Một số câu hỏi hay về Fatigue

Thảo luận trong 'Tài liệu' bắt đầu bởi admin, 8/10/13.

  1. admin

    admin Administrator

    Tham gia ngày:
    12/5/12
    Bài viết:
    916
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    1/ Trong quá trình vận chuyển hay nâng hạ jackup, có áp dụng phương pháp Phổ để phân tích mỏi được không?
    2/ Tại sao ít dùng phương pháp khác Miner (P-M) để phân tích mỏi
    3/ Phương pháp xác định 8 điểm nóng
    4/ Hãy nêu sự tương thích giữa phần mềm Sacs/Sesam với lý thuyết đã xây dựng để phân tích mỏi bằng Phương pháp Cơ học Phá Hủy, Phương pháp đếm dòng mưa...
    5/ Giải thích sự ảnh hưởng của chiều sâu nước biển tới tuổi thọ mỏi
    6/ Tại sao khuyết tật của đường hàn ảnh hưởng lớn tới phá hủy mỏi
    7/ Những lý do khác gây phá hủy mỏi ngoài: hàn và vết nứt
    8/ Sóng nhỏ như thế nào để không ảnh hưởng tới phát triển vết nứt và phát triển mỏi
    9/ Phương pháp xử lý vết nứt và khắc phục vết nứt
    10/ Phạm vi ứng dụng của đề tại:
    · Khi nào sử dụng phương pháp Miner (PM) - Phương pháp Phổ
    · Khi nào sử dụng phương pháp cơ học phá hủy
    · Khi nào sử dụng phương pháp tính mỏi chính xác (Phương pháp ngẫu nhiên)
    11/ Làm rõ khái niệm hotspot
    12/ Số liệu đầu vào tính mỏi
    13/ Lý thuyết tuyến tính hóa nền đất, đánh giá kết quả
    14/ Sóng tiền định (mô hình) và sóng ngẫu nhiên (sóng thực), khi nào áp dụng lý thuyết sóng nào để tính mỏi kết cấu (quá trình ngẫu nhiên dừng, phụ thuộc vào thời gian)
    15/ Tại sao chọn 30 Mode và 200 sóng để phân tích mỏi ngẫu nhiên
    16/ Chu kỳ dao động riêng của kết cấu ảnh hưởng như thế nào tới tuổi thọ mỏi?
     
  2. DocCoCauBai

    DocCoCauBai Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    22/1/13
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    Đại ca cho một số gợi ý trả lời để AE mở rộng tầm nhìn nhỉ?
    Toàn những câu liên quan tới phương pháp luận.
     
  3. BrianNg

    BrianNg Moderators

    Tham gia ngày:
    24/5/12
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Đây đa số là những câu hỏi mang tính học thuật cao và có lẽ không phải anh em nào cũng trả lời được một cách thỏa đáng. Theo mình Admin nên lập từng topic cho mỗi câu hỏi để anh em chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức.
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/10/13
  4. BigCrab

    BigCrab Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    14/11/12
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Những câu hỏi này đã được các GS, TS trong hội đồng giám khảo hỏi Admin trong buổi bảo vệ đề tài tính mỏi bằng phương pháp đếm giọt/dòng mưa roài. Giờ Admin lại lên đây hỏi lại anh em, thôi thì Admin trả lời luôn cho anh em học hỏi ?@_@?
     
  5. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    662
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Hi cả nhà, hóng hớt trả lời từng câu một.
    Những gợi ý trả lời ở đây hoàn toàn có thể sai, hy vọng sẽ nhận được những phản hồi của AE để tiếp tục hoàn thiện và học hỏi thêm.
    1/ Phương pháp Phổ được áp dụng trong tính toán mỏi với tải trọng đầu vào là ngẫu nhiên và có thể mô tả dạng Phổ, ví dụ: sóng, gió
    Tác nhân chính/trội gây phá hủy mỏi của Jackup trong quá trình di chuyển và nâng hạ là sự rung lắc, có một phần của sóng và gió.
    Tức là tải trọng rung lắc được dùng chủ yếu để phân tích mỏi trong trường hợp này, đây là loại tải trọng có yếu tố ngẫu nhiên ít è không cần thiết phải sử dụng phương pháp phổ để mô tả, tức là không cần thiết phải sử dụng phượng pháp Phổ để phân tích mỏi trong trường hợp này
    2/ Trong các công trình biển nói chung và công trình dạng Jacket nói riêng, yếu tố Chính/trội gây mỏi là Sóng,
    Tải trọng sóng có tính ngẫu nhiên cao, chỉ có thể dùng Phương pháp phổ mới mô tả tương đối chính xác được loại tải trọng này.
    Do vậy sử dụng Phương pháp phổ (Palmgren miner – PM) cho kết quả phân tích đáng tin hơn.
     
  6. real-07

    real-07 Member

    Tham gia ngày:
    7/9/12
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Hi Đại ca
    Mất công tìm hiểu thì hiểu cho hết, cho em hỏi thêm, khái niệm về “Phổ” với.
    Như thế nào là “Phổ”?
    Đại ca đừng cho đó là câu hỏi phổ thông, Mình hoàn toàn mang tính xây dựng để topic trở lên tường minh và dễ hiểu cho mọi người
    Em chắc nhiều người cũng sẽ chưa hiểu, hoặc hiểu lơ mơ khái niệm này.
     
  7. codonhanoi

    codonhanoi Moderator

    Tham gia ngày:
    25/10/12
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    Em thấy các câu hỏi cảu bác Admin rất hay, và em xin mạo muội trả lời mấy câu ạ.

    Câu 2: Ít dùng các phương pháp khác để phân tích mỏi.
    Theo em được biết thì hiện tại có 2 phương pháp tính mỏi hiện nay đó là Phương pháp xác định tổn thương tích luỹ: Dựa vào lý thuyết tổn thương tích luỹ của Palgreen-Miner và các đường cong mỏi S-N được xây dựng từ các thí nghiệm, áp dụng để dự báo tuổi thọ mỏi và Lý thuyết cơ học phá huỷ: Sử dụng các lý thuyết về sự hình thành và lan truyền vết nứt để tính toán áp dụng cho giai đoạn 2 và 3 của hiện tượng mỏi tức là lan truyền vết nứt chậm và nhanh. Vậy đối với các công trình đã có vết nứt sẵn thì quan điểm có học phá hủy của Paris thích hợp hơn, còn với các công trình chưa có vết nứt sẵn thì phương pháp tổn thương tích lũy thích hợp hơn, mà theo em nghĩ thì nay người ta tính toán để dự đoán tuổi thọ là phần lớn…….. có 1 ý kiến nữa là việc tính toán theo phương pháp cơ học phá hủy hiện nay rất khó khăn nên việc sử dụng lý thuyết tổn thương tích lũy là thích hợp hơn.
    Câu 3: Phương pháp xác định 8 điểm nóng.
    Câu này em không hiểu ý của bác lắm, nhưng mà em cũng xin trả lời :D, Điểm nóng có vị trí tại liên kết giữa các phần tử, tức là ở các vị trí bất liên tục của kết cấu điển hình là nút ống, vị trí và giá trị chính xác của nó phụ thuộc vào dạng hình học của liên kết và các điều kiện chịu tải. Ứng suất điểm nóng là ứng suất cục bộ cực đại và việc xác định nó thì phụ thuộc vào hệ số tập trung ứng suất SCF, thông thường thì có 3 phương pháp xác định SCF là: Phương pháp phần tử hữu hạn, phương pháp mô hình và phương pháp xây dựng các công thức số phương pháp thứ 3 thường hay được sử dụng hơn cả.
    Câu 4: Em ko làm về SACS và Sesam nên em không biết :D
    Câu 5: Giải thích sự ảnh hưởng của chiều sâu nước biển tới tuổi thọ mỏi.
    Thì khi ta tính tuổi thọ mỏi thì ta phải chuyển đổi các phổ sóng trên bề mặt xuống dưới bằng lý thuyết sóng tuyến tính trong chuyển đổi phổ với các công thức loằng ngoằng. và từ các công thức đó ta có thể giải thích đc sự ảnh hưởng cửa chiều sâu tới tuổi thọ mỏi.
    Câu 6: Tại sao khuyết tật của đường hàn ảnh hưởng lớn tới phá hủy mỏi.
    Khuyết tật của đường hàn là điều kiện cần để gây ra phá hủy mỏi. Với chu trình lặp lại của tải trọng sẽ xuất hiện ứng suất tập trung tại các khuyết tật, từ đó sẽ xuất hiện vết nứt và dần dần sẽ phá hủy kết cấu ( em biết là chưa rõ ràng lắm mong các bác bổ sung)
    Câu 7: Những lý do khác gây phá hủy mỏi ngoài: hàn và vết nứt
    Ngoài 2 lý do trên còn có: Hình dạng hình học của kết cấu, điều kiện chịu tải của kết cấu,…
    Câu 8: Sóng nhỏ như thế nào để không ảnh hưởng tới phát triển vết nứt và phát triển mỏi.
    Số chu trình lặp lại của mức ứng suất phải đủ lớn để gây mỏi. Nếu ứng suất lớn thì cần ít chu trình để gây ra mỏi, nếu ứng suất nhỏ thì cần nhiều chu trình hơn. Còn để tuyệt đối để không gây mỏi thì sóng phải so sánh với đường cong S-N. với 1 mức chu trình giới hạn N thì sẽ có ứng suất S là giới hạn vượt mỏi.. nếu sóng gây ra ứng suất < S thì không gây mỏi.


    Còn các câu khác em xin trả lời vào tối nay ạ :D
     
  8. hoangtu

    hoangtu Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    20/5/12
    Bài viết:
    662
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Trước hết rất cảm ơn bạn Codonhanoi đã có những câu trả lời để xây dựng topic.
    Trong lúc chờ bạn trả lời các câu hỏi tiếp, mình có một chút đính chính và nếu đính chính của mình là sai, bạn và ACE quan tâm hoàn toàn có thể feedback để tiếp tục tìm hiểu và học hỏi thêm
    Trước kết là khái niệm về Phổ.
    Với những thứ tải trọng như Sóng, mang nhiều yếu tố ngẫu nhiên kết quả phân tích được không chỉ cho ra một kết quả cụ thể mà là một bộ số liệu, bộ số liệu đó người ta lập thành biểu đò và dùng từ Phổ để diễn đạt.
    Ví dụ:
    Điểm tuyển sinh đầu vào Đại học của trường Xây dựng năm 2013 là một bộ số liệu từ các thí sinh, người ta lập thành biểu đồ, trong đó Phổ điểm từ 18 tới 22 là nhiều nhất.
    Đây cũng là cách đơn giản để hiểu khái niệm Phổ

    Hình 1: Mô tả tải trọng sóng trong phân tích mỏi
    Spectrum 3.jpg
    Hình minh họa biểu diễn các quá trình phân tích tải trọng đầu vào sóng thành dạng Phổ cho phân tích mỏi.
    Những câu bạn đã trả lời, có 2 câu trên đây mình thấy cần phải sửa lại chút để nghĩ nó tường minh hơn.
    Câu 3:
    Trong phương pháp PTHH khi mô tả hai ống liên kết với nhau, phần mềm chỉ có thể biểu diễn được hai đường thẳng cắt nhau tại một điểm.
    Trong khi thực tế, tiết diện của mình là ống liên kết với ống, điểm tiếp xúc giữa hai ống trên một miền giao tuyến khá lớn (tùy thuộc vào đường kính ống liên kết), đo đó người ta kể tới khái niệm ứng suất điểm nóng và chia làm 08 điểm đối xứng trên tiết diện ống, mục đích là để kiểm soát một cách trọn vẹn tuổi thọ mỏi của đường hàn nối tại nút ống.
    Khái niệm: Nó là ứng suất tại chân của đường hàn được tính toán theo cách ngoại suy tuyến tính phân phối ứng suất hình học tại chân của mối hàn:
    Hình 2: Vị trí điểm nóng tại nút và thanh điển hình
    Hotspot.jpg
    Và hệ số tập trung ứng suất SCF như là một hệ số để bổ sung sự khiếm khuyết này của phần mềm.
    Câu 5:
    Giải thích sự ảnh hưởng của chiều sâu nước biển tới tuổi thọ mỏi.
    Công trình biển nói chung và dạng jacket nói riêng, khi ra vùng nước sâu ảnh hưởng động của tải trọng sóng là rất lớn.
    Với tải trọng động đó làm kết cấu dao động lớn hơn, độ cứng kết cấu giảm... tất cả những yếu tố ảnh hưởng và làm giảm tuổi thọ mỏi kết cấu.
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/10/13
  9. DocCoCauBai

    DocCoCauBai Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    22/1/13
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    Hình như là hệ số tập trung ứng suất (SCF) có trong các công thức tính.
    Nói như bác thì chỉ khi nào sử dụng phần mềm (phương pháp PTHH) mới cần phải có hệ số này thôi sao?
     
  10. real-07

    real-07 Member

    Tham gia ngày:
    7/9/12
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Mình bổ sung chút, ra vùng nước sâu các yếu tố về môi trường cũng khắc nhiệt hơn
    Đơn cử như: hà bám nhiều hơn, ăn mòn phức tạp hơn... những yếu tố này không chính nhưng cũng là các tác nhân gây mỏi ghê gớm.
     
  11. codonhanoi

    codonhanoi Moderator

    Tham gia ngày:
    25/10/12
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    Em xin trả lời tiếp mấy câu ạ.


    Câu 9 : Phương pháp xử lý vết nứt và khắc phục vết nứt
    Về mặt cơ khí như là gia cố, hay là thay thế,… thì em không được rõ lắm. Nhưng mà qua nghiên cứu bằng thực nghiệm,các nhà khoa học thấy rằng, mỗi một loại vật liệu đều có một trị số cường độ ứng suất tới hạn K[SUB]th[/SUB], nếu phổ tải trọng gây ra ứng suất có cường độ ứng suất tương ứng nhỏ hơn giá trị này thì vết nứt ngừng phát triển.

    Câu 10: Phạm vi ứng dụng.
    - Phương pháp cơ học phá hủy thì thường áp dụng cho các công trình đang khai thác, đã có vết nứt.
    - Phương pháp Miner (PM) thì thường dùng cho dự đoán tuổi thọ, và một số công trình như là đường ống.
    - Còn về phương pháp phổ và phương pháp ngẫu nhiên thì em cảm thấy hơi khó hiểu ở đây vì theo em biết phương pháp ngẫu nhiên bao gồm phương pháp phổ và phương pháp mô phỏng nên không biết nói như thế nào.

    Câu 11: Khái niệm hotspot.
    Hotspot (điểm nóng) là nơi xuất hiện ứng suất cực đại cục bộ, có vị trí tại điểm bất liên tục của kêt cấu ví dụ như ở nút ống, ở vết hàn,… vị trí và giá trị chính xác của nó phụ thuộc vào dạng hình học của liên kết và các điều kiện chịu tải.
    Câu 12: Số liệu đầu vào tính mỏi.
    - Các tính chất cơ học của vật liệu làm kết cấu.
    - Đường cong mỏi S-N cho vật liệu làm kết cấu.
    - Hình học và liên kết của kết cấu.
    - Tải trọng và Điều kiện môi trường (sóng, gió,dòng chảy,…)

    Câu 13: Lý thuyết tuyến tính hóa nền đất, đánh giá kết quả.

    Lý thuyết của nó thì em ko được rõ, mong các bác bổ sung ạ.
     
  12. Incredible12013

    Incredible12013 Moderators

    Tham gia ngày:
    4/6/13
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Mình gửi trả lời 1 số câu hỏi của admin đối với giàn khoan di động JU, có phần nào trùng lặp với các trả lời trước thì nhờ admin xử lý dùm nhé:
    1/ Trong quá trình vận chuyển hay nâng hạ jackup, có áp dụng phương pháp Phổ để phân tích mỏi được không?
    Phương pháp phổ có thể được dùng trong phân tích mỏi do gió gây ra khi kéo giàn giàn trên hành trình dài (trong trường hợp giàn thẳng đứng) hoặc Jacking tuy nhiên đó không phải là ảnh hưởng trội cần xét tới mà cần kể đến ảnh hưởng do lắc, rung chân đế giàn khoan (do sóng, tốc độ tàu kéo) (đã từng xảy ra phá hủy mỏi do rung lắc chỉ trong vòng 6h khi kéo giàn)
    2/ Tại sao ít dùng phương pháp khác Miner (P-M) để phân tích mỏi:
    Quan điểm tính mỏi gồm có : cơ học phá hủy và tổn thương tích lũy (P-M), so sánh thì cơ học phá hủy mới là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay vì phản ánh chính xác hơn sự làm việc thực của kết cấu tại thời điểm xét phân tích mỏi. Quy tắc P-M dựa trên giả thiết phá hủy mỏi xảy ra khi bắt đầu hình thành vết nứt (giai đoạn 1 của quá trình), còn cơ học phá hủy xét đến cơ chế các quá trình phát triển và lan truyền vết nứt (giai đoạn 2 của quá trình). P-M phổ biến hơn vì dễ áp dụng với các bộ số liệu sóng đầu vào, sử dụng các lý thuyết sóng phổ biến, đường cong S-N, SCF…
    5/ Giải thích sự ảnh hưởng của chiều sâu nước biển tới tuổi thọ mỏi

    • So với Jacket thì đánh giá tuổi thọ mỏi của JU không dựa vào 1 điều kiện biển cụ thể nào, Đối với JU: chiều sâu nước hoạt động thay đổi do giàn di chuyển, phản ứng của kết cấu đối với sóng cũng thay đổi, thậm chí các vị trí điểm nóng xét để tính mỏi cũng thay đổi. Lúc này theo kinh nghiệm thì người ta sẽ sử dụng 1 bộ số liệu sóng giả định (notational), và ứng với nó là cấu hình kết cấu giàn tương ứng. Cách làm này còn gọi là “tiền định”. Thường người ta sử dụng 1 biểu đồ Monogram để xác định khả năng hoặc giới hạn làm việc của JU ứng với các điều kiện môi trường khác nhau thông qua các thông số. Ví dụ các thông số đó có thể là: Maximum Footing Reaction, Overtuning moment Stability, Pinion/Rack chock Load…Khả năng làm việc của giàn ở các điều kiện chiều sâu nước khác nhau sẽ cho tuổi thọ mỏi khác nhau.
    7/ Những lý do khác gây phá hủy mỏi ngoài: hàn và vết nứt

    • Thay đổi chiều dày
    • Thay đổi vật liệu
      10/ Phạm vi ứng dụng của đề tại:
      · Khi nào sử dụng phương pháp Miner (PM) - Phương pháp Phổ : sử dụng khi dự đoán xu hướng phát triển phá hủy mỏi, tính toán tổn thương tích lũy tính đến thời điểm xét
      · Khi nào sử dụng phương pháp cơ học phá hủy : sử dụng trong giai đoạn 2 (giai đoạn đã khai thác và xuất hiện vết nứt), phương pháp này tiến bộ nhất nhưng khó áp dụng do điều kiện khảo sát thu thập số liệu vết nứt. Đó cũng là lý do khi tính toán tuổi thọ mỏi thường có thêm hệ số FDF (fatigue design factor) kể đến ảnh hưởng của những khó khăn này
      · Khi nào sử dụng phương pháp tính mỏi chính xác (Phương pháp ngẫu nhiên): Chưa hiểu rõ ý của admin, các bải viết trước đã thống nhất : quan điểm tính mỏi gồm có: quan điểm tổn thương tích lũy và quan điểm cơ học phá hủy. Quan điểm tổn thương tích lũy thì có 2 phương pháp là : tiền định và ngẫu nhiên. Lý do phương pháp ngẫu nhiên được sử dụng rộng rãi hơn tiền định vì:
    • pp tiền định không phản ánh chính xác tần số thực của sóng tác dụng,
    • Sử dụng 1 tập hợp các con sóng (H,T) để đánh giá phản ứng kết cấu thay vì chuyển thành phổ sóng như phương pháp ngẫu nhiên nên kết quả có độ tin cậy thấp hơn PP ngẫu nhiên
    • Điều kiện để sử dụng pp ngẫu nhiên:
    • Giả thiết kết cấu làm việc tuyến tính
    • Sóng là 1 quá trình ngẫu nhiên dừng chuẩn trung bình không và có tính chất Ergodic
    • Sóng là phổ dải hẹp (Hầu hết kết cấu CTB được coi là vật rắn biến dạng nên có tính chất như 1 bộ lọc, tức là sóng tác dụng vào kết cấu thì đầu ra là phản ứng của kết cấu sẽ là phổ dải hẹp, từ đó có thể áp dụng luật phân phối Rayleight)
    11/ Làm rõ khái niệm hotspot
    Về cơ bản JU cũng có các hot spot như T,K,Y, X giống như Jacket nhưng cần làm rõ thêm về mỏi ở các vị trí thanh răng của thanh chủ (Rack Chock). Đây là các vị trí khó xác định hệ số tập trung ứng suất SCF do chưa có tiêu chuẩn quy định (thông thường phần này do các đơn vị cung cấp hệ thống Rack Chock đảm nhiệm phần tính toán và liên quan đến lĩnh vực Mechanical nhiều hơn )
    12/ Số liệu đầu vào tính mỏi
    Xét tính mỏi giàn JU tại 1 vị trí với độ sâu nước d, gồm có:

    • Số liệu khảo sát sóng trong 1 năm (chiều cao Hs, chu kỳ căt 0 Tz, xác xuất xuất hiện P) (lấy trung bình của các con sóng từ 50-100 năm),
    • Số liệu địa chất tại vị trí khảo sát ứng với độ sâu d
    • Nếu kể đến ảnh hưởng mỏi do gió thì phải thu thập số liệu gió (cần chú ý gió có 2 thành phần : thành phần trung bình ko gây mỏi , thành phần mạch động gây mỏi). Ngoài ra có thể kể đến ảnh hưởng của dòng chảy xoáy (Vortex current)
    • Lựa chọn đường cong mỏi S-N theo tiêu chuẩn nào, đặc trưng vật liệu…
    • Hệ số tập trung ứng suất SCF đối với các nút T,K,Y,X…
    • Chu kỳ dao động riêng của kết cấu
    13/ Lý thuyết tuyến tính hóa nền đất, đánh giá kết quả
    Ap dụng cho Jacket
    15/ Tại sao chọn 30 Mode và 200 sóng để phân tích mỏi ngẫu nhiên
    Thông thường đối với JU chọn 3 mode đầu tiên vì khi đó đã tập trung 85-90% khối lượng tham gia dao động. Theo SNAME thì chỉ cần 80% là đã có thể lựa chọn mode dao động tính mỏi
    16/ Chu kỳ dao động riêng của kết cấu ảnh hưởng như thế nào tới tuổi thọ mỏi?
    Chu kỳ dao động riêng càng lớn thì hệ số động DAF càng lớn , do đó phổ số gia ứng suất sẽ có giá trị càng lớn, ->cần ít chu trình hơn, kết cấu nhanh bị phá hủy mỏi.
    Điều này còn có thể suy ra đối với JU là: thời gian làm việc ở những vùng nước sâu càng lớn thì JU càng nhanh bị phá hủy mỏi hơn so với khi làm việc ở những vùng nước nông hơn vì nước càng sâu thì chu kỳ dao động riêng của JU càng lớn.
     
  13. BigCrab

    BigCrab Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    14/11/12
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Cảm ơn các bác đã cho em mở rộng tầm mắt. Các bác cho em tò mò hỏi thêm một chút là mô hình tính chu kỳ dao động riêng của JackUp như thế nào ạ? Liên kết giữa Spudcan với nền đất được mô tả như thế nào trong mô hình tính? Như Jacket thì em thấy người ta hay chọn ngàm cứng tại vị trí 3D-6D hoặc tính lò xo nền đất làm việc đồng thời với cọc, có gì khác trong trường hợp tính cho JackUp? Chu kỳ dao động riêng của Jackup được tính như một con tàu lênh đênh trên nước hay một chân Jacket ngàm cứng vào nền? Khi tính mỏi thì lấy trường hợp nào để tính?
     
  14. Song Ma

    Song Ma Administrator

    Tham gia ngày:
    17/5/12
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Bác BigCarb muốn tìm hiểu rõ thì có thể đọc thêm trong tiêu chuẩn ABS MODU 2012 và SNAME, trong đó viết cụ thể những vấn đề mà ta đang quan tâm. Liên kết giữa Spudcan và nền đất sử dụng liên kết gối xoay (pinned) hoặc liên kết lò xo (spring). Cả hai loại này đều được chấp nhận trong tính toán và đi kèm nó là những điều kiện tính toán kèm theo ứng với mỗi loại liên kết trên.
    Mô hình tính dao động riêng được xây dựng như hình bên dưới cho hai trường hợp:
    pinned.jpg
    Pinned Case
    spring.jpg
    Spring Case
    Có chút ít thông tin chia sẻ với bác.
    Cheer!
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/10/13
  15. BigCrab

    BigCrab Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    14/11/12
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Như bác này nói thì quá trình phá hủy mỏi khi jackup có vẻ nguy hiểm hơn khi kéo giàn. Vậy mô hình tính mỏi cho trường hợp này như thế nào vậy bác quan52cb2? Hay là ta chỉ quan tâm tính mỏi khi nó có liên kết pin thôi? Mà liên kết pin thì khống chế chuyển vị theo phương đứng cả 2 chiều như nhau? Bác cho thêm vài lời cho vấn đề được sáng tỏ ạ.
     
  16. Song Ma

    Song Ma Administrator

    Tham gia ngày:
    17/5/12
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Mô hình tính khi kéo dàn được tiêu chuẩn DNV khuyên cáo như sau:
    tow.jpg
    - 3 vertical restraints (Z)
    - 1 transversal horizontal restraints (Y)
    - 2 longitudinal horizontal restraint (X).
    Tính toán bền, mỏi,... trong quá trình vận chuyển sử dụng mô hình trên, sử dụng mô hình tính toán cho một chân cũng được chấp nhận, ko cần thiết mô hình cả 3 chân (do tính chất đối xứng của giàn).
    tow.jpg
    Liên kết gối xoay cản chuyển vị theo cả 3 phương, trong sacs thì đưa vào bộ số 111000 tại nút liên kết hoặc sử dụng Pinned đều được.
    Chút ít thông tin làm rõ vấn đề với bác!
    Cheer
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/10/13
  17. real-07

    real-07 Member

    Tham gia ngày:
    7/9/12
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Cái này nghe có vẽ mơ hồ, chỉ trong vòng 6h, phần tử bị phá hủy mà gọi là do mỏi?
    Mình nghĩ là do VIV.
     
  18. BigCrab

    BigCrab Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    14/11/12
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Cảm ơn bác. Liên kết tại spudcan là pin thì em thấy là tương đối chính xác. Em đã xem trên mô hình Abaqus thì spudcan làm việc đúng như là pin bác ạ. Nhưng mà cái mô hình tính khi kéo giàn trông nó ảo ảo thế nào ấy bác nhỉ. Cả diện tích bên ngoài của Hull tàu tiếp xúc với nước mà khống chế trong mô hình bằng 6 liên kết thế liệu có đáng tin cậy không bác? Em ra biển đi dịch tàu khoan thấy khi rút chân lên rồi nó cũng lắc ghê lắm, cũng chả khác gì đi thuyền thúng đánh cá mấy đâu (em bị say sóng nặng), chuyển vị phải nói là cả mét.

    ---------- Post added at 11:18 AM ---------- Previous post was at 11:14 AM ----------

    Nếu em không mơ hồ thì bác có vẻ đang mơ hồ về hiện tượng mỏi. Bác đọc thêm phần dưới của bác ấy có giải thích rõ việc bác đang mơ hồ đấy.
     
  19. Song Ma

    Song Ma Administrator

    Tham gia ngày:
    17/5/12
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    woa, bác có abaqus ah, phần mềm này nghe chừng nhiều công ty thiết kế lớn sử dụng nhưng mà em chưa được sờ lần nào,8-> chỉ được nhìn thoai.! Trong quá trình lai dắt ta chỉ quan tâm tới chân có đảm bảo bền,mỏi. Các tác động lắc ngang, lắc dọc, "dập dềnh" mà bác được "tận hưởng" thì được mô mả thành các dạng chuyển động trong "file tow" rồi tính toán vận chuyển jack-up như bài toán vận chuyển của jacket thoai.
    Cheer!
     
  20. BigCrab

    BigCrab Super Moderators Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    14/11/12
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Hì, nãy giờ bác toàn nói chuẩn nhưng chỗ này có vẻ hơi chưa chuẩn. Nhưng mà hôm nay rất cảm ơn bác vì đã cho em và một số bác khác mở rộng tầm mắt rồi.
    Về Abaqus thì em cũng đang tập tành dùng chơi thôi bác. Nhưng mà tóc bạc trên đầu tăng thôi chứ trình độ không tăng. Chắc thời gian tới em dành thời gian để đi chơi, cafe bia bọt chứ không tiếp tục nghiên cứu Abaqus nữa bác ạ. Nếu bác ham vui mới lạ và không ngại thì cứ thử một phen, sau này em mang sách vở đến học hỏi bác vậy.
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/10/13

Chia sẻ trang này