Sản xuất điện bằng thảm sóng cơ khí ngầm dưới biển

Thảo luận trong 'Công trình Bể cảng, đê chắn sóng, bảo vệ bờ' bắt đầu bởi kythuatbien, 5/4/14.

  1. kythuatbien

    kythuatbien Moderators

    Tham gia ngày:
    16/5/12
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Suốt 5 năm qua, giáo sư Peza Alam cùng một nhóm nhà khoa học ở Đại học California, Berkeley, đã nghiên cứu thành công phương pháp chế tạo một chiếc thảm sóng cơ khí đặt ngầm dưới đáy biển để sản xuất điện. Đây là thiết bị thu năng lượng tự nhiên của đại dương, mà về lý thuyết, có hiệu quả 100% so với 10-20% hiệu quả của năng lượng mặt trời.
    Theo giáo sư Peza Alam, trung bình mỗi mét vuông bề mặt trái đất chỉ nhận được 300-400wat bức xạ mặt trời, trong khi sóng đánh trên một diện tích tương đương ở ven bờ California, Mỹ, có thể tạo ra 45 kilowat năng lượng. Ông giải thích, nếu muốn sản xuất được một lượng năng lượng như vậy thì cần 150 mét vuông pin năng lượng mặt trời. Chỉ cần 10 mét bờ biển California cũng sản sinh ra một lượng điện tương đương với các tấm pin mặt trời rộng cỡ một sân vận động.Nhóm nghiên cứu trên đã thiết kế một bể thử nghiệm 2m và thí nghiệm thành công với nguyên mẫu thảm sóng bằng cao su. Trên thực tế, sóng biển chạy theo nhiều hướng và cao su có thể bị nước muối làm rách. Vì vậy, các nhà khoa học phải thiết kế một bể 3m và thay thế cao su bằng silic hoặc các vật liệu composite.Alam không phải là nhà khoa học đầu tiên mơ ước tận dụng năng lượng của sóng biển. Song khác với các nhà máy sản xuất điện nhờ sóng biển, thiết bị của ông có những ưu thế vượt trội. Thiết bị không nổi trên bề mặt biển mà đặt ngầm dưới nước.Thứ nhất, tàu bè vẫn hoạt động bình thường mà không lo bị cản trở.Thứ hai, khi xảy ra bão tố không cần phải ngừng hoạt động.Khi bão tố, các tuabin gió và nhà máy nổi trên mặt biển có thể bị phá hủy, trong khi thảm ngầm vẫn an toàn. Nhóm của giáo sư Alam sẽ lắp đặt một thảm thực sự ở đại dương trong năm 2016 với hy vọng trong vòng 10 năm, giá điện do thảm ngầm sản xuất ra có thể cạnh tranh với giá điện hiện nay ở Mỹ, cỡ gần 10 xu một kilowatt/giờ.
    Theo Hội HDH
     
  2. nangluongtaitao

    nangluongtaitao New Member

    Tham gia ngày:
    31/3/14
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    phương pháp nào cũng có cái giá phải trả để lấy được cái mình cần.
    phương pháp này củng phải có cái neo ở đáy biển và vấn đề bồi lấp cát vv và vấn đề bảo dưỡng thay thế các thiết bị dưới nước sẽ là bài toán khó cho các nhà phát minh .
     
  3. DocCoCauBai

    DocCoCauBai Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    22/1/13
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    So với cách lấy điện từ sóng biển và siêu dự án như topic trước, rõ ràng đơn giản và hiệu quả hơn nhiều
    Đã là môi trường biển thì việc bảo vệ vật liệu trên hoặc dưới mặt nước gần như là tốn kém tương đương
    Khắc phục hiện tượng bồi lấp cát bằng cách xây dựng các tuyến đê ngăn dòng là việc mà rất nhiều khu cảng đã áp dụng
    Rất mỏng triển khai sớm, dù là cách này hay cách khác, cứ phải làm thử và thực tế sẽ chứng minh
    Cheer!
     
  4. kythuatbien

    kythuatbien Moderators

    Tham gia ngày:
    16/5/12
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Trên thế giới đang ngày càng có rất nhiều phát minh, sáng chế ứng dụng công nghệ vào khai thác năng lượng sóng biển.

    Hầu hết những công bố hiện nay thường đã trải qua các cuộc thử nghiệm hoặc dự án thí điểm, hoặc đã sản xuất rộng khắp.

    Dù bằng cách nào đi chăng nữa vẫn cần sự đầu tư nghiên cứu đánh giá hết sức kỹ lưỡng mới đưa ra thực tế được.

    Khi thiết kế các nhà sáng chế đã cố gắng không để xảy ra hiện tượng bẫy cát trong khu vực thiết bị, tuy vậy không tránh khỏi hiện tượng này, nhưng thường không nhiều, và đáng kể.Nói cách khác vấn đề bồi lấp lại tùy thuộc nhiều vào kết cấu, vị trí mà thiết bị định vị.
    Sự khó khăn nhất hiện nay là vấn đề bảo trì, bảo dưỡng thiết bị để nó vận hành hết công suất, trơn tru trong thời gian dài khi vận hành khai thác.

    Chi phí thi công, vận hành những công nghệ này rất tốn kém, nhưng các nước vẫn muốn phát triển nó bởi đó là 1 trong những nguồn năng lượng tuyệt vời nhất có thể khai thác trên biển, khi việc khai thác năng lượng trên đất liền đang ngày một hạn chế và khó.

    Cần hơn nữa sự đóng góp cho những ý tưởng, phát mình đặc biệt từ Việt Nam.
     

Chia sẻ trang này