PV Shipyard - khoa học & công nghệ là sức mạnh

Thảo luận trong 'Tin tức Thời sự - News' bắt đầu bởi NoName, 2/8/13.

  1. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    (PetroTimes) - Với Công ty Cổ phần Chế tạo Giàn khoan Dầu khí (PV Shipyard), việc phát triển khoa học & công nghệ (KH&CN) dầu khí là một trong những định hướng chiến lược hàng đầu để giải quyết các vấn đề khoa học mà thực tiễn đang đặt ra đối với sự phát triển của ngành chế tạo giàn khoan dầu khí Việt Nam.

    Điều này thể hiện qua chính sách KH&CN của PV Shipyard tập trung vào phát triển nguồn lực KH&CN (trang bị cơ sở vật chất KH&CN và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao), đồng thời ứng dụng và từng bước làm chủ công nghệ cao, tiên tiến để chủ động phát triển bền vững, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong thiết kế, thi công, chế tạo, hạ thủy giàn khoan tự nâng; tiến tới chế tạo ra các loại sản phẩm giàn khoan dầu khí di động mang thương hiệu Việt Nam và tham gia vào thị trường xuất khẩu ở khu vực và thế giới trong tương lai.

    Đột phá từ dự án KH&CN

    Ngày 2/7/2013 vừa qua, PV Shipyard - đơn vị chủ trì đã phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Cơ khí (Narime) tiến hành bảo vệ thành công tổng thể Dự án KH&CN về “Nghiên cứu thiết kế chi tiết và công nghệ chế tạo, lắp ráp, hạ thủy giàn khoan tự nâng ở độ sâu 90m nước phù hợp với điều kiện Việt Nam” với 11 đề tài cấp Nhà nước. Trong đó có 1 đề tài đạt loại xuất sắc, 9 đề tài đạt loại khá và 1 đề tài được đánh giá là đạt. Đây là một thành tích rất ấn tượng đối với một đơn vị lần đầu tiên chủ trì thực hiện một dự án KH&CN cấp Nhà nước như PV Shipyard, thể hiện trí thức, trí tuệ KH&CN dầu khí Việt Nam. Kết quả này cũng đã khẳng định vị thế, tiềm năng của PV Shipyard trong công tác nghiên cứu KH&CN.
    [​IMG]
    PV Shipyard coi việc làm chủ KH&CN về chế tạo giàn khoan là giải pháp trọng tâm

    Theo ông Phan Tử Giang, Tổng giám đốc PV Shipyard - Chủ nhiệm Dự án KH&CN: Kết quả của Dự án KH&CN đã được áp dụng trực tiếp có hiệu quả vào việc chế tạo thành công giàn khoan tự nâng 90m nước đầu tiên ở Việt Nam - giàn Tam Đảo 03; góp phần hoàn thiện giàn khoan trước thời hạn 2 tháng, đạt chất lượng tốt (tiết kiệm được khoảng 23 tỉ đồng); được cơ quan Đăng kiểm Hàng hải Hoa Kỳ - ABS cấp chứng chỉ về chất lượng, được chủ đầu tư - Liên doanh Việt - Nga (Vietsovpetro) đưa vào sử dụng, khai thác ổn định, hiệu quả từ tháng 6/2012 đến nay. Bên cạnh đó, dự án đã giải quyết được rất nhiều vấn đề cốt lõi trong việc làm chủ thiết kế chi tiết, công nghệ chế tạo thi công, chạy thử và hạ thủy giàn khoan tự nâng.

    Trong quá trình triển khai Dự án KH&CN cho giàn Tam Đảo 03, các kỹ sư đã nghiên cứu, tính toán cải tiến hệ thống thiết bị dung dịch khoan (so với thiết kế cơ sở) được nhà thầu thiết kế cơ sở và chủ đầu tư chấp thuận giúp tiết giảm một cụm máy tách bùn kèm bơm ly tâm và phụ kiện đi kèm, từ đó đơn giản hóa hệ thống xử lý và tiết kiệm không gian bố trí hệ thống. Trực tiếp nghiên cứu và đề xuất các giải pháp xử lý sự cố trong quá trình hạ thủy giàn khoan tự nâng 90m nước thành công. Đồng thời, các kỹ sư đã trực tiếp nghiên cứu, tính toán thiết kế cơ sở hệ thống điện lực của giàn khoan tự nâng, từ đó hoàn thiện bộ hồ sơ thiết kế cơ sở, cung cấp dữ liệu làm hồ sơ mời thầu các thiết bị chính phục vụ kịp thời tiến độ triển khai dự án.

    Là Phó ban thường trực Ban Quản lý Dự án KH&CN của PV Shipyard và tham gia quản lý dự án ngay từ thời gian đầu, PGS.TS Nguyễn Trọng Nhưng cho rằng: Thành công của Dự án KH&CN nói riêng và dự án đóng mới giàn khoan Tam Đảo 03 nói chung là nguồn tài nguyên trí thức, trí tuệ, kỹ năng, kinh nghiệm đã được tích lũy và phát triển rất đáng trân trọng của đội ngũ cán bộ, kỹ sư PVShipyard và Narime. Thành công này đã đặt nền móng hình thành và xây dựng ngành công nghiệp về thiết kế, chế tạo giàn khoan tự nâng nói riêng và giàn khoan di đồng nói chung của Việt Nam; dự án này đã tạo bước đột phá quan trọng đối với ngành công nghiệp cơ khí chế tạo trong nước, tạo sự tự chủ về công nghệ, nâng cao năng lực của ngành cơ khí Việt Nam trong việc thiết kế, chế tạo các loại thiết bị phức tạp và công nghệ cao. Và điều thật đáng khâm phục và tự hào là tất cả các kỹ sư làm khoa học dự án đều còn rất trẻ với độ tuổi bình quân chỉ là 32.
    [​IMG]
    Dự án KH&CN đã giúp PV Shipyard đào tạo đội ngũ nhân lực
    Bên cạnh đó, chính đòn bảy từ Dự án KH&CN đã tạo điều kiện công ăn việc làm cho khoảng 800-1.500 lao động trong thời gian 30 tháng và lúc cao điểm có thể huy động đến 3.000 nhân công. Dự án còn tiết kiệm ngoại tệ, góp phần vào mục tiêu nâng cao tỷ lệ nội địa hóa qua các dự án của PV Shipyard nói riêng và ngành chế tạo giàn khoan dầu khí của Việt Nam nói chung (Dự án giàn Tam Đảo 03 đã đạt tỷ lệ nội địa hóa 34,6%). Giá trị một giàn khoan tự nâng hiện nay khoảng 200-250 triệu USD, việc nội địa hóa từng bước và nâng dần sau đó sẽ giúp tiết kiệm đáng kể nguồn ngoại tệ để nhập khẩu các sản phẩm công nghệ cao từ nước ngoài, đồng thời hướng tới xuất khẩu các sản phẩm này ra khu vực và thế giới, sẽ là động lực, giải pháp đột phá để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.

    Đến tầm nhìn chiến lược cho KH&CN


    Hiện nay, với PV Shipyard, việc làm chủ KH&CN về chế tạo giàn khoan được xem là một trong những giải pháp trọng tâm, là tầm nhìn chiến lược.
    Trong thời gian tới PV Shipyard sẽ tiếp tục phối hợp với các viện, trường đại học chuyên ngành uy tín triển khai thực hiện các đề tài, dự án KH&CN liên quan đến lĩnh vực thiết kế, chế tạo giàn khoan nhằm tập hợp hiệu quả trí tuệ KH&CN của các nhà khoa học ở tất cả các ngành, đồng thời phát huy hơn nữa các thành tựu đã đạt được sau dự án KH&CN đầu tiên là giàn khoan tự nâng 90m nước Tam Đảo 03, từ đó từng bước tiến tới làm chủ, hợp lý hóa qui trình và tối ưu hóa công nghệ thiết kế và chế tạo tất cả các loại giàn khoan dầu khí di động phục vụ cho công tác thăm dò, khai thác dầu khí của đất nước.
    Mặt khác, PV Shipyard sẽ tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài trong việc chuyển giao công nghệ thiết kế, thi công... với phương châm hai bên cùng có lợi, đồng thời hỗ trợ công ty trong việc phát triển mẫu bản quyền thiết kế riêng mang đặc trưng của Việt Nam.

    Để phát huy các kết quả đạt được của Dự án KH&CN về nghiên cứu thiết kế chi tiết và công nghệ chế tạo giàn khoan tự nâng 90m nước; góp phần thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 2441/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 về việc phê duyệt Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 và Quyết định số 439/QĐ-TTg ngày 16/4/2012 về phê duyệt danh mục sản phẩm quốc gia thực hiện từ năm 2012, Tổng giám đốc Phan Tử Giang cho biết, PV Shipyard đã kiến nghị và đã được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Bộ Công Thương, Bộ KH&CN đồng ý giao cho PV Shipyard chủ trì thực hiện Dự án KH&CN phát triển sản phẩm quốc gia về giàn khoan dầu khí di động với các mục tiêu chính: Tiếp tục giải quyết các vấn đề về KH&CN còn tồn tại đối với giàn khoan dầu khí tự nâng nhằm mục tiêu tiến tới làm chủ hoàn toàn công tác thiết kế, phát triển và hoán cải, thi công, chế tạo, hạ thủy giàn khoan tự nâng. Tiến hành một số nghiên cứu khoa học ban đầu đối với các giàn khoan dầu khí di động khác (đặc biệt là các loại giàn khoan dầu khí hoạt động ở các vùng nước sâu, giàn khoan nửa nổi nửa chìm) nhằm tạo tiền đề và là bước chuẩn bị để tiến tới thiết kế chế tạo tại Việt Nam các loại giàn khoan dầu khí di động hoạt động ở vùng nước sâu. Tiếp tục trang bị cơ sở vật chất về KH&CN và đào tạo chuyên sâu nhằm nâng cao năng lực thiết kế, chế tạo các loại giàn khoan dầu khí di động cho các đơn vị thành viên có liên quan của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
    Thế Vinh
     
  2. anhthoichoem

    anhthoichoem Member

    Tham gia ngày:
    14/1/13
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Báo thì nói oai thế chứ anh em trong PVMS biết rõ như thế nào rồi? đội ngũ thiết kế còn mấy người chịu ở lại?
     
  3. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Nghe nói sau khi hoàn thành Dự án giàn khoan tự nâng Tam Đảo 03, anh em tham gia dự án trưởng thành rất nhanh và ra đi khá nhiều, PV Shipyard chật vật đối mặt với tình trạng chảy máu chất xám.
    Hiện tại đang triển khai dự án Tam Đảo 05, lớn hơn nhiều so với Tam Đảo 03 mà sao không thấy tuyển dụng nhỉ?
     
  4. RockStorm

    RockStorm Moderators

    Tham gia ngày:
    16/8/13
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Đã tuyển dụng được các em mới ra trường, còn hot trong thời gian đó rồi bồ. Giờ chắc quá chỉ tiêu rồi.
     
  5. AIRGAP

    AIRGAP New Member

    Tham gia ngày:
    6/8/12
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Chuẩn, nhưng vấn đề là đây là tình trạng chung của các công ty Việt trong lĩnh vực dầu khí không riêng gì pvshipyard. Các bác được xem là nhân tài hầu hết đều đi ra từ một công ty thuần Việt và bay lên ở một cty nước ngoài hoặc là liên doanh nào đó.
    PVMS, MC, MS, Vietsov, PVE,... được xem là bệ phóng chứ chưa bao giờ được xem là đích tới của đa số AE " Nhân tài". :D

    @Thành quả NCKH của PVMS ta không nên phủ nhận, hiện tại theo tôi biết đội ngủ thiết kế của PVMS đảm nhiệm 100% thiết kế chi tiết của TD 05 đã chứng minh điều này.
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/8/14

Chia sẻ trang này