Lịch sử phát triển ngành Công trình biển trên thế giới

Thảo luận trong 'Tìm hiểu về Ngành' bắt đầu bởi admin, 30/10/12.

  1. admin

    admin Administrator

    Tham gia ngày:
    12/5/12
    Bài viết:
    916
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Dầu khí trên đất liền trữ lượng có hạn không đủ đáp ứng nhu cầu về năng lượng cho các nghành công nghiệp, vì vậy con người cần phải tiến hành thăm dò và khai thác dầu khí ở ngoài khơi, các thềm lục địa. Do vậy ngành xây dựng công trình biển phục vụ cho khoan thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí đã hình thành và phát triển.
    Khởi điểm từ những giàn khoan biển cố định kiểu Jacket bằng gỗ có từ nămở Summerland (Califonia, Mỹ, xem Hình 1-1 là ảnh chụp năm 1930), qua nửa đầu thế kỷ XX đến công trình bằng thép kiểu Jacket đầu tiên có tên Superior Oil được xây dựng tháng 09/1947 ở ngoài khơi tây nam bang Louisiana (Mỹ) với độ sâu nước chỉ 6m (Hình 1-2), đến nay toàn thế giới đã có trên 6.500 công trình biển cố định được xây dựng. Trong đó có 7 công trình với độ sâu nước trên 300m (Hình1-3). Giữ kỷ lục hiện nay về độ sâu nước xây dựng là giàn Bullwikle ở vịnh Mexico hoàn thành năm 1991 ở biển sâu 412m
    Hình 1: Giàn khoan bằng gỗ ở SummerLand, Califonia (Mỹ )
    [​IMG]
    Hình 2: CTB cố định kiểu Jacket đầu tiên ở Louisiana (Mỹ)
    [​IMG]
    Hình 3: CTB Jacket vùng nước sâu đã xây dựng
    [​IMG]
    Các công trình biển cố định kiểu Jacket bằng thép hiện nay phân bố ở phạm vi 53 quốc gia theo các khu vực như sau:
    - Vịnh Mexico (Mỹ): gần 4.000 giàn
    - Châu Á: 950 giàn
    - Khu vực Trung Đông: 700 giàn
    - Châu Âu, Biển Bắc, Đông Bắc Đại Tây Dương: 490 giàn
    - Khu vực biển Tây Phi: 380 giàn
    - Khu vực Nam Mỹ: 340 giàn

    Do trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ trên thế giới ngày càng phát triển, nhiều dạng công trình biển được xây dựng và đưa vào khai thác ngoài công trình biển cố định như: công trình biển mềm, công trình biển tự nâng (Jackup), công trình biển một điểm neo... Tính năng của từng loại công trình này phù hợp với từng điều kiện cụ thể để đạt được yêu cầu sử dụng cao nhất.
    Bên cạnh công trình biển thép truyền thống, còn có công trình biển trọng lực bằng bê tông cốt thép, kiểu công trình biển kết hợp bê tông cốt thép và thép đang được ứng dụng phổ biến với các ưu điểm nổi bật so với công trình biển thép. Công trình biển dạng bê tông cốt thép đầu tiên trên thế giới được thiết kế bởi công ty Doris, xây dựng năm 1973 tại mỏ Ekofish Kiểu công trình này phát triển từ năm 1973 và cho đến nay trên thế giới có khoảng 30 giàn bê tông trọng lực, phần lớn xây dựng tại Biển Bắc. Một số công trình trọng lực tiêu biểu:
    - Draugen condeep: Công trình bê tông một trụ đầu tiên trên thế giới được xây dựng ở độ sâu 251.3 m, khối lượng bê tông 85000m3, cốt thép 17000T, đây là sản phẩm của sự hợp tác giữa Na Uy và Mỹ khởi công tháng 7/1990 và đưa vào sử dụng tháng 5 năm 1993.
    - Troll condeep: Công trình biển trọng lực bằng bê tông đạt độ sâu lớn nhất thế giới, với độ sâu nước là 302.9m, tổng chiều cao công trình là 370m, khởi công xây dựng tháng 7 năm 1991 và đưa vào sử dụng tháng 7 năm 1995.
    - Sleipner A condeep: Công trình xây dựng tại NaUy với độ sâu nước là 82.5m, khối lượng bê tông 77000m3, cốt thép 31000T, khởi công tháng 10/1991 và đưa vào sử dụng tháng 7/1993. Ngoài ra còn một số giàn được xây ở các độ sâu nước từ 80 ÷ 150m, hầu hết được xây dựng tại NaUy, Hà Lan, Thụy Điển...
     

Chia sẻ trang này