Được thành lập ngày 10/3/1988, ngành “Xây dựng Công trình Biển” tại trường ĐH xây dựng. Tới nay, thập kỷ thứ 2 của thế kỷ thứ 21, Trường ĐH Xây dựng vẫn là nơi duy nhất đào tạo chuyên ngành xây dựng các công trình biển (ngoài khơi) ở các bậc kỹ sư, thạc sỹ và tiến sỹ kỹ thuật. Sau đây là tóm tắt lịch sử phát triển của Viện CTB - DHXD qua các mốc quan trọng: 1.Ngày 1-10-1987: Mở lớp Cao học chuyên ngành Xây dựng Công trình Biển (Khoá 1) tại trường Đại học Xây dựng, do GS.Phạm Khắc Hùng chủ trì, dưới sự bảo trợ của Hội Cảng - Đường Thuỷ - Thềm lục địa (Thuộc Tổng Hội Xây dựng Việt Nam); Lớp này đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo thừa nhận là lớp Đào tạo Sau đại học dưới hình thức Cao học (cấp bằng Thạc sĩ kỹ thuật) đầu tiên ở Việt Nam; Các cán bộ giảng dạy được mời về Bộ môn chuyên ngành Xây dựng Công Trình Biển đều tham gia khoá đào tạo này; Việc mở lớp Cao học này là một mốc quan trọng, làm tiền đề cho sự ra đời của một chuyên ngành kỹ sư mới tại trường Đại học Xây dựng. 2.Ngày 10-3-1988: Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng đã quyết định cho lập Bộ môn “Kỹ thuật Xây dựng công trình Biển” do GS. Phạm Khắc Hùng làm Chủ nhiệm Bộ môn, để đào tạo chuyên ngành “Xây dựng Công trình biển & Dầu khí”. 3.Ngày 25-09-2002: thành lập 2 Bộ môn trực thuộc Viện Xây dựng Công trình Biển bao gồm : Bộ môn Cơ sở Kỹ thuật Công trình Biển và Ven biển o Trưởng bộ môn : PGS. Phan Y Thuận; Bộ môn Kỹ thuật Công trình biển và Đường ống bể chứa o Trưởng bộ môn: ThS. Đào Triệu Kim Cương); 4.Từ năm học 2005-2006 : tuyển sinh khoá 1 (chuyên ngành mới ‘Kỹ thuật xây dựng Công trình Biển & trên sông ‘ thuộc Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao dưới sự bổ trợ của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam (P.F.I.E.V - Programme de Formation d’Ingénieurs d’Excellence au Vietnam); do Viện Xây dựng Công trình Biển chủ trì, kết hợp với Bộ môn Cảng Đường Thuỷ và Bộ môn Thuỷ công & Thuỷ điện - Đại học Xây Dựng. 5.Tháng 2 năm 2006 : Hội Đồng Khoa học Trường Đại học Xây Dựng đã thông qua đề án Thành lập ngành “Xây dựng Công trình ven biển”thuộc Viện xây dựng Công trình Biển; trên thực tế đã tuyển sinh chuyên ngành này từ năm học 2005-2006. 6.Một số gương mặt tiêu biểu qua các khóa đào tạo của Viện CTB (thời điểm 2008): Có thể kể đến những cựu sinh viên sau đây đã trưởng thành và đang giữ những cương vị quan trọng trong ngành Xây dựng nói chung và Xây dựng Công trình biển nói riêng, đó là: Lê Tuấn Phong (K33) đến từ Đăng Kiểm LLoyd Register; Trần Thanh Hải (K34) đến từ BP; Phan Việt Phong (K34) đến từ Đăng kiểm DnV; Từ Lê Trung (K37) đến từ Technip; Triệu Quốc Tuấn (K34) Tổng Giám đốc Khí Cà Mau; Phạm Trọng Hoà (K34) Tổng Giám đốc Địa ốc FICO; Hoàng Hải Việt (K34) Phó Tổng Giám đốc Sông Đà 25; Bùi Công Toanh (k42) Ủy viên HĐQT và Giám đốc PVC - MT. ...... Một con số khá ấn tượng là có ~200 kỹ sư Xây dựng Công trình biển đang làm việc trong các công ty thành viên của Tập đoàn Dầu Khí Quốc gia tại Tp. Hồ Chí Minh và Vũng Tầu. Có thể thấy các kỹ sư Xây dựng Công trình biển đã khẳng định vị trí của mình trong Tập đoàn Dầu Khí Quốc gia; Các Cty liên doanh nước ngoài và các Tổng Công ty lớn của Bộ Xây dựng... Những con số trên đây là phần nổi của một tảng băng chìm, tuy nhiên đã nói lên rằng: Các kỹ sư Xây dựng Công trình biển đã và đang có mặt và trưởng thành rất đa dạng trong ngành Xây dựng nói chung. Điều này đã chứng tỏ chương trình đào tạo ngành Xây dựng Công trình biển là cơ bản và mềm dẻo, giúp cho các kỹ sư Xây dựng Công trình biển tiếp cận và làm chủ một cách nhanh chóng các kỹ thuật xây dựng nói chung và xây dựng Công trình biển nói riêng.
10/3/2012 vừa rồi Hội công trình biển phía Nam có thống kê đến hiện nay nếu tính chức danh Phó phòng chuyên môn trở lên đã có khoảng gần 40 người? bác nào có số liệu cụ thể post lên cho anh em tham khảo? 10/3 nắm tới khóa nào tổ chức nhớ thống kê chính xác lại.
Thấy một số anh em khi đưa các nhân vật viết tắt để làm dẫn chứng về Senior Engineer trong các topic phần lớn là lãnh đạo. Phải chăng anh em mình có vẻ khoái lãnh đạo, theo trường phái phù thịnh chứ không phù suy? Cho phép hỏi anh em trong nghành CTB chút xíu là trong lĩnh vực Dầu khí thì một CEO giỏi có phải là một Engineer giỏi hay không? Khi vào VT thấy giới thiệu anh này là trưởng phòng, giám đốc cty thiết kế/xây lắp dầu khí thì liệu anh ta có phải là một Engineer giỏi về chuyên môn trong làng dầu khí VN? Tôi thấy bác # không có chuyên môn về lĩnh vực dầu khí vẫn làm CEO rất tốt. Vậy một "chuyên gia thiết kế dầu khí" theo anh em thì như thế nào? Bác ấy có nhiều tiền, bác ấy có quyền lực (lãnh đạo một đơn vị nào đó là đối tác của mình hoặc sau này mình muốn về đó)? Bác ấy làm việc được và là đại ca của một số anh em? Bác ấy làm việc giỏi, trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm? Hay là theo tiêu chí nào khác
Làm công tác chuyên-kỹ thuật phải giỏi thực sự, được người khác thừa nhận, nể phục thì mới gọi là giỏi, nếu không được như vậy thì có làm "lãnh đạo" hay "xếp" đi chăng nữa cũng không được anh em tôn trọng và rất khó làm việc, đặc biệt là đối với những công việc khó, dự án khó - đòi hỏi nhiều người có chuyên môn tốt cùng hợp tác, đồng sức-đồng lòng. Seastar, nên lập topic mới thảo luận - không đưa vấn đề này vào đây, lạc đề.
năm 2011 từ k53 trở đi viện xây dựng công trình biển đào tạo thêm chuyên ngành kỹ sư xây dựng công trình ven biển, như vậy viện CTB đào tạo 2 chuyên nghành KS công trình ven biển và KS công trình biển - dầu khí . sắp tới thành lập thêm một bộ môn nữa .