Xí nghiệp Xây lắp Vietsovpetro: Thành tựu khoa học nổi bật

Thảo luận trong 'Tin tức Thời sự - News' bắt đầu bởi Song Ma, 21/10/15.

  1. Song Ma

    Song Ma Administrator

    Tham gia ngày:
    17/5/12
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    [h=3]Xí nghiệp Xây lắp, khảo sát và sửa chữa các công trình khai thác dầu khí (XNXL) thuộc Vietsovpetro thực hiện thành công đề tài nghiên cứu khoa học: “Chế tạo, hạ thủy và lắp đặt chân đế siêu trường siêu trọng nước sâu trên 100m nước với điều kiện ở Việt Nam” với 6 công trình nước sâu xa bờ trong thời gian qua đã minh chứng cho sức sáng tạo của người làm công tác xây dựng công trình biển ở Vietsovpetro nói riêng và ngành xây dựng ở Việt Nam nói chung.[/h]
    Hiện nay, Vietsovpetro không chỉ là liên doanh khai thác dầu khí hàng đầu mà còn là đơn vị phát triển trong lĩnh vực chế tạo và lắp đặt giàn khoan, đồng thời cũng là công ty duy nhất ở Việt Nam có khả năng độc lập lắp đặt ngoài biển, chạy thử, đưa vào hoạt động, khai thác chân đế kết cấu thượng tầng dạng chìa khóa trao tay.
    <tbody style="margin: 0px; padding: 0px; text-shadow: none;">



    [​IMG]
    Cảng Vietsovpetro
    Trước đây, với hai tàu cẩu Hoàng Sa (khả năng cẩu 1200MT) và Trường Sa (khả năng cẩu 600MT) cùng khả năng vận dụng thông minh, sáng tạo Vietsovpetro đã lắp đặt thành công, an toàn các giàn khoan trong cụm mỏ Bạch Hổ, Rồng cũng như các giàn cố định MSP, giàn BK. Bên cạnh việc hoàn thành nhiệm vụ được giao, từ năm 1996 Vietsovpetro còn mạnh dạn tham gia lắp đặt dịch vụ các chân đế bên ngoài như chân đế E1, CLPP, Phương Đông (JVPC), Sông Đốc A (Trường Sơn JOC), Cá Ngừ Vàng (Hoàng Long - Hoàn Vũ JOC), Pearl (Petronas), DGCP (PVGas)… Tuy nhiên, trước năm 2011 các giàn khoan đã được thực hiện trong nước chủ yếu ở vùng nước có độ sâu chỉ 50-70m và dựa vào những phương án thi công lắp đặt truyền thống như chế tạo, tổ hợp quay lật panel chỉ bằng một hoặc hai cầu; hạ thủy lên sà lan bằng cẩu biển hoặc xe “trailer” chuyên dụng; cầu, quay lật, lắp chân đế bằng cẩu biển với sức nâng không quá khả năng của tàu cẩu…Thời điểm này, trong định hướng phát triển của Liên doanh Vietsovpetro, việc nỗ lực tìm kiếm và khai thác các mỏ mới ở vùng nước sâu, xa bờ là ưu tiên hàng đầu. Để chủ động trong công việc, tiến độ và tiết kiệm ngân sách Nhà nước, việc có thể tự chế tạo, hạ thủy, lắp đặt các chân đế siêu trường siêu trọng với độ sâu hơn 100m nước là yêu cầu bức thiết.Để thực hiện công trình trên 100m nước là một bước dài hơi trong chuẩn bị về cơ sở vật chất, trình độ khoa học công nghệ và nguồn nhân lực. Đối với cơ sở vật chất thì trước nhất là việc chuẩn bị bến bãi, những bến ngang được xây dựng từ thời Liên Xô (cũ) vào những năm 80 của thế kỷ trước rất tốt nhưng cũng chỉ phù hợp với công trình 50-70m nước. Vì thế, XNXL phải tiến hành nâng cấp bến, bờ cảng, nâng cấp đất nền, trang bị nhà xưởng, trang bị dây chuyền công nghệ hàn tự động…
    <tbody style="margin: 0px; padding: 0px; text-shadow: none;">



    [​IMG]
    Phương pháp đánh chìm chân đế dùng xà lan chuyên dụng đối với chân đế giàn Đại Hùng 02
    Nhằm khắc phục những khó khăn khi chuyển từ công nghệ 50-70m nước sang trên 100m nước, theo các chuyên gia của Vietsovpetro thì đề tài này nghiên cứu, tính toán và đưa ra các giải pháp tối ưu nhất cho việc chế tạo, lắp dựng và hạ thủy chân đế siêu trường siêu trọng trong vùng nước sâu hơn 100m phù hợp với điều kiện ở Việt Nam như nghiên cứu, phân tích, lựa chọn các phương án chế tạo chân đế siêu trường siêu trọng bằng cách tổ hợp các khối lớn; nghiên cứu tính toán phương án hạ thủy chân đế bằng phương án kéo trượt; nghiên cứu tính toán phương án lắp đặt chân đế bằng phương án phóng.Trong phần chế tạo, trước tiên là giải pháp quay lật panel siêu trường siêu trọng bằng kết hợp nhiều cẩu và kích thủy lực, đó là giải pháp chế tạp panel bằng cách tổ hợp hoàn chính trên đường trượt với hệ thống gối đỡ đã được thiết kế và bố trí sẵn, sau đó tiến hành quay lật panel bằng cách kết hợp nhiều cẩu, sau khi quay lật hoàn chính panel cần phải lắp đặt hệ thống launch cradle phục vụ quá trình kéo trượt sau này, song do tải cẩu không đáp ứng được yêu cầu nâng hạ. Do vậy, để thực hiện việc nâng hạ này sẽ dùng hệ thống cẩu phối hợp hệ thống kích thủy lực để nâng hạ đưa panel vào vị trí cuối cùng. Tiếp theo là giải pháp quay lật panel tại chỗ, bằng việc kết hợp nhiều cẩu, đồng thời sử dụng hệ thống tie-back system với vai trò chằng giữ trong quá trình quay lật do panel lệch tâm có xu hướng tự lật về phía trước khi đến một góc độ nhất định.Đối với các chân đế có tải trọng lớn, phương án lắp đặt biển phần lớn là phương pháp đánh chìm chân đế dùng sà lan chuyên dụng - launching barge. Do đó để phù hợp với công tác lắp đặt biển thì phương án hạ thủy bằng kéo trượt trên đường trượt phải được sử dụng. Đây cũng là phương án tối ưu và gần như duy nhất để hạ thủy các chân đế ở độ sâu nước trên 100m và đảm bảo độ an toàn cao nên công trình khoa học công nghệ này tập trung phân tích, tính toán cho phương án này.Để thực hiện phương án hạ thủy bằng phương án kéo trượt, trước hết cần phải có hệ thống đường trượt, hệ dầm trượt nổi, hệ thống bờ cảng được thiết kế có thể chịu được tải trọng của chân đế trong quá trình hạ thủy và xà lan chuyên dụng trang bị hệ thống dầm trượt trên đó trang bị hệ thống dầm trượt và hệ thống rocker arm.Với các chân đế ở vùng nước sâu, có khối lượng và kích thước lớn thì việc dùng tàu cẩu nhấc chân đế lên khỏi xà lan là một phương án không khả thi do sự hạn chế về sức nâng của tàu cẩu hay sự ổn định của kết cấu khối chân đế trong quá trình nâng. Để giải quyết vấn đề trên, XNXL đưa ra phương án mới được phát triển và đã được đưa vào sử dụng tại các nước tiên tiến như phương án tự phóng sử dụng sà lan chuyên dụng.Sau gần 5 năm thực hiện các dự án theo phương án này thì hiệu quả kinh tế đem lại rất cao. Công trình khoa học công nghệ này đã góp phần tăng doanh thu cho XNXL Vietsovpetro nói riêng và ngành Dầu khí nói chung bằng việc thực hiện thành công các dự án lớn trọng điểm như Dự án phát triển mỏ Đại Hùng, trị giá 70 triệu USD; Dự án phát triển mỏ Biển Đông 1 (phần chế tạo chân đế Hải Thạch - Mộc Tinh) trị giá 96 triệu USD; Dự án phát triển mỏ Thăng Long - Đông Đô, trị giá 55 triệu USD; Dự án Thiên Ưng, trị giá 73 triệu USD...Đặc biệt, XNXL đã cải hoán thành công xà lan VSP-05 thành xà lan chuyên dụng phóng chân đế đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam. Từ năm 2010 đến nay, với việc thực hiện 6 chân đế nước sâu trên 100m nước, đã góp phần quan trọng để XNXL đào tạo được hơn 100 cán bộ khoa học có trình độ cao, làm chủ được công nghệ lắp đặt chân đế bằng phương pháp tự phóng là một trong những vấn đề hóc búa của lĩnh vực thi công biển.Thành công này cũng minh chứng cho tiềm lực ngành xây lắp công trình biển ở Việt Nam, cụ thể là tại XNXL Vietsovpetro. Những việc trước đây chúng ta phải thuê các công ty xây lắp công trình biển trên thế giới làm hầu hết công trình chân đế siêu trường siêu trọng, dòng ngoại tệ chảy ra nước ngoài rất lớn thì hiện nay với việc thực hiện hầu hết phần việc, làm tổng thầu EPCI các dự án chân đế nước sâu trên 100m nước đã tiết kiệm rất lớn cho ngành dầu khí. Đồng thời, chúng ta đã tạo ra sân chơi bình đẳng, cạnh tranh sòng phẳng với các nhà thầu xây lắp công trình nước sâu trên 100m nước trong khu vực. Đó là thành quả rất đáng tự hào của người xây lắp công trình biển Vietsovpetro hôm nay.

    Thiên ThanhNguồn:Năng lượng Mới 467
     
    Last edited by a moderator: 17/11/15

Chia sẻ trang này