Quản lý dự án dầu khí

Thảo luận trong 'QLDA CTB – MANAGEMENT OFFSHORE PROJECT' bắt đầu bởi NoName, 28/7/12.

  1. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Quản lý dự án dầu khí, chúng ta có thể đảm nhận?

    Đối với các dự án lớn liên quan/liên doanh đến nước ngoài chúng ta đều cần phải thuê chuyên gia Quản lý dự án nước ngoài, rất rất ít người Việt Nam/ kỹ sư CTB có thể đảm đương hoặc được giao đảm nhận trọng trách này. Vì sao? qua kinh nghiệm mấy năm làm dự án, tiếp xúc với chức danh quản lý trong và nước ngoài, cá nhân tôi nhân thấy một số trở ngại sau:

    1. Chúng ta chưa đủ trình độ/kinh nghiệm hiểu biết hết toàn bộ các khía cạnh liên quan đến dự án, không có cơ hội để thử thách/học hỏi.

    2. Chúng ta không được đào tạo chính qui về quản lý dự án (ví dụ theo chuẩn PMI hoặc ISO).

    3. Chúng ta làm việc chưa chuyên nghiệp - chưa khoa học, có lẽ do ảnh hưởng của văn hóa việt.

    4. Từng cá nhân có thể giỏi nhưng làm việc đội nhóm rất yếu - không phát huy được sức mạnh tất thể, do cái tôi của từng cá nhân quá lớn.

    5. Tiếng anh quá kém, là rào cản lớn trong những cuộc họp đàm phán thương mại - kỹ thuật/ họp trực tuyến về yêu cầu kỹ thuật, quản lý, điều hành dự án.

    Các dự án thành công chưa cao (chậm tiến độ, vượt ngân sách, .....) đều do quản lý dự án yếu (trừ các điều kiện khách quan như chính sách nhà nước, cơ cấu tổ chức...).

    Vậy chúng ta làm gì? hiện tại bản thân tôi cũng đang suy nghĩ để tìm hiểu và cách khắc phục, các anh chị có cao kiến gì không? Xin mời các anh, chị em Công trình biển vào mạn bàn về lĩnh vực này cho xôm vụ.

    Thân.,
     
  2. o0o

    o0o Member

    Tham gia ngày:
    7/6/12
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Dear Noname,
    Mister có vẻ sính ngoại nhảy :p, không biết là mister "tiếp xúc với chức danh quản lý trong và nước ngoài" được bao lâu và ở mức nào?
    Các dự án ở ta đều có thuê (nhiều hay ít) một số " ông Tây" vào thực hiện dự án vấn đề không phải là do đội quản lý dự án/ đội thực hiện dự án của VN không làm được hoặc yếu kém nên cần thuê người nước ngoài mà vấn đề là ở định mức của dự án. Nếu bạn quen ai làm quản lý các dự án dk thì hỏi trực tiếp tại sao trong các dự án đều thuê một vài người nước ngoài gọi là chuyên gia - expert thì sẽ rõ ;).

    Còn ở quốc gia nào trên thế giới cũng thế thôi, người ta có nhiều trình độ nhiều level để thực hiên công việc ở mức khác nhau, bạn không thể nói ở Mỹ là tất cả các dự án người ta làm đều tốt đều đúng tiến độ, đều chuyên nghiệp còn ở VN thì tất cả đều yếu kém. Đọc cái mục từ 1 tới 5 của bạn mà tôi thấy phì cười! Sao bạn không nhìn nhận cho khách quan một chút là các dự án như DH2, BD1... ở VN quản lý và thực hiện rất tốt đó thôi???
     
  3. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Hi o0o, Trong bài viết của tôi không hề đề cập đến việc yêu thích/hay sính ngoại, mà là đưa ra ý kiến cái nhân về đánh giá xem chúng ta có khả năng quản lý dự án dầu khí tốt không? có đảm đương được vị trí cao trong việc quản lý dự án dầu khí - đặc biệt là các dự án lớn, có liên quan đến yếu tố nước ngoài. Điểm yếu là gì? từ đó khắc phục mà nâng cao trình độ, kỹ năng giành lấy vị trí đang phải thuê nước ngoài.
    Thời gian "tiếp xúc" bao lâu à? khoảng 10 năm có lẻ, từ vị trí kỹ sư dự án đến cao nhất là giám đốc dự án.

    Không biết bạn biết gì về định mức dự án? và tại sao lại phải dành ngăn sách dự án để đi thuê nước ngoài? theo tôi thì thường thế này:
    1. Trong giai đoạn đấu thầu
    + trên cơ sở đề xuất sơ đồ tổ chức quản lý/thực hiện dự án,
    + trên cở sở năng lực kinh nghiệm của tổ chức tham gia đấu thầu,
    + mức độ phức tạp của dự án,
    + Để chứng minh tổ chức có thể thực hiện dự án thành công
    Mà đối với các vị trí key trong sơ đồ tổ chức thực hiện dự án phải đưa vào các nhân sự có trình độ, năng lực, từng đảm nhiệm vị trí tương đương trong dự án tương tự, và nếu nhân lực cty không đủ khả năng thì phải thuê các chuyên gia nước ngoài đảm nhiệm.

    2. Trong quá trình thực hiện dự án:
    Nếu nhân lực cty không đảm nhận được thì cần phải thuê chuyên gia nước ngoài hỗ trợ, đưa người việt vào làm cùng để học hỏi và thay thế trong tương lai gần.

    Nếu cty đã có năng lực thì cần gì phải thuê chuyên gia với mức lương gấp 10-20 lần??? tốn ngân sách dự án.

    Tôi hiểu ý bạn đề cập ở trên, đối với một số dự án do cty trong ngành thực hiện ( thường được chỉ định thầu) chủ đầu tư không tin tưởng vào khả năng thực sự của đối tác vì vậy yêu cầu các vị trí chủ chốt phải thuê chuyên gia nước ngoài. Một số vị trí trong một vài dự án người Việt cũng có thể đã đảm nhiệm được nhưng vẫn cần có "tây" để hỗ trợ hoặc chịu trách nhiệm hoặc đối phó.....

    Đồng ý với bạn là không phải người Mỹ hay người nước ngoài nào đều cũng giỏi và họ quản lý dự án nào cũng thành công, vấn đề mà tôi đề cập ở đây khả năng quản lý dự án của người chúng ta thôi, ngay trên sân nhà (giá nhân lực rẻ hơn nhiều) mà ta đã thua thì sao mà vươn ra ngoài khu vực và thế giới được.

    Sao bạn phì cười về 5 điểm tôi đề cập ở trên???? nói hơi quá một tí khi nào rảnh mời các "xếp" CTB nhà ta tranh luận thêm thử xem?

    Về dự án Đại Hùng-02 và Biển Đông 01 chắc là để các anh em làm trực tiếp , hoặc khi nào có thời gian tôi sẽ nói cho bạn nắm thêm thông tin.
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/12/12
  4. o0o

    o0o Member

    Tham gia ngày:
    7/6/12
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Hi bác Noname,
    Trong các mục từ 1 tới 5 mà bác nêu ra thì 100% đối với người việt là "chưa" và " không" thế hóa ra người Việt thấp kém ăn hại vậy hả bác?!
    Vấn đề cơ bản nhất khiến các dự án dk đều có thuê một hai ông "mũi lõ" là do: Dự án triển khai có khoản (định mức) thuê chuyên gia thì cứ thuê cho đầy đủ ban bệ trong sơ đồ chart thôi (còn về làm gì tính sau:), thậm chí là về chỉ để ngồi chơi và đi họp!) còn thực hiên chính vẫn là người Việt. Tôi có thể khẳng định là có hay không có mấy ông Tây đó thì dự án vẫn tiến hành bình thường và chẳng ảnh hưởng gì tới kết quả của dự án.
    Một lý do sâu xa khác khiến trong dự án cần thuê chuyên gia là do: Ở Việt nam khó có thể tìm đâu ra một chuyên gia quản lý công việc trực tiếp mà đạt đến độ tuổi (kinh nghiệm) như chủ đầu tư yêu cầu. Lý do là vì ở ta làm kỹ thuật khoảng 7-10 năm trở lên là phải ngó nghiêng lên chức này chức kia trong cơ cấu rồi và không chịu làm kỹ thuật nữa (do đặc điểm ở ta thôi). Đấy như bác Noname giới thiệu đó, bác làm 10 năm mà đã lên Giám đốc dự án rồi, trong khi ở các cty lớn như Saipem, McDemott... cỡ như supperintendent là già tóc bạc rồi, hay là có những ông ở đó làm Engineer cả vài chục năm và ngồi tính toán vẽ Cad như thường nhé! Tôi nói thật nếu ở xã hội khác thì 10 năm chưa chắc đã nổi vị trí Supperintendent cho các dự án dầu khí! Đấy là lý do tại sao khi yêu cầu vị trí này vị trí kia cần có 30,35 năm kinh nghiệm thì tốt nhất là thuê một ông Tây có số năm như yêu cầu vào ngồi đó cho đủ bộ.
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/7/12
  5. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Mr. o0o đính chính lại nhé: tôi không nói là 100% người việt chưa/không đạt nhỉ? \. Thứ 2 tôi cũng chỉ"tiếp xúc" với các giám đốc dự án (kể cả người nước ngoài lẫn người việt) chứ chưa từng đảm nhiệm vị trí giám đốc dự án.

    Nếu công ty/tổ chức có nhân sự có thể đảm nhận được công việc, có thể chứng tỏ cho chủ đầu tư tin tưởng vào năng lực thực sự của cty mà vẫn phải thuê tây cho đủ ban bệ, "ngồi chơi xơi nước" như Mr đề cập là hơi lãng phí. Đây cũng chính là một vấn đề mà các cty cần phải xem xét, các xếp Việt Nam cần phải xem xét.

    Ở cty nước ngoài thường từ kỹ sư cho đến quản lý đều chia theo cấp bậc, và 10-15 kinh nghiệm thì lên Senior, Specialist và cao hơn, và không phải đ/c nào cũng giỏi chuyên môn cũng lên làm quản lý được, tuy nhiên đ/c nào chuyên môn và quản lý giỏi thực sự thì vẫn có có thể lên chức danh quản lý hơn thường lệ không như Mr. đề cập ở trên (nếu cần tôi có thể cung cấp cho Mr. Email & CV những người đó để tham khảo).
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/12/12
  6. BrianNg

    BrianNg Moderators

    Tham gia ngày:
    24/5/12
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Xin phép các bác em cũng muốn ném vài cục đá vào hội nghị :). Về quản lý dự án thì đây là một điểm yếu cố hữu của người Việt ta, xin được nói thẳng là như vậy. "Khổ lắm biết rồi nói mãi" đó là cá nhân đơn lẻ người Việt mình phải nói là thông minh, ham học hỏi nhưng cũng những người đó khi lắp vào một org chart để triển khai dự án thì hiệu quả lại không cao, tại sao lại vậy? Có nhiều nguyên nhân nhưng phải kể đến những cái đáng kể là:
    - Người Việt có thói quen làm việc manh mún, thiếu tổ chức, thiếu tầm nhìn xa rộng
    - Việc hợp tác với nhau dễ dẫn đến mâu thuẫn, không tin tưởng nhau "mày hơn gì tao mà mày..."
    - Hiểu biết về quản lý dự án còn hạn chế do không được đào tạo bài bản, chủ yếu tích lũy được thông qua quá trình làm dự án: quanh quẩn lại một số người nghĩ là biết đên planning, scheduling, cost control, HR management, legal & contractual, quality management, ... là hết trong khi quản lý dự án là tổng hợp của rất nhiều mảng kiến thức khác nữa như risk management, change management, contractor/sub-contractor management, stakeholder management, ... nói ra dài dòng văn tự lắm chỉ biết là không có dự án nào được quản lý giống dự án nào cả vì vậy người làm giám đốc dự án dầu khí ngoài được đào tạo cơ bản tốt còn phải có nhiều kinh nghiệm tích lũy thực tế. Tôi không nghĩ là kinh nghiệm cỡ 10 năm là đủ để cho ngồi làm giám đốc một dự án dầu khí "có yếu tố nước ngoài tham gia". Các bác thử hình dung đi trên bàn đàm phán mà một ông Việt mặt còn non với 10 năm kinh nghiêm - mức này ở các nước phát triển cũng chỉ mới là senior engineer ngồi đàm phán với một ông PM đối tác mắt xanh mũi lõ với 25-30 năm kinh nghiệm quản lý dự an thì chỉ một hành động, lời nói của ta đã dễ bị đôi tác bắt bài rồi thì cầm chắc phần bất lợi trong khi thương thảo.
    Nãy giờ toàn nói lung tung chẳng có tý chuyên môn nào về quản lý dự án mong các bác thông cảm, cũng đúc rút một chút từ kinh nghiệm bản thân mà ra thôi. Lần post khác sẽ xin được bàn luận sâu hơn về kiến thức quản lý dự án. Have fun!
     
  7. o0o

    o0o Member

    Tham gia ngày:
    7/6/12
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Ai za, bác Brian nói chúng ý em, tóm lại là trong dự án (dk) có một hai tay tây vào là để trong ban bệ có người có kinh nghiệm thôi (vì ở VN hiếm gặp được ông nào làm engineer hay kỹ thuật trực tiếp mà kinh nghiệm 25-30 năm). Hơn nữa là do các dự án dk thì chủ đầu tư thường là JOC - liên doanh với nước ngoài, do đó Client đòi hỏi phía nhà thầu phải có người có kinh nghiệm trong bộ máy của dự án.
    Còn với các dự án mà chủ đầu tư + nhà thầu trong nước thì các bác Tây không có cửa nha (vì chủ đầu tư không yêu cầu khắt khe như cỡ giám sát phải 20 năm trở nên ..vv và nhà thầu thì thực sự không cần thuê ngoài vì tự làm được như phân tích ở trên). Đấy như dự án Đại Hùng 2 đó, to cỡ tầm cỡ trong khu vực đó mà từ thi công chế tạo tới lắp đặt biển có ông Tây nào trong bộ máy quản lý đâu? Xin thưa là DH2 là dự án cực kỳ thành công hoàn thành đúng tiến độ và đạt chất lượng nha, 100% quản lý người Việt đó.
     
  8. BrianNg

    BrianNg Moderators

    Tham gia ngày:
    24/5/12
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Bác o0o này hiểu nhiều về dự án DH2 nhỉ? @-) Khách quan mà nói thì tôi cho rằng dự án DH2 đúng là thành công thật, có cái còn hơn cả mong đợi đó là sản lượng khí khai thác thực tế. Cũng có lẽ vì thành công vậy nên ban bệ trong PMT của dự án ghi được điểm rất cao trong mắt PVN. Chỉ có một cái nho nhỏ không đáng có mà cần có thêm một số "sáng kiến" mới giải quyết được đó là vị trí của cái boat landing :)). Nhưng mà ... nguyên do của nó cũng từ bàn tay vàng của người Việt mà ra cả :">
     
  9. admin

    admin Administrator

    Tham gia ngày:
    12/5/12
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    À, mình nhớ rồi, vị trí boatlanding của DH2 có chút vấn đề. ^^\:D/
     
  10. o0o

    o0o Member

    Tham gia ngày:
    7/6/12
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    hi Brian,
    thế là rõ rồi, khỏi phải nói nhiều. ví dụ về DH2 chềnh ềnh ra trước mặt đó, ai dám bảo người Việt không làm được, không quản lý được và tất cả các dự án đều phải thuê Tây mũi lõ làm nữa không?!&[]
     
  11. SEASTAR

    SEASTAR Member

    Tham gia ngày:
    5/6/12
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Xin phép ném cục sạn cùng anh em cho vui. Mình không hiểu mọi người đang nói "dự án dầu khí" ở đây là dự án gì? Quy mô tầm cỡ quốc tế, khu vực hay là tầm thôn xóm???

    Nếu những "dự án" mang tầm cỡ thì bạn Noname nói rất đúng. Còn những dự án chỉ là thi công chế tạo (may ra thì có thêm phần mua sắm) của một số PM nổi tiếng đang làm ở VN thì đúng là không cần Tây thật :) Dùng Tây là để CV cho nó đẹp và cái quan trọng nữa là từ thời Pháp thuộc (trước 1954) thì người Việt đã học được câu khi mắc lỗi là: "Đi mà hỏi ông Tây ấy".

    Trong một dự án có nhiều giai đoạn (phase) trong đó theo mình được biết thì anh em mình chỉ tham gia vào giai đoạn EPC, chủ yếu là P và C, thậm chí là chỉ C, hơn nữa là C nhưng phần Offshore installation lại để các thầu phụ như McDemotte, Saipem...làm.

    Thấy anh em nói chuyện làm dự án tôi lại nhớ đến chuyện nước sâu mà hôm trước anh em đã thảo luận trong đó 100m đã gọi là nước sâu, là hoành tráng lắm. Chính vì vậy mong một số bạn có "tầm nhìn quốc tế" như Noname và một số bạn khác vui lòng kiềm chế để tránh bị ném đá, để các bạn khác có cơ hội vỗ ngực với những thành quả lớn lao của mình một chút.

    Và một điều quan trọng là anh em mình phần lớn là dân kỹ thuật (chưa được đào tạo về QLDA) nên ngồi nói chuyện quản lý dự án e là chưa đủ tuổi.

    Rất mong được các cao nhân chỉ giáo thêm về QLDA, mong được biết thêm nhiều dự án EPC, PC ... mà 100% người Việt tham gia để anh em mình có thêm niềm tự hào là người Việt Nam. Nghe báo chí nói rằng VN làm chủ công nghệ đứng thứ 6 thế giới về xây dựng cầu đường, đứng thứ 3 thế giới về đóng tàu. Không biết về thiết kế, mua sắm, chế tạo và lắp giàn khoan thì VN mình đứng thứ bao nhiêu mà chưa thấy báo chí nói sau các dự án như ĐH, BĐ...

    ---------- Post added at 10:38 PM ---------- Previous post was at 10:32 PM ----------

    Tiếc là không có chú Tây nào tham gia dự án ĐH để các bác VN còn nói cái Boatlanding là do thằng Tây làm.
     
  12. o0o

    o0o Member

    Tham gia ngày:
    7/6/12
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    DH2 là VSP làm EPCI mà Mr Seastar. Chi tiết ra thì ở dự án này VSP ko trực tiếp làm thiết kế - E nhưng lại quản lý thiết kế (thuê Ranhil Worley thiết kế); phần lắp đặt thì VSP thuê phương tiện tàu cẩu. Còn lại PCI là hoàn toàn trong nước. Thực ra thì với một dự án Platform thì thiết kế là phần nhỏ (5% giá trị) hơn nữa ở trong nước giờ hoàn toàn thiết kế được, còn chuyện thuê cái tàu cẩu thì giống như việc thuê cái oto để đi chơi thôi, quan trọng là tính toán để dùng được nó hiệu quả cho việc của mình. Hơn nữa cũng không ai bảo là làm EPCI thì phải tự làm tất cả các phần việc trong đó. Vậy nên mình cứ tự hào là người Việt làm được đi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/7/12
  13. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Lưu ý các bác Toppic mở ra để các bác bàn về Quản lý dự án thôi nhé, không bàn rộng, lắm chuyện,


    Một số thông tin về phase ĐH2 để mọi người tham khảo:

    Nằm ở Block 05.1A, cách Vũng Tàu khoảng 250 Km, độ sâu nước trung bình 110m, phát triển phase 2 bao gồm: 01 WHP – DH2 12 giếng + 3 subsea system, tuổi thọ TK 20 năm.
    Số liệu khí tượng hải văn và địa chất công trình: SRHML (Meteocean data & Envir), PTSC Marine/Asian Geos – maylaysia (Geotechnical Invets)
    Chủ đầu tư: Đại Hùng – PVEP, Giám đốc dự án: Nguyễn Thanh Dũng
    Vietsovpetro làm ttổng thầu EPCI, giám đốc dự án: Mr. Tuyến (????) phó giám đốc dự án: Douglas Knox
    Thiết kế FEED: Worley Parsons (đang kiểm tra lại thông tin)
    Thiết kế chi tiết: RanHill Worley Parsons Sdn. Bhd. – Malaysia.
    (Xem thêm phần thảo luận về Thiết kế công trình dầu khí, nếu chúng ta có khả năng làm được, giá cạnh tranh hơn nhiều, có có hội/công ăn việc làm cho anh em thì thì sao phải thuê chú này)
    Phần thiết kế thi công và thi công: VSP/PTSC và các đơn vị trong ngành. Các phần offshore phức tạp thì thuê nước ngoài.
    Sự cố về boatlanding: Cái này chắc là phải xử lý cái chú khảo sát số liệu môi trường trước, rồi đến chú thiết kế và cuối cùng mới đến ông thi công.
     
  14. o0o

    o0o Member

    Tham gia ngày:
    7/6/12
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Bác Noname lại thích bê Tây vào dự án rồi, ai bảo bác là tay DK là phó giám đốc dự án cho DH2??? Tôi trực tiếp tham gia DH2 từ đầu tới cuối đây (là lính quèn thôi[]---), lãnh đạo của dự án toàn là ngươi của VSP thôi.
    Ngoài ra bác nêu ra tên mấy ông làm mấy cái dữ liệu khảo sát, dự báo này nọ không hiểu để làm gì? Không lẽ đơn vị nào làm EPCI thì phải tự đi làm nốt cả phần này? TRên thế giới cũng chỉ có dăm ba cty-tập đoàn làm về mảng này và làm dịch vụ trên toàn cầu luôn (Fugo...).
    Còn về chuyện cái Boatlanding thì chỉnh sửa tí là chuyện bình thường (thậm chí trogn thiết kế người ta còn để nguyên một đoạn Green khoảng 1.5m cho điều chỉnh) nên không có gì đáng nói hết.
     
  15. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Đây có lẽ là cái dở của Quản lý dự án, người tham gia dự án chưa rõ về tổ chức, phạm vi công việc, nên....

    Chắc là phải gửi cho Mr. o0o cái sơ đồ tổ chức dự án/ hoặc các công văn giấy tờ gửi từ ban dự án (PMT-VSP) cho R-WP PVEP để kiểm tra lại thông tin cho chính xác (Mr. gửi thông tin địa chỉ Email tôi gửi). Không chỉ về phía Mr. o0o mà còn phía tôi.

    Phần trên chỉ để cập thông tin dự án ĐH-2 thôi, không có ý bàn về mấy bác khảo sát, nhưng qua sự cố, tuy nhỏ nhưng nên đánh giá lại để tránh cho dự án sau, đặc biệt là về mức độ chính xác của số liệu thiết kế .
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/7/12
  16. o0o

    o0o Member

    Tham gia ngày:
    7/6/12
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Bác Noname ơi chắc cái sơ đồ tổ chức dự án bác nhận được là ở giai đoạn đầu- phần Basic Design thôi, sơ đồ finalize thì không có DK đâu. Vì cùng thời gian đó dự án BD1 triển khai, DK làm Clietn CM cho dự án BD1 (phía BIENDONG POC).
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/7/12
  17. BrianNg

    BrianNg Moderators

    Tham gia ngày:
    24/5/12
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Lại thêm cục đá nữa này các bác. Khi các bác bàn luận về QLDA dầu khí thì cũng nên tách biệt ra là quản lý dự an bên nào, chủ đầu tư hay nhà thầu. Có rất nhiều khác biệt đấy. Về mặt học thuật thì QLDA là áp dụng chung nhưng nếu đi vào thực tế ở 2 phía CDT & Nhà thầu sẽ có nhiều khác biệt đấy.
     
  18. admin

    admin Administrator

    Tham gia ngày:
    12/5/12
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Đồng ý với bác BriaNg, cán bộ QLDA cho Client đương nhiên sẽ có cái nhìn khác với người đồng cấp ở các nhà thầu EPC hoặc Engineering về cùng một dự án đang triển khai.
    Đống ý với bác Noname về 5 yếu kém của người Việt trong dự án dầu khí hiện nay.
    Mình chỉ đưa ra một vài ý kiến cá nhân về mặt tích cực khi dự án có yếu tổ nước ngoài:
    1. Môi trường làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả hơn nhiều so với dự án không có yếu tố nước ngoài.
    2. AE kỹ sư người Việt có cơ hội học hỏi và nắm bắt nhanh những kinh nghiệm kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. cũng như tác phong công việc.
    3. Tác động tích cực tới tầm nhìn và phong cách làm việc của lãnh đạo người Việt, nếu không có yếu tố nước ngoài, AE nhin vào các ngành công nghiệp khác thì biết, Vinashin nổi tiếng là thế nhưng lg trả cho người lao động có thấm gì so với ngành dk. Than khoáng sản cùng mang tiếng lấy tài nguyên của đất nước đi bán nhưng cả năm chỉ lỗ không lãi....
    4. Tính cách làm việc team work của người Việt chưa cao, thường dùng từ manh mún
    Trên hết, ở đây thiết nghĩ chúng ta không quan trọng việc không cần thiết phải có Tây trong dự án chỉ vì chi phí lương quá cao so với người Việt. mà ngược lại nên nghĩ là liệu người Việt có được hưởng mức lương khủng như tây nếu đảm nhận vị trí đó.
     
  19. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    ok man, Quản lý dự án phía chủ đầu tư và Quản lý dự án cho Tổng thầu, thầu phụ về nhân lực/khả năng đương nhiên là khác nhau rùi,

    Nhưng nguyên lý hay cơ sở quản lý cho các dự án là giống nhau, trong vòng đời dự án đều phải trải qua các bước/giai đoạn/qui trình (5 giai đoạn/quy trình): nhóm quy trình bắt đầu dự án, nhóm quy trình lập kế hoạch, nhóm quy trình thực thi/triển khai dự án, nhóm quy trình theo dõi/ kiểm soát dự án, và nhóm quy trình kết thúc dự án. Và đều liên quan đến các lĩnh vực của dự án (9 lĩnh vực giúp quản lý thành công dự án): quản lý phạm vi/yêu cầu của dự án (scope management), quản lý thời gian (time management), quản lý chi phí (Cost management), quản lý chất lượng (Quality Management), quản lý rủi ro dự án (Risk Management), quản lý truyền thông (Communication Management), quản lý nguồn nhân lực (HR management), quản lý đấu thầu (Purchasing/Procurement Management, và quản lý tích hợp (Integrated Management).....

    Vấn đề như BrainNg đã trao đổi, hiện tại phần lớn các bác quản lý dự án đang làm chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, hiểu biết tích lũy được thông qua quá trình làm dự án, chưa được đạo tạo thực sự về quản lý dự án theo chuẩn của quốc tế.
     
  20. Fake_PhD

    Fake_PhD New Member

    Tham gia ngày:
    19/7/12
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Tôi thấy kinh nghiệm thực tế còn quan trọng hơn kiến thức sách vở nhiều bác Noname, nếu 1 ông được đào tạo về quản lý dự án đúng trường lớp bài bản, đúng chuẩn quốc tế nhưng chưa chắc ông đó đã làm quản lý dự án giỏi. Nhưng tôi đồng ý với bác là các bác nhà ta nếu được phân công làm quản lý dự án thì cũng nên được đào tạo lại khâu quản lý dự án cho nó bài bản, theo kịp trình độ của khu vực.
     

Chia sẻ trang này