Sự phát triển xây dựng công trình biển ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Tìm hiểu về Ngành' bắt đầu bởi admin, 1/4/13.

  1. admin

    admin Administrator

    Tham gia ngày:
    12/5/12
    Bài viết:
    916
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Bài viết giới thiệu tới ACE tổng quan điển hình quá trình hình thành và phát triển nghành công trình biển Việt Nam
    BanDoDKVN.jpg
    Ngành xây dựng công trình biển Việt Nam gắn liền với lịch sử phát triển của ngành dầu khí Việt Nam, song song với việc thăm dò khai thác tài nguyên biển là sự phát triển của ngành xây dựng công trình biển. Trên thực tế ngành xây dựng công trình biển ở Việt Nam còn non trẻ. Cho đến nay, các công trình biển xây dựng ở thềm lục địa Việt Nam chủ yếu là công trình biển bằng thép với số lượng còn hạn chế sử dụng để khoan thăm dò khai thác xử lí dầu khí trên biển, công trình biển ở Việt Nam được xây dựng chính thức vào năm 1982 ở mỏ Bạch Hổ.
    Trong những năm qua, ngành dầu khí Việt Nam đã tiến hành công tác tìm kiếm thăm dò với khối lượng rất lớn như khảo sát trên 107 nghìn km tuyến địa chấn 2D, 65 nghìn km2 địa chấn 3D, khoan hơn 980 giếng tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng và khai thác với tổng số mét khoan trên 3.3 triệu mét. Công tác tìm kiếm khoan thăm dò đã phát hiện ra hàng loạt mỏ dầu khí có giá trị công nghiệp ở các bể trầm tích khác nhau. Sau Bạch Hổ đã phát hiện và đưa vào khai thác hàng loạt mỏ dầu khác trong móng ở bể Cữu Long, bể Nam Côn Sơn, bể Phú Khánh, bể Sông Hồng, bể Maya Thổ Chu như: Đông Rồng, Đông Nam Rồng, Nam Rồng – Đồi Mồi, Phương Đông, mỏ Sư Tử Đen, mỏ Sư Tử Vàng, mỏ Rạng Đông, mỏ Cá Ngừ Vàng, mỏ Sư Tử Nâu, mỏ Thăng Long, mỏ Hải Sư Đen, mỏ Hổ Xám, mỏ Diamond, mỏ Dừa, mỏ Chim sáo, mỏ Kim long –Ác Quỷ - Cá Voi, Lan Tây, Lan Đỏ, Tê Giác Trắng, mỏ Rạng Đông, mỏ Hàm Rồng-Thái Bình, mỏ Sông Đốc, mỏ Ruby…với trữ lượng dầu và sản lượng dầu khai thác, tính đến 01/01/2012, chiếm trên 80% tổng trữ lượng dầu đã xác minh và tổng sản lượng dầu đã khai thác của Việt Nam, đáp ứng nhu cầu khoan và khai thác dầu khí, các công trình biển dầu khí phục vụ cho ngành công nghiệp dầu khí ngày càng được xây dựng nhiều hơn. Tính đến nay, ở biển Việt Nam đã có gần 70 công trình biển cố định bằng thép kiểu Jacket được xây dựng, hàng nghìn km đường ống được thi công lắp đặt nội mỏ và hệ thống tuyến ống dẫn khí vào tiếp bờ như: hệ thống đường ống nội mỏ Bạch Hổ, Rồng, Nam Rồng, đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn, đường ống dẫn khí PM3-Cà Mau, đường ống dẫn khí tiếp bờ Dinh Cố -Vũng Tàu, đóng mới thành công giàn khoan tự nâng đầu tiên với độ sâu 90m nước và nhiều cụm công trình trọng điểm quốc gia về phận chuyển, chế biến và phân phối các sản phẩm dầu khí sau chế biến như tổ hợp nhà máy lọc dầu Dung Quất, cụm khí điện đạm Cà Mau, nhà máy điện Nhơn Trạch I, II, nhà máy điện Dinh Cố. Các công trình biển được xây dựng chủ yếu có độ sâu nước khoảng từ 50m đến 60m, số lượng các công trình tập trung phần lớn tại khu vực mỏ Bạch Hổ và Rồng thuộc bồn trũng Cửu Long, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 120km về phía Đông Nam. Công trình có độ sâu nước lớn hơn đã đưa vào sử dụng là giàn khai thác khí tại mỏ Lan Tây với độ sâu 125m, hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác tháng 11 năm 2002, giàn đầu giếng Đại Hùng 2 với độ sâu nước 112m hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng Tháng 9/2011, giàn đầu giếng Chim Sáo Bắc với độ sâu nước 93m hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác tháng 9 năm 2011, ngoài ra trong năm 2010 và 2011 Petrovietnam cũng đã tiến hành đóng mới các giàn đầu giếng HT1, MT1 và giàn công nghệ trung tâm PQP Hải Thạch ở độ sâu nước từ
    120 đến 131m, dự kiến trong năm 2013 sẽ hoàn thành công tác xây dựng và đưa vào hoạt động.
    Trong những năm gần đây ngành xây dựng công trình biển Việt Nam cũng đã có những bước tiến đáng kể, dần làm chủ được công nghệ thi công hiện đại của khu vực và trên thế giới, tiếp cận và làm chủ các phương tiện thiết bị phục vụ thi công hiện đại, tiếp cận, chuyển giao các phần mềm tính toán và dần làm chủ công nghệ tính toán trong lĩnh vực thiết kế chi tiết và thiết kế thi công. Đội ngũ chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, công nhân cũng được nâng cao về chất lượng, đặc biệt là tính chuyên nghiệp và sự lành nghề công trong việc. Vì vậy mà chúng ta đã bắt đầu và đang tiến hành thi công những công trình với quy mô lớn như:
    Chế tạo thành công giàn khoan tự nâng Tam Đảo 03 hoạt động ở độ sâu 90m nước, chiều dài chân là 145m có thể khoan sâu 6,1km, chịu bão tương đương cấp 12, có sân đỗ trực thăng. Sự kiện này đưa Việt Nam trở thành một trong 3 quốc gia châu Á và một trong 10 quốc gia trên thế giới chế tạo giàn tự nâng đạt tiêu chuẩn quốc tế.
    Chế tạo và lắp đặt thành công giàn đầu giếng Đại Hùng 2 với độ sâu nước 112m hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng Tháng 9/2011.
    Chế tạo và lắp đặt thành công giàn đầu giếng (WHP) Chim Sáo Bắc với độ sâu nước 93m hoàn thành xây dựng, đưa vào khai thác tháng 10/2011.
    Chế tạo và lắp đặt thành công các giàn đầu giếng (WHP) HT1, MT1 và công nghệ trung tâm (CPP) PQP Hải Thạch ở độ sâu nước từ 120m đến 131m trong năm
    2011 và 2012.
    Tính đến thời điểm hiện tại chúng ta đã xây dựng được hệ thống các công trình biển ở các khu mỏ đã phát hiện và đưa vào sử dụng khai thác trên thềm lục địa biển Việt Nam như sau:
    +/ Tại mỏ Bạch Hổ và Mỏ Rồng: đã xây dựng trên 40 công trình biển trong có có các công trình chủ yếu như sau: 20 giàn khoan- khai thác cố định, 14 giàn nhẹ, 02 giàn công nghệ trung tâm, 02 giàn nén khí, 04 giàn duy trì áp suất vỉa, 03 trạm rót dầu không bến.
    +/ Tại mỏ Rạng Đông: đã xây dựng được khoảng 7 giàn khoan khai thác, 01 giàn công nghệ trung tâm, 01 giàn nén khí, 01 trạm rót dầu không bến (FPSO RD1) và trên 50km đường ống nội mỏ.
    +/ Tại mỏ Đại Hùng: hiện đã xây dựng 01 giàn khoan bán chìm, 01 giàn khoan khai thác với độ sâu nước 110m, 01 trạm rót dầu không bến (FSO) và khoảng hơn
    20km đường ống nội mỏ.
    +/ Tại mỏ Cá Ngừ Vàng: hiện đã xây dựng 01 giàn khoan khai thác, 01 trạm rót dầu không bến FPSO và khoảng gần 20km đường ống nội mỏ.
    +/ Tại mỏ Ruby: hiện đã xây dựng được 04 giàn khai thác có độ sâu nước hơn 50m,
    01 trạm rót dầu không bế (FPSO) và hơn 20km đường ống nội mỏ
    +/ Tại mỏ Tê Giác Trắng: hiện đã xây dựng và đưa vào khai thác giàn khai thác Tê Giác Trắng, đã xây dựng và lắp đặt xong 02 giàn đầu giếng H1 và H4 đang tiến hành thi công lắp đặt tuyến ống gầm nội mỏ, tàu chứa và xử lý dầu FPSO. Trong tương lại gần sẽ phát triển thêm các giàn Tê Giác Đen
    +/ Tại mỏ Sư Tử Vàng và Sư Tử Đen: hiện đã xây dựng và đưa vào khai thác các giàn Sư Tử Đen, Sư Tử Đen North east, giàn công nghệ trung tâm Sử Tử Vàng, hơn 20km đường ống gầm và không 01 trạm rót dầu không bến (FSO), 01 trạm chứa dầu và xử lý dầu (FPSO). Trong tương lai gần sẽ phát triển và xây dựng tiếp các giàn SV-5X, Sư Tử Trắng, Sư Tử Nâu.
    +/ Mỏ dầu khí Hải Thạch Mộc Tinh – Lan Tây Lan Đỏ (mỏ nước sâu): hiện tại đã xây dựng và lắp đặt các giàn nước sâu gồm giàn công nghệ trung tâm PQP Hải Thạch, giàn Mộc Tinh 1; giàn Hải Thạch 1; giàn Lan Tây, trong tương lai cụm mỏ này có khả năng phát triển thêm các giàn Lan Đỏ, tàu chứa dầu (FSO) và hệ thống đường ống gầm trung chuyển khí từ các giàn trên, đấu nối với các đường ống dẫn khí từ Nam Côn Sơn về đất liền (thuộc dự án Lô B ÔMôn).
    +/ Mỏ Hải Sư Trắng Hải Sư Đen: hiện đang xây dựng 02 giàn đầu giếng Hải Sư Trắng và Hải Sư Đen có độ sâu nước khoảng 50m và hệ thống đường ống nội mỏ, hệ thống đường ống dẫn khí về mỏ Bạch Hổ, dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác trong năm 2013.
    +/ Tại mỏ Chim Sáo Dừa: hiện tại đã hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động giàn khai thác dầu Chim Sáo Bắc có độ sâu nước 93 m năm 2010 và hệ thống đường ống ngầm nối từ giàn Chim Sáo Bắc đến tàu chứa và sử lý dầu FPSO. Trong tương lai gần sẽ tiếp tục phát triển mỏ Dừa có độ sâu khoảng 110 đến 120m nước với các cụm giàn đầu giếng và hệ thống đường ống nội mỏ, đường ống dẫn khí đấu nối vào hệ thống khí Nam Côn Sơn.
    +/ Tính đến thời điểm hiện nay tổng số lượng các giàn khoan cố định bằng thép kiểu Jacket đã được xây dựng tại thềm lục địa Việt Nam khoảng gần 70 giàn và phân bố tại các khu vực mỏ.
    Lịch sử hình thành và phát triển CTB Việt Nam qua độ sâu nước thiết kế:
    Hình 2: Một số giàn khoan cố định điển hình
    CTBVN.jpg
     
  2. kythuatbien

    kythuatbien Moderators

    Tham gia ngày:
    16/5/12
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Một bài viết rất tổng hợp của Ad.
     
  3. admin

    admin Administrator

    Tham gia ngày:
    12/5/12
    Bài viết:
    916
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Bản đồ tổng quan về tiền năng mỏ Dầu và Khí mà chúng ta đã tìm kiếm phát hiện được, trong đó có một mỏ đã khai thác gần hết như: Bể cửu long, một số mỏ chưa đụng tới và một số mỏ đã có những hoạt động nghiên cứu và triển khai xây dựng giàn để khai thác.
    Hy vọng sắp tới ngành DK sẽ đầu tư mạnh tay hơn nữa, để sớm triển khai khai thác những vùng mỏ ở ngày càng xa bờ.

    Hình 1: Tổng quan tiềm năng dầu khí Việt Nam
    HeThongMo.jpg
     
  4. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Ngày 30/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng, đất nước hoàn toàn giải phóng, bước vào kỷ nguyên độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Vào thời khắc lịch sử này, ngành Dầu khí Việt Nam đã ngay lập tức chuyển mình, bắt nhịp vào một giai đoạn mới. Chúng ta cùng ôn lại một vài sự kiện sau ngày chiến thắng đã trở thành kỷ niệm truyền thống không thể nào quên của các thế hệ dầu khí.

    Năm tháng không quên

    Thực hiện mong ước của Bác Hồ, ngay từ những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến hoạt động tìm kiếm và thăm dò dầu khí. Ngày 27/11/1961, Đoàn Thăm dò dầu lửa (Đoàn 36 dầu lửa) được thành lập, đánh dấu mốc lịch sử mở đầu một thời kỳ hoạt động dầu khí có tổ chức ở Việt Nam.

    Sau khi được thành lập, Đoàn 36, sau này là Liên đoàn Địa chất 36, đã tiến hành công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở Đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt Nam. Từ những ngày đầu chập chững, kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, nhưng với sự giúp đỡ tận tình của chuyên gia Liên Xô (cũ), đội ngũ cán bộ, kỹ sư và công nhân kỹ thuật làm công tác thăm dò dầu khí Việt Nam đã nắm bắt và áp dụng có sáng tạo các công nghệ tiên tiến thế giới vào thực tiễn Việt Nam; đã đào tạo được một lớp cán bộ khoa học - kỹ thuật dầu khí có trình độ cao và kinh nghiệm thực tế phong phú, một đội ngũ công nhân lành nghề.

    Có thể nói miền võng Hà Nội là nơi mở đầu của ngành Dầu khí Việt Nam, là trường học đào tạo đội ngũ những người làm công tác dầu khí, để chuẩn bị cho những bước phát triển mạnh mẽ sau này của ngành Dầu khí Việt Nam.

    Từ năm 1972, lãnh đạo các cơ quan Đảng, Nhà nước như Thủ tướng Phạm Văn Đồng; Phó thủ tướng Chính phủ kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Lê Thanh Nghị được Ban Dầu mỏ và Khí đốt, Tổng cục Hóa chất cập nhật thường xuyên về tình hình hoạt động dầu khí trên thế giới.
    [​IMG]
    Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Trần Quỳnh cùng với cán bộ lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và ngành Dầu khí vui mừng chào đón dòng dầu đầu tiên trên tàu khoan Mikhain Mirchin (năm 1984)
    Thông tin về các công ty dầu khí phương Tây phát hiện dầu khí ở thềm lục địa Nam Việt Nam được biết đến ngay trong thời gian còn chiến tranh, cho nên ngày 30/4/1975 khi tiếng súng vừa chấm dứt tại Sài Gòn, Đoàn Địa chất B (do Tổng cục Địa chất cử vào khảo sát địa chất ở vùng do Mặt trận Giải phóng Dân tộc miền Nam kiểm soát) là tổ chức đầu tiên đã tiếp quản (về mặt hành chính) Tổng cuộc Dầu hỏa và Khoáng sản của chính quyền Sài Gòn.

    Ông Lê Quang Trung - kỹ sư địa chất, một thành viên đoàn tiếp quản, sau này là Phó tổng giám đốc Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro kể lại: “Tổng cục Địa chất đã quyết định cử một đoàn cán bộ, do ông Nguyễn Ngọc Sớm - kỹ sư địa chất, Đoàn trưởng Đoàn Địa chất 36B, sau này là Phó tổng giám đốc Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro, làm Trưởng đoàn vào Sài Gòn để tiếp quản tài liệu của Tổng cuộc Dầu hỏa và Khoáng sản. Đoàn cán bộ này chia thành hai nhóm. Nhóm do ông Sớm dẫn đầu đi theo đường bộ bằng xe UAZ, còn nhóm gồm ông Trung, bay vào Sài Gòn sáng ngày 5/5/1975 từ sân bay Gia Lâm. Chuyến bay có Thiếu tướng Hoàng Phương - Chính ủy Phòng không - Không quân cùng một số sĩ quan chuyển pháo hoa vào Sài Gòn để đến ngày 15/5/1975, đón Chủ tịch Tôn Đức Thắng và các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước vào Sài Gòn làm lễ mừng chiến thắng trước Dinh Độc Lập.

    Ngày 12/5/1975, sau khi được tướng Trần Văn Trà - Chủ tịch Ủy ban Quân quản Sài Gòn giao nhiệm vụ và giới thiệu đến Tiểu ban Quân quản Địa chất do ông Nguyễn Chánh, ông Bắc và một số anh em người của Đoàn Địa chất B đã tiếp quản Tổng cuộc Dầu hỏa và Khoáng sản tại số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đoàn đã thu thập được hầu như còn nguyên vẹn các tài liệu của các công ty dầu khí làm trước ngày giải phóng Sài Gòn. Tại đây còn có 2 thùng phuy dầu thô lấy từ giếng khoan Bạch Hổ-1X (Lô 09) của Công ty Mobil. Sau khi phân tích, tổng hợp, đánh giá các tài liệu, đoàn làm báo cáo và cuối tháng 7/1975 đoàn ra Hà Nội”.

    Theo hồi ức của ông Ngô Thường San (hiện là Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam): Vào đầu tháng 6/1975, ông Phạm Hùng thay mặt cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam gửi telex cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề nghị cử người vào tiếp quản tài liệu của Tổng cuộc Dầu hỏa và Khoáng sản. Đoàn có 3 người: ông Ngô Thường San (cán bộ của Viện Khoa học Việt Nam), ông Đào Duy Chữ (cán bộ của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước), ông Vũ Trọng Đức (cán bộ của Tổng cục Hóa chất), sau có thêm ông Hồ Đắc Hoài (cán bộ của Tổng cục Địa chất) đã bay vào Sài Gòn để thực hiện nhiệm vụ trên. Ngày 15/6/1975, đoàn đã bay vào Sài Gòn và bắt đầu tiếp quản tài liệu tại Tổng cuộc Dầu hỏa và Khoáng sản. Trong thời gian 3 tháng, đoàn đã tập hợp tất cả các tài liệu thu nhận được từ các công ty, từ Bộ Ngoại giao, Tổng cuộc Dầu hỏa và Khoáng sản của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa và lần đầu tiên làm báo cáo tổng hợp về cấu trúc địa chất, triển vọng dầu khí, đánh giá trữ lượng tiềm năng của thềm lục địa Nam Việt Nam.

    Việc thu thập thông tin, tài liệu về dầu khí có từ thời chính quyền Việt Nam Cộng hòa là rất khẩn trương để kịp thời báo cáo Chính phủ. Việc phát hiện dầu khí ở giếng Dừa-1X và dầu khí có giá trị thương mại ở giếng Bạch Hổ -1X… đã khẳng định thềm lục địa Nam Việt Nam nhất định có dầu và những đánh giá sơ bộ cho thấy tiềm năng dầu khí ở đây là rất lớn. Đây chính là cơ sở để các cơ quan chuyên môn báo cáo lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

    Ngày 20/7/1975, Bộ Chính trị họp lần thứ nhất tại Sài Gòn đã xác định đường lối phát triển ngành dầu mỏ và khí đốt Việt Nam, trong đó đã vạch ra chính sách hợp tác với nước ngoài (quy định những nguyên tắc cơ bản về lựa chọn đối tượng hợp tác, hình thức hợp tác và địa bàn hợp tác). Nội dung hội nghị này đã được tổng kết thành Nghị quyết số 244-NQ/TW của Bộ Chính trị.

    Theo lời kể của ông Lê Văn Cự, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Dầu khí, trong hội nghị này, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Thanh Nghị đọc báo cáo, tham dự có Bộ Chính trị, Trung ương Cục miền Nam, một vài thành viên Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong đó có ông Đinh Đức Thiện. Các ông Nguyễn Văn Biên - Phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Lê Văn Cự - Vụ trưởng Vụ Kỹ thuật Tổng cục Địa chất, Nguyễn Đông Hải - Ủy viên Thường trực Ban Dầu mỏ và Khí đốt Tổng cục Hóa chất cũng được dự họp. Ngày 6/8/1975, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra tuyên bố xúc tiến việc tìm kiếm và khai thác dầu mỏ trên lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam, đồng thời sẵn sàng thảo luận với các chính phủ và các công ty nước ngoài muốn tham gia.

    Ngày 9/8/1975, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 244-NQ/TW về việc triển khai thăm dò dầu khí trên cả nước. Đây là văn bản đầu tiên về dầu khí của Đảng ta, thể hiện sự sáng suốt, tầm nhìn chiến lược, là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam.

    Nghị quyết khẳng định: “Dầu hỏa và khí đốt là nguồn năng lượng quan trọng của tất cả các nước công nghiệp. Ngành công nghiệp lọc dầu và hóa dầu (phân bón, chất dẻo, sợi tổng hợp, dược phẩm, v.v...) là một thành phần cơ bản và tiên tiến của một cơ cấu công nghiệp hiện đại. Sau khi chiến thắng đế quốc Mỹ, cả nước ta bước vào thời kỳ phát triển kinh tế toàn diện; chúng ta phải nhanh chóng tìm ra và khai thác dầu, khí. Dầu hỏa trở thành một vấn đề kinh tế và chính trị có ý nghĩa chiến lược cần được Nhà nước coi là một trọng điểm ưu tiên trong kế hoạch kinh tế tài chính và khoa học kỹ thuật...

    Với kết quả thăm dò tới nay ở cả hai miền, tuy chưa đánh giá được trữ lượng công nghiệp, nhưng đã có thể khẳng định triển vọng dầu mỏ và khí đốt ở nước ta. Cần xác định ngay một chính sách dầu, khí để biến triển vọng này thành hiện thực. Chính sách này phải rất tích cực, đáp ứng được yêu cầu phát triển trước mắt và lâu dài của nước ta, đồng thời phù hợp với vị trí, trình độ kinh tế, khả năng kỹ thuật, quản lý và triển vọng tài nguyên của nước ta.

    Dấu ấn lịch sử

    Ngay sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 244-NQ/TW về việc triển khai thăm dò dầu, khí trên cả nước, ngày 20/8/1975, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phê chuẩn Quyết nghị số 33-QN/QH/K5 thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam.

    Căn cứ vào Nghị quyết và Quyết nghị trên, ngày 3/9/1975, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 170/CP về việc thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam, đánh dấu ngành Dầu khí Việt Nam đã bước sang một trang sử mới, chấm dứt thời kỳ hoạt động của các tổ chức riêng rẽ thuộc Tổng cục Địa chất, Tổng cục Hóa chất… Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam là tổ chức Nhà nước đầu tiên quản lý một ngành kinh tế kỹ thuật thống nhất trong cả nước.

    Ông Phan Minh Bích, nguyên vụ trưởng Vụ kỹ thuật thuộc Tổng cục Dầu khí nhớ lại: “Vào những ngày đầu của Tổng cục Dầu khí, tôi phụ trách kế hoạch - kỹ thuật, ông Công Đức Vãng phụ trách kế toán - tài vụ. Tôi và ông Vãng được rút từ Liên đoàn Địa chất 36 - Tổng cục Địa chất. Ông Nguyễn Đông Hải phụ trách đối ngoại và ông Nguyễn Ngọc Liên phụ trách văn phòng đều được rút từ Tổng cục Hóa chất. Cơ quan Tổng cục Dầu khí lúc đầu đặt tại tầng hầm của trụ sở Tổng cục Hóa chất, sau đó chuyển về nhà số 48 phố Nguyễn Thái Học”.
    [​IMG]
    Tàu khoan Mikhain Mirchin đang thử vỉa tại giếng BH-5 mỏ Bạch Hổ (ngày 24/5/1984)
    Ngày 20/2/1976, Hội nghị Bộ Chính trị, (Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam trình bày Kế hoạch Triển khai thăm dò dầu mỏ và khí đốt) đã kết luận: “Thềm lục địa Nam Việt Nam có triển vọng và quan trọng nhất… Trữ lượng dầu khí có thể thu hồi ít nhất là 1 tỉ tấn, nhiều nhất có thể tới 4-5 tỉ tấn. Vùng trũng Hà Nội: tuy đã có khoan sâu, nhưng địa chất đến đáy Đệ Tam chưa chính xác, đánh giá trữ lượng khó khăn…

    Kết quả GK 61 dự đoán trữ lượng khí tương đương 20-25 triệu tấn dầu thô ở một vài cấu tạo kích thước 15-20km[SUP]2[/SUP]. Triển vọng khí là chủ yếu; Thềm lục địa vùng Bắc Bộ: diện tích triển vọng lớn 3-5 lần vùng trũng Hà Nội; Đồng bằng sông Cửu Long: đang thuê Tổng Công ty Địa Vật lý (CGG) của Pháp làm địa chấn. Ước đoán triển vọng có thể tương tự như vùng trũng Hà Nội hoặc hơn một chút; Vùng trũng Quy Nhơn: theo tài liệu GSI rộng 25-30km, dài hàng trăm kilômét, nước biển sâu 150-1.000m”.

    Trên cơ sở bản Kế hoạch Triển khai thăm dò dầu mỏ và khí đốt, Bộ Chính trị quyết định mục tiêu: Năm 1980-1981, bắt đầu khai thác dầu ở thềm lục địa Nam Việt Nam. Năm 1985, Nhà nước phải có trong tay 15-20 triệu tấn dầu thô.

    Để đảm bảo mục tiêu trên cho phép Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam thảo luận với các công ty nước ngoài trên 8-10 lô ở thềm lục địa Nam Bộ.

    Thực hiện Nghị quyết số 244-NQ/TW, Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam đã cử nhiều đoàn đi nước ngoài để học tập kinh nghiệm làm dầu khí ở biển và bàn quan hệ hợp tác.

    Ông Ngô Thường San, lúc đó là Trưởng phòng Kỹ thuật của Công ty Dầu khí Nam Việt Nam, nhớ lại: “Mùa hè năm 1976, Chính phủ cử đoàn cán bộ của Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam và Văn phòng Phủ Thủ tướng đi thăm Irắc và Côoét để tìm hiểu công nghiệp dầu khí của họ và gặp Quốc vương tìm cách vay vốn đầu tư cho ngành Dầu khí của ta, trong đó có nhà máy lọc dầu. Vào mùa thu năm 1976, cùng lúc đoàn Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam đi Mêhicô do ông Lê Quốc Tuân - Chánh Văn phòng kiêm phụ trách Vụ Kinh tế - Kỹ thuật và Hợp tác quốc tế làm Trưởng đoàn, đoàn đi Pháp do ông Lê Văn Cự - Phó tổng cục trưởng làm Trưởng đoàn và các ông Nguyễn Đông Hải, tôi và ông Vũ Trọng Đức. Đoàn làm việc với các Công ty CFP, ELF - Aquitaine; thăm IFP. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp tiếp chúng tôi ở điện Champ dElysée. Kết quả chuyến đi đặt cơ sở cho việc hợp tác và mua thiết bị thí nghiệm của IFP và đàm phán hợp đồng với ELF - Aquitaine (mặc dù sau này không thành công)”.

    Từ ngày 25/4 đến ngày 3/6/1977, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng đi thăm một số nước Tây Âu như Pháp, Đan Mạch, Na Uy, đã ký nhiều hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa và khoa học - kỹ thuật. Thủ tướng Chính phủ cùng với Bộ trưởng Đinh Đức Thiện đã đi thăm Viện Dầu khí Pháp (trong khoản tiền vay của Chính phủ Pháp, Chính phủ Việt Nam đã dành 22 triệu phờrăng để mua 11 phòng thí nghiệm trang bị cho Viện Dầu khí Việt Nam); ký hiệp định với Nauy để hiện đại hóa kỹ thuật khai thác dầu mỏ ở thềm lục địa Việt Nam.
    Từ ngày 3-10 đến ngày 20/10/1977, Bộ trưởng Đinh Đức Thiện dẫn đầu đoàn khảo sát công nghiệp dầu khí tại Trung Quốc (theo Hiệp định hợp tác khoa học và kỹ thuật giữa Trung Quốc và Việt Nam), rút ra một số nhận định đáng chú ý là: Trung Quốc lấy đường lối tự lực cánh sinh là chính, huy động mọi phương tiện, thiết bị trong nước để làm dầu khí. Ta có cách đi riêng, hợp tác với nước ngoài trên cơ sở bảo vệ chủ quyền và hai bên cùng có lợi, đồng thời thuê thêm dịch vụ để mình tự làm, dần dần tiến tới tự làm hoàn toàn.

    Như vậy có thể thấy ngay từ những ngày đầu sau giải phóng miền Nam, Đảng và Chính phủ không những đã thành lập các tổ chức chuyên sâu về dầu khí, mà còn vạch phương hướng và chỉ đạo từng bước đi rất cụ thể như là một “Tổng công trình sư” của một đề án mang tầm vóc quyết định sự hưng thịnh của một đất nước.

    Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết về việc hợp tác tiến hành thăm dò địa chất và khai thác dầu, khí ở thềm lục địa phía Nam Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được ký tại Điện Kremlin - Mátxcơva ngày 3/7/1980.

    Ngày 19/6/1981 tại Mátxcơva, Phó thủ tướng Chính phủ Việt Nam Trần Quỳnh và Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô K.F. Katusev đã ký “Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết về việc thành lập Xí nghiệp Liên doanh Việt - Xô tiến hành thăm dò địa chất và khai thác dầu, khí ở thềm lục địa phía Nam Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

    Hiệp định được ký kết là một bước ngoặt cho sự phát triển ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam, đặc biệt sau khi các công ty dầu phương Tây, như Deminex, Agip và Bow Valley đã chấm dứt hợp đồng dầu khí và rút khỏi Việt Nam!

    Các nhà lãnh đạo Việt Nam khẳng định đây là một sự kiện lớn thể hiện sự hợp tác trên tinh thần đồng chí anh em giúp Việt Nam vượt qua khó khăn lúc này để phá thế bao vây, cấm vận kinh tế của Mỹ và các thế lực khác do Mỹ ủng hộ chống phá Việt Nam. Sự hợp tác giữa hai nước thời điểm này là rất cần thiết, nhân dân Việt Nam ghi nhớ và biết ơn nhân dân Liên Xô, Chính phủ Liên Xô về sự kiện này.

    Sau khi Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro được thành lập ở Vũng Tàu, hoạt động xây dựng căn cứ trên bờ được đẩy mạnh. Sau 3 năm chuẩn bị, ngày 25/12/1983, tàu Mikhain Mirchin đã khoan giếng thăm dò BH-5 đầu tiên tại mỏ Bạch Hổ và 20 giờ ngày 30/4/1984, đúng 9 năm sau ngày Giải phóng miền Nam, các chuyên gia Việt Nam và Liên Xô trên tàu khoan Mikhain Mirchink phát hiện thấy tầng dầu và 26 ngày sau, 21 giờ ngày 26/5/1984, tầng dầu này được xác định là tầng dầu công nghiệp và ngọn lửa dầu đã bùng cháy trên biển ngoài khơi Vũng Tầu, báo tin vui cho cả nước.

    Ông Đặng Của, với tư cách Vụ trưởng Vụ khoan - Khai thác và Thiết bị dầu khí đồng thời là người trực tiếp giám sát thi công giếng khoan ở mỏ Bạch Hổ, đã ghi lại cảm xúc của mình: “Đời tôi có hai ngày hạnh phúc nhất. Đó là ngày 18/3/1975 (ngày phát hiện ra khí ở Tiền Hải, Thái Bình) và ngày 30/4/1984 (Ngày phát hiện lại dầu khí ở mỏ Bạch Hổ). Khi báo cáo về đất liền, tôi vẫn còn run bởi sự kiện quá lớn, quá trọng đại”.

    Liên tục sau đó mỏ Rồng được phát hiện vào ngày 21/6/1985 và mỏ Đại Hùng được phát hiện vào ngày 18/7/1988, mở ra giai đoạn mới cho sự phát triển của ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam.

    Thấm thoắt đã 38 năm giải phóng miền Nam, giang sơn thu về một mối. Thực hiện mong ước của Bác Hồ, bằng ý chí, nghị lực và trí tuệ, những người tìm lửa đã viết nên trang sử hào hùng của ngành Dầu khí Việt Nam, góp phần xây dựng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trở thành doanh nghiệp Nhà nước hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Nguyễn Tiến Dũng (tổng hợp)
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/5/13
  5. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Mỏ Bạch Hổ

    Bạch Hổ là mỏ dầu lớn nhất trên thềm lục địa nước ta, là nguồn cung cấp dầu chủ yếu cho Việt Nam hiện nay, nằm phía đông nam, cách bờ biển Vũng Tàu 145km. Mỏ có trữ lượng khoảng 300 triệu tấn và được khai thác thương mại từ giữa năm 1986.

    Đơn vị khai thác mỏ này là Xí nghiệp liên doanh Dầu khí Việt-Xô (Vietsovpetro) thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN). Mỗi ngày Vietsovpetro khai thác được từ mỏ này 38.000 tấn dầu thô, chiếm đến 80% sản lượng dầu thô của Việt Nam.
    <center>




    [​IMG]
    Khai thác dầu tại mỏ Bạch Hổ

    Dầu thô Bạch Hổ thuộc loại phẩm chất tốt, dễ lọc, gọi là "dầu ngọt", vì nó chứa ít chất lưu huỳnh, tác hại mài mòn dụng cụ rất thấp, giá bán rất cao trên thị trường quốc tếTừ mỏ này có đường ống dẫn khí đồng hành vào bờ cung cấp cho nhà máy khí hóa lỏng Dinh Cố, nhà máy điện Bà Rịa và Trung tâm điện lực Phú Mỹ cách Vũng Tàu 40 km. Mỏ Bạch Hổ hiện đang khai thác bằng chế độ tự phun, góp phần không nhỏ cho nền kinh tế nước nhà.
    </center>​

    Tuy nhiên, theo thống kê, sau hơn 20 năm, sản lượng dầu thô Bạch Hổ đang giảm mạnh. Năm 2009, sản lượng dầu thô khai thác được vào khoảng 5,4 triệu tấn nhưng con số này chỉ là 3,81 triệu tấn vào năm 2012. Dự kiến, năm 2013 sẽ khai thác khoảng 3,43 triệu tấn dầu thô.

    Mỏ Sư Tử Đen

    Mỏ Sư Tử Đen có độ sâu 52m nước, thuộc lô 15.1 thềm lục địa Việt Nam, trong vùng biển Vũng Tàu. Sư Tử Đen được phát hiện vào tháng 8/2000 và được Công ty Cửu Long JOC đưa vào khai thác từ ngày 20/10/2003.

    Cửu Long JOC là công ty liên doanh điều hành chung tại Việt Nam được thành lập theo hợp đồng Dầu khí lô 15-1 ký ngày 16/9/1998 giữa bên Việt Nam là Tổng công ty Thăm dò - Khai thác Dầu khí (PVEP, thuộc PVN, tỷ lệ 50% cổ phần) với các công ty nước ngoài gồm: Công ty dầu khí ConocoPhillipsCuu Long Limited (UK - 23,25%), Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Hàn Quốc (KNOC - 14,25%), Công ty SK (Hàn Quốc - 9%) và Công ty Geopetrol (Monaco – 3,5%).

    Ước tính sản lượng khai thác ban đầu vào khoảng 60.000 thùng dầu/ngày. Phục vụ việc khai thác mỏ Sư Tử Đen là tàu dầu Cửu Long M/V 9 có sức chứa 1 triệu thùng dầu và có thể xử lý 65.000 thùng dầu/ngày. Sau 1 năm triển khai hoạt động khai thác dầu tại mỏ Sư Tử Đen, Cửu Long JOC đã khai thác được trên 27 triệu thùng dầu thô (tương đương 3,6 triệu tấn) và đạt doanh số xuất khẩu kỷ lục 1 tỷ USD.

    Tuy nhiên theo Cửu Long JOC, sản lượng tại mỏ này hiện chỉ còn 50.000 thùng ngày và mức sản lượng này có thể duy trì trong một hoặc hơn một thập kỉ tới.

    Mỏ Sư Tử Vàng

    Sư Tử Vàng, nằm gần mỏ Sư Tử Đen là mỏ dầu được phát hiện vào ngày 23/10/2001 và được công ty Cửu Long JOC đưa vào khai thác ngày 14/10/2008. Sản lượng khai thác dự kiến là 65.000 thùng dầu/ngày.

    Đây là mỏ dầu lớn thứ 2 của Cửu Long JOC và là mỏ lớn thứ 4 ở Việt Nam. Ngày 19/11/2008, tại Hà Nội, Công ty Cửu Long JOC đã tổ chức lễ đón dòng dầu đầu tiên từ mỏ Sư Tử Vàng.

    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đồng ý mở 2 sân bay trực thăng tại mỏ này để phục vụ cho việc thăm dò và khai thác dầu khí.
    <center>




    [​IMG]
    </center>​
    Mỏ Sư Tử Trắng

    Mỏ Sư Tử Trắng được phát hiện vào ngày 19/11/2003, nằm ở góc Đông Nam lô 15-1 thềm lục địa Việt Nam, ở độ sâu 56m nước, cách đất liền khoảng 62km và cách Vũng Tàu khoảng 135km về phía đông. Theo khảo sát, trữ lượng của mỏ này đạt khoảng 300 triệu thùng dầu thô và 3-4 tỷ m3 hơi đốt.
    Ngày 14/5/2012, tại công trường chế tạo Cảng Hạ lưu PTSC, Công ty Cổ phần Dịch vụ Cơ khí Hàng hải PTSC tổ chức lễ hạ thủy, vận chuyển và lắp đặt khối thượng tầng giàn khai thác Sư Tử Trắng do Công ty Cửu Long JOC là chủ đầu tư.
    Ngày 15/11/2012, Cửu Long JOC đã đón nhận dòng khí đầu tiên của mỏ Sư Tử Vàng. Hiện việc khai thác dầu tại mỏ này đang được tiến hành.

    Mỏ Sư Tử Nâu

    Mỏ Sư Tử Nâu được Công ty Cửu Long JOC công bố phát hiện vào ngày 1/9/2005 tại Lô 15-1 thềm lục địa Việt Nam. Đây là kết quả của giếng khoan thăm dò đầu tiên tại cấu tạo Sư Tử Nâu, được khoan từ ngày 26/7 đến 27/8/2005 và bắt đầu thử vỉa đầu tiên tại móng từ ngày 27/8 đến 1/9.

    Tháng 8/2010, Công ty Cửu Long JOC cho biết phát hiện thấy dầu khí tại tập cát E, tầng Oligocene tại mỏ này. Theo Cửu Long JOC, sau mũi khoan thử vỉa tại tầng móng lẫn tập cát E, dầu đã phun trào tại tập cát E với dòng phun tự nhiên là 3.000 thùng/ngày. Hiện Công ty tiếp tục khoan thẩm lượng xác định trữ lượng của mỏ Sư Tử Nâu và có các quyết định đầu tư giàn khoan để khai thác thương mại. Mặc dù mỏ Sư Tử Nâu đã được phát hiện từ năm 2005 nhưng trong gần 5 năm qua, việc khoan thăm dò tìm dầu khí tại khu vực này vẫn còn hạn chế.

    Mỏ Đại Hùng

    Mỏ Đại Hùng là một mỏ dầu thô và khí đốt đồng hành nằm tại lô số 5-1 ở phía tây bắc bồn trũng Trung Nam Côn Sơn (thềm lục địa Việt Nam) trên vùng biển đông nam biển Đông Việt Nam. Mỏ này được phát hiện vào năm 1988. Vào năm 2006, mỏ Đại Hùng được đánh giá là có trữ lượng dầu khí tại chỗ mức 2P xác suất 50% là 354,6 triệu thùng (tương đương 48,7 triệu tấn) dầu; 34,04 tỷ bộ khối (tương đương 8,482 tỷ m³) khí và 1,48 triệu thùng (tương đương 0,19 triệu tấn) condensate.
    <center>




    [​IMG]
    Giàn khoan trên mỏ Đại Hùng
    Năm 1999, sau khi Petronas Carigali Overseas (Malaysia) rút khỏi Đại Hùng, mỏ này được giao cho Vietsovpetro. Liên doanh đã thành lập xí nghiệp Đại Hùng để tiến hành các công việc khai thác. Năm 2003, Zarabenzheft (Liên bang Nga) là đối tác của PVN trong liên doanh, Vietsovpetro cũng tuyên bố rút lui, PVN được giao tiếp tục đầu tư thăm dò và khai thác mỏ này. Đến đầu năm 2003, sản lượng khai thác được ở mỏ Đại Hùng là 3,327 triệu tấn dầu, 1037 triệu m³ khí đồng hành. (Minh Phương Th)

    </center>​
     
    Last edited by a moderator: 17/11/15
  6. SteelMan

    SteelMan Moderator

    Tham gia ngày:
    9/8/12
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    Trữ lượng dầu của Việt Nam xếp thứ 2 Đông Á

    Theo ước tính của BP Plc., trữ lượng dầu mỏ của Việt Nam vào khoảng 4,4 tỷ thùng – cao thứ hai ở Đông Á và chỉ đứng sau Trung Quốc. Hãng tin Bloomberg dẫn lời một quan chức từ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) cho biết Việt Nam sẽ duy trì được sản lượng ở mức 340.000 thùng/ngày như hiện nay trong một vài năm tới.

    Theo số liệu từ BP Plc., năm ngoái, sản lượng dầu trung bình của Việt Nam đã tăng 10%, lên 348.000 thùng/ngày – cao nhất kể từ năm 2006. Ước tính của BP cho thấy Việt Nam có trữ lượng dầu mỏ vào khoảng 4,4 tỷ thùng – cao thứ hai ở Đông Á và chỉ đứng sau Trung Quốc.

    Ông Lê Ngọc Sơn – trưởng ban khai thác dầu và khí của PetroVietnam – cho biết khoảng 40% sản lượng dầu đến từ các mỏ được vận hành bởi liên doanh Vietsovpetro. Đây là liên doanh giữa PetroVietnam và OAO Zarubezhneft (công ty đến từ nước Nga). Liên doanh này cũng đang khai thác tại mỏ dầu lâu đời nhất Việt Nam là mỏ Bạch Hổ (vốn đã hoạt động kể từ năm 1986).

    Phát biểu trong một cuộc hội thảo ngành được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, ông Sơn cho biết duy trì hoạt động sản xuất ở mức ổn định chính là mục tiêu then chốt. “Trước tiên, chúng tôi cần đưa các mỏ mới vào hoạt động để tăng sản lượng. Sau đó, chúng tôi phải tìm ra cách để thúc đẩy nhân tố phục hồi bằng cách khoan thêm các giếng để cố gắng tìm ra dòng dầu mới từ các mỏ cũ.”

    Hồi tháng 10, Soco International Plc (SIA) – công ty có trụ sở tại London và đang khai thác tại mỏ Tê Giác Trắng – cũng cho biết sản lượng trung bình của 10 tháng đầu năm của mỏ này vào khoảng 45.132 thùng/ngày. Một giếng thăm dò ở mỏ Tê Giác Trắng cũng cho sản lượng vào khoảng hơn 27.600 thùng/ngày.

    Trong một thông báo gửi các nhà đầu tư trên sàn chứng khoán, Ed Story – CEO của Soco – miêu tả đây là “một trong những giếng dầu có sản lượng cao nhất từng được kiểm tra ở Việt Nam”. Giếng này càng giúp tăng thêm khả năng mỏ Tê Giác Trắng có thể đem lại trữ lượng 1 tỷ thùng dầu.

    Sản lượng dầu của Việt Nam đến từ các mỏ ở biển Đông. Ông Sơn nhận định các mỏ được phát hiện gần đây có xu hướng nhỏ hơn và nằm ở các vỉa dầu với điều kiện địa lý và địa chất phức tạp hơn cũng như ở những vùng nước khó tiếp cận hơn.

    Phát biểu tại cuộc hội thảo, David Thompson – phó chủ tịch của công ty nghiên cứu và tư vấn Wood Mackenzie, không ai thực sự biết được liệu có thể tìm thấy dầu và khí ở những vùng nước sâu hơn hay không. Tuy nhiên, đối với Việt Nam thì những vùng nước sâu sẽ mang lại nhiều điều thú vị trong tương lai. Nếu muốn tăng sản lượng, Việt Nam cần triển khai nhiều hoạt động thăm dò ở các vùng nước sâu.
     
  7. SteelMan

    SteelMan Moderator

    Tham gia ngày:
    9/8/12
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    Tổng quan tiềm năng dầu khí Việt Nam
    Theo thống kê của BP, năm 2013 trữ lượng dầu mỏ của Việt Nam chiếm 0,3% tổng số trên toàn thế giới, tăng trung bình hàng năm là 8,5% từ năm 2000 đến năm 2012. Việt Nam có tỷ lệ trữ lượng dầu trên sản lượng (RPR) cao nhất trong số các nước ASEAN và trong Châu Á Thái Bình Dương. So sánh với các nước láng giềng như Thái Lan, Malaysia và Indonesia, Việt Nam có trữ lượng dầu thô chứng minh lớn nhất trong năm 2012 (4.400 triệu thùng). Tuy nhiên, trữ lượng khí tự nhiên chứng minh của Việt Nam đạt chỉ 0.6 nghìn tỷ mét khối, đứng sau Indonesia và Malaysia.

    Tiềm năng dầu khí của Việt Nam nằm chủ yếu ở 7 bể: Cửu Long, Côn Sơn, Sông Hồng, Malay Thổ Chu, bể Phú Khánh, Hoàng Sa và Trường Sa. Năm trong số đó đang hoạt động và hai đang được điều tra thăm dò và trữ lượng (bể Hoàng Sa và Trường Sa). Các bể dầu khí của Việt Nam chủ yếu nằm ở phía Nam Việt Nam và là trầm tích, và có đặc điểm phức tạp. Đặc biệt, hai bể sau ở ngoài khơi Biển Đông nằm trong nước sâu nhất đòi hỏi đầu tư lớn. Bể Cửu Long là nơi đầu tiên được khai thác tại Việt Nam, và được xem là có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất. Tuy nhiên, bể này đã được khai thác trong 23 năm và bây giờ đang có dấu hiệu suy giảm sản lượng. Malay Thổ Chu có nhiều tiềm năng khí đốt hơn, trong khi tiềm năng ở lưu vực Sông Hồng là không đáng kể.

    Bể Cửu Long: Trải rộng trên diện tích 60.000 km2, từ sông Cửu Long ra biển Đông, lưu vực này có tiềm năng dầu khí cao và đã được gần như hoàn toàn phát triển, khai thác hết. Hầu hết các mỏ trong bể này đều có dầu thô và khí ngưng tụ, ngoại trừ các mỏ Sư Tử Trắng và Emerald có chứa khí và khí ngưng tụ.

    Bể Nam Côn Sơn: lưu vực này nằm phía đông nam của bể Cửu Long có diện tích khoảng 160.000 km2. Hầu hết các mỏ trong lưu vực Nam Côn Sơn là những mỏ khí – khí ngưng tụ (với ngoại lệ là mỏ dầu Đại Hùng và Mộc Tinh). Các thành phần chủ yếu là khí mê-tan, với hàm lượng CO2 và lưu huỳnh thấp. Lưu vực hiện có 7 mỏ đang trong giai đoạn sản xuất, Lan Tây, Đại Hùng, Chim Sáo, Thiên Ưng cùng với những mỏ khác là Lan Đỏ, Rồng Đôi/Rồng Đôi Tây. Ngoài ra, có một số mỏ khá tiềm năng đang trong giai đoạn đánh giá như Thanh Long, Hải Âu.

    Bể Malay-Thổ Chu: Nằm ở phía tây nam của thềm lục địa của Việt Nam, trong vịnh Thái Lan, hoạt động thăm dò dầu khí trong khu vực này bắt đầu trong những năm 1990. Lưu vực bao phủ một diện tích khoảng 40 km2, có trữ lượng tiềm năng từ 300-400 triệu tấn dầu quy đổi. Đa số khí khai thác được ở khu vực có mật độ khí metan và CO2 cao. Hiện nay, chỉ có lô PM3-CAA trong khu vực lãnh thổ chung của Việt Nam và Malaysia đã được phát triển từ năm 2003, đã cung cấp dòng khí đầu tiên đến Cà Mau vào tháng Tư năm 2007.

    Bể Sông Hồng: nằm ở gần khu vực Hà Nội đi qua Vịnh Bắc Bộ và thềm lục địa miền Trung. Hiện nay, chỉ có mỏ khí Tiền Hải C là tiến gần đến giai đoạn sản xuất. Mỏ này có trữ lượng thu hồi là 0.6 tỷ m3, và mức sản lượng dự kiến 8-10 triệu m3/năm.

    Bể Phú Khánh, Tư Chính và Vũng Mây: các bể này nằm trong vùng nước sâu của phần phía nam của biển Đông và được ước tính có trữ lượng lớn khoảng 1.450 tấn dầu quy đổi. Tuy nhiên, cho tới nay, chỉ mới một vài hoạt động thăm dò tối thiểu đã được thực hiện trong khu vực này.

    Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: lưu vực đảo Hoàng Sa, nằm gần trung tâm của biển Đông và được bao quanh bởi lãnh hải Việt Nam (Đà Nẵng) và Phi Luật Tân (đảo Lucon), có tổng diện tích khoảng 50.000 km2. Quần đảo Trường Sa nằm về phía Đông Bắc biển Đông. Tổng diện tích khảo sát khoảng 190.000 km2. Lưu vực quần đảo Hoàng Sa là một nguồn cung khí tiềm năng với trữ lượng tại chỗ ước tính là 340 tỷ m3, và phục hồi tiềm năng của 198 tỷ m3. Lưu vực quần đảo Trường Sa được ước tính có trữ lượng dầu đáng kể, nhưng các hoạt động thám hiểm và thăm dò địa chất được xúc tiến với tốc độ chậm do các tính chất phức tạp về mặt địa chính trị của khu vực.

    Việt Nam có 7 loại dầu thô được sản xuất từ các mỏ dầu khác nhau: Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông, BungaKekwa/Cái Nước và Sư Tử Đen. Nhìn chung, tất cả 7 loại dầu có chất lượng tốt, cao hơn so với tiêu chuẩn Brent trên thị trường thế giới. Dầu thô của Việt Nam chủ yếu là loại ngọt nhẹ, với mật độ 380 đến 402 tỷ trọng API (tỷ trọng Viện Dầu khí Mỹ) và hàm lượng lưu huỳnh thấp (0,03-0,09%), bán được với giá cao trên thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, dầu thô Việt sản xuất gần đây bị giảm giá trị do chứa hàm lượng thủy ngân cao.

    Khí đốt tự nhiên tại Việt Nam hiện đang được khai thác từ 20 mỏ trong ba lưu vực như Cửu Long, Nam Côn Sơn và Malay Thổ Chu. Theo số liệu năm 2012, Việt Nam có khoảng 12.6 nghìn tỷ feet (TCF) khối trong tổng dự trữ khí đốt tự nhiên chứng minh và có khả năng có 23.1 TCF trữ lượng khí đốt, trong đó chủ yếu được chứa ở bể Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay - Thổ Chu và Sông Hồng. Ước tính còn có 10.5 TCF tiềm năng khí đốt trong bể Sông Hồng chưa được phát triển. Hàm lượng CO2 cao của dòng khí đã tăng chi phí phát triển dự kiến và trì hoãn khai thác khí trong bể này. Mỏ khí Lô B-Ô Môn của bể Malay-Thổ Chu, được điều hành bởi Chevron, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2015 với công suất cung cấp khí lượng khí đốt vào khoảng 250 tỷ mét khối /năm để bù đắp cho cạn kiệt nguồn cung cấp khí đốt từ các mỏ khí Bạch Hổ.

    Ngoài ra, Việt Nam được ước tính có tiềm năng khí methane trong tầng than đá (CBM) khoảng 14,1 TCF. Khu vực có tiềm năng CBM cao là lưu vực Sông Hồng, hàm lượng khí dự trữ CBM trải rộng trên một diện tích 3.500 km2, ước tính khoảng 6-10 TCF - Quảng Yên - nằm ở phía đông bắc Việt Nam với diện tích khoảng 5.000 km2. Lưu vực được ước tính có 5 tỷ tấn CBM.
     
  8. panda

    panda New Member

    Tham gia ngày:
    26/4/13
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3

Chia sẻ trang này