Không hiểu anh China anh ý tính toán kiểu gì mà ra được cái bản đồ phũ hãi. tình hình này anh em ctb sẽ bị mất một số jobs ngay trên đất của mình mất. Hình 1: Bản đồ chào thầu 9 lô dầu khí trái luật của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) Cách tính lãnh hải theo công ước luật biển quốc tế năm 1982, 1HL~1,8km.
E cung dang buc xuc van de nay may hom nay roi,ma may chuyen gia nuoc ngoai da phan bac viec do roi,no la mot hanh dong mang tinh chinh tri chu ko phai thuong mai nua roi.
Về việc này thì theo quan điểm đa số là nhằm biến khu không có tranh chấp thành khu có tranh chấp để gây hiểu lầm cho quốc tế. Ông admin viết cái tiêu đề cũng ko đúng, không có tranh chấp nào ở đây cả, chỉ là chiêu trò thôi.
CNOOC mua Nexen: Mưu đồ thọc sâu biển Đông của Trung Quốc Hãng tin Reuters ngày 3-8 đã nhận định như trên qua sự kiện Tổng Công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) chào mua Công ty Dầu khí Nexen (Canada) giá 15,1 tỉ USD vào ngày 23-7. Reuters dẫn lời chuyên gia Bonnie Glaser ở Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược (Mỹ) cho rằng thương vụ thâu tóm Nexen sẽ mang lại cho Trung Quốc công nghệ khoan nước sâu để giúp CNOOC chuyển hoạt động từ các vùng biển nước nông và sâu vừa sang các vùng biển nước sâu, nơi Trung Quốc đang tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Việt Nam và các nước khác. Bà cảnh báo sau khi thâu tóm, thông qua Nexen, CNOOC có thể đi xa hơn bằng cách mua các gói mời thầu của chính mình ở biển Đông. Chuyên gia Mikkal Herberg, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu an ninh năng lượng ở Văn phòng quốc gia về nghiên cứu châu Á (Mỹ), nói có rất nhiều khu vực nước sâu ở biển Đông nhưng phần lớn đang có tranh chấp. Trung Quốc đã tính toán kỹ rằng nếu như các công ty dầu khí của nước này làm chủ được công nghệ khoan thăm dò dầu khí nước sâu, Trung Quốc có thể khoan bất kỳ nơi nào muốn mà không cần các đối tác quốc tế. Giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 của CNOOC. ẢNH: THX Ông nhận định thương vụ thâu tóm Nexen hứa hẹn mang lại cho CNOOC những kiến thức quản lý các công nghệ và hoạt động phức tạp về thăm dò dầu khí nước sâu để giúp CNOOC mở rộng hoạt động thăm dò ở biển Đông. Tuy nhiên, các chuyên gia dầu khí cũng cho rằng trong một sớm một chiều, Trung Quốc khó có thể lắp đặt và duy trì các giàn khoan ổn định ở khu vực biển có độ sâu 1,5-3,5 km và khoan thăm dò sâu từ 3,5 đến 6 km vào lớp trầm tích dưới đáy biển. Giám đốc Công ty Tư vấn năng lượng FACTS Global Energy (Singapore) Khang Vũ giải thích rằng không giống như công nghệ hóa dầu, chỉ cần mua rồi sử dụng, CNOOC có thể mất thêm 5-10 năm để làm chủ công nghệ khoan dầu khí nước sâu. Chuyên gia Mikkal Herberg cũng lưu ý rằng ngay cả các công ty dầu khí phương Tây phải mất 15-20 năm mới có thể nâng dần độ sâu khoan thăm dò dầu khí. Do vậy, việc CNOOC thâu tóm Nexen và sở hữu một vài giàn khoan nước sâu sẽ không đưa Trung Quốc nhảy vọt lên trình độ công nghệ thăm dò siêu hạng. Nexen là công ty dầu khí lớn thứ 10 ở Canada, đang sở hữu các giàn khoan nước sâu ở vịnh Mexico (Mỹ). THẠCH ANH
Anh em vào đây xem phản ứng của PVN về vấn đề trên nhé. Tôi thấy phần kết của bài viết rất hay: "...Bi kịch mất nước đã và đang diễn ra từng ngày và từng phần trên cơ thể Tổ quốc..."
Exxon tìm thấy khí gas ngoài khơi VN Cập nhật: 12:18 GMT - thứ ba, 31 tháng 7, 2012 Tập đoàn dầu khí Hoa Kỳ ExxonMobil cho hay đã tìm thấy thêm khí đốt ngoài khơi miền Trung Việt Nam, tuy chưa rõ trữ lượng. Các nguồn tin dầu khí nói gần một năm sau khi tìm thấy hydrocarbon trong giếng khoan thứ hai, giếng khoan thứ ba của Exxon cũng cho thấy khí. Được biết giếng khoan thứ ba này - mang tên Cá Voi Xanh-3X, nằm trong lô 118, ngoài khơi Đà Nẵng. Exxon nói quá trình khoan thăm dò diễn ra thuận lợi từ tháng Năm tới tháng Bảy này. Từ tháng 5/2011, ExxonMobil đã khoan ba giếng tại lô 118, hai giếng tìm thấy khí. Lô này nằm ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam, thuộc vùng biển các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Quảng Nam, rất gần đường chín đoạn mà Trung Quốc lập ra để đòi hỏi chủ quyền Biển Đông. Đường yêu sách này còn được gọi là đường 'lưỡi bò', bao quanh tới 80% diện tích Biển Đông. Không bỏ cuộc. Hồi tháng 7/2008, Trung Quốc đã gây sức ép buộc ExxonMobil ngừng dự án với Việt Nam tại khu vực mà Bắc Kinh nói là thuộc chủ quyền Trung Quốc. Dự án bị Trung Quốc phản đối lúc đó nằm trên thềm lục địa phía Nam, gồm các lô 135 và 136, khu vực Tư Chính - Vũng Mây của bồn trũng Nam Côn Sơn. Exxon lúc đó không tuyên bố rút lui, nhưng sau đó cũng không có thêm thông tin gì về tiến độ dự án. Ngày 23/6, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) thông báo chào thầu quốc tế tại các lô dầu khí trong khu vực mà Việt Nam tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, khiến Hà Nội lên tiếng cực lực phản đối. Chín lô dầu khí nói trên nằm trong một khu vực rộng trên 160.000 cây số vuông, ở độ sâu từ 300-4.000 mét. Trong đó bảy lô nằm trong bể trầm tích mà Trung Quốc gọi là Trung Kiến Nam (Phú Khánh) ngoài khơi miền Trung Việt Nam và hai nằm trong các bể Vạn An và Nam Vi Tây (Tư Chính-Vũng Mây). Các giếng mà Exxon đào và tìm thấy khí không nằm trong chín lô này.
[h=1]Ngăn chặn nhiều tàu nước ngoài gây hấn, bảo đảm an toàn dầu khí trên biển[/h]Các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và PVN đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương triển khai nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm bảo vệ an ninh, an toàn dầu khí và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trên biển.Ngày 18/8, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Đà Nẵng cho hay, hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện quy chế phối hợp bảo vệ an ninh, an toàn dầu khí và chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trên biển vừa được tổ chức tại Đà Nẵng ngày 17/8. Tàu của Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng thường xuyên tuần tra trên vùng biển chủ quyền - Ảnh: HC Tham dự hội nghị có Trung tướng Võ Trọng Việt, Tư lệnh BĐBP; Thiếu tướng Nguyễn Phước Lợi, Phó Tư lệnh BĐBP; Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Đỗ Văn Hậu cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị BĐBP ở các địa phương ven biển cả nước.Thông tin từ hội nghị cho hay, thực hiện quy chế 3215/QC-DKVN ký kết ngày 8/5/2008 (thay thế quy chế phối hợp ký năm 2002), các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh BĐBP và PVN đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương triển khai nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm bảo vệ an ninh, an toàn dầu khí và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trên biển; bảo đảm an toàn cho các hoạt động thăm dò, khai thác nguồn tài nguyên dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam của PVN và đối tác.Theo đó, đã tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho 31.177 lượt người về Nghị định 03/2002/NĐ-CP của Chính phủ về công tác bảo vệ an ninh, an toàn dầu khí; Nghị định 145/2006/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí; Nghị định 161/2003/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới biển; Nghị định 50/2008/NĐ-CP về quản lý bảo vệ an ninh trật tự tại cửa khẩu cảng biển; Quy chế phối hợp số 3215/QC-DKVN giữa Bộ Tư lệnh BĐBP và PVN...Lực lượng của hai bên còn thường xuyên tổ chức tuần tra, phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm hành lang an toàn dầu khí, bảo vệ các công trình dầu khí… Đặc biệt là cùng phối hợp giải quyết thành công nhiều tình huống phức tạp liên quan đến việc tàu nước ngoài có hành vi gây hấn, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đồng thời tuyên truyền để ngư dân tham gia bảo vệ an ninh, an toàn cho các công trình dầu khí và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trên biển.Tại hội nghị, các đại biểu đã trình bày nhiều ý kiến tham luận đóng góp xây dựng, hoàn thiện quy chế và phổ biến những kinh nghiệm, cách làm hay trong thực hiện quy chế phối hợp. Nhân dịp này, Bộ Tư lệnh BĐBP và PVN đã trao tặng kỷ niệm chương “Vì chủ quyền an ninh biên giới”, “Vì sự nghiệp dầu khí” và Bằng khen cho hơn 20 tập thể, cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện quy chế phối hợp giữa hai bên.HẢI CHÂU
[h=1]Ấn Độ quyết hợp tác dầu khí với Việt Nam[/h] - Bộ trưởng Dầu khí R.P.N. Singh tuyên bố Ấn Độ sẽ không rút khỏi dự án thăm dò dầu khí ở Biển Đông tại lô đang hợp tác với PetroVietnam. Tập đoàn ONGC Videsh Limited (OVL) sẽ tiếp tục thăm dò ở lô 128 tại Biển Đông, Bộ trưởng Dầu khí Ấn Độ R.P.N. Singh khẳng định với báo Lok Sabha gần đây. Cách đây vài tháng, công ty ONGC Videsh Ấn Độ đã thông báo ý định chấm dứt hoạt động tại lô này vì không thể tiến hành công tác thăm dò do đáy biển cứng và quyết định rút lui hoàn toàn vì lý do thương mại - kỹ thuật. Ảnh: baynews Tuy nhiên, theo một số nguồn tin tại New Delhi, ngày 18/7, một quan chức cao cấp giấu tên thuộc OVL cho hay, OVL đã nhận lời đề nghị của PetroVietnam tiếp tục thăm dò và khai thác dầu tại lô 128 ở khu vực Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam thêm hai năm nữa . Hồi đầu tháng 8, tờ Thời báo kinh tế Ấn Độ dẫn lời cảnh báo từ Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) cho rằng, cần có một "phản ứng mạnh mẽ" với Ấn Độ và Việt Nam nếu tiếp tục thăm dò dầu khí ở Biển Đông mà báo này lớn tiếng gọi là thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Dù có nhiều nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Trung Quốc luôn đưa ra yêu sách chủ quyền bao trùm hầu như toàn bộ vùng biển quan trọng này, kể cả những ranh giới lượn sát bờ biển nước khác. Gần đây, nước này đã tiến hành hàng loạt hành động lấn lướt, ngang nhiên ở Biển Đông như việc Tập đoàn dầu khí Trung Quốc mời thầu ở vùng biển của Việt Nam, hay lập thành phố trên hòn đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Về vấn đề Biển Đông, New Delhi luôn bày tỏ quan điểm về tính cần thiết của tự do hàng hải và thúc giục tất cả các bên liên quan giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán. Thái An (theo Dailynews)
Truyền thông Ấn Độ nói Tổng Công ty dầu khí Quốc gia nước này, ONGC, vẫn đang khảo sát ở lô 128, thuộc trong chín lô dầu khí mà Trung Quốc đang gọi thầu. Vài tháng trước, ONGC loan báo quyết định rút khỏi lô 128 trong dự án khai thác với Việt Nam. Lý do tập đoàn này nêu ra với phía Việt Nam là trữ lượng tiềm tàng tại lô 128 thấp hơn dự kiến, chứ không nói gì về "sức ép" từ Trung Quốc. Nhưng tuần này, truyền thông Ấn Độ nói ONGC quyết định sẽ khảo sát tiếp tục ở lô 128 thêm hai năm nữa. Phía Ấn Độ cũng nói một phần “đáng kể” của lô 128 nằm trong chín lô mà Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đang mời thầu. Ở lại hai năm Tham gia đầu tư cùng PetroVietnam là OVL, công ty con đầu tư hải ngoại của ONGC. OVL hiện có 45% cổ phần tại lô 6.1 thuộc bể Nam Côn Sơn và 100% ở lô 128. Tờ báo kinh doanh Ấn Độ, Mint, dẫn lời nguồn giấu tên từ OVL nói chính phủ Việt Nam “yêu cầu chúng tôi ở lại thêm hai năm và cho thêm dữ liệu để cải thiện tiềm năng tìm kiếm”. “Chúng tôi đang nghiên cứu dữ liệu. Quyết định này tốt thôi vì không phải gánh thêm trách nhiệm.” “Giai đoạn hai năm đã bắt đầu và OVL sẽ tiếp tục ở lô này,” theo nguồn giấu tên. Theo báo Mint, cả OVL và Bộ Ngoại giao Ấn Độ đều không có bình luận chính thức. Một tờ báo khác, Indian Express, cũng dẫn nguồn giấu tên nói PetroVietnam đã đề nghị các điều khoản mới để thuyết phục OVL duy trì việc tìm kiếm ở lô 128. Ấn Độ phải nhập khẩu hơn 80% cho nhu cầu năng lượng, khiến nước này ở trong tình thế cạnh tranh với Trung Quốc trong cuộc đua tìm tài nguyên. Theo một phúc trình, BP Energy Outlook 2030, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ lần lượt là nền kinh tế và tiêu thụ năng lượng lớn nhất và lớn thứ ba thế giời vào năm 2030. Bấm Trong khi đó, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) cho biết việc mời thầu quốc tế "tiến triển tốt đẹp" ở chín lô mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền và có cả công ty ở Mỹ bày tỏ quan tâm. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nói Việt - Ấn cần phối hợp chặt chẽ ở Biển Đông Hãng tin Reuters dẫn lời Chủ tịch CNOOC Vương Nghi Lâm hôm thứ Ba 17/7 nói với các phóng viên bên lề một hội thảo về đầu tư Mỹ-Trung ở Bắc Kinh: "Việc mời thầu diễn ra suôn sẻ... chúng tôi đang tiến hành theo đúng quy trình". Ông Vương còn 'tiết lộ' với giới nhà báo: "Tôi có thể nói rằng một số công ty ở Hoa Kỳ đã bày tỏ quan tâm". Trước đó, PetroVietnam nói tại chính khu vực mà CNOOC đang mời thầu, PetroVietnam đã có hợp tác với ONGC của Ấn Độ, Gazprom của Nga, ExxonMobil của Mỹ. Hội nghị Asean Tờ Indian Express ghi nhận việc lần đầu tiên Ấn Độ đi xa hơn lời kêu gọi thông thường về “tự do đi lại” ở Diễn đàn Khu vực Asean tuần rồi tại Campuchia. Tại hội nghị này, Ấn Độ không hài lòng khi nước láng giềng Pakistan ngả theo Trung Quốc, nói rằng các tranh chấp lịch sử cần được giải quyết song phương và không cần áp dụng luật biển quốc tế. Kết quả là Ấn Độ ra tuyên bố cứng rắn hơn một chút, nói rằng họ “đã theo dõi các diễn biến ở Biển Đông”. “Ấn Độ ủng hộ tự do đi lại, tiếp cận tài nguyên theo nguyên tắc của luật quốc tế. Các nguyên tắc này cần được tất cả tôn trọng,” Ấn Độ tuyên bố ở hội nghị Phnom Penh. Nguồn giấu tên nói tuyên bố này chủ yếu xuất phát từ việc Trung Quốc mời thầu dầu khí dính líu đến lô 128. Việt - Ấn ‘gắn bó và tin cậy’ Sự ở lại của ONGC và tuyên bố phần nào cứng rắn hơn của Ấn Độ diễn ra trong bối cảnh cả Việt Nam và Ấn Độ đang thắt chặt quan hệ. Trong ngày 17/7 ở Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ: Những định hướng tương lai”. Thông Tấn xã Việt Nam tuyên bố quan hệ hai nước “càng trở nên gắn bó và tin cậy”. Tại hội thảo, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị hai nước “tiếp tục hợp tác và phối hợp chặt chẽ” trong các vấn đề, đặc biệt là tranh chấp Biển Đông. Trong khi đó, ông Rajiv Bhatia, Giám đốc Hội đồng Đối ngoại Ấn Độ, đơn vị đồng tổ chức hội thảo, nói Ấn Độ quan tâm đến những diễn biến ở Biển Đông. “Những diễn biến gần đây trên Biển Đông liên quan đến Trung Quốc và một số nước ASEAN, cũng như Mỹ, là mối quan tâm của Ấn Độ,” ông nói. (theo BBC)
[h=1]TQ ngang nhiên mời thầu dầu khí ở Biển Đông[/h] Tập đoàn Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã mời các công ty nước ngoài tham gia đấu thầu thăm dò và khai thác dầu khí tại 26 lô ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Trong số này, có 22 lô ở Biển Đông - vùng biển chiến lược quan trọng. Nhiều lô nằm ở gần vùng biển tranh chấp giữa Trung Quốc và một số nước khác. Theo giới phân tích, động thái mới này của Trung Quốc đã “đổ thêm dầu vào lửa” căng thẳng trong chủ quyền lãnh thổ trên các vùng biển châu Á. CNOOC đã đưa ra 26 lô trong vòng mời thầu thứ hai của năm nay, theo tuyên bố đăng trên trang web của tập đoàn này. Hãng Bloomberg cho biết, một địa điểm trong số các lô trên gọi là 65/12 gần lô 65/24 mà Việt Nam từng đề cập hồi tháng ba khi cực lực phản đối CNOOC vi phạm chủ quyền (CNOOC đã tiến hành mời thầu dầu khí 19 lô ở khu vực phía bắc Biển Đông, trong đó có lô 65/24 cách đảo Cây (Tree Island) thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 1 hải lý). CNOOC lại tiếp tục mời thầu ở Biển Đông. Ảnh: emergingmoney Một lô khác, 41/08, nằm gần quần đảo tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Lời mời thầu của tập đoàn năng lượng ngoài khơi lớn nhất Trung Quốc xuất hiện giữa lúc căng thẳng leo thang giữa các nền kinh tế lớn nhất châu Á là Trung Quốc và Nhật Bản về việc khẳng định chủ quyền với Senkaku/Điếu Ngư. Trong số 26 lô mời thầu mới mà Trung Quốc đưa ra, ngoài 22 lô ở Biển Đông, còn có 3 lô ở biển Hoa Đông và một ở phía bắc vịnh Bột Hải. Theo hãng tin Reuters, thông báo mời thầu này có thể là lần mở thầu lớn nhất của CNOOC kể từ thập niên 1990. Trước đó, ngày 23/6, CNOOC đã thông báo chào thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngày 26/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ: "Cần khẳng định khu vực mà CNOOC thông báo mở thầu quốc tế nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Đây hoàn toàn không phải là khu vực có tranh chấp". Ông Lương Thanh Nghị khẳng định, việc phía Trung Quốc ngang nhiên mời thầu quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành động phi pháp và không có giá trị, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia chính đáng của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên, làm phức tạp tình hình và gây căng thẳng ở Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, Việt Nam cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái trên. Trung Quốc ngày càng có nhiều hành động gây hấn trong nỗ lực đưa ra yêu sách chủ quyền với hầu hết Biển Đông, bất chấp cả những ranh giới lượn sát bờ biển của nước khác. Ngoài mời thầu phi pháp nói trên, Trung Quốc còn lập ra cái gọi là “Tam Sa” trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam với phạm vi quản lý là ba nhóm đảo chính ở Biển Đông. Quân ủy Trung Quốc thậm chí còn phê chuẩn việc thành lập một đơn vị đồn trú ở “Tam Sa”. Thái An (theo Reuters, Bloomberg)
[h=1]Canh bài giàn khoan nước sâu của Trung Quốc[/h] Khi Trung Quốc khánh thành giàn khoan nước sâu đầu tiên hồi tháng 5, Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí ngoài khơi quốc gia nước này (CNOOC) đã gửi một thông điệp tới cấp trên cùng nhân viên về ý nghĩa của giàn khoan đối với tham vọng của Bắc Kinh ở nước ngoài. "Các giàn khoan nước sâu cỡ lớn là lãnh thổ quốc gia di động và là một vũ khí chiến lược”, ông Vương Dĩ Lâm nói. CNOOC đang sử dụng giàn khoan để khoan ba giếng trong năm nay ở Biển Đông - vùng biển diễn ra tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa Trung Quốc và nhiều nước khác, cũng là nơi “đụng độ” giữa Bắc Kinh và Washington. Vương giờ đây đang tập trung vào thỏa thuận trị giá 15,1 tỉ USD của CNOOC để mua lại công ty Nexen của Canada - một hợp đồng “bom tấn” cần có sự phê duyệt của Mỹ vì các tài sản năng lượng của Nexen ở vịnh Mexico. Đây cũng là thỏa thuận mới nhất trong một vai trò kép mà Vương thừa nhận kể từ khi nắm quyền ở CNOOC năm ngoái: điều hành công ty như một doanh nghiệp hoạt động ở nước ngoài theo định hướng lợi nhuận đa quốc gia, và thúc đẩy nó như một tài sản chính trị và chiến lược ở trong nước. Xung đột giữa hai vai trò này làm dấy lên những lo lắng ở chính Trung Quốc - nơi thậm chí một số người trong công ty của Vương cũng e ngại rằng, các động thái mang tính chính trị của CNOOC ở Biển Đông có thể bị xem là quá gây hấn. Vương dẫn dắt CNOOC để khẳng định yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở đây, bất chấp cạnh tranh chủ quyền với một số nước khác. Ngoài ra còn có những quan ngại trong ngành công nghiệp dầu khí Trung Quốc, gồm nỗi lo về việc CNOOC tuyên bố thỏa thuận với Nexen trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ - nơi mà vấn đề Trung Quốc đã trở thành vấn đề tranh cãi chính trị nóng bỏng. "Thời điểm có vẻ không hợp lý”, một người có quan hệ mất thiết với các công ty dầu khí lớn của Trung Quốc nói. “Nếu không thành công, nguy cơ thực sự rất lớn” với những công ty khác của Trung Quốc có tham vọng tại Bắc Mỹ. Khuếch trương chính trị? Các động thái gần đây của CNOOC dưới thời các nhà điều hành trong đó có Vương là sử dụng những thỏa thuận ở nước ngoài để thúc đẩy sự tín nhiệm chính trị. Nó xuất hiện trong bối cảnh Trung Quốc yêu cầu các tập đoàn nhà nước tìm kiếm kinh doanh vượt ra ngoài phạm vi bờ biển Trung Quốc, và đúng vào thời điểm Trung Quốc đang tìm kiếm những nhà lãnh đạo trẻ tuổi hơn có hiểu biết quốc tế và năng lực kinh doanh. "Nó sẽ là niềm tự hào chính trị” nếu Vương có thể thành công trong thỏa thuận với Nexen, người viết về các nhà điều hành dầu khí Trung Quốc tại Viện Brooking ở Washington - Erica Downs - cho biết. Vương, 55 tuổi, xem ra đang cạnh tranh cho một vị trí cao hơn, các nhà phân tích và người thông hiểu những hoạt động của CNOOC đánh giá. Là một tập đoàn dầu khí ngoài khơi chính của Trung Quốc, CNOOC trở thành công ty Trung Quốc có dính líu nhiều nhất với Biển Đông. CNOOC hồi tháng 6 tuyên bố mở vòng thầu mới các lô dầu khí cho những đối tác nước ngoài. Các lô này nằm trong phạm vi mà Việt Nam khẳng định thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình theo Công ước LHQ về Luật Biển. Vương bắt đầu sự nghiệp của mình tại bộ Xăng dầu Trung Quốc sau khi có tấm bằng cử nhân ngành thăm dò và địa chất dầu khí tại Trung Quốc năm 1982. Sau khi bộ này giải tán và được thay thế bởi Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC), Vương dành thời gian những năm 1990 và đầu 2000 ở cương vị điều hành CNPC tại khu vực giàu tài nguyên Tân Cương. Một quan chức CNPC cho biết, Vương “khá khiêm tốn” trong công ty nhưng được xem là người có thẩm quyền cao. Sau khi thăng tiến lên vị trí thứ ba trong CNPC năm 2003, Vương đã đảm nhận vai trò dẫn dắt CNOOC năm ngoái trong cuộc tái cơ cấu ngành công nghiệp dầu khí Trung Quốc. Vương được tin là có sự ủng hộ chính trị lớn. Một người nói rằng, công việc của Vương ở Biển Đông dường như là nỗ lực để “khuếch trương” sự tín nhiệm chính trị, thể hiện rằng ông có thể bảo vệ các lợi ích của Bắc Kinh ở một trong vùng tranh chấp nhạy cảm nhất của khu vực. Thái An (theo Wall Street Journal)
Tham vọng Trung Quốc tại biển Đông Với hành động đặt giàn khoan tối tân nhất của mình tại phía nam biển Đông Trung Quốc chính thức tiến thêm một bước trong việc thực hiện tham vọng của mình. Trong lúc kêu gọi xử lý vấn đề biển Đông trong vòng nội bộ, yêu cầu các bên kiên nhẫn và kiềm chế, Trung Quốc đã vạch sẵn chiến lược lâu dài cho tham vọng tại khu vực hàng hải trọng yếu ở châu Á. Hành động gần đây nhất là hạ thủy giàn khoan dầu lớn và hiện đại nhất của nước này. Được thiết kế chống bão và hoạt động ở độ sâu 3.000m, giàn khoan của Tập đoàn dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) trị giá gần 1 tỉ USD, theo tờ Hoàn Cầu Thời Báo. Giàn khoan trị giá gần 1 tỉ USD của Trung Quốc - Ảnh: CNOOC Tham vọng vạch sẵn Trước nay Bắc Kinh luôn tuyên bố chủ quyền đến hơn 80% biển Đông, với cái “lưỡi bò” liếm đến tận Indonesia. Với giọng điệu thường thấy, Trung Quốc vu cáo cho các nước xung quanh biển Đông lâu nay liên tục hút trộm tài nguyên dầu khí của nước này, “gây thất thoát 20 triệu mét khối dầu hằng năm”. Trước lúc tung ra giàn khoan nói trên, Trung Quốc chỉ mới giới hạn hoạt động thăm dò dầu và khí đốt đơn phương ở khu vực bắc biển Đông, nơi đang tranh chấp với Đài Loan. Giờ đây, theo Tân Hoa xã, CNOOC lên kế hoạch đầu tư 31 tỉ USD để khoan 800 giếng dầu nằm sâu dưới lòng biển theo kế hoạch khai thác đến 500 triệu tấn dầu vào năm 2020. Tiềm năng dầu khí to lớn của biển Đông dĩ nhiên không nằm ngoài kế hoạch này. Trung Quốc đặt giàn khoan gần đảo Bình Nguyên Theo AFP, Bộ Ngoại giao Philippines hôm qua chính thức phản đối Trung Quốc về các hoạt động gây hấn gần đây trên biển Đông, đồng thời cũng chất vấn phái bộ Trung Quốc tại Manila về địa điểm mà Bắc Kinh dự định đặt giàn khoan khổng lồ nói trên. Hải quân Philippines vừa phát hiện tàu Trung Quốc đặt phao và bốc dỡ các thiết bị xây dựng ở vị trí cách đảo Bình Nguyên (Flat Island) thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam khoảng 40 km. Được chế tạo với chi phí 923 triệu USD, giàn khoan của CNOOC cao tương đương tòa nhà 45 tầng, nặng 31.000 tấn, trên đỉnh là boong rộng 90m, dài 114m, bằng kích cỡ một sân bóng đá tiêu chuẩn. Theo thiết kế của Tập đoàn Đóng tàu quốc gia Trung Quốc, giàn khoan này có thể khoan sâu đến 12.000m dưới đáy biển. Sau khi nhận được công cụ khai thác, CNOOC cho hay sẽ lập tức triển khai hoạt động khoan dầu tại biển Đông vào tháng 7. Chưa vội bàn đến khả năng Trung Quốc có sử dụng hải quân để bảo vệ giàn khoan mới hay không, bản thân công cụ này đã gây trở ngại thực sự cho mục tiêu giải quyết tranh chấp biển Đông theo hướng hòa bình. Bất cứ nỗ lực nào từ các thành viên ASEAN nhằm giới hạn hoạt động của giàn khoan khổng lồ trên biển Đông sẽ đứng trước nguy cơ bị Bắc Kinh trả đũa. Việt Nam cần tăng cường giám sát Trao đổi với Thanh Niên qua thư điện tử, giáo sư Carl Thayer của Học viện Quốc phòng Úc cho hay đây là lần đầu tiên kể từ năm 1994, Trung Quốc có hành động quấy nhiễu tàu thăm dò Việt Nam tại khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Sau sự kiện tàu hải giám áp sát tàu nghiên cứu hải dương của Philippines tại Bãi Cỏ Rong, rõ ràng Trung Quốc đang có hành động leo thang nhằm củng cố tuyên bố đơn phương rằng biển Đông đang nằm dưới “quyền thực thi pháp lý” của Bắc Kinh và rằng Trung Quốc đang “quản lý” biển Đông, giáo sư Thayer nhận định. Để đối phó tình trạng trên, chuyên gia Úc cho rằng Việt Nam cần phải chuẩn bị chiến lược thông tin hiệu quả, đồng thời tăng cường khả năng giám sát vùng EEZ cũng như cung cấp sự bảo vệ đối với các tàu thăm dò. Theo ông, Việt Nam có thể vạch ra kế hoạch dài hạn để có đủ tàu bè và máy bay tuần tra liên tục vùng EEZ nhưng đồng thời cần thận trọng, bình tĩnh trước các hành động gây hấn. Ngoài ra, Việt Nam nên tận dụng tốt khoảng thời gian từ đây đến cuối năm khi Indonesia còn nắm quyền Chủ tịch luân phiên ASEAN để thúc đẩy giải quyết vấn đề biển Đông theo hướng hòa bình, hợp lý, tuân thủ luật pháp quốc tế và các thỏa thuận đã ký. Indonesia không tham gia trực tiếp vào tranh chấp ở biển Đông cũng như tương đối độc lập trong các mối quan hệ ở khu vực. Trả lời câu hỏi của Thanh Niên về mục đích của Trung Quốc khi tăng cường quấy rối tại biển Đông vào thời điểm này, giáo sư Thayer cho rằng bên cạnh việc phô bày sức mạnh đang lên và chứng tỏ rằng đây là “ao nhà” của mình, Trung Quốc còn hy vọng có thể chia rẽ được khối đoàn kết ASEAN, khiến một số thành viên cảm thấy rằng tốt nhất là không nên đối đầu với nước này. Cũng theo ông, tại Trung Quốc đang có nhiều trường phái với quan điểm khác nhau về chiến lược xâm lấn biển Đông. Một chuyên gia khác là giáo sư Peter Dutton thuộc Học viện Hải quân Mỹ thì khẳng định với Thanh Niên rằng, tuyên bố về EEZ của Việt Nam hoàn toàn đúng với Công ước LHQ về Luật biển. Ông Dutton nhận định Trung Quốc đang muốn khẳng định vị thế trong các cuộc tranh cãi tại biển Đông nhằm buộc Việt Nam phải từ bỏ chủ quyền hợp pháp của mình. Ngoài ra, Bắc Kinh đang nỗ lực phát đi thông điệp rằng mình sẵn sàng hỗ trợ các đối tác trong khu vực về kinh tế, thương mại và cơ sở hạ tầng với cái giá là biển Đông phải thuộc về họ, ông Dutton nói. ASEAN cần hợp tác với bên ngoài Hội thảo quốc tế về biển Đông tại Indonesia hôm 31.5 kêu gọi các nước ASEAN hợp tác với một số quốc gia khác để đáp lại sự lấn lướt của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp ở biển Đông. Hội thảo do Trung tâm Habibie, cơ quan nghiên cứu độc lập của Indonesia, và Trung tâm nghiên cứu chiến lược châu Á (CAAS) của Ấn Độ phối hợp tổ chức tại thủ đô Jakarta, với sự tham gia của khoảng 150 nhà nghiên cứu, chuyên gia quốc tế. Chuyên gia Dewi Fortuna Anwar của Trung tâm Habibie nhìn nhận: “Biển Đông không chỉ là quyền lợi của các quốc gia liên quan trực tiếp đến cuộc tranh chấp”. Đồng tình với luận điểm này, học giả Baladas Ghoshal, chuyên gia Đông Nam Á của Viện Nghiên cứu xung đột và hòa bình ở New Delhi, nhấn mạnh: “Điều có thể làm là liên kết với các nước Ấn Độ, Mỹ, và Nhật. Cùng các nước này, toàn khối có thể gửi thông điệp đến Trung Quốc rằng anh không thể làm bất cứ điều gì anh muốn với ASEAN”. Thục Minh (VP Singapore)
Canada phản đối Trung Quốc thâu tóm dầu khí TT - Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) sắp sửa thôn tính Tập đoàn dầu khí Canada Nexen với giá 15,1 tỉ USD. Thế nhưng, CNOOC lại đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận Canada. Mỏ dầu Bồng Lai 19-3 ở vịnh Bột Hải của CNOOC - Ảnh: news.cn Theo báo Wall Street Journal, ngày 21-9 Tòa án tỉnh Alberta (nơi Nexen đặt trụ sở) đã bật đèn xanh cho phép CNOOC mua lại Nexen. Một ngày trước đó, các cổ đông của Nexen cũng bỏ phiếu ủng hộ vụ mua bán này. CNOOC đề nghị trả 27,5 USD/cổ phiếu của Nexen, đưa tổng giá trị hợp đồng lên đến 15,1 tỉ USD. Nếu thành công, đây sẽ là thương vụ mua lại doanh nghiệp nước ngoài lớn nhất của Trung Quốc từ trước đến nay. CNOOC hi vọng sẽ thâu tóm Nexen trong quý 4-2012. Tuy nhiên, hợp đồng này lại cần được chính phủ Canada, Mỹ và Anh cùng thông qua (do Nexen có khai thác dầu khí tại Mỹ và Anh). Canada cũng đã bắt đầu mở cuộc điều tra để đánh giá xem liệu thương vụ này có mang lại lợi ích gì cho đất nước mình không. Không thể bán tài nguyên chiến lược! Trong khi các cổ đông Nexen hào hứng thì đại đa số người dân Canada lại phản đối việc CNOOC mua lại Nexen. Ngày 20-9, kênh truyền hình The Sun News và Hãng nghiên cứu Abacus Data đã công bố kết quả khảo sát dư luận Canada về thương vụ CNOOC - Nexen. Kết quả cho thấy trong tổng số hơn 1.200 người được thăm dò có tới 70% phản đối việc bán Nexen cho Trung Quốc, so với khoảng 8% ủng hộ. Lý do phản đối, theo họ, là “Nexen hoạt động trong một ngành công nghiệp chiến lược, chủ chốt của Canada. Một công ty nước ngoài không được phép kiểm soát một nguồn lực quốc gia quan trọng như vậy”. Lãnh đạo đảng đối lập Dân chủ mới (NDP) Thomas Mulcair tuyên bố kết quả khảo sát này cho thấy người dân Canada đang lo ngại, bởi “không chỉ vì hợp đồng bán tài sản chiến lược của Canada cho một công ty nước ngoài, mà còn vì công ty này do một chính phủ một nước sở hữu hoàn toàn. Mà nước này không tuân thủ các quy định thị trường như Canada”. Theo ông, câu hỏi đặt ra là liệu thương vụ này sẽ đem lại lợi ích gì cho đất nước Canada khi mà bản chất của nó là bán tài nguyên thiên nhiên của đất nước cho một công ty do một chính phủ nước ngoài kiểm soát. Báo The Province cũng đưa tin trong báo cáo trình lên quốc hội ngày 20-9, Cơ quan Tình báo an ninh Canada cảnh báo “một số công ty do chính phủ nước ngoài sở hữu có ý đồ mờ ám hoặc nhận được sự hỗ trợ tình báo ngầm trong quá trình đầu tư vào Canada”. Do đó, khi một công ty nước ngoài có quan hệ với cơ quan tình báo nước đó muốn kiểm soát những ngành chiến lược của nền kinh tế Canada, thì đó là mối đe dọa cho an ninh quốc gia. Các tổ chức nước ngoài này có thể sẽ lạm dụng sự kiểm soát đó để ăn cắp công nghệ hoặc thực hiện các hoạt động phản gián. Trước dư luận phản đối, Bộ Công nghiệp Canada mới đây đã cam kết sẽ kiểm tra kỹ lưỡng mọi khía cạnh của thương vụ CNOOC - Nexen để đảm bảo lợi ích của đất nước. Ý đồ độc chiếm biển Đông Theo Bloomberg, nếu mua được Nexen thì CNOOC sẽ nắm quyền khai thác hàng loạt mỏ dầu và khí đốt ở tây Canada, biển Bắc, vịnh Mexico và vùng ngoài khơi Nigeria. CNOOC khẳng định với việc thâu tóm được Nexen, CNOOC sẽ tăng sản lượng khai thác dầu và khí đốt lên 20% khi đặt mục tiêu tăng sản lượng dầu và khí đốt lên 6-10% mỗi năm từ năm 2011-2015. Tuy nhiên, một số chuyên gia dầu khí nhận định trên báo Wall Street Journal ý đồ sâu xa của CNOOC khi mua Nexen là để mở rộng khai thác dầu ở các vùng nước sâu trên biển Đông. CNOOC hiện mới chỉ có khả năng hoạt động ở các vùng nước nông do chưa có kinh nghiệm khai thác dầu ở các vùng nước sâu. Do vậy, tham vọng biển Đông của CNOOC đang bị cản trở do chi phí khoan dầu tại các vùng nước sâu có thể lên tới 100 triệu USD/mỏ. Nếu mua được Nexen, CNOOC sẽ sở hữu các dự án khai thác dầu nước sâu của công ty Canada ở vịnh Mexico. Nhờ đó, CNOOC có thể áp dụng kinh nghiệm này ở biển Đông. Cần nhắc lại chính CNOOC hồi tháng 6 và tháng 8 vừa qua đã lên tiếng mời thầu hàng loạt lô dầu khí nằm sâu trong thềm lục địa của Việt Nam trên biển Đông. Lời mời thầu phi pháp và vô lối này đã bị nhiều chuyên gia quốc tế lên án và đến nay bị các công ty dầu khí quốc tế phớt lờ. Theo Tân Hoa xã, hồi tháng 5, chủ tịch CNOOC Vương Nghi Lâm từng khẳng định các giàn khoan vùng biển nước sâu là “biên giới di động và là một trong những vũ khí chiến lược của Trung Quốc trong cuộc chiến năng lượng dầu khí”. Rõ ràng thương vụ mua Nexen là một nước cờ trong chiến lược của CNOOC nhằm độc chiếm dầu khí trên biển Đông. SƠN HÀ
Trung Quốc đề xuất 19 lô khai thác dầu ở Biển Đông Trung Quốc đề xuất 19 lô khai thác dầu ở Biển Đông Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC), nhà sản xuất dầu khí ngoài khơi lớn nhất nước này đã đưa ra 19 lô cùng hợp tác khai thác dầu khí ngoài khơi với các công ty nước ngoài trong khu vực Biển Đông. Thông tin này được cung cấp trên trang web của CNOOC. Theo đó, tập đoàn đề xuất 12 lô khai thác ở khu vực đông Biển Đông, 7 lô ở phía tây Biển Đông. Ảnh: chinadaily Các khu vực thuộc 19 lô này được cho là có khả năng phát triển dầu và khí tự nhiên trải rộng trên 52.006 km vuông. Năm ngoái, CNOOC đã đưa ra một đề xuất tương tự với 13 lô hợp tác khai thác ngoài khơi với các nhà đầu tư nước ngoài. Trong tháng 2, một thông tin do đài truyền hình quốc gia Trung Quốc (CCTV) cho hay, CNOOC có kế hoạch đầu tư 350 tỉ nhân dân tệ (54 tỉ USD) trong 5 năm tới để khai thác tài nguyên dầu và khí tự nhiên. Trong số này, CNOOC dự kiến dùng 20 tỉ nhân dân tệ để khai thác và phát triển dầu khí vùng nước sâu. "Chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung vào việc thăm dò và khai thác ở Biển Đông trong tương lai gần”, giám đốc điều hành CNOOC Dương Hoa nói trong một cuộc họp báo về chiến lược kinh doanh của công ty năm 2011. Hôm 24/5, Tân Hoa xã đưa tin, tại Thượng Hải, một giàn khoan dầu khổng lồ hoạt động ở vùng nước sâu 3.000m đã được bàn giao cho CNOOC. Theo ông Vương Dĩ Lâm, Chủ tịch CNOOC, tập đoàn này coi việc cung cấp giàn khoan khổng lồ là cơ hội tốt để củng cố nỗ lực thăm dò dầu khí nước sâu, đồng thời đảm bảo an ninh năng lượng cho Trung Quốc. CNOOC cho hay, giàn khoan sẽ được lắp đặt trong vùng biển của Biển Đông và bắt đầu thăm dò dầu khí vào tháng 7. Biển Đông trải dài từ bờ biển phía tây của Singapore ở Đông Nam Á tới eo biển Đài Loan với diện tích khoảng 3.500.000 km vuông, bao gồm hơn 200 hòn đảo. Đây là một hình thể biển lớn nhất sau năm đại dương. Các đảo ở Biển Đông có số lượng nhiều, tập hợp thành một số quần đảo. Rất nhiều trong số này là các đảo chìm, đảo đá không có người ở. Biển Đông chứa đựng khối lượng đáng kinh ngạc về đa dạng sinh học và tài nguyên biển, bao gồm trữ lượng dầu khí rất lớn, thủy sản và ước tính chiếm 30% các rạn san hô của thế giới. Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc ngày 19/4 đã đưa ra một báo cáo đặc biệt về Biển Đông, trong đó mệnh danh vùng biển này là "Vịnh Ba Tư thứ hai". Tờ báo cho biết, Biển Đông chứa đựng hơn 50 tỉ tấn dầu thô và hơn 20 nghìn tỉ mét khối khí. Con số này gấp khoảng 25 lần trữ lượng dầu và 8 lần trữ lượng khí của Trung Quốc đã được chứng minh. Tờ báo này không trích dẫn nguồn nào của ước tính trữ lượng dầu và khí tự nhiên nằm dưới đáy Biển Đông. Tuy nhiên, báo dẫn lời Trương Đại Vệ - một quan chức cấp cao thuộc Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc, khi nói rằng, việc tăng cường thăm dò tìm kiếm ngoài khơi là "chìa khóa" để giải quyết cơn khát năng lượng của Trung Quốc. Thái An (Theo platts, THX)
CNOOC tìm thấy mỏ khí lớn ở Biển Đông Reuters dẫn tuyên bố của Chủ tịch Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) cho biết công ty này đã phát hiện một mỏ khí đốt lớn ở lưu vực Yinggehai (bể trầm tích sông Hồng), thuộc phía Tây Biển Đông. Một giàn khoan của PVN đang hoạt động ở Biển Đông “Những gì tôi có thể báo cáo ngày hôm nay rằng đó là một mỏ khí đốt lớn”, Chủ tịch CNOOC Wang Yilin cho biết hôm qua (9/11) tại Đại hội Đảng Cộng sản ở Bắc Kinh. Wang cho biết kích thước của khu mỏ đang được đánh giá bởi các cơ quan nhà nước Trung Quốc. Một mỏ dự trữ khí đốt có ít nhất 50 tỷ m3, được coi là một phát hiện lớn. Hai quan chức trong ngành cho biết có thể ông Wang đề cập đến mỏ Dongfang 13-2, nơi CNOOC đã khoan thử nghiệm vào tháng 8 với hơn 1 triệu m3 sản lượng khí đốt hàng ngày tại một giếng duy nhất, là một trong những mỏ khí lớn nhất được phát hiện ngoài khơi Trung Quốc. Theo đánh giá của chuyên gia, bể Sông Hồng, phía Tây bắc của Biển Đông (thuộc vùng biển Vịnh Bắc Bộ và biển miền Trung của Việt Nam), là nơi giàu khí đốt nhưng không có dầu mỏ.
Sau nhiều tranh cãi và sau hai lần trì hoãn thời gian đàm phán, cuối cùng vào ngày 7/12 vừa qua, Chính phủ Canada đã chấp thuận bán hai công ty khai thác năng lượng của mình là Nexen và Progres Energy cho hai tập đoàn dầu khí châu Á. Thủ tướng Stephen Harper: “Tuy Canada mở cửa cho cho các doanh nghiệp nước ngoài nhưng không có nghĩa là bán đứng đất nước cho ngoại bang” Theo đó, Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNOOC) mua lại công ty Nexen với giá 15,1 tỷ USD trong khi Petronas của Malaysia bỏ ra 5,2 tỷ USD để làm chủ Progres Energy. Chính phủ Canada cho biết, đây là một quyết định khó khăn, phải cân nhắc giữa nhu cầu phát triển kinh tế và quyền lợi chiến lược của quốc gia. Thủ tướng Stephen Harper tuyên bố: “Tuy Canada mở cửa cho cho các doanh nghiệp nước ngoài nhưng không có nghĩa là bán đứng đất nước cho ngoại bang”. Theo AFP, điều này hàm ý, từ nay về sau, Canada sẽ giới hạn cho phép nước ngoài chen chân vào lĩnh vực chiến lược này. Trong cuộc họp báo tại Quốc hội hôm 7/12, Thủ tướng Harper và cũng là dân biểu của thành phố Calgary, trung tâm dầu khí của Canada, cảnh báo “sự kiện các công ty nước ngoài kiểm soát các mỏ dầu cát đã lên đến mức ….không còn có lợi cho Canada nếu mở cửa thêm”. Đối với Trung Quốc, quyết định trên của Canada là một món quà vô giá. CNOOC hoan nghênh quyết định của Ottawa và cho rằng lợi thế và nhân sự tuyệt vời của Nexen sẽ trợ giúp rất nhiều cho các hoạt động của tập đoàn dầu khí Trung Quốc trên thế giới. Vụ mua lại Nexen với giá 15,1 tỉ USD là thương vụ mua lớn nhất do Trung Quốc thực hiện trong chiến dịch đầu tư ra bên ngoài Theo nhận định của hãng tin Bloomberg, cường quốc kinh tế thứ hai thế giới đang tìm cách “bảo đảm” nguồn năng lượng để phục vụ cho nhu cầu vô tận của họ đúng vào lúc Canada, cũng vì quyền lợi quốc gia, chủ trương theo đường lối mới: “bán ít hơn cho Mỹ, bán nhiều hơn cho châu Á”. Vấn đề là còn chờ xem phản ứng của Mỹ ra sao sau quyết định trên của chính phủ Canada. Sau khi Liên minh châu Âu bật đèn xanh cho Canada, chưa rõ phản ứng của cơ quan đặc trách hồ sơ cạnh tranh của Mỹ sẽ như thế nào. Trong thỏa thuận với Canada, Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc được Nexen chuyển giao một số công nghệ khai thác khí đá phiến và khảo sát thăm dò dầu khí dưới đáy biển sâu. Giám đốc nghiên cứu của cơ quan Mirae Asset Securities HK Ltd., từ HongKong cho biết : “Công nghệ dầu khí của Nexen trong vịnh Mexico sẽ giúp tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc khai thác Biển Đông trong tương lai”. Nhận định này là một lời cảnh báo cho nhiều quốc gia Đông Nam Á. Th.Long (Theo AFP)
Philippines đang tạm thời dừng việc trao hợp đồng cho các công ty quan tâm đến việc thăm dò dầu và khí đốt ở Biển Đông vì những tranh chấp chủ quyền trên vùng bờ biển kéo dài với các nước láng giềng. Một giàn khoa dầu của Philippines trên Biển Đông Bộ trưởng bộ Năng lượng Philippines, Carlos Jericho Petilla mới đây cho biết rằng quá trình này đang “tạm dừng” đợi sự đồng ý của Bộ Ngoại giao nước này. Trước đó vào ngày 31/7, Chính phủ Philippines đã mở đấu thầu thăm dò tại 3 khu vực ở Biển Đông gần đảo Palawan của nước này. Philippines cho rằng khu vực này chứa một lượng dầu mỏ và khí đốt lớn. Sáu công ty đã bày tỏ sự quan tâm và đã gửi hồ sơ dự thầu chính thức cho việc thăm dò tại 3 khu vực đó. Bộ trưởng Petilla cho biết: “Đây không chỉ là vấn đề thương mại. Chúng ta phải xem xét mọi thứ một cách toàn diện”. Ông cũng giải thích rằng trong khi Bộ Năng lượng xác định các vấn đề về kỹ thuật và khả năng tài chính của các công ty quan tâm, Bộ Ngoại giao sẽ có kết luận chính thức vì vẫn còn những vấn đề về chủ quyền. Một người quản lý của một trong sáu công ty bày tỏ thất vọng về tiến trình trên và nói rằng nó đi ngược lại với tuyên bố của chính phủ rằng ba khu vực trên nằm trong lãnh thổ Philippines. Người quản lý đó cũng nói rằng tình hình như thế này làm họ rơi vào thế bị động. Ông nói: “Chúng tôi thấy rằng thực sự không cần phải trì hoãn, đặc biệt là trong khu vực chúng tôi đang đấu thầu bởi vì đây là khu vực ít tranh cãi nhất giữa các nước. Chúng tôi đang đấu thầu khu vực gần đất Philippines nhất. Trong khi đó, chính phủ cũng đã tuyên bố rằng tất cả ba khu vực này được xác định nằm trong lãnh thổ Philippines”. Tuy nhiên ông cũng cho biết rằng ông hiểu nếu ý định của chính phủ là để tránh lặp lại việc quấy rối của các tàu lớn của Trung Quốc như năm ngoái tại một khu vực gần với một trong ba địa điểm được đấu thầu thăm dò. Bộ trưởng bộ Năng lượng Philippines, Carlos Jericho Petilla Khi được hỏi về phản ứng của các công ty đấu thầu khi có sự trì hoãn, ông Petilla nói rằng ông nghĩ là họ hiểu vấn đề và họ muốn vấn đề được giải quyết một cách nhanh chóng. Các công ty cũng không muốn tiến hành trong khi vấn đề chưa được giải quyết. Sáu công ty đã gửi hồ sơ dự thầu là Tập đoàn Dầu khí và Khí gas Helios, Công ty Dầu khí Quốc gia Philippines, Tập đoàn Dầu khí Philex, Tập đoàn Nguồn Năng Lượng Xăng dầu, Tập đoàn Philodrill của Philippines và Công ty Dầu khí Pitkin. Việc thăm dò lần này là một phần các biện pháp dài hạn của chính phủ vì năng lượng là vấn đề quan trọng, nhằm tránh việc phụ thuộc vào việc nhập khẩu tài nguyên, giảm thiểu ảnh hưởng của việc giá dầu biến động và chuẩn bị cho việc kết thúc mỏ khí Malampaya vào năm 2024. (theo ÀPP).
Biển Đông không dành cho kẻ thiếu can đảm Tờ Energy Tribune hôm 15-2 nhận định, bất kể nước nào chiến thắng đi chăng nữa thì việc khai thác dầu khí trên Biển Đông không dành cho kẻ thiếu can đảm. Bốn tàu hải giám Trung Quốc tuần tra trên Biển Đông. Ngày 7-2 vừa qua, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) có bài phân tích về Biển Đông và yêu cầu những nhà hoạch định chính sách, những giám đốc điều hành cơ quan năng lượng, dầu mỏ, khí đốt, những nhà chính trị- địa lý học, nhà báo và công chúng nói chung đang quan tâm đến vấn đề Biển Đông tìm đọc. Việc EIA có một bài phân tích như vậy là khá hiếm từ trước tới nay. Theo nhận định của tờ Energy Tribune, trong bối cảnh địa chính trị đầy kịch tích trên Biển Đông như hiện nay, báo cáo đưa ra những thông tin cơ bản và tình báo quan trọng. Vị trí địa lý của Biển Đông cho thấy đây là một trong những vùng nước quan trọng nhất thế giới. Thậm chí, Trung Quốc còn gọi Biển Đông là “Vịnh Ba Tư thứ hai”. Các báo cáo của EIA bắt đầu bằng việc nhấn mạnh tầm quan trọng của Biển Đông: “Trải dài từ Singapore và eo biển Malacca phía tây nam tới eo biển Đài Loan về phía đông bắc, Biển Đông là một trong những tuyến đường thương mại quan trọng nhất thế giới. Khu vực này giàu có về tài nguyên và có tầm quan trọng lớn về chiến lược và chính trị”. Hơn một nửa số tàu thương lái hàng năm của thế giới đều phải đi qua eo biển Malacca, Sunda và Lombok, đa phần tiếp tục đi qua Biển Đông. Gần một phần ba thương mại toàn cầu về dầu thô và hơn một nửa thương mại thế giới về khí hóa lỏng tự nhiên đều phải đi qua Biển Đông. Tuy nhiên, vùng biển này lại không có nhiều đảo lớn. Biển Đông có vài trăm đảo nhỏ, bãi đá và rạn san hô, chủ yếu thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. “Rất nhiều đảo ở khu vực chỉ là đảo chìm, không thích hợp cho việc sinh sống, thậm chí đôi khi còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc vận chuyển”, theo EIA. Dĩ nhiên, những bãi đá đơn thuần không phải là mối quan tâm lớn dẫn đến những tranh chấp nảy lửa mà chính tài nguyên dầu mỏ, khí đốt mới là nguyên nhân chủ đạo. Đặc biệt với sự tăng trưởng kinh tế theo cấp số nhân của Trung Quốc và bây giờ là ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á), nền kinh tế của hơn ,.8 tỉ người, Châu Á phải cần đến tất cả lượng dầu mỏ và khí đốt mà những nước này có thể nhúng tay vào. Châu Á đang ngày càng "đói" dầu EIA dự đoán rằng tổng lượng tiêu thụ dầu của các nước Châu Á sẽ nằm ngoài Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCED), không bao gồm Nhật Bản và Hàn Quốc, sẽ tăng từ 20% của lượng tiêu thụ toàn cầu vào năm 2008 đến 30% vào năm 2035. Nếu tính cả Nhật Bản, nước nhập khẩu dầu thứ ba thế giới, và Hàn Quốc, nước nhập khẩu dầu thô đứng thứ năm thế giới, con số tiêu thụ năng lượng của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương còn khủng khiếp hơn. Tiêu thụ khí gas tự nhiên của các nước Châu Á nằm ngoài OCED được dự đoán tăng từ 10% trong tổng số khí tiêu thụ toàn cầu vào năm 2008 đến 19% hàng năm từ nay đến năm 2035. Trung Quốc chiếm đến 43% trong tỉ lệ gia tăng này. Điều đó cho thấy Châu Á đang “đói” khí đốt và dầu trong khi Trung Quốc cũng đang trong cơn thèm khát không thể dập tắt về dầu và khí đốt. Và đó chính xác là những gì nằm bên dưới Biển Đông- đó là dầu khí. EIA ước tính rằng Biển Đông chứa khoảng 11 tỉ thùng dầu và 5 nghìn tỉ mét khối khí đốt tự nhiên. Báo cáo cũng cho biết khó có thể xác định được trữ lượng chính xác của dầu và khí đốt ở Biển Đông vì lý do điều kiện thăm dò và những vẫn đề tranh chấp chủ quyền. Tuy nhiên, con số do Trung Quốc ước tính còn cao hơn nhiều. Tháng 11 năm ngoái, Tổng Công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) cho biết Biển Đông chứa khoảng 125 tỉ thùng dầu và 14 nghìn tỉ mét khối khí đốt chưa được khám phá. Đây cũng là một trong những lý do tại sao giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 của CNOOC bắt đầu khoan thằm dò Biển Đông vào năm ngoái. Giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 của Trung Quốc. Hơn nữa, việc sản xuất khí dầu và khí đốt ở hầu hết các nước Châu Á đang chững lại hoặc giảm sút nên cạnh tranh để kiểm soát Biển Đông lại càng trở nên gay gắt. Do đó, EIA khuyến nghị rằng việc hiểu hơn về khu vực và những thông tin sắp xảy ra trên khu vực là điều vô cùng cần thiết. Lấy sự kiện diễn ra hôm 8-2 là một ví dụ. Truyền thông Trung Quốc cho hay Hải quân của Giải phóng quân Trung Quốc (PLA) tiến hành tập trận trên vùng nước giữa Đài Loan và Phillippines. Họ tập những gì? Theo Tân Hoa Xã, ba tàu chiến tiên tiến của Trung Quốc (một tàu khu trục tên lửa và hai tàu khu trục nhỏ có trực thăng) tiến hành tập trận liên quan đến việc trục xuất tàu vi phạm “lãnh hải Trung Quốc”. Nguồn tài nguyên chưa được khai thác Tuy nhiên, còn có nhiều thách thức khác bên cạnh những vấn đề về chính trị- địa lý. Bất kể ai chiến thắng đi chăng nữa thì việc khai thác dầu khí trên Biển Đông không dành cho kẻ thiếu can đảm. “Những nhà sản xuất khí đốt sẽ phải xây dựng hệ thống đường ống dẫn dưới biển với chi phí vô cùng đắt đỏ để vận chuyển gas đến các cơ sở xử lý. Thung lũng ngầm và các dòng chảy mạnh cũng là những vấn đề lớn cản trở việc xây dựng cơ sở hạ tầng để khai thác dầu khí. Bên cạnh đó, khu vực này cũng dễ xảy ra bão lớn làm cản trở cho các cơ sở khoan và chế phẩm dầu khí”, theo nhận định của EIA. Với thỏa thuận song phương giữa các bên tranh chấp và với những thách thức như trên, có vẻ như tài nguyên ở Biển Đông vẫn chưa thể được khai thác trong tương lai gần. Tuy nhiên, Trung Quốc và toàn khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đang rất cần tài nguyên nên cũng không thể chờ đợi quá lâu. Phan Yến Theo Energy Tribune