Mid Water Arch Structure

Thảo luận trong 'Thiết kế CTB – DESIGN OFFSHORE PROJECT' bắt đầu bởi adata, 12/7/13.

  1. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Vận chuyển dầu từ vị trí PLEM/Manifold bằng ống mềm (flexible Riser) tới tàu chứa dầu (FPSO) là biện pháp vận chuyển thông thường. Đôi khi để giảm dao động và trọng lượng của flexible Riser trước khi lên đến FPSO người ta cần một kết cấu đỡ giữa nước để giảm một phần trọng lượng, khử chuyển vị và giảm dao động. Kết cấu Mid Water Arch Structure cũng cần tính toán inplace analysis và một số bài toán khác tương tự như có trong thiết kế chân đế và nếu là Mid water arch Jacket thì cũng sẽ đựoc liên kêt với đất nền thông qua Pile driving như một kết cáu chân đế thông thường.


    mwaj_1.jpg
    Hình 1: Vai trò của Mid water Arch structure
    mwaj_2.jpg
    Hình 2: Một kết cấu Mid water arch Jacket điển hình
    05072011574.jpg P3050086.jpg
    Hình 3: Một phần của kết cấu MWA đang chế tạo/lắp đặt biển
     
  2. real-07

    real-07 Member

    Tham gia ngày:
    7/9/12
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Kết cấu này lạ quá, lần đầu tiên được biết đến. cảm ơn Admin.
    Xin được hỏi một vài câu về loại kết cấu này:
    1/ Người ta liên kết riser ống mềm với MWAJ bằng phương pháp nào?
    2/ Móng cọc loại này hình như giống loại skirt pile cho jacket, tuy nhiên kết cấu nhỏ hơn nhiêu so với jacket. Không hiểu đóng kiểu gì cho không bị dịch đi so với vị trí thiết kế sau khi thi công xong cọc.
    Xin cảm ơn!
     
  3. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    1/ Flexible Riser liên kết với Mwaj bằng: Riser sẽ chạy luồn qua các khe của vòm (như bạn thấy trong mấy ảnh đầu tiên) và được cố định với Mwaj bởi clamp (thực ra nó là một khối sắt trọng lực kẹp chặt lấy Riser và ngồi yên vị trên phần vòm của Mwaj) sau đó lên tới Turret của FPSO. Chi tiết Clamp kẹp Riser như ảnh dưới đây:
    2/ - Kết cáu của Mwaj thường chia làm 02 phần, phần bottom structure sẽ được đóng cọc để cố định với đất nền, phần topsstructure sẽ chồng lên phần bottom structure vừa lắp xong, liên kết giữa hai phần kết cấu này thường băgnf cách bơm trám.
    Như dự án TGT1 thì Mwaj được thiết kế phần Bottom structure đóng cọc váy.
    - Về Location tolerance: Phụ thuộc vào vị trí giữa flange của PLEM và Turret centerline, trong trường hợp Turret lắp đặt trước Mwaj thì tolerance càng khắt khe hơn. Ngoài ra thì tolerance theo qui định cụ thể của mỗi dự án.

    mwaj2.jpg Hình 2.1: Clamp và riser

    mwaj1.jpg

    Hình 2.2: Kết cấu Mwaj chia làm 02 phần chính
     
  4. nucuoi

    nucuoi New Member

    Tham gia ngày:
    24/8/12
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    MWA cố định bằng Jacket ko phải là loại phổ biến, cái trong hình này do nhà thầu Alpha thi công cho HLJOC, với loại này thì MWA ko có 2 Buoy Tank bên trong.
    Loại phổ biến là loại cố định MWA bằng Gravity Base và Tether Chain neo giữa GB và MWA. MWA loại này thường có 2 Buoy Tank bên trong (sẽ nổi dưới mặt nước).
    Flexible Riser và Umlibical sẽ kế nối với MWA này ở cái khe Clamp slot nằm giữa 2 cái Gutter, và vắt dọc theo các rãnh Guides trong hình. Dùng MWA Clamp kẹp vào Riser/Umlibical như trong hình để ngàm vào khe Clamp Slot trong quá trình T&I, tuy nhiên sẽ có 1 khoảng "gap" để thuận lợi cho việc T&I giữa MWA Clamp và Clamp slot (ko thể làm thiết kế vừa khít đc) sau đó sẽ dùng các MWA Shim để chèn vào chỗ "gap" này.
    - Loại MWA bằng buoy tank có biện pháp thi công khó hơn: Hyrotest cái Tank bằng áp suất âm, phương pháp Padeye loatest khá là đau đầu (mấy ông thiết kế còn ko hình dung ra test như nào) chỉ nhờ đến máy anh thi công lao luyễn nghĩ cách dùng kích hay các cẩu lớn để thực hiện kèm các load cell. Ngoài ra còn vụ trộn thép vụn vào bê tông trong GB mà vẫn đảm bảo COG trong tolerance cũng đau đầu ko kém
     
  5. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Việc người ta dùng loại MWAJ hay chỉ đơn thuần là MWA structure là phụ thuộc vào: Số lượng flexible riser, dao động cho phép của Riser trước khi lên tới Turret của FPSO và location tolerance cho phép chứ không phải là cái này phổ biến hay cái kia ít dùng hay là cái nào tính toán/thi công khó hơn. Điều này giống như là bạn có thể chọn phương án dùng Subsea để khoan và khai thác một giếng dầu chứ không nhất thiết phải xây dựng một Platform tại đó để khoan/khai thác.
    Ở trên cũng nói rõ với ae rồi và trong topic này cũng chỉ nói là Mid water arch structure chứ không giới hạn là MWAJ hay là MWA thôi.
    Xin chi tiết hơn loại MWA hoạt động theo nguyên lý trọng lực và đẩy nổi (dùng Bouyancy Tanks) mà bạn NUCUOI đề cập tới như sau:
    Kết cấu gồm 3 phần chính: Khối trọng lượng (Gravity base), khối vòm có gắn Bouyancy Tanks (một Bouyancy tank hay là nhiều) và dây xích để liên kết hai khối trên lại.
    P3090390.jpg
    Hình 3.1: Khối trọng lượng - gravity base của MWA
    MVC-106S.JPG
    Hình 3.2: khối vòm của MWA (Trường hợp này sử dụng 04 bouyancy tanks)
    have fun
     

Chia sẻ trang này