Phân ngành k58

Thảo luận trong 'Tìm hiểu về Ngành' bắt đầu bởi admin, 11/9/13.

  1. admin

    admin Administrator

    Tham gia ngày:
    12/5/12
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Có câu hỏi rất thú vị của một tân sinh viên k58, rất mong nhân được tư vấn của ACE đặc biệt là các bác đã học lớp này và đang công tác trong ngành dầu khí.
    Nội dung câu hỏi:
    Em là tân sinh viên k58 của trường ĐHXD,có một số vấn đề mà em không biết hỏi ai,mong anh trả lời chi tiết cho em.
    Em dự thi ngành Xây dựng CTB và dầu khí thuộc ĐHXD nhưng hiện tại em lại đang theo học lớp chất lượng cao P.F.I.E.V.Trong chương trình này lại không có ngành em đăng kí ban đầu mà chỉ có ngành công trình thủy.
    Vậy anh cho em hỏi hai ngành này khác nhau thế nào?Liệu tốt nghiệp lớp này em có thể làm những công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành CTB và dầu khí không?
    Xin cảm ơn!
    Câu trả lời từ cựu sinh viên k51 lớp PFIEV:
    Ngành công trình thủy của PFIEV bao gồm 3 ngành là công trình biển,công trình thủy lợi và công trình cảng
    vì cùng lúc được đào tạo 3 ngành mà chỉ dc phân ra cụ thể ở đồ án tốt nghiệp nên kiến thức chuyên ngành sẽ không được đi sâu như ở khoa công trình biển mà chỉ là ở những khái niệm căn bản+ tư duy và phương pháp thiết kế. Tuy nhiên hoàn toàn yên tâm là sau khi tốt nghiệp ngành CTT của PFIEV thì bạn có thể làm việc tốt với những kiến thức mà bạn dc học.
    ----------
    Rất mong tiếp tục nhận được từ vấn tư ACE
     
  2. admin

    admin Administrator

    Tham gia ngày:
    12/5/12
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Trả lời cựu sinh viên CTB lớp CLC k48 (PVshipyard):
    Theo ý kiến của mình, khi 1 sinh viên được đào tạo trong môi trường PFIEV thì tư duy luôn tốt, năng động và sáng tạo cùng với kiến thức như nền tảng vững chắc để phát triển trong quá trình làm việc sau này thì không những đáp ứng được tốt mà rất tốt so với mặt bằng chung của sinh viên CTB và dầu khí. Mặc dù không được đào tạo chuyên sâu nhưng khi ra ngoài làm việc thì cũng không phải lo lắng về vấn đề đó, có thể học hỏi và tiếp thu rất nhanh, hơn nữa làm được nhiều việc khác nhau và có khả năng phát triển cao hơn nhiều nếu biết định hướng tốt.

    Trả lời cựu sinh viên CTB lớp CLC k48 (PVE):
    Sự khác biệt như sau:























    Công trình thủy - PFIEV
    Công trình biển & dầu khí
    Ngoại ngữ
    Tiếng anh học 1 năm đầu
    Tiếng pháp học 3.5 năm tiếp theo
    Chỉ học tiếng anh
    Chuyên môn
    Phải học rộng sang các chuyên nghành của công trình thủy điện – thủy văn, bến cảng, Công trình biển.
    Gần như chỉ tập trung vào chuyên ngành chính là công trình biển & dầu khí.
    Đại cương: Toán, lý,…
    Phải học bằng giáo trình của Pháp (bằng tiếng Việt)
    Giáo trình 100 % của dân Việt Nam mình.
    Chuyên nghành ghi trên bằng tốt nghiệp
    Chuyên ngành: xây dựng công trình thủy
    Note: để có chứng chỉ PFIVE khi ra trường sinh viên phải có bằng tiếng Pháp DELF A2 + Toefl IPT 450
    Chuyên nghành: xây dựng công trinh biển & dầu khí (nghe hoành tráng hơn)
    Lời khuyên:
    1. Nên xác định rõ chuyên nghành: Nếu đã xác định theo nghành CTB & dầu khí thì không cần thiết phải vào PFIEV
    Vì khi vào PFIEV sẽ phải học rất nhiều môn, giáo trình rất là nặng và khó, do đó sẽ bị ảnh hương đến điểm tốt nghiệp khi ra trường.
    Nếu 1 em học PFIEV khi ra trường với điểm tốt nghiệp 6.7, khi học ở lớp CTB bên ngoài với sức học tương đương sẽ có điểm tốt nghiệp trên 7.0
    Đặc biệt những ai yếu về khả năng ngoại ngữ sẽ bị kéo điểm xuống rất thấp điểm ngoại ngữ ở các kỳ vào cỡ 8 ĐVHT (nhưng sẽ lợi thế cho ai có khả năng ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Pháp)

    Trong khi đó, yêu cầu công việc khi ra trường 100% tiếng anh, gần như ko cty nào sài tiếng Pháp nên việc học tiếng Pháp là hoàn toàn lãng phí.
    Khi đã xác định làm nghành CTB & dầu khí thì phải sống ở TP HCM or Vũng Tàu (các tỉnh phía nam) vì ngoài Bắc ko có việc.

    Tuy nhiên những ai có khả năng tiếng Pháp + Học lớp tốt sẽ có suất học bổng bên Pháp. Thực tế, 1 khóa chỉ có 2-3 suất, còn lại muốn đi phải bán tự túc.

    2. Nếu ko xác định rõ chuyên nghành, sau khi ra trường chưa xác định ở đâu hoặc muốn ở ngoài Bắc nên học PFIEV (or Khoa Xây Dựng Dân Dụng Công Nghiệp). Bởi vì học lớp này sẽ cung cấp cho kiến thức rộng cả về chuyên môn và ngoại ngữ, có khả năng làm việc ở tất cả các chuyên nghành như: thủy lợi, bến cảng, đường thủy, dân dụng, cầu đường tuy nhiên sẽ ko có kiến thức sâu như các bạn học chuyên nghành này bên lớp ngoài.
    3. Kết luận: Nên xác định cho mình một chuyên nghành cụ thể và địa điểm tương lai mình sẽ làm việc cũng như 1 loại ngoại ngữ mình nên theo học (ko nên học 2 ngoại ngữ, vì sẽ bị lãng phí thời gian + tiền bạc + công sức cho nó). Nghành thủy lợi & cảng đường thủy gần như hết việc, nghành CTB cũng tồn tại đến khi nào phụ thuộc vào tình hình Trung Quốc – Việt Nam, hơn nữa trong thời gian gần đây các công ty dầu khí gần như ko tuyển người chỉ muốn sa thải bớt nhân viên do nguồn việc hạn chế.
    Và chỉ có 1 nghành tồn tại vĩnh cửu là: Xây dựng dân dụng và công nghiệp, mặc dù hiện tại có đôi chút khó khăn nhưng nghành nay ko bao giờ chết.
     
    Last edited by a moderator: 17/11/15
  3. Ne0_Njcky

    Ne0_Njcky Moderators

    Tham gia ngày:
    12/3/13
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Chỗ chuyên ngành ghi trên bằng TN: Bây giờ là Kỹ Thuật Công trình Biển theo thông tư số 14/2010/TT-BGDĐT rồi.
     

Chia sẻ trang này