Mấy anh cho em hỏi ngu tí, em đang tìm hiểu Sacs để phục vụ tính toán trong luận văn, có thắc mắc mà e k biết phải hỏi ai. 1/Giàn 4 chân chiều dài cọc là 83.8m và 84.3 m bề dày 5.08cm sao trong PSI có nhiều bề dày khác nhau? 2/ Tứ 2 là, Segment length tính toán sao hả mấy anh? 3/ Chiều dài cọc trong PSI là bao gồm cả đoạn cọc trong Leg hay k? VÌ em tự nghiên tự nghiên cưu nên nếu hỏi ngu quá các anh bỏ qua
Sinh viên bây giờ tự ti quá, chưa gì đã rào trước. Cứ thế này thì ai còn dám lên forum hỏi han thêm nữa, khuyến khích các bạn sinh viên hỏi càng nhiều và càng chi tiết càng tốt. như thế mới tạo ra sân chơi và nơi giao lưu được. Quay trở lại câu hỏi của bạn, mình có một số gợi ý như sau: 1/Giàn 4 chân chiều dài cọc là 83.8m và 84.3 m bề dày 5.08cm sao trong PSI có nhiều bề dày khác nhau? Bạn đọc kỹ trong bản vẽ Cọc, phải có đoạn chiều dầy khác nhau thì người ta mới nhập vào file PSI chiều dày khác nhau như thế, kinh nghiệm là đoạn cọc nằm trong vùng từ đất tới mặt nước (xung quanh đoạn mudline) thì chiều dầy cọc bao giờ cũng lớn hơn những đoạn còn lại. 2/ Tứ 2 là, Segment length tính toán sao hả mấy anh? Segment length là chiều dài từng đoạn cọc, được chia ra nhằm: +/ Phục vụ quá trình thi công, người ta không thể đóng 1 lần được luôn cả một cây cọc dài 83m mà cần phải chia nhỏ ra làm 02 hoặc 03 đoạn và thi công đóng từng đoạn 1. +/ Như vậy segment length chủ yếu phụ thuộc vào khả năng của búa đóng cọc +/ Ngoài ra khi chia chiều dài từng đoạn segment length, cán bộ thiết kế còn xét tới lớp đất mà đoạn cọc chờ để đấu nối với đoạn tiếp theo, sao cho tránh tối đa cọc dừng nối ở vùng đất cát, vì sau khi hàn nối 2 đoạn cọc xong, quá trình khởi động đóng lại sẽ mất nhiều thời gian hơn so với các vùng đất sét hoặc yếu. 3/ Chiều dài cọc trong PSI là bao gồm cả đoạn cọc trong Leg hay k? Chiều dài cọc trong PSI không bao gồm đoạn cọc trong legs, đoạn trong legs thường mô hình trực tiếp trong modelling (sacinp)
em cám ơn anh, nhưng em vẫn thắc mắc là chiều dài từng đoạn cọc sao k chọn bằng nhau như bên dân dụng mà nó lại thay đổi như thế. Có cơ sỏ nào xác định nó k anh ---------- Post added at 04:21 PM ---------- Previous post was at 02:56 PM ---------- TIện cho em hỏi: ** ERROR - SOIL T-Z STRATA DESCRIPTION,AT CARD NO. 1 CALLED FOR 0 CURVE POINTS,BUT 4 INPUT SO FAR ** ERROR - SOIL T-Z STRATA DESCRIPTION,AT CARD NO. 1 CALLED FOR 0 CURVE POINTS,BUT 5 INPUT SO FAR e gặp lỗi này khi chạy, lỗi này là gì ạ?
Chia đều cũng là một ý kiến hay, nhưng người thự tế thi công CTB không như trong dân dụng. Đoạn đầu tiên bao giờ cũng dài nhất vì chỉ việc cẩu bỏ vào lòng ống chính không cần đóng. Lý do nữa là xem kỹ hình và đoạn trả lời ở trên để hiểu thêm vấn đề: "2/ Tứ 2 là, Segment length tính toán sao hả mấy anh? Segment length là chiều dài từng đoạn cọc, được chia ra nhằm: +/ Phục vụ quá trình thi công, người ta không thể đóng 1 lần được luôn cả một cây cọc dài 83m mà cần phải chia nhỏ ra làm 02 hoặc 03 đoạn và thi công đóng từng đoạn 1. +/ Như vậy segment length chủ yếu phụ thuộc vào khả năng của búa đóng cọc +/ Ngoài ra khi chia chiều dài từng đoạn segment length, cán bộ thiết kế còn xét tới lớp đất mà đoạn cọc chờ để đấu nối với đoạn tiếp theo, sao cho tránh tối đa cọc dừng nối ở vùng đất cát, vì sau khi hàn nối 2 đoạn cọc xong, quá trình khởi động đóng lại sẽ mất nhiều thời gian hơn so với các vùng đất sét hoặc yếu." ============================================ Lỗi khi chạy psi, SACS báo là cách khai báo thông số T-Z chưa chính xác
Câu hỏi: Trong hồ sơ địa chất, k có thông tin T-z,P-y và Q-Z cho cọc đường kính 78", nhưng lại có thông tin cho cọc đường kính 72'' ví dụ thế. mình có cách nào hay công thức nào đẻ covert hoặc chuyển đối tương đương để nhập vào sacs k anh? Trả lời: * Report No: * Model are in following units * SOIL DATA FOR PILE SIZE OF 2134MM * T-Z DATA INPUT AS MN/m/(3.142*DIA/10)=kN/CM^2 * Q-Z DATA INPUT AS MN/(3.142*DIA*DIA/4)/10= kN/cm^2 * P-Y DATA INPUT AS MN/m * 10 = kN/cm * Linear Torsional is given by = GJ/(0.5*L) where G=80000 N/mm^2 * J= PI*D^3*t/4 * L= Length (penetration length) **************************************************************************** Thank you very much for your queries on PSI scaling issues. Pile wall thickness is not an issue in PSI development but diameter is. So, change over from 36” to 30” diameter affects the PSI data. As the PSI is not normally generated internally by SACS [though some options are there to input raw soil data] the new PSI for different diameters are received as an input to the program. However, a reasonable approximation may be done using the ‘scale’ factor in PSI appropriately for P-Y, T-Z and Q-Z data. The pile wall thickness details are only included in pile group data card [PLGRUP]. T-Z Factors: There is global and local [on individual T-Z curve data] T factors. Often local factors are used to control the units for visual purpose. Global factors may be used for changing of scale. As T-Z is the skin friction representation on the pile, the unit skin friction is independent of diameter. Please note that in SACS input for unit skin friction ‘T’ is given in pressure unit [kN/cm^2]. Hence, global T factor is not required for change in diameter. The value of Z is expressed as a fraction of Zpeak value which is a percentage of diameter [1%]. Hence, a proportional increase or decrease of Z value is required by applying the diameter ratio as the global Z factor. Q-Z Factors: The Q value is given in SACS in the unit of kN/cm^2. This is diameter independent. Sometimes the ‘T’ factor given in the local card of Q-Z data may be used to diameter or area effect if needed. This depends on input data. The value of Z is expressed as a fraction of diameter. Hence, a proportional increase or decrease of Z value is required by applying the diameter ratio as the global Z factor. P-Y Factors: Greater approximation is adopted by adjusting diameter ratio in case of P value as the diameter is involved in every step. Depth of fixity plays a pivotal role in this case. The final P value in SACS given in kN/cm unit and it is already multiplied by diameter. So, in all local curves the P factor is needed as the diameter ratio in case of change in reference diameter. The value of Y is expressed as a multiple of Yc value which is a fraction of diameter [2.5*e*D]. Hence, a proportional increase or decrease of Y value is required by applying the diameter ratio as the global Y factor. Best Regards, Kaushik