Quản lý dự án - Kinh tế hay kỹ thuật?

Thảo luận trong 'QLDA CTB – MANAGEMENT OFFSHORE PROJECT' bắt đầu bởi SteelMan, 29/10/12.

  1. SteelMan

    SteelMan Moderator

    Tham gia ngày:
    9/8/12
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    Quản lý dự án - Kinh tế hay kỹ thuật?

    Nhiều bạn trẻ, nhất là các bạn sinh viên thường hay hỏi: Để trở thành Giám đốc dự án (Project Manager), phải học chuyên ngành Kinh tế hay Kỹ thuật?

    Để giải thích câu hỏi này, trước hết phải tìm hiểu sơ qua về chương trình đào tạo Kinh tế và Kỹ thuật ở các Trường Đại học và nội dung công việc của Giám đốc dự án.

    Chương trình đào tạo cử nhân Kinh tế (Economic Bachelor - E) sẽ cung cấp các kiến thức chung về kinh tế (kinh tế vĩ mô, vi mô), kiến thức về các lĩnh vực quản trị kinh doanh, marketing, kế toán tài chính, quản trị nhân sự, pháp luật… Tùy theo chuyên ngành đăng ký, sinh viên sẽ được đào tạo kỹ hơn các kiến thức về lĩnh vực chuyên ngành đó như: Quản trị kinh doanh, Marketing, Kế toán, Tài chính, Ngân hàng, Quản trị nhân sự…. Ngoài ra, đối với một số chuyên ngành kinh tế đặc biệt, sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức về kỹ thuật của ngành như: Xây dựng, giao thông, công nghiệp, thương nghiệp…

    Chương trình đào tạo kỹ sư Kỹ thuật (Technical Engineer - T) cung cấp cho sinh viên kiến thức về kỹ thuật chuyên ngành (Kết cấu, chế tạo máy, điện, điện tử, công nghệ thông tin). Ngoài ra sinh viên cũng sẽ được đào tạo thêm kiến thức về kinh tế chuyên ngành đó.

    (Do mình học Đại học cũng đã khá lâu rồi nên một số nội dung chương trình có thể thay đổi).

    Về Dự án có nhiều khái niệm khác nhau, nhưng nói một cách vắn tắt, dễ hiểu đó là một tập hợp các công việc có thời hạn được thực hiện để tạo ra sản phẩm, dịch vụ nhất định.

    Quản lý dự án là việc tổ chức, quản lý, sử dụng các kỹ năng, kiến thức, công cụ, nguồn lực theo những quy trình nhằm thỏa mãn yêu cầu dự án với các ràng buộc cụ thể về thời gian, chi phí và yêu cầu.

    Giám đốc dự án là người chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai dự án đạt nhằm được các mục tiêu đề ra.

    Đối với dự án nhỏ như xây dựng một ngôi nhà, sửa chữa một thiết bị, phương tiện chỉ cần một người thợ hay một kỹ sư là có thể quản lý được toàn bộ quá trình dự án. Tuy nhiên để xây dựng một dự án lớn như một khu đô thị, xây dựng một nhà máy lọc dầu, một tuyến tàu điện,…một kỹ sư khó có thể đảm nhận. Ở đây cần đến vai trò của người quản trị, điều hành, tổ chức các hoạt động đảm bảo nhịp nhàng nhằm đạt mục tiêu dự án đề ra, vì vậy ngoài kiến thức kỹ thuật, cần đến các kiến thức kinh tế, quản trị, phân tích, pháp lý… thường được các Trường Đại học cung cấp cho sinh viên Kinh tế nhiều hơn.

    Khi chi phí đầu tư dự án (Cost) càng lớn, yêu cầu kiến thức, kỹ năng quản trị - kinh tế (E) càng lớn và ngược lại, yêu cầu kiến thức, kỹ năng về kỹ thuật (T) sẽ càng giảm (xem đồ thị).

    [​IMG]

    Tuy nhiên, kiến thức và kỹ năng được đào tạo trong nhà trường hiện nay khó đáp ứng được yêu cầu của chức danh công việc Giám đốc dự án. Các bạn phải tự học, bổ sung kiến thức ở nhiều lĩnh vực và phải trải nghiệm thực tế ở trong các đội/ban quản lý dự án (Project team) một thời gian nhất định mới có thể tự tin đảm nhận công việc này.

    Theo chương trình đào tạo Giám đốc dự án của Học viện Quản lý Dự án Hoa Kỳ (PMI), có 42 quy trình thuộc 5 nhóm quy trình, 9 lĩnh vực kiến thức và 517 đầu vào, đầu ra và công cụ kỹ thuật. 05 nhóm quy trình quản lý dự án là: Thiết lập (Initiating), Kế hoạch (Planning), Thực thi (Executing), Kiểm soát (Monitoring & Controlling) và Kết thúc (Closing). 09 lĩnh vực kiến thức giám đốc dự án cần phải nắm: Tích hợp (Intergration), Yêu cầu (Scope), Thời gian (Time), Chi phí (Cost), Chất lượng (Quality), Nguồn nhân lực (Human Resources), Truyền thông (Communications), Rủi ro (Risk) và Đấu thầu (Procurement). Trong đó lĩnh vực Tích hợp có vị trí quan trọng nhất trong vai trò, nhiệm vụ của Giám đốc Dự án.

    So sánh các yêu cầu trên với chương trình đào tạo cử nhân kinh tế hoặc kỹ sư kỹ thuật ở các trường Đại học, sinh viên sau khi ra trường còn thiếu rất nhiều mảng kiến thức liên quan đến quản lý, cả phần kỹ năng mềm nên cần phải học hỏi nhiều kiến thức khác ngoài chương trình học mới có thể đảm nhận được chức danh này.

    Ngoài kiến thức, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng quản lý dự án là những kỹ năng cốt lõi không thể thiếu đối với một giám đốc dự án chuyên nghiệp.

    Kỹ năng quản lý sẽ giúp Giám đốc dự án tạo ra khung sườn, chính sách, thủ tục, quy định, quy trình, phương pháp để tiến hành công việc và sắp xếp, phân bố, lập kế hoạch, tổng hợp, thực hiện các công việc để đạt được mục tiêu.

    Kỹ năng lãnh đạo sẽ thúc đẩy, động viên, tạo tâm lý tích cực để những người tham gia phát huy hiệu quả, và tạo ra quan hệ tốt giữa các bên cộng tác, ngăn ngừa những sự cố do thái độ, hành vi, đạo đức, giá trị, giao tiếp, xung đột,.. giữa con người gây nên, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức.

    Phát triển kỹ năng lãnh đạo đồng nghĩa với việc hoàn thiện theo chiều hướng tốt các đặc điểm, hành vi, giá trị, đạo đức, quan điểm của bản thân; hiểu rõ hơn về đặc điểm, hành vi, giá trị, đạo đức, quan điểm của những người cộng tác; hiểu rõ hơn về giao tiếp, xử lý xung đột, quyền lực, quan hệ, đàm phán nhằm tạo ra sự tương tác, ảnh hưởng tốt mang lại hiệu quả cho công việc.

    Kỹ năng quản lý và lãnh đạo không chỉ là khoa học mà còn là một nghệ thuật, nó không chỉ được đào tạo qua các lớp học mà có, mà còn phụ thuộc vào năng khiếu, môi trường sống, học tập từ nhỏ của từng bản thân mỗi người.
    Tg: Trần Hữu Ủy.
     
  2. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Hiện nay Ở Việt Nam đã có một vài trường đại học bắt đầu chú ý đào tạo mảng Quản lý dự án, một số trường chương trình, nội dung hay thiết thực: học viện AIT của Thái Lan, RMIT, hay theo chuẩn PMI, hy vọng trong tương lại sẽ có nhiều Giám đốc dự án giỏi???

    Xem thêm: http://offshore.vn/threads/766?iang-vien-quan-ly-du-an-dau-khi
     
    Last edited by a moderator: 16/11/15
  3. anhthoichoem

    anhthoichoem Member

    Tham gia ngày:
    14/1/13
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Sự thật không thể phủ nhận là trong lĩnh vực hẹp như dầu khí thì đa số project manager đều ít nhiều có background là kỹ thuật. ^^
     

Chia sẻ trang này