Thiết kế kho lạnh chứa LPG

Thảo luận trong 'Giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm Mech Eng' bắt đầu bởi ch3coohminh, 22/10/14.

  1. ch3coohminh

    ch3coohminh Moderators

    Tham gia ngày:
    27/8/13
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Câu hỏi của bạn langtulhd.
    bác ơi bác có tài liệu về tính toán thiết kế kho lạnh chứa LPG cho em xin với

    ---------- Post added at 09:06 PM ---------- Previous post was at 09:03 PM ----------

    bác ơi em thiết kế kho lạnh chứa LPG thì sử dụng tiêu chuẩn nào để tính toán


    ---------- Post added at 10:06 PM ---------- Previous post was at 10:03 PM ----------





    Bạn thiết kế phần nào của kho lạnh: Bồn chứa, Chân đỡ, piping, cầu cảng, hệ thống làm lạnh.....Kho lạnh gồm rất nhiều hạng mục liên quan.
    Bạn nên đưa một đầu bài rõ hơn để mọi người có thể tư vấn được. Câu hỏi chung chung quá.
    Đầu bài dạng như: Tính toán & thiết kế cơ khí cho bồn cầu chứa LPG hoặc đại loại như thế.
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/10/14
  2. langtulhd

    langtulhd New Member

    Tham gia ngày:
    21/10/14
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    em cần giúp phần bồn chứa LPG bác à
     
  3. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Bạn có tiêu chuẩn API STD 650 (full english) chưa?
    Nếu chưa để lại email mình sẽ gửi cho để tham khảo trước
     
  4. ch3coohminh

    ch3coohminh Moderators

    Tham gia ngày:
    27/8/13
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Chào bạn langtulhd
    Tài liệu thì mình có 1 số, nhưng mình nghĩ chúng ta nên trao đổi trên diễn đàn trước để bạn hiểu thêm về bồn bể (mình gọi chung là storage tank) & để các bạn đọc sau có thêm tài liệu để tham khảo. Một món ăn hấp dẫn tuy ăn ngay, ăn luôn thì cũng ngon đấy nhưng nếu có đủ thời gian để nhâm nhi & nghiền ngẫm thì càng thú vị hơn nữa. Bạn là sinh viên, có nhiều thời gian để nghiên cứu, mình nghĩ bạn nên đi theo hướng này để cảm nhận hết cái hay cái đẹp của "bồn cầu".
    Hôm trước mình có thấy bạn hỏi xin API 650, chắc bạn định dùng để tính toán cho bồn chứa LPG. Tiêu chuẩn này không áp dụng trong trường hợp này Trong mỗi một tiêu chuẩn mà người Mỹ (hoặc bất kỳ nước nào) họ viết, mục đầu tiên bao giờ người ta cũng nói cho chúng ta biết phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn đó là gì. SECTION 1: SCOPE.
    - API 650: Thường áp dụng cho các bồn chứa hình trụ (bồn hình vuông hay chữ nhật người ta cũng áp dụng nhưng không chuyên cho nó), không chứa áp (hoặc có áp rất thấp nhưng không vượt quá 18kPag), hoạt động ở nhiệt độ bình thường (không trữ lạnh và nhiệt độ không quá 90 độ C).
    Vậy bồn chứa LPG với áp suất làm việc/thiết kế khoảng 17-20barg = 1700-20000kPag sẽ không áp dụng tiêu chuẩn này trong thiết kế, chế tạo. Mong bạn chú ý đọc SCOPE của tiêu chuẩn để áp dụng cho đúng.

    Về tiêu chuẩn áp dụng cho tính toán. Có khá nhiều tiêu chuẩn được áp dụng. Mình có thể nêu 1 số tiêu chuẩn chính
    1. Thân bồn (Shell) vì là bồn chịu áp nên thường dùng ASME Section VIII. Vì bồn cầu thường có khối lượng khá lớn có thể lên đến vài trăm tấn (Empty Weigh) nên người ta thường sử dụng Section VIII division.2. Div 2 tính toán kỹ hơn, dựa trên các điều kiện thi công, test ngặt ngèo nên cho ra chiều dày tính toán mỏng hơn.
    2. Tải trọng gió: TCVN 2737-95
    3. Động đất: TCVN 357-2006, UBC 1994,....
    4. Vật liệu: ASTM hoặc ASME Section II Part D.
    5. Còn nhiều tiêu chuẩn khác nữa.







    ---------- Post added at 10:53 AM ---------- Previous post was at 10:52 AM ----------

    Câu hỏi ở 1 topic khác của bạn langtulhd, mình đưa vào đây để tiện trả lời

    em đang làm đồ án về thiết kế kho lạnh chứa LPG .phần tính toán ( chiều cao, bề dày, đường kính, mai che..) mà em không biết làm như thế nào.bac nào có tài liệu cho em xin với

    Không biết bạn đã chọn đúng hình dáng cho bồn của bạn chưa. Phải căn cứ vào thể tích chứa yêu cầu để chọn hình dáng cho bồn:
    1. Thể tích chứa lỏng bằng hoặc lớn hơn 2000 m3 (around 1000 mT LPG) thì nên chọn bồn cầu (Spherical Tank)
    2. Thể tích dưới 2000 m3 lỏng thì nên chọn dạng trụ ngang
    Lưu ý là khi tích thể tích bồn (V_total) cần bao gồm cả V_liquid + V_vapour. Thông thường V_vapour/V_liquid=1/9 thì có tính kinh tế về mặt chế tạo và an toàn cho việc tự cân bằng phase Liquid/vapour.

    Khi có V_total rồi thì có thể tính được ID (Inside Diameter) cho bồn cầu bằng công thức tính thể tính hình cầu: (4/3).pi.r^3


    Bạn có thắc mắc gì cứ hỏi ở đây. Các vấn đề bạn hỏi (bề dày, mái che,…) mình sẽ trả lời trong các bài viết tiếp. Dồn tất cả vào 1 bài viết thì nặng nề quá.
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/10/14
  5. langtulhd

    langtulhd New Member

    Tham gia ngày:
    21/10/14
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    anh ơi em chon bể chứa là single containment tank ạ

    ---------- Post added at 12:03 PM ---------- Previous post was at 11:55 AM ----------

    giống như kho lạnh chứa LPG ở cảng thị vải anh à

    ---------- Post added at 12:10 PM ---------- Previous post was at 12:03 PM ----------

    anh ơi em còn 2 tuần nữa là phải nộp đồ án rồi nên mong anh giúp đỡ em với.đồ án của em chỉ tính toán mấy thông số cơ bản như em đã nêu ạ.mail của em là .nguyentaiduc.hdth@gmail.com.
    anh có tài leeiuj về tính toán cho em xin với ạ
     
  6. ch3coohminh

    ch3coohminh Moderators

    Tham gia ngày:
    27/8/13
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Nếu chỉ để cho qua cái đồ án thì mời bạn down cái này về & follow theo.
    Tài liệu của 1 bác nào đấy trên diễn đàn mình ko nhớ tên nữa.
    Tác giả là thầy Phan Ý Thuận một trong những chuyên gia hàng đầu về động đất & chống động đất ở VN.
    Còn nếu có ý định tìm hiểu nghiêm túc thì cứ lên đây đặt câu hỏi. Mình sẽ cố gắng trả lời.

    http://www.slideshare.net/Offshorevn/tk-be-chua-cau
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/10/14
  7. langtulhd

    langtulhd New Member

    Tham gia ngày:
    21/10/14
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Anh ơi cái này không dùng để thiết kế kho lạnh anh à

    ---------- Post added at 01:13 PM ---------- Previous post was at 01:02 PM ----------

    em rất muôn mình tìm hiểu rõ về nó trước khi em làm anh à

    ---------- Post added at 01:16 PM ---------- Previous post was at 01:13 PM ----------

    kho lạnh chứa LPG là bể hình trụ anh à
     
  8. ch3coohminh

    ch3coohminh Moderators

    Tham gia ngày:
    27/8/13
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Sorry bạn. Do đọc topic trước của bạn nói là bồn cầu nên mình hiểu nhầm ý bạn. Hiện tại mình đang bận chút nên sẽ trả lời sau.
     
  9. langtulhd

    langtulhd New Member

    Tham gia ngày:
    21/10/14
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    vâng.mong anh giúp đỡ em với
     
  10. ch3coohminh

    ch3coohminh Moderators

    Tham gia ngày:
    27/8/13
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    LPG nói riêng & các chất khí nói chung có thể được tồn chứa dưới 2 dạng chính:
    1. Nhiệt độ thường & áp suất cao (Bồn cầu- Spherical Tank hoặc bồn trụ ngang với chỏm cầu hoặc ellipse). Cách tính toán thiết kế mình đã đề cập ở trên.
    2. Nhiệt độ thấp & áp suất thường: bồn trụ đáy phẳng với 2 lớp vỏ. Lớp trong là thép chịu lạnh (thường là stainless steel), lớp ngoài là thép carbon thông thường ở giữa được nhồi đầy chất cách nhiệt vô cơ. Chúng ta sẽ bàn đến nó ở bên dưới.
    3. Ngoài ra nếu việc giữ ở nhiệt độ quá thấp làm chi phí cho việc chế tạo (sử dụng special materials) tăng lên đáng kể thì người ta đưa cân bằng phase của môi chất cần chứa về một nhiệt độ khá thấp & áp suất khá cao nào đó. Trường hợp này ít phổ biến hơn. Khi đó tank chứa sẽ dùng tank chịu áp (dạng cầu hoặc trụ ngang hình viên đạn) nhưng vẫn bọc bảo ôn cách nhiệt (insulation).
    Bây giờ ta xét đến các tiêu chuẩn cho thiết kế chế tạo bồn lạnh trụ đứng đáy phẳng (trường hợp thứ 2).
    1. Thân bồn: API 620 Design and Construction of Large Welded Low Pressure Storage Tanks
    2. Các tiêu chuẩn khác giống với bồn cầu mình đã nêu ở trên.
    Bạn langtulhd cần hỏi gì cứ raise lên nhé. Mình sẽ cố gắng thu xếp trả lời sớm
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/10/14
  11. langtulhd

    langtulhd New Member

    Tham gia ngày:
    21/10/14
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    anh ơi em cần công thức tính toán cụ thể ạ.mà thân bồn là single containment tank theo BS-7777-2 anh ạ
     
  12. ch3coohminh

    ch3coohminh Moderators

    Tham gia ngày:
    27/8/13
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Một câu hỏi ngoài lề. Sao bạn lại chọn BS-7777-2 để tính toán thân bồn. Tiêu chuẩn này có bắt buộc không? Hầu hết các dự án ở VN đều dùng API 620 (như Thị Vải) & nhìn chung các tiêu chuẩn Mỹ được ưa chuộng hơn tiêu chuẩn Anh. Mình chưa làm việc với BS-7777-2 bao giờ nên chắc khó giúp bạn được.
    Nhưng nếu theo 620 thân bồn sẽ được xác định như bên dưới:
    [​IMG]
     
  13. langtulhd

    langtulhd New Member

    Tham gia ngày:
    21/10/14
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    anh ơi thần bồn được chia ra làm từng đoạn 1 để tính bề dày đúng không ạ
     
  14. ch3coohminh

    ch3coohminh Moderators

    Tham gia ngày:
    27/8/13
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Đúng rồi bạn. Thân được chia thành nhiều đoạn nhỏ (course) với bề dày khác nhau để tiết kiệm vật liệu (Do áp suất thủy tĩnh ở đỉnh & đáy bồn khác nhau khá lớn). Thường thì là 3m/ đoạn.
     
  15. langtulhd

    langtulhd New Member

    Tham gia ngày:
    21/10/14
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    vậy anh có công thức tính toán không cho em xin với

    ---------- Post added at 03:51 PM ---------- Previous post was at 03:42 PM ----------

    anh ơi anh có thể tóm tắt toàn bộ phần tính toán thần bồn,mai che,và đáy bể giúp em không ạ
     
  16. ch3coohminh

    ch3coohminh Moderators

    Tham gia ngày:
    27/8/13
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Quan trọng là bạn chọn tiêu chuẩn (code) nào để tính toán. Mỗi tiêu chuẩn có 1 phương pháp tính khác nhau. Nếu tính theo BS-7777 thì rất tiếc là mình không giúp gì được vì mình chưa làm với code này bao giờ.

    Không thể đưa ra 1 công thức bất kỳ rồi tính toán theo nó được. Nếu tiêu chuẩn bạn áp dụng là BS-7777 thì bạn ko thể dùng công thức của API 620 được. Chúng ta sống & làm việc theo pháp luật, cũng tương tự như thế khi thiết kế, chế tạo phải rõ ràng là chúng ta dùng tiêu chuẩn nào.
     
  17. langtulhd

    langtulhd New Member

    Tham gia ngày:
    21/10/14
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    anh cho em xin phần tính toán của API 620 ạ.
     
  18. ch3coohminh

    ch3coohminh Moderators

    Tham gia ngày:
    27/8/13
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
  19. langtulhd

    langtulhd New Member

    Tham gia ngày:
    21/10/14
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    em đọc trên 1 vài diễn đàn thấy họ nói vậy chứ em cũng chưa biết nên tính toán theeo cái nào anh ạ.anh tư vấn giúp em với

    ---------- Post added at 04:41 PM ---------- Previous post was at 04:40 PM ----------

    mục đích của em là tính toán tương tự như cảng thị vải anh à
     
  20. ch3coohminh

    ch3coohminh Moderators

    Tham gia ngày:
    27/8/13
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Bạn tham khảo 1 bảng tính theo API 620 nhé.
    Khi mình có nhiều thời gian hơn sẽ viết 1 bài dài trao đổi với bạn.
    Thực ra mấy code API 620. BS 7777 & EN 1473 là khá tương đương.
    Bạn sử dụng code nào cũng được.
    http://www.fshare.vn/file/TY8FGYHKRT/

    Password: offshore.vn
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/10/14

Chia sẻ trang này