Qui hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí 2015-2025

Thảo luận trong 'Tìm hiểu về Ngành' bắt đầu bởi SteelMan, 31/5/15.

  1. SteelMan

    SteelMan Moderator

    Tham gia ngày:
    9/8/12
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    Định hướng phát triển

    a) Tìm kiếm thăm dò và khai thác khí trong nước

    Các hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác khí trong nước thực hiện theo Quyết định số 223/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành dầu khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2025

    .
    b) Hệ thống đường ống thu gom khí

    - Giai đoạn đến năm 2015

    Khu vực bể Cửu Long: phát triển các hệ thống đường ống thu gom khí tự nhiên/đồng hành từ các mỏ Rồng, Đồi Mồi, Tê Giác Trắng, Hải Sư Đen, Hải Sư Trắng, kết nối với giàn khí nén trung tâm của mỏ Bạch Hổ; đường ống kết nối mỏ Sư Tử Trắng với giàn khai thác khí mỏ Sư Tử Vàng, dự kiến công suất khoảng 1,5 tỷ m[SUP]3[/SUP]/năm. Khí tự nhiên/đồng hành thuộc khu vực Lô 01
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/9/15
  2. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    [h=1]Phát triển hạ tầng công nghiệp khí khu vực Đông Nam Bộ[/h](Petrotimes) – Ngày 5/6, tại trụ sở Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS), lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các Ban chuyên môn đã có buổi làm việc với các đơn vị liên quan gồm: PV GAS, Vietsovpetro, PVE, PVEP về một số vấn đề trong phát triển hạ tầng công nghiệp khí tại khu vực Đông Nam Bộ.

    Buổi làm việc dưới sự chủ trì của Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Nguyễn Vũ Trường Sơn.

    Tại đây, các thành viên tham gia đã thảo luận về nhiều vấn đề liên quan đến việc xây dựng các phương án phát triển hạ tầng khí tại khu vực Đông Nam Bộ như: Kế hoạch triển khai giai đoạn 2 Dự án Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 (NCS2) và phương án thu gom khí Sư Tử Trắng; Nghiên cứu khả thi Dự án Nâng công suất nén Lô 09-1 cho Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro nhằm vận chuyển tối đa khí từ các mỏ thuộc bể Cửu Long, có tính đến phương án thu gom khí Sư Tử Trắng;…
    [​IMG]Thảo luận về phát triển hạ tầng công nghiệp khí khu vực Đông Nam Bộ

    Trong đó, Dự án Đường ống dẫn khí NCS2 là dự án chiến lược của Tập đoàn, tạo cơ sở hạ tầng phát triển công nghiệp khí cho toàn bộ khu vực Đông Nam Bộ. Và đường ống NCS2 giai đoạn 2 được xây dựng sẽ phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật thu gom và vận chuyển khí khu vực Đông Nam Bộ, kích thích sự phát triển thăm dò và khai thác khu vực nước sâu bể Nam Côn Sơn và Tư Chính – Vũng Mây.

    Theo kế hoạch hiện tại, mỏ khí Sư Tử Trắng sẽ phát triển toàn mỏ và đưa vào vận hành vào năm 2018, mỏ Sao Vàng, Đại Nguyệt đưa vào hoạt động sau năm 2019 với sản lượng khí khai thác vượt xa công suất đường ống Bạch Hổ - Long Hải và đường ống NCS2 giai đoạn 1. Do đó, cần thiết phải đầu tư giai đoạn 2 Dự án NCS2 để đảm bảo nhu cầu vận chuyển, xử lý khí Sư Tử Trắng, Sao Vàng, Đại Nguyệt và các mỏ tiềm năng khác về bờ từ năm 2018, đồng thời hoàn chỉnh mục tiêu chiến lược của dự án NCS2 đã được Tập đoàn phê duyệt.

    Sau khi nghe ý kiến thảo luận về các vấn đề liên quan, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Nguyễn Vũ Trường Sơn nhận định: Đường ống Bạch Hổ - Dinh Cố đã có thời gian hoạt động 20 năm và hiện đã xuống cấp, khó có thể hoạt động đến năm 2025. Do đó, quan trọng của việc xây dựng hệ thống đường ống tương lai là phải tính đến vai trò thay thế Bạch Hổ - Dinh Cố.
    Bên cạnh đó, các phương án đưa ra về mặt kỹ thuật, công suất, thương mại… phải đảm bảo việc cung cấp nguồn khí ổn định, lâu dài cho khu vực Đông Nam Bộ và ổn định hoạt động của PV GAS trong ít nhất 20 năm. Và điều quan trọng, các phương án đưa ra phải xuất phát từ nguyên tắc cung - cầu, đảm bảo cung và cầu phù hợp với nhau. Đó là những yếu tố quan trọng để tính toán, quyết định phương án phát triển hạ tầng công nghiệp khí tại khu vực Đông Nam Bộ.

    Được biết, sau buổi làm việc này, Tập đoàn và các đơn vị liên quan sẽ tiếp tục nghiên cứu, thảo luận để hoàn chỉnh các phương án phát triển hạ tầng công nghiệp khí tại khu vực Đông Nam Bộ.
    Mai Phương (Năng lượng Mới)
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/9/15
  3. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    [h=1]Điều chỉnh đề án tái cơ cấu PVN giai đoạn 2012-2015[/h]
    Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định điều chỉnh, bổ sung Đề án “Tái cơ cấu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) giai đoạn 2012- 2015”.
    Theo Quyết định, từ năm 2015 đến hết năm 2017, thực hiện chuyển nhượng phần vốn góp của PVN và chuyển đổi Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn thành Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, PVN nắm giữ 51% vốn điều lệ hoặc cổ phần hóa Công ty, PVN nắm giữ tối thiểu 65% vốn điều lệ.

    Cũng trong thời gian này, sẽ tiến hành thoái vốn của PVN tại Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) xuống còn 36% vốn điều lệ của PVC.

    Bên cạnh đó, thực hiện điều chỉnh tỷ lệ vốn của PVN nắm giữ tại Tổng công ty cổ phần Vận tải dầu khí lên 51% và điều chỉnh nâng tỷ lệ vốn của PVN tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Hóa dầu Long Sơn (LSP) lên 29%.
    PVN tiếp tục nắm giữ 25,34% vốn điều lệ của Tổng công ty cổ phần Dịch vụ tổng hợp dầu khí.

    Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu PVN nghiên cứu việc tổ chức lại tất cả các đơn vị đóng mới, sửa chữa phương tiện nổi trong Tập đoàn để đề xuất mô hình tổ chức phù hợp, tối ưu hóa sử dụng các nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động và tránh cạnh tranh nội bộ.

    Đồng thời, PVN báo cáo Thủ tướng Chính phủ cụ thể về doanh nghiệp cấp IV cần tạm thời duy trì, ngành nghề kinh doanh, tình hình hoạt động, và lý do cần tạm thời duy trì là doanh nghiệp cấp IV của Tập đoàn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/9/15
  4. BigCrab

    BigCrab Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    14/11/12
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Các bác bên GAS và Floating Structure vẫn còn nhiều việc để làm lắm
     

Chia sẻ trang này