Pp luận đánh giá atoàn ctb dựa trên các điều kiện bền và mỏi mở rộng

Thảo luận trong 'Thiết kế CTB – DESIGN OFFSHORE PROJECT' bắt đầu bởi admin, 11/8/13.

  1. admin

    admin Administrator

    Tham gia ngày:
    12/5/12
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐÁNH GIÁ AN TOÀN CHO CÁC CÔNG
    TRÌNH BIỂN DỰA TRÊN CÁC ĐIỀU KIỆN BỀN VÀ MỎI MỞ RỘNG
    --------------------------------
    Phạm Khắc Hùng, Phạm Hiền Hậu
    Viện Xây dựng Công trình biển, Trường Đại học Xây dựng
    55 – Đường Giải phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    --------------------------------
    Tóm tắt:
    Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu của các tác giá nhằm xây dựng phương
    pháp luận đánh giá an toàn của các loại kết cấu công trình biển dựa trên điều kiện bền trong trạng thái biển cực đại (như cách tính hiện hành với điều kiện bền - ULS), nhưng có kể đến kết cấu đã bị phá hủy mỏi tích lũy trong thời gian trước, được gọi là “điều kiện bền mở rộng”, và đồng thời dựa trên điều kiện phá hủy mỏi kết cấu tích lũy trong quá trình khai thác (như cách tính hiện hành với điều kiện phá hủy mỏi - FLS), nhưng có kể đến phá hủy mỏi xẩy ra ngay trong trạng thái biển cực đại, được gọi là “điều kiện mỏi mở rộng”. Phương pháp luận nói trên được thực hiện theo mô hình xác xuất và lý thuyết độ tin cậy. Đây là một phần của các kết quả nghiên cứu trong Đề tài KHCN cấp Nhà nước KC.09.15/06-10, phần nghiên cứu ứng dụng do NCS Phạm Hiền Hậu thực hiện, và đưa vào Luận án TS. của mình, đã bảo vệ tại ĐH Liège-Bỉ, [1], [5].
    Phương pháp luận này đã được chấp nhận đăng ký sáng chế tại Cục Sở hữu
    trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ.
    -----------
    1. Mở đầu:
    Từ trước cho tới nay, khi thiết kế các công trình biển (CTB), việc đánh giá an toàn của
    kết cấu dựa trên tính toán theo ”điều kiện bền hiện hành” là tính với công trình chịu tải
    trọng của trạng thái biển (TTB) cực đại (ví dụ lấy “bão thiết kế” với tần suất 100 năm), và ”điều kiện mỏi hiện hành” là tính với tải trọng tác dụng trong các TTB bình thường để xác định khoảng thời gian kết cấu có thể làm việc an toàn (tức là tuổi thọ mỏi).
    Các phương pháp truyền thống đánh giá an toàn về bền và mỏi như đã nêu trong các
    Tiêu chuẩn thiết kế hiện hành điển hình là của Viện Dầu mỏ Mỹ - API và Đăng kiểm NaUy DNV, [8], [9].
    Nhược điểm của phương pháp kiểm tra an toàn kết cấu CTB tính theo các Tiêu chuẩn
    thiết kế hiện hành có thể nêu ra như sau:
    1) Việc đánh giá an toàn theo “điều kiện bền truyền thống” của kết cấu CTB trong trạng thái biển cực đại, không quan tâm đến hiện tượng kết cấu đã bị suy giảm chất lượng do phá huỷ mỏi tích luỹ trước đó trong các TTB bình thường;
    2) Việc đánh giá an toàn theo “điều kiện mỏi truyền thống” của kết cấu CTB tích luỹ
    trong các TTB bình thường trước khi xẩy ra TTB cực đại, mà không kể đến phá huỷ mỏi
    tích luỹ do bản thân TTB cực đại gây ra;
    3) Do không xét đến mối quan hệ giữa TTB cực đại và các TTB bình thường tích luỹ trong quá khứ trước khi xẩy ra TTB cực đại, nên cách tính truyền thống hiện hành theo các điều kiện bền và mỏi dẫn đến dự báo sai cả về khả năng chịu tải và về tuổi thọ mỏi của kết cấu CTB khi có TTB cực đại xẩy ra (là trường hợp bất lợi nhất).
    Mục tiêu nghiên cứu phương mới đánh giá an toàn kết cấu các công trình biển là nhằm
    khắc phục các khiếm khuyết như nêu trên của cách tính theo Tiêu chuẩn hiện hành, bao gồm:
    + Phương pháp luận đánh giá an toàn của kết cấu CTB theo “điều kiện bền mở rộng”,
    khác với cách tính theo “điều kiện bền truyền thống” là khi kiểm tra bền kết cấu CTB
    trong trạng thái biển cực đại có kể đến chất lượng của kết cấu bị suy giảm do phá huỷ mỏi tích luỹ trước khi xẩy ra TTB cực đại.
    + Phương pháp luận đánh giá an toàn của kết cấu CTB theo “điều kiện mỏi mở rộng”,
    khác với cách tính theo “điều kiện mỏi truyền thống” là có bổ sung thêm phá huỷ mỏi tích luỹ trong TTB cực đại.
    Các phương pháp trên được xây dựng dựa trên sử dụng mô hình xác suất để xác định độ tin cậy tổng thế của kết cấu CTB.
    Chi tiết: http://icoffshore.com.vn/upload/bai 24.pdf
     

Chia sẻ trang này