Mục tiêu của PVN là tự thiết kế, chế tạo công trình dầu khí

Thảo luận trong 'Tin tức Thời sự - News' bắt đầu bởi NoName, 11/8/12.

  1. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    (Petrotimes) - "Mục tiêu lâu dài trong phát triển khoa học - công nghệ (KHCN) của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là tự thiết kế, chế tạo được các công trình dầu khí, đặc biệt là các công trình trên biển", Tổng giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu phát biểu tại buổi làm việc với đoàn công tác của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội sáng 10/8.
    Dẫn đầu đoàn công tác là đồng chí Phan Xuân Dũng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội; cùng đi có các Phó Chủ nhiệm Lê Bộ Lĩnh, Võ Tuấn Nhân, Nguyễn Vinh Hà và các Uỷ viên của Ủy ban. Về phía Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có Tiến sĩ Đỗ Văn Hậu, Tổng giám đốc; Tiến sĩ Nguyễn Quốc Thập, Phó Tổng giám đốc, Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh, Hàm Phó Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Tập đoàn; Tiến sĩ Phan Ngọc Trung, Viện trưởng Viện Dầu khí Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam Đỗ Chí Thanh; cùng các trưởng ban chuyên môn của Tập đoàn.
    [​IMG]
    Đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội thăm phòng Truyền thống của PVN - nơi trưng bày nhiều công trình KHCN Dầu khí.
    Phó Tổng giám đốc PVN Nguyễn Quốc Thập đã trình bày báo cáo về tình hình thực hiện chính sách và pháp luật về đầu tư cho khoa học, công nghệ, môi trường của PVN với nhiều điểm đáng chú ý. Kế hoạch 5 năm 2011 - 2015, PVN phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 18 - 20%/năm; tổng doanh thu 5 năm đạt 3.040 nghìn tỉ (tương đương 150 tỉ USD); nộp ngân sách Nhà nước 650 nghìn tỉ đồng; gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 35 - 45 triệu tấn quy dầu/năm; sản lượng khai thác dầu khí đạt 142 triệu tấn quy dầu. Để đạt được những mục tiêu đó, PVN coi KHCN là nền tảng và động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững theo chiều sâu. Cùng với giải pháp đột phá về quản lý và phát triển nguồn nhân lực, giải pháp đột phá quản lý là trung tâm, nguồn nhân lực là then chốt và KHCN là nền tảng và động lực cho sự phát triển của PVN. Trong giai đoạn 2006 - 2011, PVN đã đầu tư gần 5.000 tỉ đồng cho KHCN, trong đó PVN chi khoảng 90% vốn đầu tư, còn lại là nguồn ngân sách Nhà nước. Trên thực tế, qua nhiều năm nghiên cứu và phát triển, PVN đã đạt được các thành tựu như Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí đã hoàn thiện công nghệ sản xuất sét bột bentonite và barite đạt tiêu chuẩn quốc tế API, phục vụ khoan dầu khí, thay thế hàng nhập khẩu. Trong năm 2011, PVN đã hạ thủy thành công trước 2 tháng giàn khoan tự nâng 90m Tam Đảo-03 đã đưa Việt Nam trở thành một trong ít các quốc gia trên thế giới có khả năng thiết kế, chế tạo các loại giàn khoan dầu khí biển.
    [​IMG]
    Đồng chí Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội đánh giá rất cao thành tựu KHCN của PVN.
    Đặc biệt, giải thưởng Hồ Chí Minh về KHCN năm 2010 cho Cụm công trình "Tìm kiếm, phát hiện và khai thác có hiệu quả các thân dầu trong đá móng granitoid trước Đệ tam, bể Cửu Long, thềm lục địa Việt Nam" vừa là dấu ấn cho nền khoa học nước nhà mà còn thay đổi một quan niệm tìm kiếm, thăm dò dầu khí truyền thống trên thế giới. Đây là tập hợp đồ sộ các công trình nghiên cứu khoa học, ứng dụng, đổi mới công nghệ của PVN trong hơn 20 năm qua bao gồm 7 bằng phát minh, bằng sáng chế do Việt Nam và Liên bang Nga cấp. Phó Chủ nhiệm Lê Bộ Lĩnh cho rằng mỗi năm PVN đầu tư vào KHCN khoảng 1.000 tỉ đồng, gấp đôi kinh phí hoạt động của hai viện khoa học thuộc Chính phủ là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Đồng chí Lê Bộ Lĩnh cho biết thêm, hiện nay ngân sách Nhà nước đầu tư cho KHCN đạt khoảng 80% số vốn, còn lại là do các doanh nghiệp, các tổ chức khác đầu tư. Và tỷ lệ này nên phải thay đổi, tức là tăng vốn do doanh nghiệp tự bỏ ra đầu tư, vốn của Nhà nước sẽ giảm cả con số tuyệt đối và tương đối. Tổng giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu nhấn mạnh rằng nếu không có KHCN thì PVN không thể phát triển được. Hiện nay những con tàu địa chấn 2D, 3D, hàng chục giàn khoan trên biển là những công trình phức tạp đang được công nhân Việt Nam vận hành trơn tru và an toàn. Ở các công trình khâu sau, PVN chuẩn bị xây dựng các nhà máy chế biến khí với công suất lớn do PVN kết hợp với các nhà đầu tư nước ngoài để thiết kế, chế tạo...
    [​IMG]
    Tổng giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu phát biểu tại buổi làm việc.
    Để thực hiện hóa những mục tiêu trên, PVN đang có 3 cơ sở nghiên cứu khoa học và đào tạo nghề chuyên sâu, bao gồm: Viện Dầu khí Việt Nam, trường Đại học Dầu khí Việt Nam và trường Cao đẳng Nghề Dầu khí. Số lượng cán bộ, công nhân viên đang làm trong ngành Dầu khí lên tới 50 nghìn người, trong đó có 247 tiến sĩ, 1.910 thạc sĩ, 22.120 người trình độ đại học, còn lại là các trình độ khác, lao động phổ thông. Tổng giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu chỉ rõ: "PVN không giao việc cho Viện Dầu khí chỉ để có việc mà xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, PVN đặt hàng và mua lại công trình nghiên cứu của Viện Dầu khí". Và sắp tới, PVN sẽ tập trung vào các nhiệm vụ KHCN như phát triển mỏ mới, gia tăng hệ số thu hồi dầu ở các mỏ cũ; Tăng hiệu quả của chế biến dầu khí; Tập trung chế biến sâu khí đồng hành; Tăng tiềm lực công tác nghiên cứu thiết kế công trình dầu khí. Kết luận buổi làm việc, đồng chí Phan Xuân Dũng đánh giá rất cao thành tựu về KHCN của PVN. Đồng chí đề nghị PVN cần tạo ra nhiều hơn nữa những sản phẩm mang thương hiệu trí tuệ Việt Nam. Thực tiễn phát triển của PVN là rất lớn và cái khó về chính sách cũng đã được đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội ghi nhận và sẽ trình Quốc hội để tìm cách tháo gỡ khó khăn.
    Đức Chính
     
  2. Fake_PhD

    Fake_PhD New Member

    Tham gia ngày:
    19/7/12
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Cái này hiện nay vẫn chỉ nằm trên quy hoạch 100 năm tới thôi. Nếu người làm quy hoạch không có đủ tầm nhìn, trình độ thì 100 năm tới may ra làm được nhưng có khi lúc đó năng lượng chính lại không phải là dầu khí nữa. Mục tiêu thì phải đi cùng với kế hoạch cụ thể chứ mục tiêu cứ chung chung như là năm sau cao hơn năm trước thì ai chằng đặt ra được.
    À mà bác Noname trích bài trong đó có thống kê đến mấy trăm tiến sỹ, hàng nghìn thạc sỹ. Không biết trong đó có bao nhiêu tiến sỹ, thạc sỹ giấy nhỉ?#-o
     
  3. adata

    adata Administrator

    Tham gia ngày:
    31/5/12
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    hội thảo mà anh em :)
    =D>
     
  4. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Để ngành tư vấn thiết kế Dầu khí phát triển xứng tầm


    Ngày 4/10/2012, tại TP Hồ Chí Minh, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Đỗ Văn Hậu và Phó tổng giám đốc Nguyễn Vũ Trường Sơn cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế Dầu khí (PV Engineering).

    Đoàn đã kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tiếp thu những đề xuất, kiến nghị nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc mà PV Engineering đang gặp trong tình hình kinh tế chung hiện nay.
    [​IMG]
    Tổng giám đốc PVE Đỗ Văn Thanh báo cáo với đoàn công tác về tình hình sản xuất kinh doanh của PVE.
    Báo cáo tại buổi làm việc, Tổng giám đốc PV Engineering Đỗ Văn Thanh cho biết, hiện nay Tổng công ty đang chú trọng xây dựng nguồn nhân lực tư vấn thiết kế chất lượng cao và mở rộng hợp tác đào tạo. Qua đó, từng bước hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế. Tính từ đầu năm đến nay, Tổng công ty đã và đang tập trung vào các dự án chính như: Dự án Nam Côn Sơn II, Dự án Lô B – Ô Môn, Dự án GPP Cà Mau, Dự án Thăng Long – Đông Đô, Dự án phát triển mỏ Thái Bình… các dự án này đều được PV Engineering thực hiện theo đúng yêu cầu chất lượng mà các chủ đầu tư đưa ra. Về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, những nguyên nhân khách quan bắt nguồn từ sự biến động của kinh tế Việt Nam và thế giới gây ra những khó khăn rất lớn đến việc triển khai các dự án trong ngành, điều này trực tiếp ảnh hưởng đến việc thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh của Tổng công ty. Bên cạnh đó, PV Engineering cũng cho rằng, một trong những nguyên nhân đang ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của PV Engineering chính là sự phân tán lực lượng tư vấn thiết kế. Điều này vô tình gây ra những cạnh tranh không đáng có trong Tập đoàn. Đây cũng là vấn đề được nhiều CBNV PV Engineering quan tâm và đề xuất Tập đoàn xem xét giải quyết.
    [​IMG]
    Tổng giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.
    Cũng trong nội dung buổi làm việc, một số ý kiến cho rằng, Tập đoàn cần đề xuất với Chính phủ về chính sách bảo hộ cho lĩnh vực tư vấn thiết kế trong các dự án dầu khí tại Việt Nam. Tất cả các hạng mục công việc nếu đơn vị thiết kế trong nước làm được thì không giao cho các công ty nước ngoài. Đây là chính sách mà nhiều nước như: Malaysia, Ấn Độ, Venezuela đang thực hiện và tạo sức bật rất lớn cho các công ty nội địa. Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Tổng giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu đã đánh giá cao và vui mừng về những thành tựu PV Engineering đã đạt được trong thời gian qua. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa, PV Engineering cần phải nhanh chóng khắc phục những tồn tại, khuyết điểm đang có để nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng sản phẩm thiết kế.
    [​IMG]
    PVE đang khẳng định là một đơn vị mạnh về thiết kế các công trình dầu khí.
    Tập đoàn đã, đang và sẽ tạo mọi điều kiện để phát triển mạnh lĩnh vực tư vấn thiết kế của PV Engineering. Trong kế hoạch tái cấu trúc sắp tới của Tập đoàn, lĩnh vực tư vấn thiết kế dầu khí là một trong những lĩnh vực chiến lược được ưu tiên phát triển. Ban lãnh đạo Tập đoàn sẽ xem xét và đưa ra những phương án cụ thể, phù hợp để giải quyết những khó khăn, vướng mắc mà PV Engineering đang gặp phải. (Petrotimes)
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/10/12
  5. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Tổng công ty Tư vấn Thiết kế Dầu khí: Khoa học và nhân lực quyết định thành công

    Là đơn vị tư vấn thiết kế chuyên ngành dầu khí số 1 Việt Nam, Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế Dầu khí (PVE) xác định công tác khoa học công nghệ là một trong những yếu tố chính tạo nên sự phát triển và thành công của mình. PVE hoạt động trong 4 lĩnh vực chính: Tư vấn thiết kế, tư vấn đầu tư, tư vấn quản lý dự án và tư vấn khảo sát & kiểm định về chuyên ngành dầu khí tại Việt Nam.

    Tư vấn thiết kế, đặc biệt là tư vấn thiết kế trong ngành Dầu khí luôn đòi hỏi chất lượng và tiến độ ngặt nghèo thì lại càng khó khăn hơn. Mặc dù vậy, bên cạnh việc khắc phục những khó khăn, có thể khẳng định rằng, sự hình thành và phát triển của Tổng Công ty tuy chưa thực sự dài nhưng đã có những bước phát triển vượt bậc thông qua việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng các công nghệ, phần mềm, cách quản lý tiên tiến vào công tác tư vấn thiết kế và quản lý dự án.
    [​IMG]
    Mục tiêu dài hạn của PVE là xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ trình độ cao
    Còn nhớ rằng, những năm đầu xây dựng, công tác chuyên môn của PVE chiếm một phần rất nhỏ trong công trình hay chỉ đảm nhận những công việc đơn giản như cải hoán, cải tạo các kho chứa, trạm khí với giá trị tư vấn rất ít. Cho đến năm 2008, PVE có được dự án tư vấn thiết kế được gọi là lớn nhất thời bấy giờ cũng chỉ là thiết kế 2 bồn chứa LPG 2000. Còn đến lúc này, đó là công việc rất đỗi bình thường của PVE. Từ chỗ là một công ty tư vấn thiết kế thực hiện các dự án vừa và nhỏ, liên tiếp những dự án dầu khí lớn trong thời gian qua đã tạo dựng nên tên tuổi của PVE với vai trò tổng thầu thiết kế như: Dự án đường ống kết nối Đông - Tây, Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2, Đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn, Nhà máy GPP Cà Mau, Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch, Kho LPG Thị Vải, thiết kế FEED giàn HSĐ, giàn Thăng Long - Đông Đô, Dự án phát triển mỏ Thái Bình, các nhà máy ethanol, bọc ống, chế tạo ống, các kho chứa xăng dầu của PV Oil với quy mô hàng trăm ngàn m3… Các dự án này đều được PVE thực hiện theo đúng yêu cầu chất lượng mà các chủ đầu tư đưa ra.

    Và một những điều làm nên tên tuổi của PVE chính là khoa học công nghệ. Lĩnh vực nghiên cứu khoa học trong những năm gần đây của PVE đã được quan tâm, chú trọng đầu tư, coi đó là một trong những yếu tố chính tạo nên sự phát triển và thành công của mình. Chính vì vậy, PVE đang hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý công tác khoa học công nghệ, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, phần mềm chuyên dụng nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác nghiên cứu khoa học. Hơn thế nữa, PVE còn được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giao nhiệm vụ chủ trì tổ chức các khóa đào tạo công nghệ mới, công nghệ tiên tiến cho một số đơn vị trong Tập đoàn, hợp tác đào tạo và chuyển giao công nghệ từ các đối tác như Trường đại học Bách khoa TP HCM…

    Nói về công tác nghiên cứu khoa học, ông Đỗ Văn Thanh, Tổng giám đốc PVE đã khẳng định rằng, kế hoạch định hướng cho hoạt động nghiên cứu khoa học trong thời gian tới của PVE là tập trung đẩy mạnh toàn diện trong toàn Tổng Công ty cả về chất lượng lẫn số lượng trong các công trình, đề tài nghiên cứu. Không những vậy, PVE sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi và khơi dậy tinh thần sáng tạo, niềm đam mê khoa học trong cán bộ, công nhân viên, đồng thời nâng cao cơ sở vật chất, tăng kinh phí cho các hoạt động khoa học. Bên cạnh đó, PVE cũng chú trọng xây dựng nguồn nhân lực tư vấn thiết kế chất lượng cao và công tác đào tạo chuyên sâu, đào tạo nội bộ. Qua đó từng bước hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế. Được biết, PVE đã triển khai nghiên cứu 4 đề tài cấp Tổng Công ty và đăng ký mới một đề tài nghiên cứu khoa học với Bộ Công Thương và dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2013. Hiện nay, các chuyên gia của PVE đã hoàn thành 2 đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Dầu khí, đó là: “Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng khí tự nhiên bể Nam Côn Sơn”; “Nghiên cứu công nghệ vận chuyển và sử dụng khí tự nhiên có hàm lượng CO2”. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu của PVE còn đang thực hiện đề tài “Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng tro bay & xỉ từ các nhà máy nhiệt điện đốt than”. Bên cạnh đó, một số đề tài khác trong ngành Dầu khí cũng đang được đội ngũ kỹ sư tư vấn thiết kế của PVE tập trung nghiên cứu như “Nghiên cứu tính toán và thiết kế tàu FPSO 150.000DWT lưu trữ dầu tại vùng mỏ Hải Thạch - Phần thiết kế sơ bộ”, “Lựa chọn vật liệu trong công nghiệp Dầu khí - Những vấn đề và giải pháp”, “Nghiên cứu sự làm việc của kết cấu bê tông lưới thép và ứng dụng cho các công trình xây dựng”… Trong thời gian tới PVE sẽ tiếp tục hoàn thiện các đề tài đã thực hiện để tiến hành nghiệm thu, đồng thời đăng ký bổ sung thêm các đề tài mới, cũng như các sáng kiến, sáng chế để Hội đồng Khoa học Công nghệ PVE xem xét, đánh giá, công nhận và đưa vào áp dụng trong thực tế sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, sẽ tìm kiếm, liên hệ và tổ chức giới thiệu những công nghệ mới của PVE nói riêng và ngành Dầu khí nói chung với các đối tác trong và ngoài nước. Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó trưởng Ban Kinh tế Kỹ thuật của PVE, một trong những mục tiêu của PVE là nâng cao tiềm lực về khoa học công nghệ để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm chủ công nghệ dầu khí hiện đại và cải tiến công nghệ mới mang thương hiệu PVE, gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học - đào tạo và chuyển giao công nghệ. Đồng thời PVE sẽ tư vấn, phản biện cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về các công nghệ liên quan đến ngành Dầu khí…

    Theo ông Tuấn: “Mục tiêu dài hạn của chúng tôi là xây dựng và hình thành đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ có đủ trình độ và khả năng để nghiên cứu, giải quyết các vấn đề cấp bách của PVE nói riêng và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đẩy mạnh hợp tác trong nước (với các trường đại học, viện nghiên cứu) và quốc tế trong việc thực hiện các đề tài khoa học, chuyển giao công nghệ mới, trao đổi kinh nghiệm về quản lý hoạt động khoa học công nghệ”. Nhìn nhận về vai trò quan trọng của khoa học công nghệ, ông Bùi Tuấn Anh, Phó tổng giám đốc PVE khẳng định: “PVE luôn nhận thức rằng, khoa học công nghệ cùng với đội ngũ kỹ sư có chuyên môn cao là yếu tố then chốt quyết định sự thành công và phát triển bền vững của tổng công ty. Mặc dù bộ máy quản lý hoạt động khoa học công nghệ của PVE mới được thành lập, công tác nghiên cứu khoa học tại PVE đã có những bước đầu phát triển nhất định. Với đội ngũ kỹ sư, chuyên gia trẻ trung, sáng tạo và có trình độ chuyên môn cao, chúng tôi tin tưởng rằng hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng, phát triển công nghệ của PVE trong những năm tới sẽ đạt nhiều kết quả tốt, góp phần vào sự nghiệp phát triển khoa học công nghệ của ngành Dầu khí”.

    PVE là nhà cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam về chuyên ngành dầu khí từ thượng nguồn đến hạ nguồn, các dự án năng lượng, các công trình công nghiệp và dân dụng khác trong các lĩnh vực sau: Lập quy hoạch; Lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình và đánh giá hiệu quả dự án; Thiết kế cơ sở; Thiết kế FEED; Thiết kế chi tiết; Tư vấn các giải pháp kỹ thuật và công nghệ.

    PVE - Quảng cáo gớm thật - Đúng là "số 1 Việt Nam".
     
  6. maicohoi

    maicohoi Member

    Tham gia ngày:
    7/8/12
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    6
    “Nghiên cứu tính toán và thiết kế tàu FPSO 150.000DWT lưu trữ dầu tại vùng mỏ Hải Thạch - Phần thiết kế sơ bộ” hihi cái đề tài này em đăng kí làm mà không được duyệt sao lại còn có tên ở đây nhỉ..tưởng nó nằm sọt rác rồi chứ..
     

Chia sẻ trang này