AE rành về địa chất xin chia sẽ một chút kinh nghiệm về cách xác định Sức kháng cắt không thoát nước Sur (the remoulded undrained shear strength S[SUB]ur[/SUB]), đây là thông số quan trọng để xác định sức chịu tải cọc trong quá trình đóng SRD (Resistence During Driving), chi tiết xem hình đính kèm. Hiện e đang có hai Report địa chất ở hai dự án khác nhau nói về việc xác định thông số này: Report 1: Sur= 30% x Unit skin friction đối với lớp đất sét (clay) Sur= 100% x Unit skin friction đối với lớp đất Cát (Sand) Report 2: Sur= 40% x Unit skin friction đối với lớp đất sét (clay) Sur= 100% x Unit skin friction đối với lớp đất Cát (Sand) ACE có đã từng gặp vấn đề tương tự xin chia sẽ xoay quanh một vài câu hỏi: 1/ Sự ảnh hưởng của thông số Sur tới kết quả phân tích bài toán đóng cọc 2/ Nguồn/tài liệu hoặc tiêu chuẩn nào đề cập tới việc xác định các con số 30% hay 40%? con số nào đúng. Xin chân thành cảm ơn.
Cái thông tin về thông số Sur chủ yếu lấy theo kinh nghiệm và sự thống kê các dự án đã thực hiện và lân cận vùng xây dựng. Chứ tiêu chuẩn thì mềnh chưa đọc thấy, còn handbook thì có một vài bài báo. nếu cần mềnh có thể send mail. không public lên trên này được. hehe
Thank Real, còn một tiêu chí nữa khi tính toán driveability là hệ số set-up factor và K factor Cũng tương tự như trên hệ số này được lấy: Report 1: Sur= 1,2x[30% x Unit skin friction đối với lớp đất sét (clay)] cho trường hợp Lower Bound Sur= 2,0x[30% x Unit skin friction đối với lớp đất sét (clay)] cho trường hợp Upper Bound Report 2: Sur= 1,5x[30% x Unit skin friction đối với lớp đất sét (clay)] cho trường hợp Lower Bound Sur= 2,5x[30% x Unit skin friction đối với lớp đất sét (clay)] cho trường hợp Upper Bound Hệ số này ảnh hưởng rất lớn tới bài toán phân tích đóng cọc, tuy nhiên việc lấy các hệ số cũng chỉ ở dạng kinh nghiệm chưa có tiêu chuẩn nào quy định?
Những con số 1.2&2.0 và 1.5&2.5 cũng chỉ là những hệ số kinh nghiệm đúc kết từ sự quan sát các giàn tương tự tại vị trị tương đương. Đây là các hệ số kể tới ảnh hưởng bất lợi có thể xảy ra trong quá trình thi công đóng cọc bao gồm: 1/Búa hỏng phải thay búa, thời gian gián đoạn lớn hơn 12h 2/Thời tiết bất lợi như bão và gió lớn...., thời gian gián đoạn lớn hơn 12h 3/Thời gian hàn nối add-on các đoạn cọc quá lâu, thời gian gián đoạn lớn hơn 12h. Vì vậy việc áp dụng các hệ số trên tùy thuộc vào tính chất quan trọng của công trình cũng như sự tự tin của cán bộ thiết kế, sự dự đoán tốt các yếu tố bất lợi có thể xảy ra trong quá trình đóng...