Viết CV (Curriculum Viate) thế nào cho hợp lý

Thảo luận trong 'Thông tin việc làm - Dầu khí' bắt đầu bởi adata, 20/8/14.

  1. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Tình hình kinh tế hiện tại thì đa số các ngành đều khó khăn, tuy nhiên thì ngành dầu khí vẫn sống khỏe, công việc thì lúc nào cũng đầy ắp trên internet, vấn đề là bạn có thực sự muốn hay là không. Nếu bạn đạt tới một trình độ và bản lĩnh để bứt phá tới một mức nào đó thì có thể coi xã hội là cả thế giới chứ không phải giới hạn ở nơi bạn sinh ra và ai trong đời cũng có một đôi lần cơ hội.
    Curriculum Viate (CV) không trực tiếp mang lại cho bạn công việc nhưng mang lại cho bạn cơ hội gặp gỡ bên tuyển dụng và để bạn được mời làm việc. Gần đây mình thỉnh thoảng có được vời vào hỏi ý kiến về một số CV của các engineer ứng tuyển vào cty, và thấy thật bất ngờ rằng có nhiều bạn vẫn mắc những lỗi rất sơ đẳng khi trình bày hồ sơ của mình,
    1. Viết quá dài và lan man
    Bạn ứng tuyển vào vị trí kỹ sư kết cấu mà trong hồ sơ lại ghi là đang làm vị trí “coordinator” hoặc “leader” hoặc khiếp hơn là “manager” này nọ thì…loại thẳng cẳng. Vì khoảng 10 năm kinh nghiệm trở lại thì bạn chỉ có thể là engineer, và cái mà người ta cần ở engineer là kỹ năng để trực tiếp xử lý công việc chứ không phải "quản lý". Hoặc là CV viết quá dài và trùng lặp các đầu mối công việc với nhau, làm người đọc hoa mắt. Hãy tưởng tượng rằng người đọc CV của bạn chỉ có từ 10 giây tới 2 phút để đọc lướt qua CV của bạn thôi, và tự nghĩ xem phải viết thế nào để người khác đọc qua vài giây đó có thể hình dung về bạn.

    2. Kinh nghiệm thực tế, vị trí làm việc không tương xứng với số năm kinh nghiệm.
    Người ta tính thế này: Số năm kinh nghiệm = Số năm kể từ lúc tốt nghiệp ĐH tới hiện tại – số năm học cao học hoặc học bằng 2-3 gì đó. Một số bác ghi rõ dài rằng rặc phần này nào là học đh rồi học bằng 2 rồi học cao học tùm lum là đã tự trừ điểm mình (vì họ nghĩ rằng trong thời gian học thì bạn sẽ không đi làm, và thấy là cha này toàn học chứ có làm đâu!), vì vậy trong phần trình bày cho "education" hãy cố gắng viết một cách cân đối nhất, tốt nhất là trình bày có 4-5 năm học Đại học và nếu có học Master thì nên chú thích là học dạng "part time" hoặc không cần phải ghi trình độ thạc sĩ nếu không cần thiết.
    Một số bác có 3-5 năm kinh nghiệm mà ghi là “manager”, “leader” hay gì đó hoành tráng… thì đó là tư duy nông nghiệp thôi và điều đó… không thực tế, người đọc sẽ thấy là bạn đang nói dối!. Ở ngoài thì một “leader” là phải biết tất tần tật từ chi tiết tới tổng quát vấn đề liên quan cho discipline mình quản lý, tức là đã từng trải qua trực tiếp làm rồi và bây giờ được giao nhiệm vụ nhận đầu mục công việc, chia và hướng dẫn cho engineer làm theo tiến độ đã định sẵn. Như vậy là ông “leader” này phải là một engineer có chí ít cũng phải 12 năm kinh nghiệm trở lên làm liên tục trong discipline liên quan đó mới được giao đảm nhận. Thường thì “leader” có thể hướng dẫn một cách chi tiết tất cả các vấn đề liên quan cho engineer nếu trong quá trình thực hiện công việc gặp phải chứ không như ở ta có những "thợ chỉ đạo" hay thậm chí có ông vị trí trong dự án toàn "Pờ rô rêch MA NƠ CANH " (Project manager :D) nhưng đọc bản vẽ...ngược và không biết viết nổi một email cho ra hồn.
    3. Không toát lên được là mình làm được những gì
    Trừ một số…đông các bác đôi khi chỉ biết tên một phần mềm hay phương pháp nào đó cũng ghi vào CV là biết dung phần mềm/phương pháp đó cho…hoành tráng thì không phải là đối tượng nói tới ở đây (vì thành phần này không tư duy theo cách của người làm kỹ thuật, không xem xét, người ta phỏng vấn chỉ cần hỏi một câu là biết rõ thực hư) còn một số engineer thực sự làm tốt công việc nhưng không biết nói rõ ra,
    Ví dụ: Bạn nói là biết dùng SACS thì cần phải ghi ở đâu đó là để tính toán những gì, tính lifting, loadout, seafastening hay gì gì đó.

    4. Mốc thời gian và tiến trình công việc thiếu hợp lý:
    Trong một năm mà bạn trình bày tham gia tới 5-10 dự án thì tức là…bạn không làm gì cả, kiểu giống như bạn đi xem người ta làm mà thôi.

    Đây là thực tế 100% khi mình quan sát mấy "ông Tây" lựa chọn ứng viên vào phỏng vấn cho các vị trí (và lời khuyên này thích hợp cho các bạn có ý định apply cho các vị trí kể sau đây): Các vị trí Engineer các level khác nhau (Junior, Senior, kỹ sư chính, nhưng không phải quản lý- NON MANAGER) cho toàn bộ các discipline khi apply vào các công ty làm nhà thầu thi công hoặc engineering support for construction (chế tạo, hạ thủy, lắp đặt biển) trong ngành dầu khí ở ngoài Việt nam.
    Chúc vui.
     

Chia sẻ trang này