<v:shapetype id="_x0000_t75" coordsize="21600,21600" o:spt="75" oreferrelative="t" path="m@4@5l@4@11@9@11@9@5xe" filled="f" stroked="f"><v:stroke joinstyle="miter"> <v:formulas> <v:f eqn="if lineDrawn pixelLineWidth 0"><v:f eqn="sum @0 1 0"><v:f eqn="sum 0 0 @1"><v:f eqn="prod @2 1 2"><v:f eqn="prod @3 21600 pixelWidth"><v:f eqn="prod @3 21600 pixelHeight"><v:f eqn="sum @0 0 1"> <v:f eqn="prod @6 1 2"> Ở đây qui ước “giàn” là để chỉ khối kết cấu hoàn thành sau khi chế tạo và trước khi hạ thủy như Topsides, Jackets, Subsea, Frames, Decks… Ở cuối giai đoạn chế tạo và chuẩn bị hạ thủy, tùy theo yêu cầu của mỗi dự án (project specification) có thể có (hoặc không) tiến hành việc cân giàn. Mục đích của việc cân giàn là để có số liệu gần đúng nhất về: Khối lượng của cả giàn sau khi hoàn thành chế tạo từ đó có những điều chỉnh (nếu cần) cho các tính toán liên quan (inplace analysis, các bài toán hạ thủy, cẩu nhấc, vận chuyển, lắp đặt) Vị trí trọng tâm của giàn (COG): Biết được vị trí gần đúng nhất vị trí trọng tâm của giàn để điều chỉnh các tính toán liên quan (nếu cần). Trong một số bài toán (ví dụ lifting, loadout, transportation) đã có xét tới COG envelope mà vị trí của COG theo kết quả cân nằm trong giới hạn đã xét của “COG envelope/box” thì có thể thỏa thuận để không cần điều chỉnh lại các tính toán liên quan. Qui trình cân giàn (weighing procedure) và thiết bị cân giàn thường sẽ do một nhà thầu chuyên thực hiện phần này chuẩn bị. Thiết bị phục vụ cho việc cân giàn thường bao gồm: Load cells: Thiết bị nhận diện tải trọng và truyền thong tin về tải ra màn hình hiển thị, Hydraulic Jack: Bộ kích hoạt động bằng thủy lực, Power pack: Bộ nguồn và điều khiển thủy lực, Dimension control: Bộ máy toàn đạc và thước đo, Display indicator: Bộ thiết bị hiển thị kết quả tải trọng ứng với từng load cell. Bố trí thiết bị cân, Việc sắp xếp thiết bị cân phụ thuộc vào tính toán sơ bộ khối lượng tải sẽ tập trung vào từng vị trí mà load cell dự định sẽ bố trí. Load cells sẽ được bố trí đi cùng với Hydraulic Jack và có thể nằm dưới bộ phận dầm gánh hoặc ngược lại. Qui trình cân, thông thường sẽ tiến hành nâng-hạ Jack để đọc được kết quả cân từ 3 lần độc lập trở lên: Cắt lien kết giữa giàn và gối đỡ---> Bố trí thiết bị -->Điều khiển thiết bị thủy lực để nâng Jack, nhận biết sự nâng lên của Jack bằng máy toàn đạc-->Đọc kết quả Bố trí thiết bị Hình ảnh cho thiết bị cân Load cells và spacer plate Hydraulic Jack Bộ nguồn và điều khiển; sắp xếp load-cells và Hydraulic Jack vào vị trí cân Đọc kết quả cân trên màn hình hiển thị. (Trường hợp trong ảnh có 07 load cells, hiển thị kết quả tải trọng ra 07 màn hình nhỏ riêng biệt) <v:f eqn="prod @7 21600 pixelWidth"> <v:f eqn="sum @8 21600 0"> <v:f eqn="prod @7 21600 pixelHeight"> <v:f eqn="sum @10 21600 0"> </v:f> <vath o:extrusionok="f" gradientshapeok="t" o:connecttype="rect"> <o:lock v:ext="edit" aspectratio="t"> </o:lock><v:shape id="_x0000_i1025" style="width: 380.25pt; height: 285pt;" type="#_x0000_t75"> <v:imagedata o:title="IMG_0425" src="file:///C:\Users\MRTA~1\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image001.jpg"> </v:imagedata></v:shape></vath></v:f></v:f></v:f></v:f></v:f></v:f></v:f></v:f></v:f></v:f></v:f></v:formulas></v:stroke></v:shapetype>
Việc tính Weight Control Report có liên quan tới Weighing không đại ca? Khi cân giàn thì chỉ xác định được weight là chính xác thôi, chứ COG thì hơi khó phải không ạ.
WCR sẽ chỉ ra được ước lược trọng lượng tập trung ở mỗi vị trí đặt Load cells, từ đó xác định được capacity của Jack và loacell cần phải bố trí (Ví dụ vị trí A bố trí Load cell 600 t+ Jack 800 t, vị trí B bố trí loadcell 1000t, Jack 1500t). Kết quả cân giàn nó là một bảng trong đó ghi trọng lượng tập trung ở các điểm xác đinh đã đặt loadcell, từ đó tính ra được COG theo công thức trong sách giáo khoa vật lý lớp 7 mà bản chất là nguyên lý cân bằng moment trọng lượng, xin phép không cần phải nhắc lại.
Tìm được cái video khá chi tiết về việc Weighing do ALE thực hiện AE quan tâm xem để biết thêm thông tin.
Đính kèm là 1 số hình hệ thống cân PTSC MC mới đầu tư, bác nào cần cân gà, vịt, lợn đi bán thì gọi PTSC MC 1 tiếng nhé. Đùa chứ, hệ thông mới đầu tư mới cứng các bác ạ, 4 cái 600T và 4 cái 300T. CÓ job nào các bác giới thiệu để MC làm kiếm chút doanh thu nhé.:-c
Kích của PTSC nhìn to vật. Khổ cho anh em chui rúc chỉnh tâm ở những chỗ xe nâng không vào được. Cái tấm kim loại mỏng, màu đỏ trên mặt kích dùng để làm gì vậy bác?
Nhìn khá to, cực cho anh em thật, nhưng kích to thì áp nhỏ nên an toàn khi vận hành bác à. Với kích của MC thì thiết bị đo hành trình của kích là đặt bên ngoài. Tấm đó gắng vào kích, bộ phận đo hành trình được gắng vào tấm đó thông qua 1 sợ dây nhỏ. Kích nâng lên, hạ xuống thì cái đó báo về máy tính. Bác xem file đính kèm nhé.