Tiểu luận môn Công nghiệp dầu khí

Thảo luận trong 'Đề Thi' bắt đầu bởi Song Ma, 13/11/12.

  1. Song Ma

    Song Ma Administrator

    Tham gia ngày:
    17/5/12
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Tài nguyên Biển Việt Nam_Tài nguyên dầu khí
    I.
    Đặt vấn đề:
    Việt Nam là một trong những quốc gia có biển với diện tích gần 1 triệu km vuông gấp ba lần diện tích đất liền, có tiềm năng to lớn và lợi thế về tài nguyên-môi trường biển,nên phát triển kinh tế biển sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn của thế kỷ 21. Đảng và nhà nước nhận định được điều này nên đã xây dựng một chiến lược kinh tế biển Việt Nam nhằm khai thác và phát huy tiền năng đó.Mục tiêu hướng ra biển đưa đất nước phát triển ngày càng giàu mạnh.
    II.Sơ lược về vị trí và tài nguyên biển Việt Nam :
    Việt Nam được bao bọc về cả hai phía bởi biển Đông, trong đó có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan . Biển Đông có vị trí địa kinh tế, chính trị quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước, một trong những con đường giao thương hàng hải quốc tế quan trọng trên thế giới(nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương). Biển Đông thuộc chủ quyền nước ta có vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với diện tích trên 1 triệu km vuông, hơn 3.000 hòn đảo, ám tiêu san hô và các bãi cạn, chứa đựng nguồn tài nguyên phong phú cả về chủng loại và trữ lượng.
    Về nguồn lợi sinh vật biển có thể kể đến là khoảng 2040 loài cá (trữ lượng khoảng 3,5 triệu tấn /năm, trong đó có khoảng 110 loài cá có giá trị kinh tế cao); hơn 100 loài tôm ; trên 2000 loài nhuyễn thể và trên 600 loài rong biển vừa là nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao vừa là nguồn dược liệu phong phú.
    Về tài nguyên khoáng sản : thiếc, titan, zircon, thạch anh, nhôm sắt, mangan, vật liệu xây dựng, … đặc biệt phải kể đến là tài nguyên dầu khí..
    Các thân sa khoáng ilmenit, zircon có hàm lượng 5kg đến 150kg/m3 (rất giàu) có diện phân bố và chiều dày lớn dược phát hiện ở Nam Phan Rí Cửa , Bình Nhơn-Thiện Ái ,Bình Sun – Mũi Đỏ .
    Sắt và mangan được phát hiện trong biển đông nhờ chuyến khảo sát thuộc chương trình PONAGA( chương trình hợp tác Việt-Pháp) thực hiện tháng 5/1993 bằng tàu Atalante.
    Sa khoáng ilmenit,zircon,monnazit có casiterit và vàng đi kèm ở đáy biển,….
    Vật liệu xây dựng, nguyên liệu thuỷ tinh đáy biển cũng có số lượng lớn. đã có 18 trường cát sạn được phát hiện ở vùng biển Việt nam dự báo khoang 37 triệu m3 ,bãi đá cuội có quy mô lớn được phát hiện ở Hà Tĩnh.
    Đặc biệt chúng ta phải kể đến tài nguyên dầu khí, với diện tích thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế gần 1 triệu km2, bao gồm các bể trầm tích đệ tam : Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay-Thổ Chu, Tư Chính-Vũng Mây, nhóm bể Trường Sa và Hoàng Sa.Tính riêng ngoài khơi miền Nam, trữ lượng dầu khí chiếm 25% trữ lượng dầu ở Biển Đông, có thể khai thác khoảng 20 triệu tấn/năm.
    Từ khi có luật đầu tư nước ngoài (29/12/1987) và luật dầu khí(06/7/1993) đã thu hút hàng chục công ty, tập đoàn dầu khí lớn trên thế giới vào thăm dò và khai thác dầu khí trên toàn thềm lục địa Việt Nam. Ở trong nước đến nay, có 50 hợp đồng dầu khí PSC, JOC, BCC đã được ký kết, trong đó có 27 hợp đồng đang hoạt động . tổng số vốn đầu tư thăm dò gần 5 tỷ USD.Nhiều kỹ thuật công nghệ mới tiên tiến dược áp dụng đem lại hiệu quả to lớn,phát hiện nhiều mỏ khí như: mỏ Rồng , Hồng Ngọc, Rạng Đông, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Sư Tử Trắng, Đại Hùng,…Dầu khí đóng vai trò quan trọng trong ngân sách quốc gia,tăng trưởng của đất nước.
    Bên cạnh đó các tài nguyên khác cũng cần được quan tâm :tài nguyên vị thế,tài nguyên đất(đất, đất ngập nước), tài nguyên môi trường…, giao thong vận tải biển, tài nguyên vũng vịnh và bãi biển, các khu du lịch sinh thái đáy biển,biển đảo, quần đảo và các mũi nhô ven biển, có vị trí tiền tiêu phòng thủ và bảo vệ đất nước.
    Dải ven biển nước ta là nơi tập trung nhiều dân cư và các tỉnh, thành phố lớn( có 29 tỉnh, thành phố ven biển), chiếm 42% diện tích và 45% số dân cả nước; trong đó có khoảng 15.5 triệu người sống ở đới bờ , 16 vạn sống ở đảo với nhiều nghề khai thác và đánh bắt hải sản,nuôi trồng thuỷ sản,…
    III.Chiến lược kinh tế biển Việt Nam :
    1.Tiềm năng và thách thức :
    Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 9/2/2007”về chiến lược biển Việt Nam đến 2020”đã nhấn mạnh”thế kỷ XXI được xem là thế kỷ của đại dương”. Các quốc gia có biển đều quan tâm đến biển và coi trong việc xây dựng chiến lược biển. khu vực Biển Đông, trong đó có vùng biển Việt Nam có vị trí địa lý và địa chính trị rất quan trọng…với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, ngày nay biển càng có vai trò to lớn trong việc xây dựng và phát triển đất nước.
    Có thể khẳng định,tiềm năng biển và vùng ven biển của nước ta có ý nghiã rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Trước hết là dầu khí với trữ lượng khoảng 3 đến 4 tỉ tấn dầu quy đổi,cùng các loại khoáng sản có giá trị khác như than, sắt, titan, thuỷ tinh…Bên cạnh đó là nguồn lợi hải sản với chủng loại rất phong phú và đa dạng,có tổng trữ lượng khoảng 3 đến 4 triệu tấn. Dọc bờ biển có hơn 100 điểm có thể xây dựng cảng , trong đó có nhiều nơi có thể xây dựng cảng trung chuyển quốc tế ; có nhiều đảo có khả năng phát triển kinh tế tổng hợp. Ngoài ra biển nước ta có 125 bãi biển lớn, nhỏ nông thoải , nước trong và sạch, nắng ấm quanh năm, không khí trong lành với cảnh quan đẹp… là điều kiện lý tưởng để xây dựng các khu nghỉ mát, nghỉ dưỡng, du lịch cao cấp.
    Vấn đề là làm sao để đánh thức tiềm năng đó để kinh tế biển thực sự đóng vai trò quan trọng, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế đất nước.
    Tuy nhiên trước một tiềm năng kinh tế lớn, bên cạnh những thuận lợi thì với một khoảng thời gian thực tế chưa dài nên chúng ta đang phải đối mặt với những khó khăn thách thức là tất yếu.
    Về khách quan, một số vùng biển của nước ta thường xuyên xảy ra thiên tai với cường độ lớn và tần suất cao làm ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân vùng biển cũng như trong việc khai thác tiềm năng kinh tế biển.
    Về chủ quan, việc nhận thức về vị trí,vai trò của biển trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc các cấp các ngành chưa đầy đủ. Cho đến nay chúng ta vẫn chưa có một chiến lược biển cùng chương trình cụ thể để phát huy tiềm năng đó. Đó là bên cạnh quy mô phát triển kinh tế biển còn nhỏ bé, manh mún, chưa tương xứng với tiềm năng; thì cơ cấu ngành, nghề chưa hợp lý ; mới chỉ phát triển trên một diện hẹp ; chưa đủ các điều kiện cần thiết để đủ sức vươn ra vùng biển quốc tế. Trong khai thác, đánh bắt nguồn lợi kinh tế biển vẫn đang chủ yếu là sản xuất nhỏ, với hệ thống hạ tầng thiếu thốn, yếu kém, chưa đồng bộ ; cùng với đang thiếu những cảng biển lớn và dịch vụ hậu cần quy mô, hệ thống những cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ biển, các cở sở dự báo thiên tai biển đang bộc lộ những yếu kém, bất cập,…
    Nguyên nhân cơ bản của thực trạng trên là do công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về vị trí vai trò của biển, chưa đầy đủ, các cơ quan quản lý nhà nước về biển chưa phát huy tốt vai trò của mình, nhất là trong việc xây dựng và hoạch định chính sách ; vốn đàu tư cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng biển và phát triển ngành, nghề biển còn ít, công tác hợp tác quốc tế về biển đang còn nhiều hạn chế, trong khi tranh chấp giữa các nước liên quan đến biển đông còn nhiều phức tạp.
    Theo dự báo của liên hợp quốc đến năm 2025, thế giới sẽ mất di 70 triệu hecta đất canh tác do nhiễm mặn hay chìm trong nước biển. Do đó những dự án chiến lược khai thác biển, biến biển cả thành nơi phát triển nông nghiệp đang được các quốc gia quan tâm,các nhà khoa học nghiên cứu và xây dựng.
    Là một quốc gia có biển đảo Việt Nam cũng không nằm ngoài nguy cơ này, nên cũng đang hết sức quan tâm đến việc xây dựng và phát triển chiến lược biển
    2.Định hướng chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 :
    Ban chấp hành ĐCSVN(khoá X) đã có quan điểm chỉ đạo về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 qua các quan điểm sau :
    Một là, nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn.
    Hai là, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng - an ninh, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường; kết hợp giữa phát triển vùng biển, ven biển, hải đảo với phát triển vùng nội địa theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    Ba là, khai thác mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường biển trên tinh thần chủ động, tích cực mở cửa, phát huy đầy đủ và có hiệu quả các nguồn lực bên trong; tranh thủ hợp tác quốc tế, thu hút mạnh các nguồn lực bên ngoài theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
    Trên tinh thần đó, Đảng ta đã xác định rõ mục tiêu và định hướng chiến lược phát triển kinh tế biển đến năm 2020 và tầm nhìn xa hơn.
    3.Mục tiêu và định hướng chiến lược phát triển kinh tế biển :
    Mục tiêu tổng quát là đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm cho đất nước giàu mạnh. Mục tiêu cụ thể là xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học - công nghệ, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53 – 55% tổng GDP của cả nước. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống nhân dân vùng biển và ven biển; có thu nhập bình quân đầu người cao gấp 2 lần so với thu nhập bình quân chung của cả nước. Cùng với xây dựng một số thương cảng quốc tế có tầm cỡ khu vực, hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh, sẽ xây dựng một số khu kinh tế mạnh ở ven biển; xây dựng cơ quan quản lý nhà nước tổng hợp thống nhất về biển có hiệu lực, hiệu quả; mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực về biển
    Trên cơ sở đó, Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã có những định hướng chiến lược sát đúng và cụ thể về phát triển kinh tế biển đến năm 2020 trên một số lĩnh vực quan trọng dưới đây.
    Về kinh tế - xã hội: Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản về tài nguyên biển và bảo vệ môi trường biển; phát triển khoa học - công nghệ biển; xây dựng kết cấu hạ tầng biển gắn với phát triển mạnh các ngành dịch vụ; xây dựng tuyến đường ven biển, trong đó có một số đoạn cao tốc và các tuyến vận tải cao tốc trên biển. Hình thành một số lĩnh vực kinh tế mạnh gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế để ra biển, làm động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Đến năm 2020, phát triển thành công, có bước đột phá về kinh tế biển, ven biển gồm: khai thác, chế biến dầu khí ; kinh tế hàng hải; khai thác và chế biến hải sản; phát triển du lịch biển và kinh tế hàng hải; khai thác và chế biến hải sản; phát triển du lịch biển và kinh tế hải đảo; xây dựng các khu kinh tế các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển gắn với phát triển các khu đô thị ven biển. Trước mắt, sẽ tập trung đầu tư phát triển du lịch biển, xây dựng cảng biển, phát triển công nghiệp đóng tàu, phát triển những ngành dịch vụ mũi nhọn như vận tải biển, các khu kinh tế ven biển; tạo các điều kiện cần thiết bảo đảm an ninh, an toàn cho người dân hoạt động, sinh sống trên biển, đảo và ở những vùng thường bị thiên tai.
    Về chiến lược quốc phòng, an ninh, đối ngoại
    Phát huy sức mạnh tổng hợp, giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, vùng trời Tổ quốc. Kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp đấu tranh chính trị, ngoại giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng trong quản lý vùng trời, bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc gắn với thế trận an ninh nhân dân. Xây dựng lực lượng vũ trang, nòng cốt là hải quân, không quân, cảnh sát biển, biên phòng, dân quân tự vệ biển mạnh, làm chỗ dựa vững chắc cho ngư dân và các thành phần kinh tế sản xuất và khai thác tài nguyên biển. Sớm xây dựng chính sách đặc biệt để thu hút và khuyến khích mạnh mẽ nhân dân ra đảo định cư lâu dài và làm ăn dài ngày trên biển, phát triển kinh tế kết hợp làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển của Tổ quốc.
    Về phát triển khoa học - công nghệ biển
    Xây dựng tiềm lực khoa học - công nghệ biển đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới, phục vụ hiệu quả quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đẩy mạnh nghiên cứu và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ứng dụng khoa học - công nghệ, phục vụ công tác điều tra cơ bản, dự báo thiên tai và khai thác tài nguyên biển; nhanh chóng nâng cao tiềm lực khoa học - công nghệ cho nghiên cứu và khai thác tài nguyên biển, đáp ứng được yêu cầu giai đoạn phát triển mới của đất nước.
    Về xây dựng kết cấu hạ tầng biển
    Phát triển mạnh hệ thống cảng biển quốc gia, xây dựng đồng bộ một số cảng đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, đặc biệt chú trọng các cảng nước sâu ở cả ba miền của đất nước, tạo những của mở lớn vươn ra biển thông thương với thế giới. Tăng cường đầu tư chiều sâu, cải tiến đồng bộ và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật, sớm khắc phục tình trạng lạc hậu về trình độ kỹ thuật - công nghệ các cảng; tăng nhanh năng lực bốc xếp hàng hoá, giảm thiểu tối đa chi phí, bảo đảm có sức cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế. Sớm hoàn chỉnh khai thác có hiệu quả hệ thống sân bay ven biển, xây dựng tuyến đường ven biển và đường cao tốc Bắc –Nam trên biển,…
    IV.Mục tiêu và phương hướng cho công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí :
    Mục tiêu chung : gia tăng trữ lượng hàng năm trung bình (ở cả trong và ngoài nước) khoảng 35-40 triệu m3 ( tương đương 30-35 triệu tấn ) quy dầu để đạt sản lượng khai thác ở mức khoảng 27-30 triệu tấn quy dầu/năm vào năm 2010, và duy trì ổn định lâu dài sản lượng này nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và lâu dài của ngành dầu khí, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Tiếp tục đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản đối với các bể trầm tích còn ít được nghiên cứu ở thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ; tạo cơ sở tài liệu cho nhà nước hoạch định chính sách phát triển kinh tế biển . Để đạt được điều này cần phát triển khai thác theo cả hai hướng : đẩy mạnh công tác thăm dò tìm kiếm dầu khí trong nước bằng tằng cường kêu gọi đầu tư nước ngoài và tự đầu tư.
    Phương hướng nhiệm vụ khai thác thăm dò dầu khí giai đoạn 2005-2010 :
    Chủ động đẩy mạnh công tác nghiên cứu khảo sát địa chấn với mục tiêu điều tra cơ bản, coi đây là cơ sở đảm bảo cho công tác TKTD gia tăng trữ lượng khai thác một cách bền vững. Trong giai đoạn 2005-2010 cần tập trung vào các bể trầm tích nước sâu như: Tư Chính-Vũng Mây,Đông Phú Khánh, Tây Hoàng Sa, Trường Sa,…và những vùng, đối tượng còn ít được nghiên cứu như bể Sông Hồng, các vùng nước nông ven bờ , Vĩnh Châu- Thạnh Phú,…các bể trầm tích trước Kainozoi , nhằm đánh giá được tiềm năng dầu khí của các khu vực này ,làm có cơ sở hoạch định phương hướng tìm kiếm thăm dò ,xác định và mở rộng đối tượng thăm dò mới cho giai đoạn sau 2010.
    Công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí cần tập trung vào các khu vực , lô sau đây :
    Khôi phục và đẩy mạnh TKTD ở bể Sông Hồng ,miền võng Hà Nội nhằm phát hiện 40-50 tỉ m3 khí ,làm cơ sở cho việc xây dựng khu công nghiệp sử dụng khí ở phía Bắc sau 2010 và làm rõ tiềm năng dầu khí cua bể Phú Khánh nhằm phát hiện khoảng 30-40 triệu m3 quy dầu .
    Tập trung TKTD ở các lô ,khu vực mới ở các bể Cửu Long ,Nam Côn Sơn ,bể Tư Chính –Vũng Mây,bể Malay –Thổ Chu và bể Phú Quốc .
    Đẩy mạnh hoạt động TKTD và thẩm lượng ở các lô đã có hợp đồng dầu khí ,tại mỏ đang khai thác và áp dụng các biện pháp công nghệ nâng cao hệ số thu hồi dầu làm tăng trữ lượng khai thác.
    Tiếp tục tăng cường quảng bá ,thu hút đầu tư nước ngoài vào TKTD dầu khí dưới các hình thức hợp tác linh hoạt ,tiếp tục hoàn thiện các chính sách ,điều kiện khuyến khích đầu tư nước ngoài ,phấn đấu kí 6-12 hợp đồng dầu khí mới trong giai đoạn 2005-2010, đặc biệt ưu tiên đầu tư các lô còn mở tại các bể Sông Hồng ,Phú Khánh ,Tư Chính – Vũng Mây ,Nam Côn Sơn ,các vùng nước sâu xa bờ nhằm sớm xcs định trữ lượng dầu khí ở các khu vực này .
    Chủ động đẩy mạnh công tác tự đầu tư và điều hành công tác TKTD ở trong nước tại các vùng còn mở có triển vọng và tại các khu vực đã có phát hiện dầu khí xong chưa khẳng định tính thương mại để tạo bước đột phá ,nâng cao tính hấp dẫn đối với các nhà đâu tư nước ngoài cũng như nhằm gia tăng trữ lượng dầu khí .
    Tăng cường đâu tư nâng cao năng lực và chất lượng công tác nghiên cứu khoa học công nghệ đảm bảo khoa hoc đi trước một bước và định hướng cho công tác TKTD .ưu tiên đánh giá lại các tiềm năng dầu khí của từng bể trầm tích để có các quan điểm TKTD mới ,triển khai ứng dụng các giải pháp , công nghệ mới nhằm nâng cao hệ số thu hồi dầu ,phát triển và khai thác các mỏ tới han ,các mỏ khí có hàm lượng cacbonic cao (hiện tại không thương mại ). Triển khai chương trình nghiên cứu tổng thể và móng để nhanh chóng làm chủ công nghệ TKTD và khai thác dầu trong móng granit nứt nẻ .
    Công tác TKTD đã xác định và làm sáng tỏ những nét cấu trúc địa chất và hệ thống dầu khí cơ bản của bể trầm tích Đệ Tam ở thềm lục địa va vùng đất liền của Việt Nam : tổng trữ lượng và tiềm năng dầu khí được dự báo là đáng kể ,khoảng 4600 triệu m3 quy dầu(khí chiếm tới 55-60 % ),mặc dù còn nhiều yếu tố giả định song là cơ sở quan trọng cho hoạch định chiến lược phát triển bền vũng của ngành dầu khí đến năm 2015 ,2025,nhằm phục vụ hiệu quả mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân .trữ lượng đã phát hiện khoảng 1210 m3 quy dầu (chiếm 26%) bao gồm cả trữ lượng đã khai thác ,250 tỷ m3 khí có hàm lượng cacbonic cao và các mỏ nhỏ không thương mại trong điều kiện kinh tế kĩ thuật hiện tại ,chỉ cho phép duy trì sản lượng khai thác ở mức 27-30 triệu tấn quy dầu tới 2015 ,nếu không có bổ sung ,trữ lượng mới sẽ giảm nhanh .Trừ một số mỏ có qui mô lớn –khổng lồ ,đa số các phát hiện đều có qui mô trung bình , nhỏ có nhiều tầng chứa với cấu trúc địa chất rất phức tạp nên số mỏ có giá trị thương mại không nhiều .Vì vậy ,việc đầu tư nghiên cứu giải phap công nghệ khai thác mỏ biên ,mỏ khí có hàm lượng cacbonic cao đòi hỏi thực tế cấp bách .Mặt khác ,cần áp dụng các giải pháp công nghệ mới để tăng khả năng thu hồi dầu tại các mỏ đang khai thác .điều này có ý nghĩa kinh tê rất lớn trong tương lai ,khi mà việc phát hiện các mỏ dầu nhỏ ở thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam trở nên phổ biến .Trữ lượng và tiềm năng dầu khí chưa phát hiện còn đủ lớn ,song được dự báo tập trung chủ yếu ở vùng nước sâu xa bờ ,vùng có cấu trúc địa chất phức tạp ,rủi ro cao và chi phí TKTD rất lớn .Cần chủ động đầu tư và tăng cường thu hút đâu tư nước ngoài để đẩy manh TKTD gia tăng trữ lượng tại các khu vực tiềm năng này .
    V. Bên cạnh việc phát triển nhanh và mạnh kinh tế biển về tốc độ cũng cần quan tâm đến việc phát triển bền vững kinh tế biển.
    Phát triển bền vững (PTBV) là phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm phương hại tới sự đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai . PTBV biển là sự phát triển , sử dụng hợp lý tiềm năng về tài nguyên , môi trường , điều kiện tự nhiên của biển trong giới hạn cho phép ,trong khả năng chịu đựng , tự phục hồi của biển nhằm phát triển kinh tế văn hoá , xã hội, bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia trên biển đáp ứng nhu cầu của thế hệ đang sống mà vẫn đảm bảo cho các thế hệ tương lai những điều kiện tài nguyên và môi trường cần thiết để họ có thể sống tốt hơn ngày nay.
    Biển có nhiều loại tài nguyên ( tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật như khoáng sản,vị thế , giao thông, du lịch,…) , nhiều chức năng và giá trị như nơi ở , sinh trưởng và phát triển của nhiều loài sinh vật (habitat), sản xuất sinh khối ,tích luỹ chất dinh dưỡng,điều hoà khí hậu ,giao thông, du lịc, bảo vệ chủ quyền quốc gia,… Do đó biển dược coi là tài nguyên quan trọng đối với việc xây dựng và phát triển kinh tế( với tư cách là nguồn nguyên, nhiên liệu, địa bàn hoạt động,..), đối với sự bền vững của môi trường ( biển là một bộ phận của môi trường sống của con người và thế giới sinh vật, nơi chứa đựng và phân huỷ chất thải, nơi cung cấp tài nguyên phong phú),bền vững về mặt xã hội ( biển gắn liền với sự phát triển văn hoá, phong tục, tập quán sinh hoạt, và sản suất; là nơi xảy ra các xung đột môi trường ; là nơi góp phần xoá đói , giảm nghèo đối với người dân,…) Mặt khác, các hoạt động KT-XH phải nằm trong giới hạn cho phép của hệ sinh thái biển ( các chức năng , giá trị và đa dạng sinh học của vũng vịnh phải được duy trì).Như vậy PTBV và bảo tồn, bảo vệ có mối quan hệ “ sinh-tử’’ .
    Sử dụng tài nguyên thiên nhiên và điều kiện môi trường biển phục vụ phát triển KT-XH phải gắn liền với quản lý tổng hợp đới bờ , phải tính đến và giải quyết mọi xung đột môi trường giữa các ngành kinh tế , an ninh quốc phòng , đảm bảo phát triển bền vững.
    VI. Kết luận :
    Tiềm năng biển Việt Nam là một lợi thế lớn, là niềm tự hào của đất nước trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng đó vẫn chỉ là tiềm năng, nếu thiếu đi một chiến lược tổng thể, cùng những mục tiêu, biện pháp cụ thể. Vì vậy, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) có thể nói là một công cụ dẫn đường kịp thời và đắc lực để phát huy vững chắc và hiệu quả tiềm năng đó.
    Có thể khẳng định công nghiệp dầu khí là một ngành kinh tế mũi nhọn, đi đàu tiên phong, là tiền đề và nền tảng để thực hiện chiến lược kinh tế biển Việt Nam
    Cùng với sự chỉ đạo, lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự điều hành, quản lý hiệu quả của nhà nước; cần có sự nỗ lực nhiều hơn nữa của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương và toàn dân để có thể nhanh chóng biến mục tiêu thành hiện thực. Với một chiến lược biển tổng thể, đúng đắn và phù hợp, cùng với quyết tâm cao của các cấp, các ngành và toàn dân, nhất định chúng ta sẽ khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế của vùng biển đẹp, giàu có của đất nước, góp phần quan trọng và xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    Nguyễn Văn Quân_52CB2
    Tài liệu tham khảo :
    1/Bao điện tử DCS Việt Nam 25/7/2008
    2/Tuyển tập báo cáo hội nghị khoa học 60 năm địa chất Việt Nam.2005
    3/Dự án điều tra đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường, khí tượng thuỷ văn biển Việt Nam ; dự báo thiên tai . ô nhiễm môi trường tại các vùng biển Việt Nam; kiến nghị các biện pháp bảo vệ.2007
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/11/12

Chia sẻ trang này