Việt Nam đưa giàn khoan khổng lồ ra biển Đông

Thảo luận trong 'Tin tức Thời sự - News' bắt đầu bởi Song Ma, 25/10/12.

  1. Song Ma

    Song Ma Administrator

    Tham gia ngày:
    17/5/12
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Khẳng định trí tuệ Việt và thương hiệu Petrovietnam

    Việc giàn khoan PV Drilling sắp được đưa vào vận hành đã khẳng định trí tuệ Việt Nam và thương hiệu Petrovietnam.

    Với diện tích như một sân bóng đá đúng tiêu chuẩn, cao bằng ngôi nhà 6 tầng, có 160 chỗ ngủ sang trọng như khách sạn, có nhà máy điện công suất đủ cho khoảng 5 ngàn hộ gia đình, khi đủ tải trọng là gần năm chục ngàn tấn; có thể hoạt động ở vùng nước sâu hơn ngàn mét, chịu đựng được siêu bão cấp 14-15… Đó là giàn khoan vừa được đặt tên là PV Drilling V, giàn tiếp trợ nửa nổi nửa chìm đầu tiên của Việt Nam và là giàn khoan thứ 8 trên thế giới có tính năng tương tự.

    Phát biểu trong buổi lễ đặt tên cho giàn khoan và gắn biển Công trình chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí, Tổng giám đốc Đỗ Văn Hậu, người đã chứng kiến Lễ hạ thủy, đặt tên cho hầu hết các giàn khoan của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam từ năm 1988 cho tới nay đã xúc động: “Đây là giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm được áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất trên giới và có tính tới đặc điểm thời tiết, khí hậu của vùng biển Việt Nam. Lãnh đạo Tập đoàn nhiệt liệt biểu dương đội ngũ cán bộ, kỹ sư của PV Drilling đã lao động quên mình, có nhiều đổi mới trong quản lý, đào tạo vận hành, đặc biệt là có nhiều đóng góp quan trọng vào thiết kế của giàn khoan, được giới chuyên môn đánh giá cao. Việc giàn khoan PV Drilling sắp được đưa vào vận hành đã khẳng định trí tuệ Việt Nam và thương hiệu Petrovietnam”.

    [​IMG]

    Từ phải sang trái Tổng giám đốc Đỗ Văn Hậu, Chủ tịch Công đoàn Dầu khí Hà Duy Dĩnh, Chủ tịch HĐQT PVD Đỗ Đức Chiến và Tổng giám đốc PVD Phạm Tiến Dũng gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí

    rong khuôn khổ thời gian của một buổi lễ, Tổng giám đốc Đỗ Văn Hậu không thể nào nói hết được ý nghĩa của việc đưa giàn khoan tiếp trợ PV Drilling V vào thăm dò khai thác dầu mỏ, khí đốt trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cũng như sự lao động sáng tạo của đội ngũ cán bộ kỹ thuật PV Drilling. Giàn khoan PV DRILLING V của PV Drilling là thế hệ giàn khoan hiện đại nhất hiện nay, thuộc model SSDT 3600E HP được đóng bởi công ty đóng giàn lớn nhất thế giới và duy nhất hiện nay về thiết kế giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm – Hãng Keppel Fels. Giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm đầu tiên trên thế giới được đóng bởi Keppel Fels năm 1994, với model SSDT- 800 và tính đến hiện nay đã có 7 giàn khoan loại này đã được đóng bởi KFELS với model mới nhất là SSDT 3600E.

    Giàn khoan PV DRILLING V của PV Drilling là giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm thứ 8 trên thế giới và là thế hệ giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm hiện đại nhất hiện nay với Model SSDT 3600 E HP. Đây là thế hệ giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm được ứng dụng nhiều tính năng vượt trội, công nghệ cao so với các giàn khoan tiếp trợ hiện hữu. Nó được thiết kế để khoan các giếng khoan có độ khó cao, hoạt động trong điều kiện thời tiết khó khăn như: ngoài khơi Việt Nam, các vùng biển Đông Nam Á, Đông Á, Trung Âu, Vịnh Mexico. Đây là giàn khoan không chỉ áp dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay mà còn là lần đầu tiên, chúng ta tự quản lý, giám sát và đào tạo vận hành. Ngay việc Hãng Keppel Fels chấp nhận các ý kiến đề xuất của cán bộ kỹ thuật Việt Nam cũng là thành tích đáng nể. Keppel là hãng đóng mới và sửa chữa giàn khoan lớn nhất thế giới. 70% các giàn khoan nước sâu và trên thế giới là doKeppel sản xuất. Các thiết kế chi tiết của giàn khoan đã được cấp bản quyền trên toàn thế giới. Cho nên, để được họ chấp nhận sửa đổi, thay thế thì hoàn toàn không đơn giản.

    [​IMG]

    Nói về việc này, Thạc sĩ ngành Khoan khai thác dầu khí Lê Đắc Hóa, nguyên là Trưởng ban Quản lý dự án, người được khen thưởng tại buổi lễ đã cho biết: Giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm là một loại giàn khoan đặc biệt chuyên dùng để hoạt động ở vùng nước sâu và có quy mô vào loại lớn nhất thế giới. Trên giàn có một cần có sức nâng 350 tấn cũng được coi là cần lớn nhất trong số các giàn khoan tiếp trợ hiện có trên giới. Giàn khoan này có hai phần: Phần tiếp trợ và phần thiết bị khoan. Gọi là “tiếp trợ” bởi vì giàn khoan này sẽ cung cấp điện, nước, dung dịch khoan… và rất nhiều các thứ khác cho giàn khoan chính.

    [​IMG]
    Giàn khoan tiếp trợ sẽ được kéo đến vị trí đã định rồi bơm nước vào để dằn tải trọng và “gim” xuống đáy biển bằng 8 mỏ neo, mỗi neo nặng gần 100 tấn. Khi gặp bão quá to, nó được tàu kéo di chuyển đến nơi an toàn. Trước đây, khi sản xuất những giàn khoan tại Singapore, chúng ta phải thuê tư vấn giám sát nước ngoài, với mức lương từ 1.000 đến 1.200 đôla Mỹ cho một giờ làm việc. Nay chúng ta làm được điều đó là tự giám sát, tự tổ chức được việc đào tạo cho đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân vận hành giàn khoan, nên đã tiết kiệm được nhiều triệu đôla, so với dự toán. Cũng trong quá trình thiết kế, thi công, đội ngũ cán bộ kỹ thuật của PV Drilling đã phải làm việc không quản thời gian, đã có 3.500 ý kiến, đề xuất thay đổi thiết kế chi tiết được Hãng Keppel Fels chấp nhận và có nhiều ý kiến được đánh giá rất cao.

    Phát biểu trong buổi lễ đặt tên, ông Tổng giám đốc Keppel đánh giá rất cao trình độ của đội ngũ cán bộ kỹ thuật PV Drilling và khẳng định đây là bước trưởng thành vượt bậc của công nghiệp dầu khí Việt Nam. Keppel đã hợp tác với Petrovietnam từ năm 1986 và đã thực hiện cho Việt Nam nhiều công trình giàn khoan, ụ chứa dầu nổi quan trọng, nhưng đây là dự án lớn nhất, có quy mô đầu tư lớn nhất, và phức tạp nhất về kỹ thuật.

    Còn ngài S.Iswaran, Bộ trưởng Văn phòng * kiêm Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại, kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Singapore thì sau khi dành những lời tốt đẹp nói về công trình này và cầu chúc cho mọi điều tốt lành đến với giàn khoan PV Drilling thì đã nói đến một điều mà chúng ta phải suy nghĩ. Ông nói rằng Singapore là quốc gia không có tài nguyên, không có nguồn nhân lực… cho nên phải sáng tạo trong lao động, phải quản lý xã hội chặt chẽ và phải biết trọng dụng những người có năng lực. Đúng thế thật. Một đất nước chỉ có dăm triệu dân, diện tích không bằng một nửa Hà Nội, tài nguyên chỉ là con số “không” to tướng, đến nước sinh hoạt cũng phải nhập khẩu, phải đi nhập khẩu từng hạt cát về xây nhà… và quốc gia này cũng mới chỉ dành được độc lập 35 năm, vậy mà sao họ làm giàu và giỏi thế? Xã hội của họ ngăn nắp, trật tự, kỷ cương đến thế khiến bất cứ người Việt nào dù sang đây lần đầu hay đã nhiều lần cũng phải kinh ngạc…


    [​IMG]

    Ít ngày nữa, giàn khoan PV Drilling sẽ được kéo về Việt Nam. Hành trình trên biển kéo dài từ 7 đến 10 ngày tùy theo điều kiện thời tiết. Phóng viên Năng lượng Mới đi theo giàn sẽ tường thuật chi tiết để bạn đọc thấy hết được nổi khó khăn vất vả cũng như trí sáng tạo của những người thợ PV Drilling.

    [​IMG]
    Cận cảnh giàn khoan

    nguồn

    [​IMG]
    PV Drilling V (Vietnam)

    vs

    hải dương 981 (Tàu )

    [​IMG]

    ---------- Post added at 11:00 AM ---------- Previous post was at 10:52 AM ----------

    Giàn khoan TAD PV DRILLING V có tổng mức đầu tư là 230,5 triệu USD, theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) giữa các đối tác trong nước gồm: PetroVietnam (tham gia 23%), các đối tác khác gồm: Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Dầu khí (PV Drilling, đơn vị thành viên PetroVietnam, tham gia 61%), Ocean Bank (tham gia 5%) và Ngân hàng TMCP Quân đội (tham gia 11%). Đơn vị điều hành giàn khoan là Công ty Khoan nước sâu (PV Drilling Deep Water, trực thuộc PV Drilling). Nhà thầu thiết kế, xây lắp và đóng giàn là Công ty Keppel FELS Limited (Singapore). Các mốc thời gian chính: Ngày 22/1/2010 Lễ Khởi cắt tấm thép đầu tiên. Ngày 2/8/2010 Lễ Đặt ky (Lễ Đặt kệ đáy để tiến hành lắp ráp, chế tạo giàn). Ngày 22/12/2010 Lễ Hạ thủy giàn khoan. Ngày 1/10/2011 Lễ Đặt tên giàn khoan PV DRILLING V. Ngày 17/10/2011 bắt đầu kéo giàn về Việt Nam.
    Nguồn: Petrotimes.vn

    ---------- Post added at 11:09 AM ---------- Previous post was at 11:00 AM ----------

    Hành trình PV Drilling V về Việt Nam được các bạn đọc qua loạt bài "Lướt sóng về đất mẹ"
    http://www.petrotimes.vn/news/vn/petrovietnam/luot-song-ve-dat-me-(ky-i).html
    http://www.petrotimes.vn/news/vn/petrovietnam/luot-song-ve-dat-me-(ky-ii).html
    http://www.petrotimes.vn/news/vn/petrovietnam/luot-song-ve-dat-me-(ky-cuoi).html
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/10/12
  2. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Mới đọc cái tiêu đề tưởng là em nó hành nghề rồi chứ, ai dè mới lai dắt từ Sin về thôi. Tương lai các vị liệu có dám đưa em PVD5 ra vùng lưỡi bò để khoan không hay lại đi mua dao phay về mổ gà <70m nước. Anh em chờ thời gian xem thế nào.

    Không biêt em TD3 của VSP thế nào rồi anh em nhỉ. Em PVD3 thì nghe tiếng thơm đồn xa nhưng thú thực là chưa nghe tin tức gì về em TD3 cả. Các bạn Noname, quan52cb, AIRGAP... cho anh em xin vài thông tin cập nhật về tình hình của em nó. Chắc là ngon.
     
  3. Song Ma

    Song Ma Administrator

    Tham gia ngày:
    17/5/12
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    "Lúc 6 giờ ngày 25/10/2011, tàu Lewek Stork đã kéo khối giàn khoan TAD PV DRILLING V về đến mỏ Mộc Tinh 1 thuộc block 5.2 ngoài khơi biển Vũng Tàu, Việt Nam. "
    Bác SEASTAR không đọc hết mấy cái links bên dưới rồi, bài này từ năm ngoài rồi bác à.hehe
     
  4. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Ấy chết, mình không đọc link nên cứ tưởng các bác kéo về đang giấu em nó ở đâu
     
  5. Song Ma

    Song Ma Administrator

    Tham gia ngày:
    17/5/12
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Hôm nay là tròn 1 năm em nó về VN rồi mà em cũng mới biết :(tv)
     
  6. Minhtrivn

    Minhtrivn New Member

    Tham gia ngày:
    25/10/12
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Rất buồn vì nó được xây lắp ở Singapore, có gì đâu mà trí tuệ Việt Nam. PVD V hiện tại đang hỗ trợ khoan tại mỏ Mộc Tinh - Biển Đông POC.
     
  7. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    "Khẳng định trí tuệ Việt và thương hiệu Petrovietnam" tác giả bài báo có nhầm lẫn không nhỉ?

    Có khẳng định được gì trí tuệ Việt Nam đâu? Thiết kế, chế tạo, thi công lắp đạt, chạy thử rồi kéo về Việt Nam là do nước ngoài làm.

    Thương hiệu Petrovietnam
    về vấn đề gì nhỉ? có chăng chỉ là cái tên và logo thôi. TÔi nghĩ để tạo ra thương hiệu ít ra thì cũng tự PVN thiết kế hoặc tự thi công hoặc xa hơn nữa là tạo ra một mẫu giàn mới với bản quyền là PVN hoặc đơn vị thuộc PVN chứ?
     
  8. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    hehe, bác Noname "soi" quá. Câu đó là câu cửa miệng roài, cánh nhà báo cũng thích dùng.
    Dẫu sao cũng mừng vì ta có một cái giàn hoành tráng. Còn việc nội địa hóa thiết kế, chế tạo...vv thì phải từ từ, giả sử có cố mang về trong nước làm thì chắc gì đã tiết kiệm hơn???
     
  9. SteelMan

    SteelMan Moderator

    Tham gia ngày:
    9/8/12
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    Tiết kiệm thì hơn thì chắc là không được đâu? Keppel FELS có kinh nghiệm thiết kế đóng giàn mấy chục năm rồi, đóng khoảng 1/4 giàn khoan di động trên thế giới.

    Tuy nhiên cũng giống như giàn cố định, ngày xưa toàn bộ thiết kế giàn cố định MSP đề được thiết kế bởi Viện CORAN (Bản vẽ 16.716), ngay cả cái joint của chân MSP cũng phải chế tại từ Nga mang sang Việt Nam, trong quá thi công có hàng chục kỹ sư của Nga giám sát hỗ trợ tuy nhiên sai sót cũng rất nhiều, chi phí thì .... khỏi phải bàn. Nhưng hiệu quả của nó là đến bây giờ Việt Nam có thể thiết kế và tự thi công các loại giàn cố định dạng WHP.

    Bao giờ Việt Nam có thể tự thiết kế ra các mẫu giàn khoan di động? tự thi công chế tạo giàn tự nâng, bán chìm? để thể hiện "trí tuệ Việt Nam", "Thương hiệu PVN" nếu không có sự hỗ trợ như các đã làm giàn khoan cố định.

    Hiệu quả kinh tế là một vấn đề cân nhắc - đong đếm, tuy nhiên lợi ích lâu dài cũng cần phải xem xét, lựa chọn.
     
  10. real-07

    real-07 Member

    Tham gia ngày:
    7/9/12
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Hãy để ý thái độ của một đứa bé đang tập đi. Khi vấp ngã, nó sẽ làm gì?
    1. Đổ lỗi cho tấm thảm đã làm nó vấp chân
    2. Đổ lỗi cho cha mẹ nó đã không kịp thời hướng dẫn
    Nhưng chắc chắn là nó tiếp tục đứng lên và lại bắt đầu bước tiếp. rồi nó lại ngã và lại đứng lên, nhiều lần liên tục. nó không hề nản chí, nó vẫn tiếp tục ngã, tiếp tục đứng dậy và tiếp tục bước đi cho đến khi có thể đi được một cách vững chắc.
    Gợi cho AE câu chuyện này để biết rằng là dẫu những Dự án Sub-Semi có phức tạp tới mức nào đi chăng nữa thì người Việt Nam hoàn toàn có thể làm chủ được như đã từng làm với Wellhead Platform, Jackup-Rig...
     
  11. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Hình ảnh của PVD V ngoài mỏ HT-MT,
    nguồn: fb D.Q.C
     

    Các file đính kèm:

    • 1.jpg
      1.jpg
      Kích thước:
      96.1 KB
      Đọc:
      5

Chia sẻ trang này