Thiết kế, thi công hạ thủy-tại sao lại chỉ có cty nước ngoài

Thảo luận trong 'Thiết kế CTB – DESIGN OFFSHORE PROJECT' bắt đầu bởi NoName, 25/8/12.

  1. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Thiết kế, thi công hạ thủy-tại sao lại chỉ có cty nước ngoài?

    Mỗi năm có khoảng 5-7 dự án dầu khí, từ chân đế (Jacket), khối thượng tầng (Topsite), các block nhà ở, giàn tự nâng rồi sắp tới đến giàn bàn chìm.....

    Công tác hạ thủy các công trình đều do các công ty nước ngoài đảm nhiệm từ thiết kế đến thi công (ALE, JWS, Fagioli, DockWise) trong đó phần lớn là do ALE thực hiện. Mỗi dự án tính sơ bộ cũng từ 500 ngàn đến 2 triệu đô, tất cả đều rơi vào túi của các công ty nước ngoài.

    Tại sao vậy? do chúng ta không có khả năng tính toán? do chúng ta không thể kiểm soát/quản lý/điều khiển công tác hạ thủy?

    Nếu lập 01 công ty, chỉ làm mỗi việc tính toán, hạ thuỷ các dự án trong tập đoàn dầu khí, các dự án do các công ty con của tập đoàn đảm nhiệm thì mỗi năm số tiền lợi nhuận rất lớn? tại sao không làm nhỉ? hay do chi phía đầu tư ban đầu lớn? (chỉ vài bộ strain jack, cáp kéo? hoặc vài chục cái Trailers là có thể tham gia cuộc chơi rồi).

    Mời các anh em cùng thỏa luận.
     
  2. ocean_boy

    ocean_boy New Member

    Tham gia ngày:
    25/8/12
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Hi bạn NoName,

    Mình đánh giá cao tâm huyết của bạn. Muốn phát triển thì phải thương mại hóa các thành quả khoa học kỹ thuật (theo mình là như vậy). Đây là 1 bài toán kinh tế và chỉ một số cty hội tụ đủ các yếu tố cạnh tranh thì mới thành công được,

    1. Hệ số tin cậy (cái này thuộc về năng lực kỹ thuật, kinh nghiệm, các dự án đã làm...)
    2. Năng lực tài chính
    3. Các mối quan hệ với các chủ thầu
    4. Năng lực về con người, hệ thống quản trị...

    Miếng bánh về các job loại này thì có hạn ,1 cty làm thì có lãi. khi có 2 cty sinh ra để làm thì lỗ vì cùng một chi phí nhưng chỉ được nửa miếng bánh, mà chắc chắn cty sinh sau đẻ muộn thì chẳng được nửa miếng bánh đâu. Không có lợi cho cả 2 cty.Chỉ khi nào xét thấy miếng bánh to mà cty kia ko ăn hết thì mới nên lập cty hoặc cty mình lập ra có khả năng đánh bật cty hiện tại ra khỏi thị trường thì mới nên lập cty.

    Nếu bạn đầu tư 1 dàn trailer mà chẳng ai thuê bạn vì bạn ko cạnh tranh đc với Ale, Viettrantimex... thì coi như tiêu. mấu chốt là có kiếm được việc không chứ ko phải là có tính toán hay qui trình. Tính toán và viết qui trình thì mình đảm bảo người Việt Nam hoàn toàn làm được

    Về cái Semi Sub nghe nói Việt Sô đang chuẩn bị đầu tư.Mình nghĩ rất có khả năng sẽ đóng ở bãi thuộc cảng PTSC vì các cty xung quanh đang ko có job làm. Ko biết ai có thông tin gì về cái semi sub này ko nhỉ?
     
  3. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Câu hỏi của bác Noname thì chắc là thời gian tới ở trong nước có nhiều Job thì sẽ chủ động làm toàn bộ phần Load-out thôi.
    Hiện việc load-out bằng Trailer thì ở trong nước có Vietransimex đã làm từ lâu và XNXL-VSP đã bắt đầu thực hiện. Load-out bằng cẩu thì tất nhiên là khỏi nói. Còn việc Load-out bằng Skidding (sử dụng strand Jack)thì thật ra ở VN khoảng 3 năm trở lại đây mới có Job dùng đến.
    Do vậy ở trong nước có bác nào có võ thì cũng chưa thể nào xoay cho kịp được một Team làm chọn phần kéo trượt này trong khoảng thời gian đó. Hơn nữa phần kéo trượt chi phí nhỏ nhưng nó lại liên quan trực tiếp tới an toàn của dự án nên phải có kinh nghiệm thì mới có người dám thuê.
    Nếu trong nước khoảng 2 năm mới có một cái chân đế hạ thủy bằng kéo trượt như hiện tại thì cũng rất khó để thành lập nguyên một Team với trang thiết bị để thực hiện việc kéo trượt. Lý do là vì mua thiết bị rồi chi phí hoạt động cho team đó rồi cả năm làm một job trong khoảng 1 tuần là xong rồi thiết bị thì đắp chiếu còn nhân viên thì ngồi hút thuốc lào cầm hơi :p??? Ra ngoài lãnh thổ đánh thuê thì gần như không thể vì ở nước ngoài dịch vụ đó người ta có kinh nghiệm và chuyên nghiệp mà nếu xem cái track record (liệt kê job đã làm) nó dài cỡ cả chục tờ A4 ^:)^. Đây cũng là lý do mà trong cuộc sống nảy sinh ra các dịch vụ này nọ chớ bác :) (bác tự làm hết thì còn có dịch vụ làm gì).
    Về lĩnh vực này trong khu vực cũng có sự phân chia vùng cho từng cty đàng hoàng: ALE cho Vietnam, Sing... và Mamoet cho ThaiLand...
    have fun
     
  4. SteelMan

    SteelMan Moderator

    Tham gia ngày:
    9/8/12
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    Về tính toán hạ thủy chắc là không có vấn đề gì, tuy nhiên phần điều khiển - giám sát hạ thủy cần người có nghề, có kinh nghiệm để sẵn sàng xử lý/khắc phục sự cố nếu xảy ra.

    Thiết nghĩ nếu có chiến lược lâu dài thì tập đoàn dầu khí có thể đẻ ra một chú cổ phần gồm có các bác chế tạo chính trong ngành như VSP (xây lắp), PTSC (MC), PVShipyard, PVC-MS mỗi chú đóng góp khoảng 20%. VSP có nhiều dự án nhất cho làm chủ, bê nguyên cơ cấu tổ chức của ALE Việt Nam là ok. Ban đầu chưa có kinh nghiệm thì liên doanh liên kết với một chú nước ngoài (10% cổ phần), thuê một vài chuyên gia có kinh nghiệm, khoảng 5 năm đầu chỉ định thầu làm các dự án "trong nhà", xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, đồng thời đào tạo đội ngũ, năng lực.

    Công việc hạ thủy đầy rủi ro, nhưng mà lãi cũng rất lớn. Mỗi năm chỉ cần đánh 5-7 dự án trong tập đoàn hết VSP, PTSC-MC, PVshipyard, PVC-MS,..... là có thể ngồi chơi. Nếu còn sợ rủi ro thì mua bao hiểm lớn và thuê thêm chú MWS có king nghiệm để duyệt hồ sơ thiết kế và giám sát.

    Sau này ngon hơn thì đi đánh ra các nước trong khu vực như Campuchia chẳng hạn, nghe nói Campuchia đang chuẩn bị xây lắp giàn khoan và nhà máy lọc dầu rồi đấy.
     
  5. admin

    admin Administrator

    Tham gia ngày:
    12/5/12
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Hồi rồi có tâm sự với ông bạn làm mảng chấm thầu để mua vật tư thi công. Gần như toàn bộ vật tư, vật liệu chế tạo giàn Công trình biển nói chung đều phải nhập từ nước ngoài. Ngay cả những thiết bị đơn giản như Gỗ làm mudmat, skid shoe, launch, cathodic... thấy mà nản
    Không nhẽ ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam lại yếu tới mức đó?
    Không nhẽ người Việt Nam không làm được những thiết bị vật tư tưởng chừng quá đơn giản như thế?........
     
  6. HWB

    HWB Member

    Tham gia ngày:
    14/8/12
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Ai bảo, phải mua gỗ nước ngoài? Còn cái phần thép teflon đâu phải dễ sản xuất mà nói việt nam k sản xuất được, nhiều nước muốn sản xuất mà k có công nghệ, chila còn k ăn cướp dc công nghệ huống chi là vn.
     
  7. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Chán bạn HWB quá, VietNam mình mà lại đi so sánh với China
    Về độ chuối thì mình thua thật, nhưng về mặt công nghệ mình so sánh bên Âu châu hoặc Mỹ cơ.
     
  8. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Cảm ơn mọi người cùng chia sẻ ý kiến.

    Nếu có đơn vị hạ thủy PVN không chừng lại hay. Hay cái ở chỗ là có thể tái sử dụng được rất nhiều thứ:
    + Đầu tiên phải kể đến steel teflon-có thể sử dụng lại dăm ba lần nếu bảo quản tốt, cái này vừa rất đắt lại phải nhập khẩu, công nghệ chế tạo rất phức tạp
    + Tiếp theo là steel skid beam, skid shoe, seafastening suppot: mỗi bộ phận được các công ty hạ thủy thiết kế "rất khỏe", khối lượng từ vài trăm cho đến cả ngàn tấn thép.
    + Rồi đến gỗ dùng cho hạ thủy, sau khi ngâm dầu tẩm sáp vào, sau mỗi lần dùng dường như lại tốt hơn khi mới mua. Khi dùng lại nếu cẩn thận thì đi test cơ tính lại là ok.
    + Cáp kéo,...

    Ngoài ra còn nghe nói ở ngoài Dung Quất shipyard đóng dở một salan hạ thủy 19000 Tấn, (nay không còn vốn đang xếp kho?), chỉ cần có cty nào lên tiếng "xin", có lẽ tập đoàn sẽ can thiệp với giá rẻ hơn bèo (để vài năm nữa có lẽ thành sắt vụn mất???). Salan này mà cải hoán, hoàn thiện thì có thể "hạ thủy hết tất cả các công trình với qui mô hiện tại" kể cả Jackup, nếu semi thì chia thành lower Hull và upper cũng ok luôn.

    Khà khà uống trà, mời các anh em "bình loạn" tiếp.
     
  9. BrianNg

    BrianNg Moderators

    Tham gia ngày:
    24/5/12
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Thanks bác NONAME, cái này có lẽ phải nhờ Mr. Seastar vì nghe nói Seastar đang làm việc ngoài Dung Quất chắc có thông tin, hình ảnh post lên để anh em bình loạn tiếp xem thế nào?
     
  10. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    :D đầu tư được một bộ hạ thủy đồng bộ tới tận cả sà lan như bác Noname nói và bố trí làm sao để Job đều đều thì quá tốt. tuy nhiên cái vụ tái sử dụng bác Noname nêu ra thì phải xem lại?
    + Steel teflon: dùng một lần là bỏ, thậm chí phần còn dư thừa mà không dùng nhanh cũng sẽ hết hạn sớm. Món này hạn sử dụng ngắn nên đồ mua về chưa kịp dùng thậm chí cugnx phải bỏ chứ chưa nói tới dùng một lần rồi gom vào để... lần sau dugf tiếp :)). Ai quản lý được chất lượng mà dám dùng kiểu đó? Nếu đi test để dùng lại có khi chi phí còn đắt hơn là mua luôn vật liệu mới.
    + Skid beam, Skid shoe, Bracing: Cái này thì có sà lan hay không người ta vẫn dùng lại mà
    + Gỗ cho hạ thủy: Nếu hạ thủy có dùng gỗ thì là by skidding, vụ này thì gỗ dính chặt vào chân đế, ra ngoài biển launching xong thì nó ngâm nước cùng với chân đế rồi có moi được lên đâu mà tính chuyện dùng lại haha:))
     
  11. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Adata, lãng phí quá,
    chỗ nào dùng Steel teflon một lần rồi bỏ vậy? adata thông báo rộng rãi cho anh em, khi cần có thể liên hệ để mua lại tiết kiệm chi phí cho dự án.

    Steel teflon được hàn tack weld lên Skid beam dễ dàng tháo ra, quan trọng là bề mặt phải phẳng và chất lượng teflon không bị hư hại. Về việc dùng lại tôi cũng đã tư vấn với nhà sản xuất, nếu bảo quản tốt có thể sử dụng nhiều lần: http://www.fluorocarbon.co.uk/products_ptfe_fluoroglide_skidways.html, http://www.fluorocarbon.co.uk/documents/FCL-SL-006V3FluoroglideSkidways.pdf, các nhà thầu hạ thủy cũng có ý kiến tương tự.
     
  12. SteelMan

    SteelMan Moderator

    Tham gia ngày:
    9/8/12
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    Tôi nghe nói Hoàng Sa và Trường Sa, hiện tại VSP còn có 01 con Salan bán chìm? a em nào biết thông số của sàn lan này không nhỉ?

    A em nào biết thông số sà lan của PTSC không? chia sẻ a em tham khảo.
     
  13. ocean_boy

    ocean_boy New Member

    Tham gia ngày:
    25/8/12
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Deck barge 5000T (ptsc01)
    LxBxH 90x34.6x5.5
    Light weight 2320MT
    Deck load capacity 15t/m2
    Mình chưa nghe thấy loại sà lan bán chìm
     
  14. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Chắc bác Steel muốn nhắc tới Poton ở VSP? Cái này hình như là thanh lý hoặc là sắp thanh lý thì phải, gần đây VSP thấy chẳng dùng đến?!
     
  15. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Thông số kỹ thuật của Ponton này thế nào nhỉ? có cải hoán thành Salan hạ thủy không?
     
  16. ocean_boy

    ocean_boy New Member

    Tham gia ngày:
    25/8/12
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Sa lan VSP-05 là lauching barge rồi còn hoán cải gì nữa bác
     
  17. SteelMan

    SteelMan Moderator

    Tham gia ngày:
    9/8/12
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    Anh em nào có thông tin về VSP-5 chia sẻ anh em tham khảo. Thanks
     
  18. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Từ khi DQS về tay PVN thì mọi việc cũng khởi sắc. Các bác nhà ta tính trước cả rồi, mình không tiết lộ nhiều được nhưng em Sà lan này trong tương lai gần sẽ về cảng VSP cho anh em chiêm ngưỡng. Nghe nói đang định dùng nó chở Tam Đảo - 05 hay sao ấy?
     
  19. real-07

    real-07 Member

    Tham gia ngày:
    7/9/12
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18

    Hình 1:Hạ Thủy Sà lan VSP-05
    [​IMG]
    Sà lan VSP-05 có chiều dài gần 110m, rộng 32m, cao 7m, lai dắt tàu có trọng tải 15.000 tấn, trị giá thực hiện 97 tỷ đồng.
    Nguồn:http://www.vietnamevent.vn/?module=detail&id=1465
     
  20. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Sà lan Vietsovpetro - 05 (VSP-05): Sà Lan VSP -05 cùng với hai tàu cẩu TRUONG SA và HOANG SA của Vietsovpetro là bộ ba chủ lực phục vụ cho các Job Offshore của Vietsovpetro.

    1. Đóng năm 2006 tại SAIGON ShipBuilding and Marine - HCM City.
    - chiều dài: 109.8m
    - chiều rộng: 32 m
    - Chiều cao mạn: 7m
    - Mớn nước : 4.7m

    2. Năm 2010 để phục vụ cho dự án ĐH2, VSP đã mang sà lan ra Dung Quat Shipyard để cải hoán thành Launching Barge. Tại đây lắp thêm 2 đường trượt - Skidding cùng với Rocker Arm và cải hoán lại phần Tank cho phù hợp thiết kế. Thiết kế Launching Barge cho VSP-05 theo kiểu phát động bằng hệ Pull (khác với sà lan Launching thường hoạt động trong khu vực của Saipem - S45 - sử dụng hệ Push).
    Skidding và Rocker Arm của VSP-05 cũng được tháo ra và lắp vào linh hoạt, kết thuc dự án Launching thì phần này sẽ được upload lên bờ và Sà lan lại hoạt động như một sà lan thông thường.
    Thời gian tới để phục vụ cho Launching hai chân đế Thang Long & Dong Do thì hệ Skidding & Rocker Arm lại được ghép trở lại.
    have fun
     

Chia sẻ trang này