Thông tin đào tạo chuyên ngành offshore và onshore của Viện CTB

Thảo luận trong 'Tìm hiểu về Ngành' bắt đầu bởi admin, 19/5/12.

  1. admin

    admin Administrator

    Tham gia ngày:
    12/5/12
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    NGÀNH KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH VEN BIỂN
    a) Tên ngành đào tạo: Kỹ thuật Công trình Ven biển (Coastal Engineering)
    b) Trình độ đào tạo: Đại học (Kỹ sư)
    c) Yêu cầu về kiến thức:
    - Có kiến thức Lý luận Chính trị, Khoa học Xã hội và Nhân Văn, hiểu biết về Pháp luật Việt Nam, hiểu biết về An ninh Quốc phòng. Có kiến thức và khả năng tự rèn luyện về thể chất.
    - Có kiến thức cơ bản về Toán học, Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật cơ sở phù hợp với ngành Xây dựng Công trình ven biển, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành Xây dựng Công trình ven biển.
    - Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Xây dựng công trình ven biển, bao gồm: Khảo sát xây dựng; Thiết kế kết cấu; Thiết kế tổ chức công trường xây dựng và chỉ đạo thi công các công trình xây dựng ở ven biển và hải đảo phục vụ bảo vệ bờ biển, phòng chống thiên tai, làm dịch vụ khai thác dầu khí, làm dịch vụ kinh tế - du lịch ven biển và các công trình phục vụ đảm bảo an ninh, quốc phòng ven biển và hải đảo.
    - Có đủ kiến thức đáp ứng nhu cầu học tập ở bậc sau đại học trong ngành Xây dựng Công trình biển và dầu khí, Xây dựng Công trình ven biển, Cơ học đất và nền móng công trình hoặc phát triển sang các ngành khác thuộc khối ngành kỹ thuật của Trường Đại học Xây dựng.
    d) Yêu cầu về kỹ năng:
    Kỹ năng cứng:
    - Có kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết, đủ khả năng xử lý công việc chuyên môn và nghiên cứu một cách độc lập, sáng tạo.
    - Có kỹ năng chuyên nghiệp trong việc sử dụng thành thạo các phương pháp tính hiện đại, phục vụ tính toán thiết kế các công trình ven biển.
    - Có kỹ năng chuyên nghiệp trong việc xử lý các tình huống khi thực hành triển khai các kỹ thuật xây dựng công trình ven biển và có khả năng giải quyết các vấn đề kỹ thuật cụ thể trong các tình huống cần giải quyết.
    Kỹ năng mềm:
    - Có kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm ngành, đa ngành và trong môi trường quốc tế. Có kỹ năng thu nhận, xử lý và truyền đạt thông tin.
    - Có kỹ năng chuyên nghiệp trong việc sử dụng các chương trình phần mềm chuyên dụng ứng dụng để tính toán thiết kế các công trình ven biển và các công trình xây dựng khác, có khả năng ứng dụng tin học để hoàn thành công việc chuyên môn.
    - Biết ngoại ngữ chuyên ngành, có khả năng đọc, hiểu và vận dụng các tiêu chuẩn, quy phạm và các tài liệu chuyên ngành xây dựng công trình ven biển bằng tiếng Anh.
    - Có nền tảng kiến thức cơ sở vững để có thể làm việc trong nhóm ngành kỹ thuật xây dựng và tự cập nhật, bổ sung kiến thức để tiếp cận các kỹ thuật liên quan trong nhóm ngành xây dựng công trình.
    đ) Yêu cầu về thái độ:
    - Có ý thức trách nhiệm công dân, chấp hành pháp luật của Nhà nước.
    - Có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp.
    - Có ý thức phấn đấu nâng cao trình độ và học tập suốt đời.
    - Có tác phong làm việc công nghiệp, năng động, sáng tạo, có bản lĩnh nghề nghiệp và khả năng hợp tác thân thiện phục vụ cộng đồng.
    e) Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:
    - Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư Xây dựng Công trình ven biển có thể làm việc trong các cơ quan, đơn vị tư vấn, thiết kế, các công ty xây dựng công trình biển và ven biển, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo hoặc quản lý về lĩnh vực xây dựng công trình biển, xây dựng công trình ven biển, xây dựng công trình dầu khí và các công trình xây dựng nói chung.
    g) Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:
    - Có kiến thức cơ bản vững vàng của nhóm ngành kỹ thuật xây dựng. Với nền kiến thức cơ bản đã được trang bị có khả năng tự bổ sung kiến thức thông qua thực tế để tiếp cận các lĩnh vực lân cận.
    - Có khả năng tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn để chuyển đổi bằng cấp sang các ngành lân cận (Xây dựng công trình thủy, Xây dựng dân dụng và công nghiệp,…) sau 01 năm học tập tại trường Đại học Xây dựng (khoảng 30 tín chỉ).
    - Có đủ khả năng tự học tập nâng cao kiến thức. Có khả năng học tập ở bậc sau đại học trong ngành Xây dựng Công trình biển và dầu khí, Xây dựng Công trình ven biển, Cơ học đất và nền móng công trình hoặc phát triển sang các ngành khác thuộc khối ngành kỹ thuật của Trường Đại học Xây dựng.
    h) Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo:
    Tham khảo các chương trình đào tạo đại học trên thế giới :
    - The University of Texas at Austin – Department of Civil, Architectural and Environmental engineering
    - Ocean Engineering of l’Ecol Centrale de Paris
    - Schol of Mechanical Engineering of the University of Western Australia
    - The University of Newsouthwales – Australia, School of of Civil and Environmental Engineering


    NGÀNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN VÀ DẦU KHÍ
    a) Tên ngành đào tạo: Xây dựng Công trình Biển và Dầu khí (Offshore Engineering)
    b) Trình độ đào tạo: Đại học (Kỹ sư)
    c) Yêu cầu về kiến thức:
    - Có kiến thức cơ bản về Lý luận Chính trị, Khoa học Xã hội và Nhân Văn, hiểu biết về Pháp luật Việt Nam, hiểu biết về An ninh Quốc phòng. Có kiến thức và khả năng tự rèn luyện về thể chất.
    - Có kiến thức cơ bản về Toán học, Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật cơ sở phù hợp với ngành Xây dựng Công trình biển, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành Xây dựng Công trình biển và dầu khí.
    - Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Xây dựng công trình biển, bao gồm: Khảo sát xây dựng; Thiết kế kết cấu; Thiết kế tổ chức công trường xây dựng và chỉ đạo thi công các công trình xây dựng ở trên biển phục vụ khai thác dầu khí, làm dịch vụ kinh tế - du lịch biển và các công trình phục vụ đảm bảo an ninh, quốc phòng trên biển.
    - Có đủ kiến thức đáp ứng nhu cầu học tập ở bậc sau đại học trong ngành Xây dựng Công trình biển và dầu khí, Xây dựng Công trình ven biển, Cơ học đất và nền móng công trình hoặc phát triển sang các ngành khác thuộc khối ngành kỹ thuật của Trường Đại học Xây dựng.
    d) Yêu cầu về kỹ năng:
    Kỹ năng cứng:
    - Có kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết, đủ khả năng xử lý công việc chuyên môn và nghiên cứu một cách độc lập, sáng tạo.
    - Có kỹ năng chuyên nghiệp trong việc sử dụng thành thạo các phương pháp tính hiện đại, phục vụ tính toán thiết kế các công trình biển và công trình dầu khí.
    - Có kỹ năng chuyên nghiệp trong việc xử lý các tình huống khi thực hành triển khai các kỹ thuật xây dựng công trình biển và dầu khí và có khả năng giải quyết các vấn đề kỹ thuật cụ thể trong các tình huống cần giải quyết.
    Kỹ năng mềm:
    - Có kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm ngành, đa ngành và trong môi trường quốc tế. Có kỹ năng thu nhận, xử lý và truyền đạt thông tin.
    - Có kỹ năng chuyên nghiệp trong việc sử dụng các chương trình phần mềm chuyên dụng ứng dụng để tính toán thiết kế các công trình biển, công trình dầu khí và các công trình xây dựng khác, có khả năng ứng dụng tin học để hoàn thành công việc chuyên môn.
    - Biết ngoại ngữ chuyên ngành, có khả năng đọc, hiểu và vận dụng các tiêu chuẩn, quy phạm và các tài liệu chuyên ngành xây dựng công trình biển và dầu khí bằng tiếng Anh.
    - Có nền tảng kiến thức cơ sở vững để có thể làm việc trong nhóm ngành kỹ thuật xây dựng và tự cập nhật, bổ sung kiến thức để tiếp cận các kỹ thuật liên quan trong nhóm ngành xây dựng công trình.
    đ) Yêu cầu về thái độ:
    - Có ý thức trách nhiệm công dân, chấp hành pháp luật của Nhà nước.
    - Có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp.
    - Có ý thức phấn đấu nâng cao trình độ và học tập suốt đời.
    - Có tác phong làm việc công nghiệp, năng động, sáng tạo, có bản lĩnh nghề nghiệp và khả năng hợp tác thân thiện phục vụ cộng đồng.
    e) Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:
    - Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư Xây dựng Công trình biển và dầu khí có thể làm việc trong các cơ quan, đơn vị tư vấn, thiết kế, các công ty xây dựng công trình biển và ven biển, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo hoặc quản lý về lĩnh vực xây dựng công trình biển, xây dựng công trình ven biển, xây dựng công trình dầu khí và các công trình xây dựng nói chung.
    g) Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:
    - Có kiến thức cơ bản vững vàng của nhóm ngành kỹ thuật xây dựng. Với nền kiến thức cơ bản đã được trang bị có khả năng tự bổ sung kiến thức thông qua thực tế để tiếp cận các lĩnh vực lân cận.
    - Có khả năng tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn để chuyển đổi bằng cấp sang các ngành lân cận (Xây dựng công trình thủy, Xây dựng dân dụng và công nghiệp, …) sau 01 năm học tập tại trường Đại học Xây dựng (khoảng 30 tín chỉ).
    - Có đủ khả năng tự học tập nâng cao kiến thức. Có khả năng học tập ở bậc sau đại học trong ngành Xây dựng Công trình biển và dầu khí, Xây dựng Công trình ven biển, Cơ học đất và nền móng công trình hoặc phát triển sang các ngành khác thuộc khối ngành kỹ thuật của Trường Đại học Xây dựng.
    h) Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo:
    Tham khảo các chương trình đào tạo đại học trên thế giới :
    - The University of Texas at Austin - Department of Civil, Architectural and Environmental engineering
    - Ocean Engineering of l’Ecol Centrale de Paris
    - School of Mechanical Engineering of the University of Western Australia
    - The University of Newsouthwales - Australia, School of Civil and Environmental Engineering
     

Chia sẻ trang này