độ cứng KCĐ( chính là dạng sơ đồ kết cấu)
    Tuy nhiên đúng là chu kì dao động riêng ở các trường hợp điều kiện cực hạn và vận hành là có khác nhau.
     
  11. darklordo0o

    darklordo0o New Member

    Tham gia ngày:
    29/5/12
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Cho em hỏi về các giá trị Ly, Lz khi nhập trong SACS với ạ. Thanks anh. Hi
     
  12. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Last edited by a moderator: 16/11/15
  13. beoxda92

    beoxda92 New Member

    Tham gia ngày:
    3/9/13
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Các anh chị có thể bổ sung thêm 1 số câu hỏi mà mình gặp phải ko ah :D
     

Chia sẻ trang này