Trên công trường chế tạo giàn khoan Tam Đảo 05

Thảo luận trong 'Tin tức Thời sự - News' bắt đầu bởi NoName, 24/10/14.

  1. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Ngày 25/10/2014 tới đây, Công ty Cổ phần Chế tạo Giàn khoan Dầu khí (PV Shipyard) sẽ tổ chức lễ đặt Ky (Keel laying) cho giàn khoan Tam Đảo 05 sau gần 12 tháng thi công, đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của một công trình mang tầm cỡ quốc gia, có thể sánh vai cùng với các công trình trong khu vực và trên thế giới.

    Những ngày này, tại Nhà máy chế tạo giàn khoan Tam Đảo 05 thuộc PV Shipyard là những khối thép siêu trường, siêu trọng đang được vận chuyển, kết nối dần dần để thi công chế tạo giàn khoan tự nâng 120m nước. Và cũng từ đây, những mảnh ghép đầu tiên của một giàn khoan lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay đang được hình thành bởi những người thợ tay nghề cao, nhiệt tình cống hiến cho một công trình lịch sử.

    Ngay từ những ngày đầu bắt tay vào khởi công công trình, không khí hăng hái lao động của cán bộ, nhân viên, người lao động PV Shipyard luôn thể hiện trong từng đường cắt thép, từng ánh lửa hàn, tiện của người thợ luôn sáng rực trên công trường.

    Những ngày cận kề lễ đặt Ky cho công trình, người lao động PV Shipyard càng lao động hăng say hơn khi mang trong mình niềm tự hào đang trực tiếp tham gia, chế tạo giàn khoan tự nâng lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay với công nghệ rất cao, hiện đại.

    Giàn khoan Tam Đảo 05 được khởi công chế tạo vào ngày 10/12/2013 và dự kiến hoàn thành sau 32 tháng thi công, giàn được thiết kế theo mẫu JU-2000E của Friede and Goldman (Hoa Kỳ) có kích thước dài x rộng x cao là 70,4x76x9,5m, sức chứa 140 người, khả năng chuyên chở 2.995 tấn (tối đa 6.488 tấn) với tổng khối lượng dự kiến khoảng 18.000 tấn.

    Chân giàn khoan Tam Đảo 05 dài đến 167m (547ft), hoạt động ở độ sâu nước biển hơn 120m (400ft) nước, và khả năng khoan tới mỏ dầu khí với độ sâu 9km (30.000ft).

    Tổng mức đầu tư cho giàn khoan Tam Đảo 05 có giá trị trên 200 triệu USD.

    Giàn khoan Tam Đảo 05 có khả năng chịu được điều kiện khắc nghiệt của môi trường như sóng cao 20,7m (tương ứng chu kỳ 14,7s), sức gió 36m/s và có thể đạt đến cực hạn 51,4m/s. Giàn khoan sẽ được cơ quan Đăng kiểm Hàng hải Hoa Kỳ - ABS và Đăng kiểm Việt Nam (VR) chứng nhận trước khi đưa vào sử dụng. (NH)
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/10/14
  2. Song Ma

    Song Ma Administrator

    Tham gia ngày:
    17/5/12
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Rất hoành tráng mà sao anh em vẫn thấy có gì đó man mác trong lòng =P~
     
  3. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    (PetroTimes) - Sau khi chế tạo thành công giàn khoan Tam Đảo 03 là giàn khoan tự nâng di động hiện đại đạt chuẩn quốc tế, tương đương với giàn khoan do Mỹ, Singapore, Trung Quốc chế tạo, Công ty CP Chế tạo Giàn khoan Dầu khí (PV Shipyard) tiếp tục làm tổng thầu chế tạo giàn khoan tự nâng Tam Đảo 05 cùng với chủ đầu tư là Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro (Năng lượng Mới số 368)

    Tiếp bước thành công

    Giàn khoan Tam Đảo 05 được thiết kế theo mẫu JU-2000E của Friede and Goldman (Hoa Kỳ) có kích thước dài x rộng x cao là 70,4x76x9,5m, sức chứa 140 người, khả năng chuyên chở 2.995 tấn (tối đa 6.488 tấn) với tổng khối lượng dự kiến khoảng 18.000 tấn.

    Giàn khoan Tam Đảo 05 có chiều dài chân 147m (481ft) và có thể kéo dài đến 167m (547ft), hoạt động ở độ sâu nước biển hơn 120m (400ft) nước và khả năng khoan tới mỏ dầu khí với độ sâu 9km (30.000ft). Tổng mức đầu tư cho giàn khoan Tam Đảo 05 có giá trị trên 200 triệu USD và theo dự kiến sẽ hoàn thành sau 32 tháng thi công.

    Giàn khoan Tam Đảo 05 có khả năng chịu được điều kiện khắc nghiệt của môi trường như sóng cao 20,7m (tương ứng chu kỳ 14,7s), sức gió 36m/s và có thể đạt đến cực hạn 51,4m/s. Giàn khoan sẽ được cơ quan Đăng kiểm Hàng hải Hoa Kỳ - ABS và Đăng kiểm Việt Nam (VR) chứng nhận trước khi đưa vào sử dụng.

    Trước khi khởi công chế tạo giàn khoan Tam Đảo 05, Vietsovpetro và PV Shipyard cùng với sự tham gia của hai phía là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và Zarubezneft đã tiến hành đàm phán về giá, các điều khoản hợp đồng. Sau nhiều lần đàm phán và hiệu chỉnh, được sự cho phép của Petrovietnam và Zarubezneft, Vietsovpetro và PV Shipyard đã tiến hành ký kết hợp đồng EPCI đóng mới giàn khoan Tam Đảo 05 trong tháng 11/2013. Ngay sau đó, Giàn khoan tự nâng Tam Đảo 05 đã được khởi công chế tạo vào ngày 10/12/2013 và đây cũng là dự án khoa học - công nghệ cấp Nhà nước.
    [​IMG]
    Các khối thép siêu trường, siêu trọng được vận chuyển để kết nối với nhau thànkhung giàn
    Việc đóng mới và đưa vào hoạt động giàn khoan Tam Đảo 05 có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong chiến lược sản xuất kinh doanh của Vietsovpetro, giúp tiết giảm ngoại tệ, tăng cường năng lực và tạo thế chủ động cho Vietsovpetro trong công tác khoan thăm dò, khoan khai thác không những tại các vùng nước hiện tại mà còn ở các vùng nước sâu hơn, độ nghiêng lớn hơn, khó hơn trong tương lai.

    Tổng giám đốc Petrovietnam Đỗ Văn Hậu từng khẳng định: “Giàn khoan Tam Đảo 05 có tổng khối lượng 18.000 tấn là công trình lớn nhất về cơ khí được khởi công trong năm 2013. Đây còn là công trình thép lớn nhất từ trước đến nay, công nghệ giàn khoan rất cao, đã trở thành công trình quan trọng của ngành cơ khí Việt Nam. Vì vậy, tôi muốn PV Shipyard hoàn thành tốt nhất công trình của mình trong thời gian thi công 32 tháng”.

    Chung một mong muốn với lãnh đạo Tập đoàn, Tổng giám đốc Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro Từ Thành Nghĩa yêu cầu tổng thầu PV Shipyard trong quá trình triển khai dự án phải đảm bảo an toàn, đúng tiến độ, chất lượng trong khuôn khổ đã ký. Và Vietsovpetro luôn cam kết sẵn sàng hỗ trợ tối đa khi có yêu cầu từ phía PV Shipyard để đảm bảo công trình đi đúng tiến độ và đạt chất lượng tốt nhất.

    Ngày 25/10/2014, PV Shipyard sẽ tổ chức lễ đặt Ky (Keel laying) cho giàn khoan Tam Đảo 05 sau gần 12 tháng thi công, đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của một công trình mang tầm cỡ quốc gia, có thể sánh vai cùng với các công trình trong khu vực và trên thế giới. Điều đó chứng tỏ ngành cơ khí chế tạo của Việt Nam nói chung và ngành cơ khí chế tạo trong Petrovietnam nói riêng, đặc biệt là tại PV Shipyard đang từng bước được nâng tầm công nghệ ngang bằng với thế giới.

    Con người và Công nghệ

    Những ngày này, tại Nhà máy Chế tạo giàn khoan Tam Đảo 05 thuộc PV Shipyard những khối hàng khổng lồ đang được vận chuyển, kết nối để tạo nên một giàn khoan tự nâng 120m nước. Và cũng từ đây, những mảnh ghép đầu tiên của một giàn khoan lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay đang hình thành bởi những người thợ tay nghề cao, nhiệt tình cống hiến cho một công trình lịch sử. Bên cạnh tập thể cán bộ, kỹ sư và người lao động (NLĐ) dầu khí đang miệt mài lao động, còn có những cán bộ lãnh đạo Petrovietnam, những con người tâm huyết với dự án luôn quan tâm, theo dõi sát sao để kịp thời chỉ đạo, hỗ trợ dự án từ ngày cắt miếng thép đầu tiên đến nay.

    Với sự nỗ lực của tập thể cán bộ, kỹ sư và người thợ dầu khí, suốt hơn 1/3 chặn đường thi công chế tạo giàn khoan Tam Đảo 05, đúc kết từ những kinh nghiệm của lần chế tạo giàn khoan Tam Đảo 03, những người thợ đã tự tin hơn trước, đỡ vất vả hơn trước vì nay tay đã quen việc, những khó khăn đã được khắc phục.

    Nhớ lại những ngày đầu, từ những con số không tròn trịa: không kinh nghiệm, không nhân lực, không cơ sở vật chất… với niềm tin mãnh liệt của ban lãnh đạo PV Shipyard, thổi bùng lên nhiệt huyết của NLĐ, để cùng nhau đương đầu với vô vàn khó khăn thử thách bằng trí tuệ, ý chí và bằng tinh thần tập thể để chế tạo thành công giàn khoan tự nâng Tam Đảo 03, được cơ quan Đăng kiểm Hàng hải Hoa Kỳ - ABS cấp giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc tế và được Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro đưa vào sử dụng, khai thác ổn định, hiệu quả hơn 2 năm qua.
    [​IMG]
    Công nhân cắt các thiết bị phục vụ thi công, chế tạo
    Đối với PV Shipyard, con người là yếu tố cốt lõi cho sự phát triển bền vững của công ty. Với môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, trẻ trung, năng động, cạnh tranh… Lãnh đạo PV Shipyard luôn mong muốn xây dựng một đội ngũ NLĐ vươn lên bằng chính tài năng, trí tuệ và lòng say mê công việc. Và PV Shipyard đang có một đội ngũ cán bộ, kỹ sư ở độ tuổi trung bình khoảng 30-32 tuổi, luôn tích cực trau dồi kiến thức, va chạm thử thách và mong muốn học hỏi cái mới. Người trẻ là vậy, họ luôn mang trong mình đam mê sáng tạo. Sau khi PV Shipyard chế tạo thành công giàn khoan Tam Đảo 03, đội ngũ những người trẻ đó đã được trưởng thành, làm chủ công nghệ và càng tự tin hơn khi tiếp tục sáng tạo trong chế tạo giàn khoan Tam Đảo 05, đáp ứng nhu cầu cho ngành dầu khí cả trong và ngoài nước.

    Phó tổng giám đốc Lê Hưng khẳng định: “Chúng ta có niềm tin vào tay nghề cơ khí của công nhân Việt Nam, thậm chí còn giỏi hơn tay nghề của công nhân kỹ thuật nhiều nước. Riêng tại PV Shipyard, anh em kỹ sư trẻ có năng lực, ham học hỏi, đó là cơ sở để Việt Nam có thể chế tạo những giàn khoan hiện đại hơn, vươn ra thực hiện các hợp đồng dịch vụ sửa chữa, cải tạo, nâng cấp giàn khoan cho các đơn vị trong nước và quốc tế”.

    Theo kỹ sư Phan Thanh Sơn, Trưởng phòng Thiết kế PV Shipyard, hiện nay PV Shipyard vẫn mua thiết kế cơ sở của nước ngoài sau đó tự mình thiết kế chi tiết. Với giàn khoan Tam Đảo 05, đội ngũ kỹ sư của PV Shipyard phải thiết kế 800 bộ bản vẽ chi tiết: bố trí thiết bị, chạy hệ thống đường ống, phân bổ không gian... Mặc dù giá trị chỉ chiếm 6% của dự án, nhưng thành công của dự án thiết kế chi tiết lại chiếm vai trò quan trọng, bởi chỉ một sai sót trong thiết kế chi tiết sẽ ảnh hưởng lớn đến tiến độ dự án. Còn nhớ, dự án chế tạo giàn khoan Tam Đảo 03 phải thuê 8 chuyên gia nước ngoài hỗ trợ thiết kế chi tiết, thì nay dự án chế tạo giàn khoan Tam Đảo 05 chỉ thuê 2 chuyên gia nước ngoài. Với đội ngũ hơn 70 kỹ sư thiết kế trẻ, PV Shipyard đảm nhận hoàn toàn các khâu thiết kế chi tiết, đầu bài mua sắm, bản vẽ chế tạo, phương án thi công và quy trình chạy thử.

    NLĐ dầu khí là vậy, họ dám nghĩ, dám là, dám chịu trách nhiệm. Và những khối thép đang được cắt, nối kia là minh chứng hùng hồn về quyết tâm và trí tuệ của họ khi đích đến của giàn khoan tự nâng Tam Đảo 05 đang cận kề.Nguyễn Hiển

     
  4. Barce

    Barce Member

    Tham gia ngày:
    14/10/12
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Các bác giải thích giúp em "lễ đặt Ky (Keel laying)" là như thế nào với ạ? người ta thường sẽ làm những công việc, công đoạn gì trong buổi lễ này.
    Em nghe nói Tam đảo 05 triển khai từ lâu thiệt lâu rồi mà hôm nay mới nghe tin Keel Laying.
     
  5. nucuoi

    nucuoi New Member

    Tham gia ngày:
    24/8/12
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Keel là dầm bằng gỗ hoặc thép lớn nhất chạy dọc giữa thân tàu (phía dưới). Keel laying tức là đặt dầm đó xuống vị trí cuối cùng của quá trình chế tạo, mốc này sau mốc first-cut / strike steel khá lâu, mốc này quan trọng vì nó là khởi đầu cho quá trình tổ hợp để hình thành nên hình thù con tàu. tuy nhiên công nghệ làm tàu về sau đã thay đổi, tàu bây giờ ko còn làm theo kiểu truyền thống đấy nữa mà làm thành các block lớn rồi tổ hợp lại với nhau, ngày đầu tiên mà 2 block (thường là 1 block trung tâm lớn nhất và 1 block bất kỳ) được fit gần lại với nhau người ta xem nó là ngày Keel laying (vẫn giữa lại từ này tuy ko còn đúng như tên gọi ban đầu nhưng về bản chất thì giống nhau, cùng bắt đầu quá trình tổ hợp hình thành hình thù con tàu) lúc này vị trí cuối cùng của quá trình chế tạo cùng đã fix. giàn khoan bản chất cũng là 1 con tàu có khác chăng nó có thêm các thiết bị hệ thống drilling và hệ thống jacking
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/10/14

Chia sẻ trang này