Đối với những công trình chịu tải trọng ngang lớn như cầu cảng, việc hàn nối các đoạn cọc khi thi công là rất cần thiết, thậm chí người ta còn thiết kế hản một loại bản tap để ốp vào mối hàn này. Ngoài ra, Chủ đầu tư còn yêu cầu về việc các tổ hợp mối nối cọc không được nằm trên nhiều hơn một mặt phẳng. Không biết anh em ctb, có quy định nào nói về vấn đề này không? Hình 1: Hình ảnh thực tế về mối hàn có bản táp khi thi công đóng cọc - cầu cảng
Mối hàn nối cọc trong CTB thì đúng như thiết kế, thông thường cũng qui định như mối nối các thanh trong kết cấu chính thôi. Chủ yếu qui định trong API RP2A. Kết cấu CTB thiết kế theo Code & Standard nghiêm ngặt hơn nên hầu như không có chuyện sai lệch giữa thi công thực tế và thiết kế. Thêm nữa là Cọc cho CTB không bao giờ có "miếng táp" như đ/c admin shown. (vì nếu có cái đó thì khi đóng cọc sẽ bị vướng ). Cọc cho thiết kế chân đế thường thì các đoạn phải cùng đường kính ngoài (chiều dày có thể thay đổi). Mr admin: "Ngoài ra, Chủ đầu tư còn yêu cầu về việc các tổ hợp mối nối cọc không được nằm trên nhiều hơn một mặt phẳng.": Mình không làm trực tiếp về cảng nhưng như ngày xưa được học thì trong sách qui định ngược lại chứ ông admin? Tức là các mối nối phải hạn chế nằm trên cùng một mặt phẳng, lý do là tuân theo nguyên lý Bất biến hình của miếng cứng??? D
Cọc trong thiết kế CTB, không có bản tap như cọc btust mà người ta dùng cái khác, gọi là tabbing guide