Lợi hại từ các công trình xây dựng lấn biển

Thảo luận trong 'Công trình Bể cảng, đê chắn sóng, bảo vệ bờ' bắt đầu bởi kythuatbien, 23/11/16.

  1. kythuatbien

    kythuatbien Moderators

    Tham gia ngày:
    16/5/12
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    [​IMG]Image nDubai đã bồi đắp lấn biển trong nhiều năm qua.

    Khi thành phố trở nên chật chội thì việc tạo ra đất mới và nhà nổi sẽ tiết kiệm hơn, nhưng liệu nó có gây rắc rối trong tương lai không?

    Trên khắp thế giới, các thành phố đang tiến ra biển. Đang có những kế hoạch xây dựng những đảo lớn và công trình vĩ đại ở các vùng bờ biển với nét đặc trưng là nạo vét và san lấp với hàng triệu tấn vật liệu.

    Nếu vậy thì có ảnh hưởng gì đến cuộc sống ở đại dương và hệ sinh thái? Sau đây là những câu hỏi được thảo luận ở Hội nghị Thượng đỉnh Về Ý tưởng Thay đổi Thế Giới của BBC Future ở Sydney trong tháng 11.

    CHÚNG TA XÂY DỰNG Ở BIỂN BẰNG CÁCH NÀO?
    Các thành phố đã lấn ra biển kể từ khi chúng ta xây dựng các cảng. Xây dựng lấn biển là hoạt động qui mô lớn và ngày nay nhiều nước đang 'giành lại' đất ở biển để mở rộng đường duyên hải và lãnh thổ.

    Hầu hết các tỉnh ở Trung Quốc đều có các dự án đang triển khai để xây dựng đường bờ biển bằng cách hoặc dùng đất ở đất liền đổ ra biển hoặc chặn các cửa sông để phù sa lắng đọng.

    Đảo Quốc Singapore đã bồi thêm được 22% diện tích trong 50 năm qua do lấn ra vùng nước xung quanh bằng đất, cát và đá ở mỏ hoặc mua từ nơi khác. Việc hăng hái bồi đắp thêm diện tích đất đến mức Singapore trở thành nước nhập khẩu cát lớn nhất thế giới.

    Nhưng Dubai có lẽ lại là nơi có diện tích đất tạo thêm nổi tiếng nhất. Quần đảo Palm Jumeirah hũng vĩ và hoàn toàn nhân tạo của Dubai, nơi phô trương sự xa xỉ, được xây dựng từ khoảng 110 triệu mét khối cát nạo vét đáy biển.

    Và vì là một trong những nước có mật độ dân đông trên trái đất, Hà Lan đất trũng đã giành lại từ lâu các dải đất lớn đầm lầy vùng ven biển để thành nơi ở cho dân số đang phát triển nhanh của mình.

    LIỆU CÓ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC KHÔNG?
    [​IMG]
    Xây dựng lấn biển có thể gây hỗn loạn cho hệ sinh
    Tất nhiên là phải nói đến hệ sinh thái đại dương. Emma Johnston ở trường đại học South Wales, người phát biểu ở Hội nghị Thượng đỉnh Về Ý tưởng Thay đổi Thế Giới của BBC Future, lập luận rằng chúng ta phải nghĩ nhiều hơn về tác động của việc 'thành phố tràn vào biển'. Ngay cả những việc xây dựng nhỏ ven biển cũng có tác động. Bà và các đồng nghiệp ước tính là một số cửa sông ở Úc, Mỹ và Châu Âu đã có hơn 50% đường bờ biển tự nhiên bị thay đổi vì công trình nhân tạo.

    "Thực tế việc thành phố lấn vào biển không còn là rắc rối liên quan đến đất liền," bà viết trong một bài cho tạp chí The Conversation. "Việc lấn ra đại dương tạo nên mớ lộn xộn các công trình dưới mặt nước." Nó gây nên sự hỗn độn cho các sinh vật biển và môi trường sống, phá hủy các rặng đá san hô vốn là nguồn thức ăn cho cá và là kết cấu bảo vệ vùng ven biển khỏi tác động của sóng, và làm mất ổn định nhiều hệ sinh thái quý giá ven biển như là cánh đồng muối và rừng đước.

    Việc xây dựng trên lớp trầm tích được nạo vét cũng có những rủi ro cho con người ở vì lớp này không ổn định như lớp đá trên đất liền. Các báo cáo cho biết quần đảo Palm Jumeirah ở Dubai thực tế đang lún xuống. Nền đất lấn là một rủi ro ở vùng hay có động đất. Sự rung động kéo dài có thể làm cho các lớp đất đắp đã đầm chặt của vùng đất lấn bị hóa lỏng. Đó đã là nhân tố đáng kể góp phần vào việc phá hủy của lần động đất lớn năm 1906 ở San Francisco.

    CÒN CẢ VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ NỮA
    [​IMG]I
    Những công trình Bắc Kinh xây đảo nhân tạo tại Biển Đông đã và đang gây tranh chấp.
    Với việc bồi đắp lấn biển, những tranh chấp về chủ quyền làm các luật sư các bên luôn bận rộn. Những cố gắng của Trung Quốc đổ cát đảo san hô để tạo thêm hơn 3.200 mẫu đất ở Biển Đông Trung Quốc đang là việc gây tranh cãi đặc biệt, nhất là vì nhiều đảo mới tạo là nơi đặt cơ sở quân sự. Trong khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở những đảo mới này, rất nhiều nước, kể cả Mỹ và Úc, không thừa nhận điều đó. Tháng 7 năm nay, Tòa Trọng Tài Quốc Tế ở The Hague ra phán quyết là Trung Quốc không có quyền lịch sử ở vùng này nhưng việc triển khai vẫn tiếp tục và không có tín hiệu gì sẽ sớm có được thỏa thuận.

    VÌ SAO TA KHÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NỔI?
    Không phải là không làm được. Những làng nổi đã có từ lâu. Ở Campuchia, người dân ở hồ nước ngọt Tonle Sap đang sống trong nhà nổi. Tương tự, ở hồ Titicaca ở Peru, người dân Uros sống trên các đảo nổi làm bằng các các bó sậy. Trên khắp thế giới, các kiến trúc sư đang xây dựng các nhà nổi hiện đại hơn, đặc biệt ở các nước như Hà Lan là nước dễ bị lụt lội.

    Những thành phố nổi kỹ thuật cao hoặc các nơi ở có quy mô lớn trên thực tế chưa hình thành, nhưng điều này không ngăn được các tổ chức như Viện Seasteading đòi hỏi các nhà thiết kế tìm cho ra hình ảnh các thành phố nổi tương lai sẽ phải trông như thế nào và hoạt động như thế nào. Ý định của họ không chỉ là tạo ra những nơi ở cộng đồng mới bền vững, mà là tạo ra môi trường ở lý thú ở những thành phố khởi đầu, khai thông trạng thái tâm lý cho việc này.

    DƯỚI MẶT NƯỚC THÌ THẾ NÀO?
    Lĩnh vực này khá kỳ cục. Diễn viên Bond và kẻ vĩ cuồng Karl Stromberg có thể đã có ảo tưởng của một nền văn minh mới dưới nước trong phim The Spy Who Loved Me, nhưng trong thực tế chúng ta chưa có gì nhiều.

    Cho tới nay những nỗ lực xây dựng dưới nước chỉ hạn chế ở các phòng thí nghiệm khoa học. Một trong những nơi ở dưới nước sớm nhất do Jacques-Yves Cousteau và nhóm của ông làm vào năm 1962. Conshelf I nằm dưới mặt nước 10 m ở bờ biển Marseilles, và trong một tuần, nó là nhà của 2 'nhà du hành đại dương' với mọi phương tiện hiện đại như TV và thư viện. Sau đó họ làm tiếp một làng nhỏ ở đáy biển Hồng Hải, đã có người ở trong 1 tháng, và cuối cùng là Conshelf III, được xây dựng năm 1965 dưới mặt nước 100 m gần Nice, Pháp, mỗi lần có thể ở 6 nhà du hành đại dương trong 3 tuần. Trong khoảng thời gian đó, NASA và hải quân Mỹ cũng lập các phòng thí nghiệm dưới nước của họ tên là Tektite I và II, và Sealab. Và Trường Đại Học Quốc Tế Florida vẫn còn duy trì hoạt động một phòng thí nghiệm tên là Aquarius, cách Key Largo 9 Km, đủ chỗ cho 6 nhà nghiên cứu, có một bếp và phòng thí nghiệm.

    Tuy nhiên có dấu hiệu sắp tới sẽ có thêm những nhà ở sang trọng dưới biển. Đang có kế hoạch triển khai các khách sạn dưới nước ở Úc, Dubai, Mỹ và ở Nam Thái Bình Dương. Thí dụ, khách sạn Water Discus, được đề xuất ở rặng san hô Great Barrier ngoài khơi bờ biển Dubai, nó sẽ gồm một 'đĩa' dưới mặt nước và một 'đĩa' trên mặt nước, và một trục kết nối thẳng đứng để tránh việc giảm áp lực.

    Nhưng những thứ này sẽ có tác động thế nào đến đại dương và hệ sinh thái thì chỉ có thời gian mới có thể trả lời.

    Bài tiếng Anh đăng trên BBC Future
     

Chia sẻ trang này